Mới đây, một podcast trên Vnexpress đã bóc trần sự thật đằng sau những “lớp học làm giàu”, hay “lớp học phân tích đầu tư tài sản số” từ những KOL trên youtube. Nơi mà những “thầy bà” này đã thu về hàng tỷ đồng từ việc bán những kiến thức (có sẵn trên mạng) tặng kèm thêm giấc mộng làm giàu.
Thật ra, thật không khó để giải thích cho tình trạng này. Vì tài sản kỹ thuật số nổi lên ở Việt Nam đúng vào làn sóng covid hồi giữa năm 2021, nên phần đa nhà đầu tư gia nhập thị trường ở thời điểm này hoàn toàn là những người chưa có kiến thức. Mà kiến thức về đầu tư nào có phải dễ nhai. Do đó, họ lại muốn lựa chọn một con đường tắt, giúp họ giàu nhanh hơn, dễ dàng hơn, để rồi lại rơi vào cái kết “tiền mất tật mang” như vậy.
Vì vậy, kiến thức là thứ bạn bắt buộc phải có nếu muốn bước chân vào thị trường này. Và nếu bạn hoàn toàn chưa biết gì về các loại giao dịch, hay lựa chọn những gì để đảm bảo an toàn cho những đồng tiền xương máu của bản thân, mình tin bạn có thể tham khảo bài viết sau của mình.
Disclaimer: Hãy xem bài viết này là những thông tin tham khảo, không có giá trị lời khuyên đầu tư. Bạn có thể tự mình kiểm chứng lại trước khi ra quyết định. Như Vitalik nói: “Don’t trust, verify."

Chọn loại giao dịch phù hợp

Thị trường tài chính khá thú vị, và chúng ta luôn có nhiều hơn một cách để giao dịch với các loại tài sản. Đầu tư tài sản kỹ thuật số cũng tương tự như vậy. Tùy theo kiến thức, kinh nghiệm hay đơn giản là sở thích. Những nhà đầu tư sẽ có cho mình những sự lựa chọn khác nhau phù hợp với bản thân mình. 

Spot trading - Giao dịch giao ngay

Spot trading là hình thức giao dịch cơ bản, cũng như đơn giản nhất mà bất kì nhà đầu tư nào cũng nên bắt đầu. Trong giao dịch giao ngay, các giao dịch mua và bán sẽ được giải quyết ngay lập tức. Có nghĩa, bạn sẽ mua/bán đồng coin ngay ở mức giá thị trường ngay khi “lệnh khớp”.
Hiểu đơn giản, spot là kiểu giao dịch “tiền trao cháo múc”. Chẳng hạn, giá của 1 ETH đang ở mức $1.800. Bạn muốn sở hữu 1 ETH, bạn sẽ lên sàn giao dịch, bỏ ra $1.800 và 1 ETH sẽ được chuyển về ví của bạn.
Ưu điểm lớn của spot trading là rủi ro thấp nếu so sánh với các kiểu trading khác ở sau. Ngoài ra, với tính chất dễ dàng, nhanh chóng, spot là sự lựa chọn khôn ngoan kể cả với những người mới vào thị trường. Hay kể cả những nhà đầu tư gạo cội, những người đề cao sự an toàn cho danh mục của mình.
Tuy nhiên, có những người xem sự an toàn của spot là nhược điểm của nó. Giao dịch giao ngay thường mang lại lợi nhuận thấp, trong khi thời gian sinh lời lại lâu hơn nếu so với các hình thức giao dịch khác. Khi mà nhà đầu tư đã quen với biến động của thị trường, một vài người có thể bắt đầu trở nên tham lam hơn. Vì thế, họ bắt đầu sử dụng đòn bẩy vào giao dịch của mình.
Spot trading có mặt ở bất kỳ sàn giao dịch nào vì tính chất dễ tiếp cận của nó.
Spot trading có mặt ở bất kỳ sàn giao dịch nào vì tính chất dễ tiếp cận của nó.

