Evolution, Not Revolution
Trước khi bạn trở nên phấn kích và khen ngợi một ý tưởng, một phong trào hoặc một ứng dụng chia sẻ ảnh rồi gọi chúng là “cách mạng”…Trước...
Trước khi bạn trở nên phấn kích và khen ngợi một ý tưởng, một phong trào hoặc một ứng dụng chia sẻ ảnh rồi gọi chúng là “cách mạng”…Trước tiên, hãy nhớ đến cách mà những cuộc cách mạng thực sự thường xảy ra.
Giống như những người khác, tôi đã thực sự lạc quan khi Mùa xuân Ả Rập bắt đầu.
Còn hiện tại, Syria đang chìm sâu trong vũng máu. Ai Cập đang tra tấn các nhà hoạt động tiến bộ. Libya rơi vào nội chiến. Tunisia – quốc gia bắt đầu Mùa xuân Ả Rập, là quốc gia duy nhất thành công. Họ có hiến pháp mới, bầu được một tân tổng thống và lập được một ủy ban để giải quyết các tội ác của chính quyền trước đó. Tuy nhiên, Tunisia hiện đang bị đe dọa bởi ISIS, nhóm khủng bố phát triển từ sự hỗn loạn của Syria sau Mùa xuân (và sau khi Mỹ tiến vào Iraq).
Hầu hết các cuộc cách mạng đều thất bại, Kể cả khi cuộc cách mạng thành công, nó vẫn có thể thất bại sau đó. Ai Cập là một ví dụ điển hình minh họa cho vấn đề này, họ đã “gặp nhà cai trị mới giống hệt nhà cai trị cũ”. Và nếu những cuộc cách mạng nội sinh đã tồi tệ, những cuộc cách mạng bên ngoài mang đến càng tệ hơn – giống như khi Mỹ cố gắng “xuất khẩu dân chủ” sang Việt Nam và Iraq. Ngay cả cuộc cách mạng lãng mạn nhất – cách mạng Pháp, cũng vô cùng đẫm máu với tất cả mọi người, không riêng gì với giới quý tộc. Và họ không thực hiện được ý tưởng bất bạo động từ phong trào khai sáng.
Hơn nữa, nó không chỉ là những cuộc cách mạng theo nghĩa đen. Tại sao rất khó để thay đổi các hệ thống phức tạp (mở rộng ra như là cải tổ lại cảnh sát, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, hay những vấn đề phúc lợi xã hội, tôi sẽ quay lại những ví dụ này sau).
Và cuối cùng, nếu “cách mạng” không hoạt động, chúng ta phải làm gì để thay đổi thế giới?
Bài viết này là nỗ lực của tôi để sử dụng lý thuyết hệ thống phức tạp (complex systems theory) để giải quyết các câu hỏi đó. Thực sự, bài viết này chỉ như là một lời khuyên cho chính tôi, một người theo chủ nghĩa lý tưởng đầy mơ mộng, người muốn những thay đổi thật sự ngay bây giờ, người đang phát ốm vì phải chờ đợi những chính trị gia, người muốn cách mạng:
Đừng!
Có một cách tốt hơn.
It’s a Loopy World
Trước tiên, tại sao hầu hết các cuộc cách mạng thất bại? Tôi nghĩ rằng đó là bởi vì mọi người có xu hướng nghĩ quyền lực chính trị hoạt động như thế này:
Và trong trường hợp của nền độc tài, chúng ta có nhà độc tài ở trên đỉnh của hệ thống. Ông ta kiểm soát báo chí, quân đội, kinh tế và mọi thứ khác.
Quan điểm trên cho rằng “nguyên nhân – kết quả” là một đường tuyến tính với nhà độc tài/tổng thống/giới thượng lưu ở trên tất cả. Trong thế giới quan tuyến tính giản đơn này, việc họ lựa chọn giải pháp: thay thế những cái trên đỉnh, là điều hiển nhiên.
Nhưng bài học đầu tiên của lý thuyết hệ thống phức tạp là: thế giới không tuyến tính.
Ngay cả trong một chế độ độc tài điển hình, nhà độc tài vẫn phải chiều lòng ý kiến của những thành viên khác trong hệ thống. Nếu làm mất lòng những người giàu, những người điều hành nền kinh tế, ông ta sẽ không có tiền để duy trì quân đội. Nếu người dân sử dụng văn bản mã hóa và các phương tiện truyền thông xã hội, nhà độc tài sẽ mất đi hình ảnh của mình. Và như nhiều cuộc đảo chính quân sự cho thấy, thậm chí một nhà độc tài cũng rất thương xót những binh lính của mình.
Tuy nhiên, điều này có nghĩa là, khi các nhà cách mạng đánh bại một nhà độc tài, bất kì ai lên thay thế cũng phải thay đổi mình để phù hợp với hệ thống. Rồi mọi thứ sẽ lại tái diễn. Khi bạn loại bỏ một mảnh khỏi trò chơi ghép hình, mảnh thay thế sẽ phải là một mảnh y hệt.
