Dạo gần đây, càng ngày dân tình càng bàn luận nhiều về chuyện sinh con. Đây là một vấn đề khá hệ trọng trong bối cảnh một số nước phát triển đã đưa ra nhiều biện pháp đảo ngược để giải quyết tình trạng ngại sinh con và lười kết hôn của người dân, điển hình nhất là hàn quốc, nhật bản và trung quốc. Việt Nam cũng được dự báo sẽ có thể tiếp bước theo các quốc gia kể trên, bởi vì hiện tại tỉ lệ sinh đã ở ngưỡng 1.96, trong khi tỉ lệ sinh cần thiết là 2.1 để duy trì dân số khoẻ và hợp lí. Xung quanh viễn cảnh này, đa số mọi người đều cho rằng lí do chính dẫn tới hoàn cảnh hiện tại là do chi phí tăng cao, cho nên họ không muốn sau này con cái chịu khổ. Đây là một suy nghĩ có một phần hẹp hòi và phản ánh tính cách thực dụng của con người bây giờ khá nhiều. Đối với tôi, suy nghĩ của tôi khác biệt hơn so với đa số mọi người. Tôi nghĩ rằng, đa số bây giờ mọi người ngại sinh con là tại vì hai lí do chính: đầu tiên là vì kinh tế và internet quá phát triển, điều thứ hai là vì họ suy nghĩ ít ... đơn giản và thiển cận hơn so với thế hệ ngày trước.

Thời ngày xưa, hay còn gọi là thời kì bao cấp, đó là lúc mọi người tìm cách để tồn tại và mưu sinh cho gia đình. Về cơ bản, bởi vì gia cảnh ai cũng khổ nên thời gian ngồi sa đà nói chuyện có không có nhiều khi ai cũng lo tập trung làm kinh tế. Điều này khiến cho mọi người ít có thời gian suy nghĩ hay giao lưu tư tưởng nhiều, dẫn đến việc phản biện tư duy hầu như không tồn tại. Lúc đó xã hội bị chi phối bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, đẻ nhiều để có nhiều ng làm lụng nuôi thân mình sau này, và nghiễm nhiên mọi người đều chấp thuận theo không có ý kiến. Việc một nhà đẻ trên 3-4 con là chuyện rất bình thường, nếu chỉ đẻ 2 con hoặc ít hơn thì lại không hề là tư tưởng đa số. Đối với phong tục tập quán ở nông thôn chiếm đa số bấy giờ, việc xảy ra ly dị hay chia tay khá là ít, bởi vì một phần chia tay xong rồi đàn con ở nhà bỏ đấy thì quá vô trách nhiệm, hơn thế nữa cộng đồng nghe tiếng li dị của gia đình nào thì cũng ít tôn trọng hơn. Chẳng hạn nếu bạn bị mọi người trong làng biết bạn đã ly dị, bạn sẽ khó đi ăn uống họp mặt trong làng mà người ta vẫn xem trọng bạn bình thường được. Với đặc tính làng xã cố kết cộng đồng mạnh như ngày xưa, khi nhà ai có chuyện gia đình lục đục thì mọi người hầu như đều khuyên bảo các cặp vợ chồng gìn giữ hoà giải mâu thuẫn với nhau. Nhờ đó yếu tố gia đình trong thế hệ cũ được tự duy trì một cách bền chặt tự nhiên.