Margin trading -  giao dịch ký quỹ

Khi nhà đầu tư đã tự tin hơn vào khả năng giao dịch và mong muốn kiếm được nhiều lợi nhuận trong quãng thời gian ngắn hơn, họ sẽ tìm đến giao dịch ký quỹ.
Đây là loại giao dịch trong đó các nhà giao dịch vay tiền từ sàn để tăng sức mua của họ và có khả năng tăng lợi nhuận (rủi ro) của họ. Trong giao dịch ký quỹ, các nhà giao dịch được yêu cầu gửi một lượng tài sản thế chấp nhất định, được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ tiềm ẩn trong trường hợp giao dịch đi ngược với tính toán của họ. Số lượng đòn bẩy có sẵn trong giao dịch ký quỹ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà môi giới hoặc sàn giao dịch, nhưng nó có thể cao tới 100 lần trong một số trường hợp.
Nếu bạn thấy khó hiểu, dưới đây là một số minh họa trực tiếp của mình mà bạn có thể xem qua.
1. Ở đây, mình vừa deposit khoảng $22 vào tài khoản margin của mình trên sàn giao dịch Binance
2. Nếu mình tiến hành vay, số tiền mình vay được là khoảng $43 và mình phải trả mức lãi suất 0.00057588%/1 giờ như hình dưới đây.
3. Sau khi vay, tổng tài khoản của mình đã lên mức $65, tức đã nhân lên khoảng 3 lần từ số dư ban đầu. Và mình hoàn toàn có thể sử dụng số tiền này để giao dịch trong tab margin của sàn.
4. Và khi đã hoàn thành giao dịch của mình, mình hoàn toàn có thể trả lại phần đã mượn từ trước.
Có thể thấy, Margin là công cụ quyền lực cho phép chúng ta tăng sức mua lên đáng kể. Với một lực mua lớn hơn, nó cho phép các nhà đầu tư có thể kiếm thêm nhiều lợi nhuận hơn. Như tình huống trên, Binance cho phép người dùng vay ra 2 lần số dư tài khoản (tức số dư tổng tài khoản được x3), nếu bạn tận dụng tốt cơ hội, khoản lợi nhuận đương nhiên cũng sẽ được x3.
Tuy vậy, trường hợp ngược lại, khoản rủi ro bạn chịu cũng được x3 kèm theo. Và khi giảm đến mức báo động, tài sản của bạn có thể bị thanh lý hay chính là margin call. Với mức rủi ro tiềm năng lớn như vậy, các nhà đầu tư cần chắc chắn bản thân mình đã hiểu rõ về thị trường và có chiến lực giao dịch hợp lý để tránh bị mất toàn bộ tài sản của mình.
Nhưng nếu bạn thấy margin vẫn chưa đủ đô, thì chào mừng bạn đến với future.

Futures trading - giao dịch tương lai

Có thể nói, đây là loại giao dịch được rất rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Về định nghĩa, giao dịch tương lai là một loại hình giao dịch trong đó các nhà giao dịch mua hoặc bán các hợp đồng đại diện cho một thỏa thuận mua hoặc bán một loại tiền điện tử với mức giá và ngày được xác định trước trong tương lai. 
Hợp đồng tương lai thường có ngày hết hạn cố định (theo quý) hoặc không kỳ hạn. Sự khác nhau của hai loại hợp đồng này nằm ở ngày đáo hạn và phí funding. Futures trading được giao dịch trên các sàn giao dịch chuyên biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua và bán các hợp đồng này.
Hình dung đơn giản, Futures trading là hình thức giao dịch tài sản trong cả xu hướng tăng hoặc giản. Nhà đầu tư sẽ Mua (Long) nếu cho rằng giá sắp tăng, và Bán (Short) khi tin rằng giá sẽ giảm. Lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào số tiền nhà đầu tư bỏ ra. Futures trading cho phép bạn lựa chọn đòn bẩy từ 1 cho tới 125 lần.
Chẳng hạn, nếu bạn mua long BTC với đòn bẩy x10. Khi BTC tăng giá 1%, giá trị tài khoản của bạn sẽ tăng lên 10% (nhờ đòn bẩy). Nhưng nếu trong trường hợp ngược lại, BTC giảm 1%, tài khoản của bạn cũng bay đi 10%. Cho đến trường hợp xấu nhất, khi BTC giảm đi 10% so với giá mở hợp đồng, khoản lệnh của bạn sẽ bị thanh lý.
Phần lớn, các nhà đầu tư tài sản số chuyên nghiệp và muốn “dấn thân" vào lĩnh này đều sử dụng Futures để tìm kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường biến động tăng hoặc giảm. Điều này tương đối khác so với những ai đang là “holder" hoặc DCA một tài sản nhất định. 
Nhờ đó mà người dùng gắn kết với thị trường, có thêm nhiều trải nghiệm và kiến thức lâu dài, từ đó tạo tiền đề để các nhà đầu tư có thể nghiêm túc hơn với thị trường này. 
Để giao dịch futures, người dùng cần học hỏi và nắm vững các kỹ năng quản lý rủi ro, đưa ra quyết định dựa trên phân tích cơ bản và kỹ thuật, đồng thời rèn luyện khả năng kiểm soát tâm lý giao dịch. 
Tuy nhiên, giao dịch futures cũng là con dao hai lưỡi, vì nó đánh vào lòng tham và FOMO của người dùng. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao, hay nhà đầu tư hay nói là “high risk - high return”. Nếu không kiểm soát tốt nguồn vốn và kỹ năng đầu tư, nhà đầu tư cũng có thể thua lỗ nhanh chóng.

