Bản này sử dụng cách xưng hô mày tao cùng lối văn gần gũi cho dễ đọc.
Trong thời kỳ dịch bệnh, tụi mày đều tìm một cách làm cuốn trôi đi cái cảm giác buồn phiền, suy sụp tinh thần. Cách hay nhất mà tao biết chính là đi đến một bể bơi ngoài trời, ra vùng nước nông, gục vào thành bể như cách mày ngủ trên bàn khi còn đi học, phơi tấm lưng gấu dưới ánh nắng mặt trời. Những tia nắng len lỏi qua làn da, làm tan chảy những áp lực và mang đến sự thư giãn, hưng phấn cho bộ não của mày. Cái cảm giác ấy hệt như kiểu mày là một cục pin tiểu còn ánh nắng là ổ sạc vậy.
Có thể mày đã từng cảm nhận được cái cảm giác này khi ngâm mình trong nắng. Và đối với nhiều thằng, chúng nó không cảm nhận được cái cảm giác này một cách trọn vẹn, tao thấy tụi nó bị nhuốm màu bởi cảm giác tội lỗi. Tất nhiên rồi, nằm dưới nắng khiến mày cảm thấy thật tuyệt vời, nhưng mày vẫn không quên hút một điếu xì gà. Tụi mày được dạy rằng tắm nắng không tốt — nó khiến mày bị ung thư da và mày phải né tránh nó càng nhiều càng tốt.
Mặc dù tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có chút nguy hiểm, nhưng tụi mày toàn làm quá rủi ro của nó lên. Mặc kệ mọi lời cảnh báo về mặt trời, tao vẫn phải nói lên một sự thật rằng, các tia nắng thúc đẩy phát triển về thể chất và tinh thần theo một vài cách rất quan trọng — và bản năng cổ xưa của tụi mày như là minh chứng cho sự thật này — đã bị biến mất. Cái mối quan hệ giữa mày và quả bóng lửa trên bầu trời kia đang được phục hồi dần dần.
Loài người từ khắp các quốc gia trên toàn thế giới, từ tụi Mexico cho tới tụi Ấn Đụ, từ tụi Ai cập cho tới tụi Đức, đều thờ phụng mặt trời như là một phần tôn giáo của chúng nó. Tuy mày không nhất thiết phải quỳ gối dưới cái cục lửa mang lại sự sống cho muôn loài, nhưng tao nghĩ mày nên coi việc tắm nắng như là một công việc hằng ngày. Mày nên tắm nắng thường xuyên, nhất là vào chủ nhật, một ngày đẹp trời đấy, đừng có mà bỏ lỡ nó, thằng khốn.
Tại sao tắm nắng giúp mày khoẻ hơn nhưng nó lại không được ưa chuộng?
Là nguồn tài nguyên độc lập nhất trên hành tinh, nguồn nhiệt và ánh sáng do nó mang lại không thể bị dập tắt, và sức mạnh thiên thể mang lại sự sống cho mọi thứ trên trái đất, con người khá tự nhiên luôn luôn bị thu hút bởi mặt trời, và đã gán các đặc tính sức khỏe và chữa bệnh cho các tia sáng của nó trong nhiều thiên niên kỷ. Nó là nguồn năng lượng của vũ trụ, nó mang lại sự sống cho vạn vật, muôn loài. Con người luôn luôn bị thu hút bởi mặt trời một cách tự nhiên, và trong hàng thiên niên kỷ qua, loài người tin rằng tia sáng của nó mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tôi có lập một cộng đồng mang tên Thế Giới Quan: thegioiquan.com cùng bàn luận về triết học, tâm lý học, sức mạnh cơ bắp để phát triển bản thân. Cũng chính tôi ngại phải lướt mạng xã hội như facebook, tiktok, cộng đồng này dành cho những người muốn thoát khỏi không gian mạng như vậy. Ai muốn thì hãy tham gia.
Tụi Ai Cập cổ đại còn tin rằng nếu mày bị hói, hãy phơi cái đầu hói của mày ra nắng, tia nắng sẽ giúp mày mọc lại tóc. Lực sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates còn khuyên tụi mày tắm nắng vì nó ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ của tụi mày. Tụi La Mã cuồng đến mức còn xây hẳn phòng tắm nắng trong nhà để trị liệu cơ.
Trong khoảng thế kỷ thứ 19-20, tụi bác sĩ còn tận dụng khả năng tổng hợp vitamin D3 của ánh nắng mặt trời để phòng ngừa và trị liệu bệnh lao và bệnh còi xương. Căn bệnh này đã gây nên một tai hoạ làm suy yếu xương ở một số quốc gia khi tụi trẻ thành thị cứ ru rú trong nhà. Mãi đến giữa thế kỉ 20, các viện điều dưỡng và các khu nghỉ dưỡng sức khỏe mới sử dụng phương pháp tắm nắng và đèn UV để điều trị tất cả các loại bệnh tật, cũng như chỉ đơn giản là để tăng cường sức khỏe cho những người bình thường.
Bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ 20, buồn thay, tia nắng mặt trời lại được gắn với sự nguy hiểm và chết chóc. Bắt đầu từ những năm 1960, các bác sĩ da liễu thời bấy giờ đã cảnh báo người dân về mối liên kết giữa tia nắng mặt trời và căn bệnh ung thư da. Các chiến dịch đã bắt đầu ở Hoa Kỳ để kêu gọi mọi người giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng và thoa kem chống nắng bất cứ khi nào họ phải tiếp xúc với tia nắng mặt trời trong một khoảng thời gian đáng kể.