Những sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau này, theo tôi, là nguyên nhân khiến hầu hết các cuộc cách mạng thất bại.
Sau đó thì sao? Làm thế nào để tạo ra một sự thay đổi lâu dài, thay thế những người lãnh đạo, những nhà chính trị? Tôi thật sự đã tiết lộ câu trả lời của mình ngay từ đầu. Thật khó để cưỡng lại việc dùng câu trả lời để đặt tên cho bài viết này. Tôi tin rằng, chúng ta nên cố gắng cho…
Evolution, Not Revolution
Tiến hóa sinh học đã tạo ra cuộc sống trên trái đất như hiện nay. Các loài liên tục thích ứng với môi trường luôn thay đổi, và quá trình này đã diễn ra liên tục trong hơn ba tỷ năm.
Nó thậm chí đã biến một con dog-otters (chó - rái cá) thành một con cá voi:
Vì vậy, thay vì cách mạng, hãy cố gắng “thiết kế một cách thông minh” con đường của chúng ta để đến Utopia (xã hội lý tưởng). Chúng ta có thể học từ sự tiến hóa – quá trình tự nhiên đã khiến cho tất cả chúng ta ở đây. Và bài học đầu tiên của sự tiến hóa là:
1. Use what's already there.
Cá voi không phải là cá, nó là động vật có vú. Nhưng làm thế nào sự tiến hóa lại biến một động vật có vú đầy lông, bốn chân trở thành một con cá lớn và mập mạp.
Sự tiến hoá đã không đổi phổi và mũi của cá voi thành mang cá. Chúng ta có xu hướng tin rằng sự tiến hóa như một người kỹ sư. Nhưng sự tiến hóa giống một người anh của bạn, một “chuyên gia tự làm” với băng keo là công cụ chính. Anh ta đã quyết định chuyển mũi của cá voi lên trên đỉnh đầu nó, thay vì phải thiết kế thêm cái mang. Và thay đổi này đã thật sự hoạt động.
Có lẽ đó là bài học cho những ai muốn thay đổi một hệ thống phức tạp: sử dụng những gì sẵn có. Như Arthur Ashe đã nói:
“Hãy bắt đầu từ chỗ bạn đứng, sử dụng những gì bạn có và làm những gì bạn có thể”.
Và có rất nhiều điều bạn có thể làm. Điều đó dẫn tôi đến bài học tiếp theo của tiến hóa.
2. Every part evolves together.
Sự tiến hóa không phải là: bỗng một ngày, con thú rụng hết lông, các chi hợp thành mái chèo, mũi bị đẩy lên trán rồi sau đó bị bỏ ra giữa đại dương.
Sự tiến hóa không diễn ra từ bộ phận này rồi đến bộ phận khác. Thay vào đó, toàn bộ các bộ phận tiến hóa cùng nhau.
Trước đó, tôi đã chỉ ra việc các nhà lãnh đạo bị hạn chế như thế nào trong hệ thống. Có rất nhiều phần trong một hệ thống tầm quốc gia, nhưng ở đây, tôi sẽ chỉ tập trung vào bốn phần:
Cũng giống như sự tiến hóa, không đơn giản chỉ là đổi vị trí của chiếc mũi. Bạn không thể chỉ thay đổi một phần trong hệ thống, ít nhất là trong trường hợp bạn muốn thay đổi lâu dài.
Có vẻ rất áp lực, nghe như rằng bạn sẽ phải thay đổi mọi thứ. Nhưng đây cũng là điều tích cực Nếu bạn đang mắc kẹt trong phần chính trị, bạn có thể thử đẩy sang lĩnh vực khác, như công nghệ, văn hóa và kinh tế.
Ví dụ như trong vấn đề biến đổi khí hậu. Những thỏa thuận chính trị đạt được giữa các quốc gia trong mắt tôi chỉ là những hình ảnh ảm đạm và buồn chán.
Đó là lý do tôi rất hứng khởi khi đọc: What Can A Technologist Do About Climate Change của Bret Victor và Eco-pragmatist manifesto của Stewart Brand. Mặc dù trong chính trị, vấn đề này gần như đình trệ, nhưng đã có rất nhiều khởi sắc ở bên lĩnh vực công nghệ. Ví dụ như năng lượng gió, mặt trời, năng lượng hạt nhân (không carbon và an toàn hơn những nhà máy than), GMO (chúng ta cần cây trồng chịu hạn) và cả geo-engineering (maybe: chỉnh sửa khí hậu) (bao gồm mọi thứ, trồng nhiều cây hơn, mây nhân tạo…).