Một số kiểu giao dịch khác

Peer-to-peer là kiểu giao dịch mà sàn sẽ đứng ra làm nơi trung gian để người bán và người mua giao dịch với nhau, đồng coin được giao dịch thường là USDT, ngoài ra còn có BTC, ETH. Sàn giao dịch cũng sẽ là bên đứng ra xử lý nếu có sự cố xảy ra khi hai bên giao dịch. P2P là phương thức mà người mới thường sử dụng để mua những đồng USDT đầu tiên cho mình. 
Và nếu loại bỏ yếu tố sàn giao dịch ra, để người bán và người mua giao dịch trực tiếp với nhau, chúng ta sẽ có giao dịch OTC hay Over-the-counter. Đây là kiểu giao dịch trao tay với nhau, chứ không thông qua sàn. Vì vậy, những giao dịch OTC sẽ không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của đồng coin.

Chọn sàn giao dịch phù hợp

Lựa chọn sàn giao dịch cũng là một điều mà bạn nên để tâm. Bài học lớn từ 2022 vẫn còn trong tâm trí chúng ta. Đó là sự hụt chân từ gã khổng lồ FTX hay những rắc rối mà Binance đang gặp phải. Từ đó, luồng dư luận đã chia thành hai hướng đối lập nhau: một bên vẫn đặt lòng tin vào các sàn giao dịch tập trung (centralized exchanges - CEX), và bên còn lại thì tìm đến mảnh đất phi tập trung, nơi các decentralized exchanges thống trị.
Các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) là mảnh ghép quan trọng của mọi hệ sinh thái. DEX đóng vai trò là nơi giúp người dùng trao đổi (swap) các đồng coin hay token của họ, bằng cách kết nối ví phi tập trung và thực hiện giao dịch. Kết thúc quá trình, đồng coin hay token được hoán đổi sẽ trở về ví của bạn. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất khi chúng ta đặt những sàn phi tập trung này bên cạnh các sàn CEX: bạn thực sự sở hữu được những tài sản số của mình.
Sàn dex nổi bật Uniswap
Sàn dex nổi bật Uniswap
Tuy vậy, đó lại là điểm cộng duy nhất, các sàn phi tập trung hiện tại vẫn còn bị giới hạn về mặt công nghệ cũng như trải nghiệm người dùng. Vì vậy, phần lớn người dùng vẫn đang lựa chọn các sàn tập trung để thực hiện các giao dịch hằng ngày.
Vì có một vị thế không nhỏ trong cả bản đồ tiền điện tử, thị trường sàn giao dịch tập trung luôn chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt nhưng không kém phần thú vị. Một mặt, chúng ta có những sàn giao dịch lớn, gạo cội đã nổi tiếng toàn cầu. Ưu điểm của những gã khổng lồ này là khối lượng giao dịch lớn, thanh khoản cao, đa dạng cặp giao dịch, có danh tiếng, phương thức bảo mật có thể cao hơn, và giao diện thân thiện với người dùng. Tuy nhiên, điểm trừ của các sàn cùng tier này nằm ở mức phí giao dịch khá cao (đặc biệt là phí funding khi tham gia future trading), dịch vụ hỗ trợ người dùng còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, người dùng có lý do để tìm đến những kẻ thách thức, hay chính các sàn giao dịch nhỏ hơn hoặc có tính địa phương cao hơn.
Điểm mạnh mà những sàn có quy mô vừa và nhỏ này có được chính là những sự cải tiến về công nghệ, phí giao dịch rẻ hơn, có những đồng coin hay token hiếm (mới ra mắt). Và chính nhờ quy mô nhỏ này, mà khoảng cách giữa sàn và cộng đồng có vẻ như gần hơn, dịch vụ chăm sóc có thể được cá nhân hóa tốt hơn.