Bắt đầu từ cuối thế kỉ 20, các bác sĩ da liễu không chỉ khuyên mọi người thoa kem chống nắng khi đi biển mà còn khuyên họ hãy thoa kem hằng ngày như một điều tất yếu. Bởi vì họ nghĩ rằng, chỉ cần một chút ánh nắng mặt trời cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư da. Thêm nữa, ánh nắng mặt trời khiến da của mày bị lão hoá và trông già hơn, và có thằng nào lại muốn mình trông già khắm già khú chứ? Kem dưỡng ẩm hằng ngày cũng bắt đầu được trộn cùng với kem chống nắng luôn để bảo vệ khuôn mặt của mày khỏi chút xíu xiu nắng mà mày chẳng may dính phải khi mày đang đi xe hoặc ra vào tiệm tạp hoá.
Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, một vài nhà khoa học và các bác sĩ da liễu đã bắt đầu đặt dấu chấm hỏi về những kiến thức xoay quanh việc trốn chui trốn lủi khỏi ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu của họ cho thấy rằng tụi mày có thể mất rất nhiều thứ về mặt sức khỏe và sức sống khi tụi mày tránh ánh nắng quá mức và ngăn tia nắng tiếp xúc với da bằng kem chống nắng khi đi ra ngoài. Trên thực tế, nhiều chuyên gia y tế đang tranh luận rằng tiếp xúc với tia nắng mặt trời quá ít có thể giết chết nhiều người hơn là tiếp xúc quá nhiều. Nhà báo Rowan Jacobsen đã nêu tên một vài thằng bác sĩ da liễu phản diện trong một bài báo thú vị do chính tay ông viết, bài báo mang tên: “Hình như kem chống nắng là Bơ Thực Vật đời mới thì phải?” (https://www.outsideonline.com/2380751/sunscreen-sun-exposure-skin-cancer-science)
Vào năm ngoái, sau khi tao đọc bài báo đó thì, nó khiến tao bắt tay vào công cuộc tìm tòi để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa mặt trời và sức khoẻ. Và, thật may mắn rằng khi ấy tao đã tìm tòi về nó, tao đã biến việc tắm nắng thành một phần của cuộc sống, và sau đây là những lí do mà chúng mày cũng nên làm như vậy.
Giải phẫu học của ánh nắng mặt trời
Để hiểu được sự ảnh hưởng của tia nắng mặt trời, tụi mày phải hiểu được thành phần cấu tạo của nó bởi vì mỗi nguyên tố khác nhau đều ảnh hưởng đến cơ thể tụi mày theo một cách khác nhau.
Tia cực tím. Tia nắng mặt trời được tạo nên bởi 3 loại tia cực tím: A (UVA), B (UVB) và C (UVC). Tia UVA và UVB có ảnh hưởng lớn nhất tới sinh lý con người cho nên tao sẽ nói về nó trong suốt bài viết này.
Ánh sáng hữu hình. Đây là ánh sáng mà mày có thể nhìn được bằng mắt thường và khi nó được chiếu qua lăng kính thì nó sẽ tạo nên cầu vồng Pink Floyd ROYGBIV trên tường. Các phần khác nhau của quang phổ ánh sáng hữu hình, như ánh sáng xanh, ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của tụi mày.
Bức xạ hồng ngoại. Tia hồng ngoại không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Mặc dù có những nghiên cứu cho rằng bức xạ hồng ngoại có thể được sử dụng để điều trị sức khỏe, nhưng tao không tìm thấy bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng thành phần này của ánh sáng mặt trời là có lợi.
Lợi ích về mặt sức khỏe của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời làm tăng mức Vitamin D3
Nếu mày đã từng dành thời gian tìm đọc mấy quyển sách hay báo sức khoẻ, mày chắc hẳn sẽ biết rằng ánh sáng mặt trời giúp cơ thể tạo ra Vitamin D3. Cụ thể hơn, tia UVB trong ánh nắng mặt trời khởi động quá trình tổng hợp Vitamin D: da của mày có chứa cholesterol và khi tia UVB tấn công lớp cholesterol này, một phản ứng hóa học sẽ bắt đầu xảy ra và biến nó thành vitamin D.
Vitamin D không hẳn là một loại vitamin. Nó là một prohormone (tiền thân của hormone) mà cơ thể sử dụng để tạo ra tất cả các hormone từ insulin đến testosterone.
Do vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe nội tiết tố, lượng vitamin D thấp có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm:
Trầm cảmLoãng xươngUng thưTestosterone thấpBệnh tiểu đườngBệnh timĐột quỵ
Khá khó để tụi mày có đủ vitamin D chỉ từ chế độ ăn uống, vì nó chỉ có trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá béo. Mày có thể bổ sung bằng cách uống thực phẩm bổ sung Vitamin D, nhưng cách bổ sung Vitamin D từ ánh sáng mặt trời lại đánh bại cách này vì một số lý do:
Nó miễn phíMày có thể bị quá liều Vitamin D từ thực phẩm bổ sung nhưng ánh sáng mặt trời thì không, bởi khi mày đã đủ lượng Vitamin D, quá trình tổng hợp Vitamin D sẽ tự động dừng lại.Như tao đã giải thích ở phía trên, mặc dù bản thân vitamin D có liên quan đến việc tạo ra kết quả tích cực đối với sức khoẻ, nhưng chỉ có vitamin mà không có ánh sáng mặt trời, thì sẽ không có tác nhân xúc tác giúp tạo ra những lợi ích này.