Đối với thời đại bây giờ, khi kinh tế phát triển mạnh, mạng internet phát triển, lối sống con người đã có nhiều thay đổi. Cùng với tiền bạc nhiều lên dẫn đến thời gian làm việc dần ít đi, con người lại có điều kiện tiếp thu những tư tưởng mới và hình thành nên những lối suy nghĩ mới. Trong thời kì đầu của thế kỉ XXI, đất nước quen thuộc dần với chương trình kế hoạch hoá dân số chỉ sinh 2 con là vừa đủ cũng là một chương trình có mục đích tốt. Ngoài ra, các chương trình truyền hình xuất hiện, các thông tin được cập nhật thường xuyên qua báo mạng và mạng xã hội giúp người dân nâng cao dân trí và tiếp cận dần với tư duy phản biện bằng cách bình luận ý kiến. Tuy nhiên, những điều này đã dẫn đến những thay đổi trong hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội. Bây giờ khi nói đến vấn đề dân số, người dân thường lo ngại về nhiều vấn đề như: tỉ lệ gia đình có khả năng li dị cao, chi phí nuôi dạy đứa trẻ sao cho tốt quá cao, gánh nặng áp lực lo toan gia đình quá lớn khi công việc vốn dĩ đã quá áp lực, lo ngại thực phẩm bẩn môi trường độc hại hơn so với ngày trước, chi phí mua nhà mấy đời đi làm mới trả nổi... Rất nhiều vấn đề khác nhau ngoài vấn đề ngoài vấn đề chi phí đã được đưa ra để làm lí giải cho việc không muốn kết hôn và không muốn sinh con. Dần dần, có nhiều người chia sẻ sự đồng cảm với họ và coi rằng việc không sinh con là việc nên được xã hội chấp nhận và tôn trọng, và mặc định không sinh con là điều đúng đắn nên làm để cho nhiều người cùng biết. Thực tế, con người ở hai thế hệ với trình độ kinh tế phát triển khác nhau đã có những chiều suy nghĩ trái ngược nhau, và kết quả thì không thể phủ nhận: tỉ lệ sinh của Việt Nam giảm dần liên tục qua các năm. Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản biết rất rõ nguy cơ tuyệt chủng của dân tộc mình vào thời điểm này, và Việt Nam thì vẫn còn cơ hội để không rơi vào khủng hoảng như hai quốc gia kể trên.
Nói tóm lại, nguyên nhân gián tiếp đến từ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ và mạng Internet phát triển, còn nguyên nhân trực tiếp chính là từ sự thay đổi trong suy nghĩ chủ đạo của mỗi thế hệ người dân. Sở dĩ khi đưa ra những chính sách kinh tế khuyến sinh như các chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản không hiệu quả, đó là vì họ đã xử lí vấn đề theo hướng gián tiếp thay vì trực tiếp. Khi đưa ra những mức ưu đãi kinh tế cho chính sách khuyến sinh, chính ý kiến và tư tưởng của người dân đã tự động chống lại chúng như một điều tất yếu. Cho dù có chu cấp hay ưu đãi kinh tế bao nhiêu, con người sẽ luôn ngày càng đòi hỏi và kéo theo nhiều nhu cầu cho gia đình càng cần phải được đáp ứng theo, từ đó tạo ra gánh nặng lớn cho xã hội. Sẽ ít người suy nghĩ đơn giản và thiển cận hơn so với thế hệ trước, thế hệ mà chỉ đơn giản luôn bon chen và coi gia đình là điều đơn giản và quan trọng nhất mà mình may mắn có được. Ở thời đại ngày nay, giá trị gia đình gắn liền với lối sống thực dụng nhiều hơn, kéo theo đó là nhiều nhu cầu khác phát sinh ngoài nhu cầu cơ bản nhất là duy trì sự sống tồn tại của các thành viên trong gia đình. 
Để suy nghĩ của mọi người quay trở lại đơn giản và thiển cận như ngày xưa là điều không thể, tuy nhiên, xét theo tình trạng hiện tại, Việt Nam bắt buộc phải có những biện pháp cần thiết để đảo ngược tình trạng dân số giảm. Dù vậy biện pháp đó phải phù hợp với tình hình thực tiễn bối cảnh thời đại này. Ngoài các biện pháp kiểm soát kinh tế ổn định không quá đắt đỏ, bồi dưỡng xây dựng văn hoá sẽ là yếu tố cốt lõi. Việc tuyên truyền, nêu cao giá trị gia đình thường xuyên thay vì tình yêu đôi lứa tràn lan như hiện tại là điều cần hướng tới. Thêm vào đó là các biện pháp kiểm soát văn hoá, ngăn chặn tư tưởng độc hại như khoe khoang hưởng thụ, sống theo cá tính riêng, đòi hỏi quyền tôn trọng với các biểu hiện hành vi cá nhân giới tính lệch lạc sẽ là không thể thiếu. Nguyên nhân trực tiếp vốn xuất phát từ chính văn hoá và cách nhìn nhận ứng biến của cá nhân, bởi suy cho cùng trong hoàn cảnh khổ thế nào con người cũng sẽ dần thích nghi được tốt, nhưng nếu đang ở trong vùng an toàn, con người sẽ không muốn tự nguyện thoát ra khỏi nó dù về lâu dài họ biết họ sẽ tự hủy hoại mình. Một khi đã xây dựng vững chắc giá trị văn hoá tốt trong đầu, con người sẽ tự nguyện tốt hơn khi muốn điều chỉnh hành vi của mình. Đó chính là cách làm tốt nhất để sự thay đổi diễn ra một cách tự nhiên, từ đó mọi việc quay trở lại ổn định như lúc đầu.