Giao diện chính của Nami Exchange
Giao diện chính của Nami Exchange
Tại Việt Nam, theo mình tìm hiểu thì cái tên duy nhất hỗ trợ futures trading trong thị trường là Nami Exchange. Bắt đầu phát triển từ năm 2017, đến nay, Nami là sản phẩm đầu tiên của người Việt có thể vận hành được tính năng Futures. Theo khẳng định từ đội ngũ phát triển, Nami có khả năng xử lý 40.000 giao dịch trên một giây, đồng thời có thanh khoản lớn khi đã hợp tác với Binance.
Ngoài ra, Nami còn chủ động thiết kế riêng các tính năng, các cặp giao dịch theo VNDC để phù hợp với các nhà đầu tư Việt Nam. Dù sao với rất nhiều nhà đầu tư (trong đó có mình), thông tin giá cả được quy đổi sang tiền Việt vẫn trực quan và dễ hiểu hơn. Lỡ có “cháy” thì cũng dễ hình dung về việc đã mất bao nhiêu bữa ăn, từ đó tính toán số mì tôm phải mua dễ dàng hơn…
Một số cặp giao dịch nổi bật trên Nami Exchange
Một số cặp giao dịch nổi bật trên Nami Exchange
Một điểm cộng khá tích cực khác theo trải nghiệm của mình với sàn giao dịch này là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chả là, trong quá trình đăng ký, mình bị từ chối KYC vì thực hiện sai thao tác mà không nhận ra. Mình đành nhắn tin đến phía hỗ trợ từ sàn để tìm kiếm sự trợ giúp mặc dù thời điểm đó đã là nửa đêm, cụ thể là hơn 2h sáng. Mình khá bất ngờ khi chỉ sau vài phút chờ đợi, đã có bạn hỗ trợ từ Nami phản hồi và giúp mình xử lý vấn đề ngay sau đó.
Không chỉ mình, mà những người dùng mới có thể gặp rất nhiều vấn đề khác, chẳng hạn liên quan đến quá trình nạp/rút token khỏi sàn,... Khi đó, những hệ thống hỗ trợ 24/7 như vậy sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều.

Chọn và học kiến thức cần thiết

Tuy bản thân mình không phải là một trader chuyên nghiệp, nhưng qua quá trình quan sát, mình nhận thấy một sự thật rằng: trading không chỉ đơn giản trong 2 nút mua và bán. Bạn có thể cần thêm nhiều kiến thức khác để kiếm được tiền từ cái thị trường khắc nghiệt này. 
Chẳng hạn, bạn sẽ cần kiến thức phân tích kĩ thuật cơ bản. Kỹ năng này giúp bạn xác định được thị trường đang ở giai đoạn nào, lúc nào chúng ta nên chấp nhận rủi ro, và thời điểm nào chúng ta nên ưu tiên sự an toàn. Chính những chỉ báo, những pattern sẽ nói với bạn điều đó.
Phong cách giao dịch cũng là thứ mà bạn có thể sẽ phải chọn. Có rất nhiều kiểu khác nhau mà mình có thể liệt kê một vài cái tên ở đây: Day trading, Trend trading, scalping,... Mỗi cách giao dịch sẽ khác nhau ở một vài điểm như khung thời gian, thời điểm vào lệnh và thời gian cho mỗi lệnh. Bạn hãy từ từ khám phá nhé.

Tổng kết

Trên đây chỉ là sơ lược qua những thông tin cơ bản mà bạn có thể bắt đầu trên con đường trở thành một trader. Nếu bạn có một cái nhìn nghiêm túc, thì trader vốn không xấu như những gì mà truyền thông đang kể với bạn. Hãy cố gắng tích lũy kiến thức, thử nghiệm, và quản lý rủi ro kỹ càng. Nhỡ đâu, đây lại là con đường riêng dành cho bạn?