Vậy thì vấn đề nằm ở Vitamin D hay ánh nắng mặt trời?
Bởi vì thế hệ chúng mày cứ ru rú trong nhà, dành ít thời gian ngoài trời hơn thế hệ trước và tụi mày còn dùng cả kem chống nắng, nghiên cứu cho thấy, 43% tụi Mỹ bị thiếu Vitamin D. Do đó, trong vài thập kỷ qua, nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế đã khuyến cáo tụi Mỹ nên bổ sung vitamin D dạng uống. Cho nên vài năm gần đây, tao đều uống một viên vào mỗi buổi sáng.
Nhưng sau đó tao bắt đầu đọc được các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D thực sự không có tác dụng nhiều đối với sức khỏe.
Ví dụ, cơ thể chúng ta cần vitamin D để hấp thụ canxi và khoáng hóa xương, làm cho chúng trở nên đặc hơn và chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 (Study: Vitamin D Supplements Don't Build Bone) đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin D không giúp chút nào trong việc cải thiện sức khỏe của xương.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa mức vitamin D thấp và tăng nguy cơ ung thư, bệnh tim và đột quỵ. Nhưng kết quả của một trong những nghiên cứu lớn nhất và nghiêm ngặt nhất về vitamin D từng được thực hiện (https://www.nejm.org/action/cookieAbsent), trong đó 25.871 người tham gia thử nghiệm đã sử dụng vitamin liều cao trong 5 năm, kết quả cho thấy rằng nó chẳng có tác động gì đến những căn bệnh này.
Vậy tóm lại điều quái gì đang xảy ra vậy? Nếu mức Vitamin D thấp đồng nghĩa với việc nó mang lại ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, và tăng mức Vitamin D bằng thực phẩm bổ sung sẽ cải thiện sức khoẻ, đúng chứ?
Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng tụi mày đang bị nhầm lẫn giữa mối quan hệ kết quả với mối quan hệ tương quan về vấn đề này. Biết đâu Vitamin D không có tác dụng trực tiếp đến việc cải thiện sức khỏe của mày mà là ánh sáng mặt trời thì sao, trong trường hợp ấy, mức độ vitamin D của một người chỉ là một dấu hiệu cho thấy tụi nó đang nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời.
Nó có vẻ là một giả thuyết đáng ngạc nhiên, nhưng dưới đây tao sẽ nêu bật những nghiên cứu cho thấy rằng những lợi ích sức khỏe mà tụi mày cho rằng chúng đến từ vitamin D có nhiều khả năng là do tác dụng cải thiện sức khỏe của ánh sáng mặt trời. Vì vậy, một lần nữa, vitamin D có thể chỉ là một dấu hiệu cho thấy mày đang nhận đủ ánh nắng mặt trời để kích hoạt các phản ứng có lợi khác.
Điều này không có nghĩa là Vitamin D không mang lại chút lợi ích nào cho sức khoẻ. Nhưng những thứ mà các nghiên cứu này mang lại là điều khiến tụi mày nên tìm hiểu kĩ hơn về các tuyên bố nói rằng việc tăng lượng Vitamin D, đặc biệt là qua đường uống, sẽ giúp mày trực tiếp cải thiện sức khoẻ.
Ánh sáng mặt trời có thể làm giảm tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư
Trong khi ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên tố lớn nhất góp phần gây ra ung thư da (ở dưới sẽ giải thích rõ hơn), Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc nhiều loại bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết và bệnh bạch cầu.
Nghiên cứu cho thấy rằng vai trò của ánh sáng mặt trời trong việc ngăn ngừa ung thư chủ yếu liên quan đến vitamin D (mặc dù vấn đề về mối liên hệ tương quan và mối liên hệ kết quả vô cùng phức tạp là điều hiển nhiên, nhưng một lần nữa, việc bổ sung vitamin D bằng đường uống dường như không có tác động gì đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh).
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bị mắc bệnh ung thư, nhưng ăn uống đúng cách, tập thể dục và tắm nắng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Ánh nắng mặt trời làm giảm huyết áp
Các nhà khoa học, những người mà nghiên cứu về các bệnh tim mạch đã nhận thấy rằng tỷ lệ bị huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim có mối tương quan với mức độ gần hay xa của mày so với đường xích đạo của Trái đất: mày sống càng gần với đường xích đạo thì tỉ lệ mắc bệnh của mày càng giảm, mày sống càng xa với đường xích đạo thì tỉ lệ mắc bệnh của mày càng tăng.
Nghiên cứu cho thấy rằng điều này có liên quan đến ánh sáng mặt trời. Mày gần xích đạo thì mày nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn; mày xa xích đạo thì mày nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn.
Vậy ánh sáng mặt trời tác động chính xác đến hệ tim mạch của mày như thế nào?
Thằng bác sĩ da liễu Richard Weller mới gần đây đã tìm ra một con đường sinh học cho phép cơ thể mày tạo ra một chất gọi là Nitric Oxide. Khi nitric oxide đi vào máu, nó sẽ làm giãn mạch máu và làm giảm huyết áp. Cơ thể tụi mày luôn giữ một lượng lớn oxit nitric trong da.
Và nguyên nhân nào khiến da của tụi mày giải phóng lượng nitric oxide dự trữ đó vào máu?