Ngoài ra còn có những đổi mới ở lĩnh vực kinh tế như cap-and-trade (hạn chế và bán lại quyền thải khí), dân chủ năng lượng (Energy democracy, tăng cường sự tham gia của các tổ chức ngoài nhà nước trong lĩnh vực năng lượng). Ngoài ra, còn có những thay đổi đầy hứa hẹn trong lĩnh vực văn hóa. Càng ngày càng có nhiều người chấp nhận một lối sống hòa mình vào thiên nhiên và sống theo những cách giản đơn.
Vì vậy, không quan trọng bạn ở đâu trong hệ thống, cử tri - thượng nghị sĩ, nhà phát minh - người sử dụng, kẻ bán - người mua, nghệ sĩ hay người thưởng thức. Bạn có thể, bạn phải, góp một phần trong việc thay đổi thế giới
Nhưng phải cẩn thận với những đứa ồn ào hay quá khích. Bởi vì bài học cuối cùng của sự tiến hóa là…
3. Go slow and steady
Trước tiên, tôi không muôn nói chúng ta phải chậm như sự tiến hóa – mất 50 triệu năm để tạo ra cá voi. Nhưng chúng ta nên cẩn thận khi thực hiện những thay đổi lớn cho một hệ thống phức tạp.
Gần đây, 99% invisible có một tập phim tuyệt vời nói về việc điều gì sẽ đến nếu bạn không đi chậm và chắc. Nếu bạn muốn làm những cuộc cách mạng vượt trên cả tiến hóa.
Vào cuối những năm 1980, California đã thí điểm một hệ thống phúc lợi mới. Mục đích là để cố gắng giảm “phúc lợi phụ thuộc” (welfare dependence). Thay vì giáo dục và đào tạo như các chương trình phúc lợi hiện tại, chương trình này đơn giải hơn nhiều: chỉ cần nhận được công việc, bất kì công việc nào, càng sớm càng tốt.
Và chương trình thí điểm này dường như đã hoạt động. Năm năm sau, những người tham gia vào chương trình có thu nhập cao hơn 42% những người còn lại. Vào năm 1996, tổng thống Clinton đã ký một dự luật thiết kế lại toàn bộ hệ thống phúc lợi của đất nước, dựa trên chương trình thí điểm đó.
Nhưng đó là quá sớm. Mặc dù kết quả của chương trình rất khả quan sau năm năm; mười năm sau, tình hình đảo ngược hoàn toàn. Chương trình này chỉ hoạt động tốt khi nhu cầu về nhân lực có trình độ thấp còn dồi dào. Đến năm 2000, các công việc trình độ thấp trở nên kham hiếm ở mọi nơi. Do đó, những người được theo học các chương trình phúc lợi truyền thống đã có một tương lai ổn định và lâu dài hơn rất nhiều.
Tóm lại, cuộc thử nghiệm ở quy mô nhỏ đã thành công. Nhưng tình hình đã trở nên tệ đi khi nó được áp dụng rộng khắp.
“Đi chậm và ổn định” có vẻ như là một cách thứ chấp nhận tình hình hiện tại. Nhưng tôi nghĩ nó ở xa hơn, chậm – tức là bền vững. Lời hứa về những cuộc cách mạng nhanh chóng sửa chữa mọi vấn đề chỉ đem lại cho bạn những nhà cai trị mới giống y hệt những nhà cai trị cũ.
---
Điều quan trọng nhất: Khiêm tốn
Khiêm tốn là biết chúng ta không có nhiều kiến thức. Tất cả chúng ta đều quá ngu ngốc để sửa đổi lại toàn bộ hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa… phức tạp. Chúng ta không thể xây dựng một thế giới từ đầu, vì vậy chúng ta phải sử dụng những thứ ta đã có. Chúng ta phải phát triển tất cả các bộ phận cùng một lúc. Chúng ta cũng không thể để cho những kẻ ngạo mạn lên dẫn đường. Chúng ta nên đi chậm, ổn định và bền vững.
Tôi biết tôi quá ngu ngốc khi viết một bài viết để giải quyết một số thứ mà các chuyên gia đã giải quyết trong nhiều năm. Vì vậy, nếu tôi nói điều gì đó ngớ ngẩn về Trung Đông, biến đổi khí hậu, phúc lợi xã hội và bất kì ví dụ nào khác mà tôi sử dụng – hãy tha thứ cho tôi, vì tôi chỉ là một kẻ ngốc.
Nhưng bạn có biết một kẻ ngốc khác? Một người bạn thân cận của chúng ta – tiến hóa. Chúng đã làm việc không suy nghĩ và không mệt mỏi trong 3,5 tỉ năm và bằng cách nào đó, chúng ta ở đây. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi và hợp tác với sự tiến hóa.
So, cheers. Here's to changing evolving the world!
---
Đây là một bài viết được đăng trên blog của Nicky Case, các bạn có thể đọc bản gốc tại đây.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất