Những thập niên đầu của thế kỷ 21 có thể thấy tam cực phân chia thế giới được định hình bởi ba quốc gia: Mỹ - Trung Quốc - Nga. Ba quốc gia này đang có những ảnh hưởng nhất định, nếu không muốn nói là quan trọng đối với các sự kiện, diễn biến trên thế giới.
Hình ảnh có liên quan

Tình hình địa chính trị thế giới đã thay đổi từ hai cực Mỹ - Liên Xô (thời kỳ Chiến tranh lạnh) sang thế đa cực, với sự bùng nổ mạnh mẽ của Trung Quốc và sự hồi sinh của Nga.
Trên quan điểm cá nhân, có thể thấy tam cực Mỹ - Trung Quốc - Nga khá giống với tam quốc phân chia Ngụy - Thục - Đông Ngô trong tiểu thuyết Tam Quốc chí của Trần Thọ.
Khi thế chân vạc Ngụy - Thục - Đông Ngô đã được hình thành, thì mỗi nước đều nhăm nhe tiêu diệt kẻ thù, thống nhất thiên hạ, bình định Trung Nguyên.
Hình ảnh có liên quan

Mỹ - Trung Quốc - Nga đều là những nước lớn, có sức mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự, ngày càng gia tăng ảnh hưởng của mình ở các khu vực khác nhau trên toàn thế giới, thậm chí đối đầu nhau để đảm bảo lợi ích quốc gia của mình.
So sánh như thế này cho dễ hiểu nhé. Mỹ có thể ví với Ngụy, Trung Quốc ngang với Thục, còn Nga là Đông Ngô.
Mỹ - Ngụy là nước mạnh nhất trong tam quốc, ảnh hưởng lớn nhất, kinh tế phát triển nhất thì sự so sánh này hoàn toàn hợp lý.
Nhưng tại sao Trung Quốc được ví với Thục còn Nga là Đông Ngô.
Trước hết, nói đến tình hình Trung Quốc hiện nay. Cách đây 10-15 năm, Trung Quốc chưa thực sự được coi là cường quốc, ảnh hưởng đối với các vấn đề trên thế giới tương đối mờ nhạt. Lưu Bị khởi binh 20 năm vẫn chưa có được mảnh đất cắm dùi để lập nghiệp, phải dựa nhờ Tào Tháo rồi Viên Thiệu, qua Lưu Biểu. Lưu Bị có thành Tân Dã làm mốc cắm dùi, từ đó gây dựng lực lượng, tương tự Trung Quốc lấy ảnh hưởng từ khu vực Đông Á và Đông Nam Á để khởi đầu ảnh hưởng toàn cầu của mình.
Còn Nga thì sao ? Có điểm nào tương đồng với Đông Ngô. Nga (trước đây là Liên Xô) những năm 1980s là một cường quốc về kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, là đối chọi với Mỹ để tạo nên thế cân bằng trên toàn cầu. Đông Ngô trước đây là một trong những thế lực mạnh nhất thời các loạn quân phân tranh dưới sự lãnh đạo của Tôn Kiên. Khi Tôn Kiên mất, Đông Ngô suy yếu, như Liên Xô những năm cuối thế kỷ XX, đánh mất vai trò và ảnh hưởng của mình trên bàn cờ chính trị. Và khi Tôn Sách rồi Tôn Quyền gây dựng lại nhà Đông Ngô, trở lại thời hoàng kim như xưa. Putin và Nga cũng như thế.
Mỹ với vai trò là người chơi lớn nhất trên bàn cờ chính trị, kinh tế, quân sự toàn cầu, không ngừng tăng cường vị thế của mình qua các cuộc chiến ở Iraq, Lybia, rồi các sự kiện Syria, vấn đề hạt nhân của Iran hay Triều Tiên - luôn là nước quyết định cuộc chơi. Bên cạnh đó, Mỹ không ngừng làm suy yếu vai trò, ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc bao gồm các quân bài quân sự và kinh tế, không khác gì khi xưa Tào Tháo mang quân đi đánh Tôn Quyền và Lưu Bị, chỉ khác ở chỗ giờ là chiến tranh gián tiếp mà thôi.
Trung Quốc, với tiềm lực kinh tế ngày càng phát triển, đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình tới các khu vực trên thế giới, thông qua chiến lược "Một vành đai, một con đường" hay những khoản tín dụng "hấp dẫn" dành cho các quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Lưu Bị, có được thành Kinh Châu làm bàn đạp, xâm chiếm Tây Thục, Hán Trung, mở rộng "thị trường", hình thành nên Thục Quốc để chính thức xếp ngang hàng với Ngụy và Đông Ngô.
Nga - Đông Ngô với chủ tài là Putin - Tôn Quyền quyết không để mình yếu thế trước kẻ thù. Nội bộ thì xây dựng kinh tế, phát triển khoa học - kỹ thuật, quân sự, đồng thời tham gia nhiều hơn vào các sự kiện thời cuộc, tranh giành ảnh hưởng ở các khu vực khác như cuộc chiến ở Syria, xung đột với NATO, hợp tác toàn diện với Ấn Độ, mở rộng quan hệ tại Châu Phi.
(Tiếp theo: Phần 2)