Ánh nắng mặt trời. Cụ thể hơn, chính là do UVA trong ánh nắng mặt trời.
Phát hiện này cho thấy rằng việc thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể giúp tụi mày ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mắc một loạt các bệnh tim mạch. Trên thực tế, nghiên cứu đang được công bố cho thấy rằng những thằng hay tắm nắng ít mắc các bệnh về tim hơn những thằng cả ngày ru rú trong nhà. Ví dụ, Pelle Lindqvist, một nhà nghiên cứu sức khỏe người Thụy Điển đã nghiên cứu thói quen tắm nắng của 30.000 phụ nữ Thụy Điển trong 20 năm qua, ông phát hiện ra rằng tỷ lệ hình thành cục máu đông giảm đáng kể đối với những người phụ nữ dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời hơn, đặc biệt là trong mùa đông.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu về cơ chế sinh học này, nhưng những phát hiện ấy cho đến nay vẫn đầy hứa hẹn. Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, việc nhận đủ ánh nắng mặt trời cũng có thể là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh dành cho tim.
Ánh nắng mặt trời có thể làm giảm kháng insulin
Bệnh tiểu đường loại 2 đã gia tăng đáng kể ở người phương Tây trong vài thập kỷ qua và hiện là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy ở Hoa Kỳ. Khi mày bị tiểu đường loại 2, các tế bào trong cơ thể mày trở nên đề kháng với insulin. Insulin là hormone có nhiệm vụ thông báo cho các tế bào của mày mở cửa ra cho máu vận chuyển glucose vào các tế bào đó với mục đích cung cấp năng lượng cho tế bào. Nếu tế bào của mày trở nên đề kháng với insulin, chúng sẽ ngừng mở cửa để nhận glucose, khi ấy lượng glucose sẽ bị kẹt lại trong máu và khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, vượt qua mức an toàn. Điều này có thể gây ra vô số vấn đề sức khỏe, bao gồm suy thận, bệnh tim, mù lòa và các mạch máu bị tắc nghẽn (có thể dẫn đến chết mô, có thể dẫn đến phải cắt cụt chi).
Một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi có thể giúp mày ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng mặt trời cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng kháng insulin.
Nhiều nghiên cứu (https://care.diabetesjournals.org/content/24/8/1503.1) đã phát hiện ra rằng những thằng phơi nắng nhiều hơn có lượng đường trong máu thấp hơn. Một phân tích tổng hợp của tất cả các nghiên cứu này (Shining the light on Sunshine: a systematic review of the influence of sun exposure on type 2 diabetes mellitus-related outcomes - PubMed) đã tạo ra một bằng chứng vừa phải cho thấy phơi nắng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Vậy ánh sáng mặt trời có tác dụng gì với lượng đường trong máu?
Giả thuyết ban đầu là do ánh sáng mặt trời làm tăng mức vitamin D và những người có mức vitamin D trong mức khỏe mạnh ít mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường hơn, có vẻ như vitamin D giúp giữ lượng đường trong máu ở mức kiểm soát.
Nhưng sau đó các nghiên cứu bắt đầu phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin D không có tác dụng nhiều đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu, nghĩa là có thể không có mối liên hệ nào giữa vitamin với bệnh tiểu đường.
Giờ đây, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu xem liệu ngoài Vitamin D, ánh sáng mặt trời có tác dụng gì đối với đường huyết hay không. Tao vẫn chưa có nguồn thông tin về vấn đề này, nhưng sẽ rất thú vị khi xem tụi nhà nghiên cứu khám phá ra điều gì.
Trong khi chờ đợi, hãy đi tắm chút nắng để ngăn chặn bệnh tiểu đường đi tụi mày.
Ánh sáng mặt trời tăng cường chức năng miễn dịch
Muốn ít ốm hơn à? Tắm nắng nhiều hơn đi.
Ánh sáng mặt trời giúp tăng cường chức năng miễn dịch theo hai cách. Đầu tiên, nó tạo ra vitamin D, và vô số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Đặc biệt liên quan đến thời điểm hiện tại của tao và tụi mày, nghiên cứu mới đây (https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.04.08.20058578v4) cho thấy rằng vitamin D có thể giúp giảm các biến chứng của COVID-19.
Cách thứ hai mà ánh sáng mặt trời giúp tăng cường khả năng miễn dịch là nó tăng cường sự hoạt động của các tế bào T. Tế bào T bám vào vi rút và vi khuẩn xâm nhập và khiến chúng trở nên vô hại. Ánh sáng mặt trời giúp các tế bào T của tụi mày được huy động nhanh hơn bằng cách kích thích sản xuất hydrogen peroxide — đây là thứ khiến tế bào T của tụi mày di chuyển đến nơi bị nhiễm bệnh trong cơ thể.
Mặc dù tắm nắng nhiều sẽ không loại bỏ hoàn toàn khả năng mày bị ốm, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng nó chắc chắn sẽ giúp mày khỏe mạnh và nếu có mắc bệnh thì việc chống lại các căn bệnh cũng sẽ dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại những con vi rút xâm nhập từ bên ngoài, ánh sáng mặt trời có thể tiêu diệt vi rút và vi khuẩn bám trên bề mặt, ngăn chúng xâm nhập vào cơ thể tụi mày ngay từ đầu. “Ánh sáng mặt trời là chất khử trùng tốt nhất” không chỉ là một câu châm ngôn ẩn dụ mà đó còn là một sự thật theo nghĩa đen: Tia cực tím (UVR) đã được chứng minh là có thể tiêu diệt các loại vi rút như cúm và COVID-19, cũng như các loại vi khuẩn gây ra bệnh than, e.coli và bệnh lao.
Ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp chữa các bệnh tự miễn dịch.
Đôi khi hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và thay vì tấn công những con vi rút / vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, nó lại tấn công các bộ phận bình thường của cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm mãn tính. Kết quả là nó tạo ra một căn bệnh tự miễn dịch. Viêm khớp dạng thấp, MS và bệnh viêm ruột là một vài ví dụ về
các bệnh tự miễn dịch.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tụi sống xa đường xích đạo có nguy cơ chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch cao hơn so với tụi sống gần đường xích đạo.
Đối với tụi được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch, ánh sáng mặt trời có thể giúp tụi mày giữ cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái cân bằng nhờ đặc tính tăng cường vitamin D và tế bào T.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ở một số bệnh tự miễn, như lupus, có thể dẫn đến hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng, khiến việc ra nắng có thể gây khó chịu và đau đớn. Vì vậy, nếu mà mày có mắc bệnh tự miễn dịch, tốt nhất hãy nói chuyện với cái thằng vừa khám cho mày, hỏi xem liệu mày có được tắm nắng không.
Ánh nắng mặt trời làm giảm cận thị
Khi mày bị cận thị, tầm nhìn của mày bị hạn chế, mày có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng lại khó mà có thể nhìn rõ những vật ở xa.
Cận thị ngày càng gia tăng ở trẻ em trên toàn thế giới. Trung Quốc đã chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ nhất của chứng rối loạn này: 60 năm trước, 10-20% thanh niên Trung Quốc bị cận thị; ngày nay thì 90% con mẹ nó rồi.
Mặc dù bệnh cận thị gia tăng không nhiều ở Hoa Kỳ, nhưng nó đã tăng khoảng 25% so với 40 năm trước.
Công nghệ là nghi phạm được nghĩ đến đầu tiên mỗi khi ta nhắc đến sự gia tăng này. Lại chả thế, thử nghĩ mà xem. Trẻ em ngày nay tụi nó suốt ngày dán mắt vào điện thoại, nhìn chằm chằm vào cái màn hình chỉ cách mắt nó vài centimet, thử hỏi sao không cận?
Nhưng các nghiên cứu đang làm nổi bật lên rằng nguyên nhân chính dẫn đến cận thị không phải do màn hình, mà là do trẻ em bị thiếu ánh sáng mặt trời. Bởi vì tụi nhỏ suốt ngày ở trong nhà nhìn chằm chằm vào cái màn hình nên thiếu ánh sáng mặt trời.
Khi mắt mày tiếp xúc vs ánh sáng mặt trời, dopamine được sản sinh trong mắt, giúp ngăn ngừa nhãn cầu giãn ra. Sự gắn kết của nhãn cầu là nguyên nhân gây ra vấn đề về khúc xạ dẫn đến cận thị. Có vẻ như nitric oxide — chắc hẳn mày còn nhớ đúng không? Ánh sáng mặt trời cũng thúc đẩy chất này — cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ức chế sự giãn dài của nhãn cầu.
Giờ đây, các trung tâm y tế đang bắt đầu hiểu ra mối liên hệ giữa cận thị và ánh sáng mặt trời, Trung Quốc đang tìm cách giảm số lượng thanh niên mắc chứng rối loạn này bằng cách đưa ra chính sách cho phép trẻ em ra ngoài nhiều hơn trong ngày học. Bất kể mày sống ở đâu, mày không cần phải đợi lệnh của chính phủ mới được ra ngoài, đừng sống như con chuột chũi suốt ngày trốn chui trốn lủi trong hang nữa. (Nhưng mà dịch bệch như này thì tốt nhất mày nên ở nhà đi cho lành, hoặc lên nóc nhà tắm nắng cũng được, tao cũng hay lên nóc vào vào 3h chiều, thoa kem tắm nắng hạng nhẹ, loại 4 SPF thôi ấy, làm thêm ly lipton đá bên cạnh trong lúc chờ có một làn da nâu rám nắng, đã thì thôi rồi).
Ánh nắng mặt trời giúp cải thiện tâm trạng
Tụi mày thường cảm thấy vui vẻ, tràn đầy hạnh phúc mỗi khi nghĩ đến những ngày nắng. Đó là bởi vì ánh sáng mặt trời thúc đẩy quá trình sản sinh ra một loạt các hóa chất tạo cảm giác hưng phấn trong não của tụi mày. Các nhà khoa học ở Úc đã phát hiện ra rằng, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời làm tăng mức độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mày có một tâm trạng tích cực và ngăn ngừa trầm cảm.
Ánh nắng mặt trời cũng làm tăng mức độ dopamine trong não của mày, nó làm mày cảm thấy có động lực, phấn khích và thúc đẩy mày giành giật lấy mục tiêu phía trước.
Cuối cùng, ánh sáng mặt trời giải phóng endorphin — một chất thúc đẩy tâm trạng khiến mày cảm thấy vô cùng phê và hưng phấn.
Vì việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đòi hỏi mày phải lết xác ra bên ngoài, và việc ra ngoài trời cũng có liên quan đến một loạt các tác dụng cải thiện tâm trạng, nên mặt trời + thiên nhiên = một loại cocktail siêu đẳng chứa những rung cảm tích cực.
Vì vậy, nếu mày cảm thấy chán nản, vô vọng, thất tình, hay chỉ đơn giản là muốn tự tử vì thua kèo trade coin x50 và giờ mày phải bán nhà trả nợ, hãy ra ngoài trời và tắm nắng, tuy nó không giúp mày lấy được lại căn nhà nhưng nó có thể giúp mày cảm thấy tâm trạng tốt hơn để làm lại kèo x100 đấy :)))
Ánh sáng mặt trời giúp cải thiện giấc ngủ
Nhịp sinh học giống như một chiếc đồng hồ bên trong cơ thể mày ấy, nó chi phối thời điểm mày cảm thấy tỉnh táo hay buồn ngủ. Yếu tố chính ảnh hưởng đến cái đồng hồ này là ánh sáng. Tiếp xúc với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng xanh, mày có thể nhìn được phần ánh sáng này của mặt trời bằng mắt thường, điều này ngăn chặn sự tiết ra hormone melatonin ,nó làm tăng sự chú ý và tỉnh táo của mày; về cơ bản, ánh sáng giao tiếp với cơ thể mày: “Này, tốt hơn hết là mày nên tỉnh táo vì bây giờ đang là ban ngày.” Khi ánh sáng tự nhiên bị dập tắt sau khi mặt trời lặn, melatonin sẽ tăng lên khi cơ thể nghỉ ngơi để chuẩn bị cho giấc ngủ. Các thiết bị điện tử nhái theo mặt trời tạo ra ánh sáng xanh “hàng fake”, nó làm gián đoạn quá trình tiết ra melatonin, đó là lý do tại sao mấy thằng bác sĩ hay khuyên mày nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ.
Nhưng mà tao khuyên thật, nếu mày thực sự muốn tối ưu hóa giấc ngủ của mày, mày cần phải làm nhiều điều hơn là chỉ đơn thuần tránh ánh sáng xanh vào buổi tối; mày cũng cần đảm bảo rằng, cơ thể mày phải được nhận đủ ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng và trong suốt cả ngày sẽ đảm bảo việc duy trì một chu kỳ ngủ-thức lành mạnh, hợp lý. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhân viên văn phòng tiếp xúc được nhiều ánh nắng mặt trời hơn vào ban ngày qua cửa sổ ở nơi làm việc, những người này có xu hướng ngủ ngon hơn vào ban đêm so với những người làm việc trong phòng không có cửa sổ; tụi nhà nghiên cứu còn tưởng tượng hiệu quả sẽ còn tuyệt vời hơn nữa hơn đối với tụi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Lợi ích thì hay đấy, nhưng không phải là ánh nắng mặt trời cũng gây ung thư à?
“Ok ok, bình tĩnh”, mày có thể nói, “dù phơi nắng có lợi cho sức khỏe thật. Nhưng ánh nắng là nguyên nhân chính gây ra ung thư da cơ mà. Ung thư là căn bệnh nguy hiểm chết người, nên việc tao tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và thoa kem chống nắng mỗi ngày là đéo thể bàn cãi. "
Đúng, đúng là ánh nắng gây ung thư da. Nhưng thằng bác sĩ da liễu Rowan Jacobsen đã lưu ý trong bài báo của nó về kem chống nắng rằng, một số loại bệnh tuy khác nhau nhưng lại bị gộp lại dưới cái tên "ung thư da”.
Hai loại bệnh ung thư da khá phổ biến nhưng lại hiếm khi gây chết người đó là: ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy. Chúng có thể được chữa lành bằng phẫu thuật hoặc đôi khi là ngay tại phòng khám của các bác sĩ da liễu. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư biểu mô tế bào đáy là 97% đến 99%; tỷ lệ chữa khỏi ung thư tế bào vảy là từ 92% đến 97%.
Cái loại ung thư da mà mày nên lo lắng ở đây, là u ác tính. Không giống như các loại ung thư da lành tính khác, u ác tính có nhiều khả năng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và gây tử vong nhiều hơn. Ví dụ: tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi mắc bệnh đối với khối u ác tính di căn đến các hạch bạch huyết là 64%. Nếu nó lây lan đến các bộ phận xa hơn của cơ thể (như là gan, thận, v.v.), thì tỷ lệ sống sót 5 năm sau khi mắc bệnh giảm mạnh xuống còn 24,8%.
Đúng vậy, u ác tính gây chết người. Mày sẽ đéo muốn bị u ác tính đâu .
Nhưng nó cũng hiếm ấy mà. Ung thư hắc tố chỉ chiếm 1% trong bản báo cáo các trường hợp ung thư da mới thôi. Tụi da trắng là tụi có nhiều khả năng mắc bệnh này nhất mà nguy cơ cả đời vẫn thấp: 2,6%. Tụi có da sẫm màu thì chứa nhiều hắc tố hơn, hắc tố hoạt động như một lớp bảo vệ tự nhiên, nó bảo vệ mày khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Người gốc Tây Ban Nha có 0,6% nguy cơ mắc ung thư hắc tố trong đời; đối với người Mỹ gốc Phi, con số này là 0,1%.
Tụi mày cảm thấy lo sợ về ánh sáng mặt trời và ung thư da, là do tụi mày đang bị đánh đồng bệnh ung thư da lành tính (bệnh này thường gặp) với ung thư da ác tính. Tụi mày nghĩ rằng “ung thư da dễ dính vl và dính thì chỉ có chết, vì vậy tốt hơn hết tao nên trở thành Boo Radley và có chết tao cũng không ra ngoài nếu không thoa kem chống nắng.” Thực tế là ung thư da phổ biến, nhưng hiếm khi gây chết người.
Ung thư hắc tố không chỉ hiếm gặp mà tụi này nó còn tấn công người làm việc trong nhà nhiều hơn người làm việc ngoài trời. Một nghiên cứu cho thấy, những người đàn ông làm việc ngoài trời, nguy cơ dính ung thư hắc tố chỉ bằng 1 nửa so với những người đàn ông làm việc trong nhà.
Tại sao lại như vậy? Có một lý thuyết (cái này là thật, không phải giả thuyết nữa nha tụi mày :)) ) là khi tụi mày dành nhiều thời gian ở ngoài trời hơn, cơ thể của mày sẽ thích nghi dần và tạo ra sắc tố melanin giúp bảo vệ làn da của mày khỏi khối u ác tính. Tụi dành phần lớn thời gian ở trong nhà, nhưng lại thi thoảng ra ngoài đày nắng, tụi này không có melanin để bảo vệ da, điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư hắc tố. (Melanin khác với melatonin, đọc kĩ nhé kẻo nhầm)
Lạ vl, tránh ánh nắng mặt trời lại có thể làm tăng khả năng mắc ung thư da hắc tố. Haha.
Việc hiểu rõ những lợi ích và rủi ro của việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến mấy thằng bác sĩ da liễu phải thực hiện một số phép phân tích về “lợi nhuận—rủi ro” khi đưa ra lời khuyên cho bệnh nhân về ánh nắng mặt trời và kem chống nắng.
Ví dụ, bác sĩ da liễu Richard Weller lập luận rằng mặc dù đúng là ánh sáng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính góp phần gây ra ung thư da, nhưng điều này phải được cân bằng với những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ánh sáng mặt trời cũng mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe tim mạch.
Nhiều người chết vì bệnh tim hơn là chết vì ung thư da. Trên thực tế, cứ một người chết vì ung thư da thì có 100 người chết vì bệnh tim.
Nếu ánh sáng mặt trời hiếm khi giết tụi mày bằng cách gây ung thư da, nhưng nó lại có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, vậy thì việc khuyến khích mọi người tắm nắng nhiều hơn có hợp lý không?
Bí quyết để giải được phép tính “lợi nhuận—rủi ro” này chính là tìm ra được lượng ánh nắng mặt trời mà mày cần để đạt được lợi ích trong khi giảm thiểu tối đa nguy cơ ung thư da.
Vậy thì phơi nắng bao nhiêu là cho đủ?
Tuỳ, nó phụ thuộc vào màu da của mày
Mày càng có nhiều melanin, mày càng cần nhiều ánh nắng để có thể nhận được những lợi ích từ tia nắng mặt trời; mày càng có ít melanin, mày càng cần ít ánh nắng mặt trời.
Vì vậy những thằng da sáng màu hơn cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít hơn; những thằng da sẫm màu thì cần nhiều hơn.
Điều này rất quan trọng đấy,đừng coi thường, vì trong vài thập kỷ qua, nhiều thằng bác sĩ da liễu đều đưa ra lời khuyên kiểu “trăm thằng như một” về cách tránh nắng và liều lượng sử dụng kem chống nắng mà đéo cần quan tâm đến màu da của bệnh nhân như thế nào, thằng da đen cũng trét cả lọ như thằng da trắng.
Ngoài việc xem xét màu da, chẳng có quy tắc chuẩn nào về việc mày cần bao nhiêu ánh nắng mặt trời để có lợi cho sức khỏe. Ngay cả nhiều nhà khoa học và các bác sĩ da liễu, những người cởi mở, đồng ý với việc phơi nắng mà không cần kem chống nắng là có lợi, họ vẫn 9 người 10 ý đấy thôi, vẫn tranh cãi nhau rằng có những yếu tố nào khác tạo nên liều lượng tối ưu của việc tắm nắng.
Một nhóm lập luận rằng miễn là mày không bị bỏng, mày sẽ ổn thôi. Nhưng điều này lại mang lại khó khăn cho nhiều người và đòi hỏi mọi người phải thật cảnh giác về tình trạng da của họ dưới ánh nắng mặt trời.
Một nhóm khác đưa ra một lời khuyên thận trọng hơn và gợi ý rằng tụi chỉ nên tắm nắng không cần kem chống nắng tối đa 35% bề mặt da và thời gian tối đa là 10 phút mỗi ngày trên những vùng da này.
Dù mày có nghe theo lời khuyên nào thì mày cũng phải nhất trí với 1 quan điểm rằng, tránh việc da mày bị cháy nắng bằng mọi giá. Chả có lợi ích mẹ gì từ việc bị cháy nắng đâu.
Một số điều mà mày cần lưu ý khi tính lượng thời gian tắm nắng mà không cần kem chống nắng: Trong mùa hè, mày sẽ cần ít thời gian dưới ánh nắng mặt trời hơn vì mày nhận được nhiều tia nắng trực tiếp hơn. 10 đến 20 phút là tất cả những gì mày cần. Vào mùa đông thì mày sẽ cần dành nhiều thời gian hơn, tầm một tiếng vậy.
Chỉ số UV cao nhất là từ ​​10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, vì vậy mày có thể nhận được lượng ánh nắng mà mày cần chỉ trong vài phút nếu mày tắm nắng. Ngoài khung giờ đó, mày sẽ cần dành nhiều thời gian hơn để có thể nhận đủ lượng ánh nắng mà mày cần. Một lần nữa, tao nhắc lại, khá khó để đưa ra được thời gian chính xác cho mày. Đừng làm mày bị bỏng nắng.
Viện ánh sáng mặt trời khuyến cáo mày nên tăng dần thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể mày có thể thích nghi. Khi da của mày tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, nó sẽ sản xuất ra nhiều melanin hơn và mày sẽ bị rám nắng, nó tạo ra tấm khiến cho phép mày ở ngoài nắng lâu hơn. Bắt đầu với một vài phút mỗi ngày và tăng dần thời gian.
Nếu mày có màu da không thể rám nắng, tức là mày có làn da rất trắng và có xu hướng chuyển thẳng từ da trắng sang da đỏ mỗi khi mày tắm nắng, mày sẽ không thể tăng thời gian phơi nắng của mày. Mày chỉ cần dành vài phút tắm nắng mỗi ngày và sau đó hãy thoa kem chống nắng và mặc quần áo để bảo vệ làn da.
Nếu mày có làn da sẫm màu hơn, mày có thể dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời hơn những thằng có làn da sáng màu hơn mày. Dù tác hại của ánh nắng mặt trời và việc bị cháy nắng ít xảy ra với những người có làn da sẫm màu, nhưng nó vẫn có thể xảy ra và mày phải để ý làn da của mày, đừng phơi nắng quá nhiều mà tự biến mày thành con lợn quay với lớp da cháy giòn.
Bất kể màu da của mày là gì, khi mày tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vượt quá lượng thời gian được khuyến nghị ở trên, mày nên mặc áo chống nắng, đội mũ, mặc thêm quần áo, v.v. và tránh đứng phơi trực tiếp dưới nắng quá lâu. Tao không muốn nhắc đi nhắc lại rằng mặc dù ánh sáng mặt trời giúp tụi mày cải thiện sức khỏe nếu tụi mày biết tắm nắng vừa phải, nhưng nếu tụi mày tham lam và tắm nắng quá nhiều, thì hậu quả khôn lường đấy, da tụi mày sẽ bị tổn thương và cháy nắng, lúc ấy nó còn gây hại và nguy hiểm hơn nhiều.
Làm thế nào để mày có thể tiếp xúc được đủ nắng nếu ngoài trời không có nhiều nắng?
Tiếp xúc đủ nắng trong mùa hè thì game là dễ rồi. Nhưng mày sẽ làm như thế nào trong mùa đông nếu nơi mày sống không có nhiều ánh nắng?
Trong những tháng tiết trời xám xịt, lạnh giá của năm, hãy cố gắng ra ngoài trời nhiều nhất có thể mỗi khi nắng lên. Cách đơn giản nhất là mày chỉ cần đi dạo . Mặc áo khoác và quàng khăn cổ, đi bộ 15 phút một vài lần mỗi ngày. Tất nhiên, mày chỉ có thể phơi nắng trên da mặt / da đầu khi đã mặc kín mít, vì vậy nếu thời tiết không quá lạnh và mày vẫn có thể chịu được, hãy thử đi dạo và chỉ mặc một chiếc áo thun.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu mày sống trong một khu vực, nơi mà tiết trời thường xuyên u ám vào mùa đông, ngay cả khi đó là ban ngày?
Dễ mà, giờ nó có mấy tiệm spa giúp mày tắm nắng bằng máy, cơ mà mấy cái mày này hay bị dìm trong vài thập kỉ qua :))
Thật ra, có một sự thật về cái lời cảnh báo này: việc sử dụng thường xuyên mấy cái máy tắm nắng nhân tạo này trong thời gian dài có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư da của mày.
Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu mày dùng cẩn thận, các máy tắm nắng phát ra 95% tia UVA và 5% tia UVB (gần giống với ánh nắng mặt trời), nó cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của mày như ánh nắng tự nhiên, thậm chí một số loại máy còn không phát ra tia UVB, kiếm đâu có loại này dùng thì càng tốt.
Điều quan trọng là tụi mày chỉ cần thông minh trong việc sử dụng máy. Đi vài lần một tháng và mỗi lần đi một chút, một buổi ngắn thôi. Bắt đầu với ít thời gian nhất có thể và sau đó thì tăng dần.
Một vài năm trước, tao nhớ có đợt tháng 12 và tháng 1, tiết trời lạnh cóng, tối om, trời toàn mây. Tao cảm thấy khá mệt và cực kỳ oải. Tao thử hết cách mà nó không hết oải để mà còn làm việc. Thằng bạn tao, thằng mà cùng tao đọc bài báo của Jacobsen, vác tao đến spa tắm nắng, dù tao là hay tìm tòi mà khi nó vác tao đến thì tao mới biết cái thứ trời đánh này nó tồn tại. Tao còn chưa bao giờ nghĩ là sẽ có mấy thể loại như thế này :))
Con người đã hướng mình về phía ánh sáng và sức mạnh của mặt trời hùng mạnh từ thời xa xưa. Nếu mày cảm thấy bản thân ốm yếu, mệt mỏi, đầu óc u ám, mày có thể cần phải bước vào một “ngôi đền lộ thiên”, trút bỏ áo sơ mi, giơ cánh tay xanh xao của lên trời, hãy tự biến bản thân mày kẻ người thờ phụng cho “hắn ta” đi. (Một bài dịch từ Artofmanliness: The Health Benefits of Sunlight | The Art of Manliness)