Xin chào các bạn!
Có thể nói rằng, thói quen đọc sách cũng như văn hóa đọc sách của chúng ta ngày càng được gia tăng ở mọi lứa tuổi. Học sinh và sinh viên đọc sách ngày một nhiều và nó gần như một phong trào vậy. Khi mình hỏi 10 người bạn của mình thì có tới 7 bạn đọc sách, 3 bạn còn lại thì nói rằng: đọc sách không phù hợp với bản thân họ và họ muốn đi làm để trải nghiệm, để được học nhiều hơn từ những người đồng nghiệp, từ môi trường doanh nghiệp. Trong 7 người bạn đọc sách của mình thì có 5 người đọc self-help (có tới 4 người thường xuyên đọc ) và 2 người còn lại đọc những thể loại khác như: tiểu thuyết, sử học, toán học,...


Đọc thêm:

Self-help như một trào lưu ngày nay vậy. Những cuốn sách này luôn được bán rất chạy trên thị trường và tất nhiên giá trị trong những cuốn sách này cũng không hề nhỏ. Bản chất của self-help là bán những lời khuyên. Những lời khuyên này đều xuất phát từ những tác giả hoặc một ai đó có tầm ảnh hưởng và tất nhiên họ đều là những người đã thành công nhất định trong lĩnh vực của mình. Chính vậy, những lời khuyên của họ đều là những kết tinh trong quá trình nỗ lực làm việc của họ và dĩ nhiên là đã được kiểm nghiệm qua nhân chứng sống: là họ.
“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”
Chỉ khi nào yêu vào rồi ta mới thật hết sức dở hơi. Vì khi yêu ta mới nhìn thấu họ là ai. Hóa ra người bạn yêu không thực sự tốt như bạn nghĩ. Chia tay vì không hợp. Sách self-help cũng như vậy. Nó được viết bởi người giàu, người thành công dĩ nhiên là nó phải đúng. Nhưng đúng không có nghĩa là sẽ phù hợp với bạn? Vì sao?
“Con người có ăn phân đạm? Chắc chắn chỉ có điên mới như vậy. Nhưng cây cối thì có!”
Việc chúng ta đọc self-help cũng giống như xem những clip của anh Huấn Hoa Hồng vậy: “Có làm thì mới có ăn, không làm mà muốn có ăn thì ăn đầu b**i, ăn c*t”, giống như Robert Kiyosaki nói "Đừng phí phạm một sai lầm tốt… Rút ra bài học từ sai lầm ấy.".
Nó có sai không? Không sai thậm chí còn rất chinh xác. Nhưng có phải kiến thức mới mẻ gì không? Xin lỗi, chắc chắn là không phải. Đây đều là những điều mà người bình thường nào có nhận thức cũng nhận ra được. Nhưng tại sao chúng ta không hành động? Không phải là không muốn hành động mà đơn giản vì chúng ta không đủ kỷ luật với bản thân để áp dụng.
Kỷ luật với bản thân được xây dựng nên không phải là ngồi đó đọc self-help mà nó xuất phát từ sự giáo dục của bố mẹ khi còn bé, từ tính cách của bản thân, từ việc trải nghiệm cuộc sống và học hỏi. Tất nhiên là vẫn sẽ có những điều học hỏi từ trong sách rồi.

Lời khuyên của mình rằng: 
“Chọn 1-3 cuốn theo một chủ đề rồi thực hành. Thế nhưng…”
Chúng ta luôn là những kẻ tham lam. Chúng ta tham lam đọc nhiều, đọc nhiều buộc bạn phải đọc nhanh hơn. Mà đọc nhanh chỉ cho ta số lượng, không chất lượng.
Sau 1 tiếng đọc, bạn quên 50% lượng thông tin bạn vừa học. Sau 1 tuần, bạn quên 70%. Không phải do bạn. Sherlock Holmes, ví dụ, không nhớ nổi tên của các hành tinh trong hệ mặt trời. Chúng ta đều sinh ra với một bộ não như vậy.
“ Our brain is designed to delete shit information ”
Não bộ con người luôn phải xóa bỏ những thông tin liên quan để bảo vệ bạn khỏi quá tải. Cũng giống như một chiếc điện thoại với bộ nhớ 16G mà bạn chụp 20000 tấm ảnh 20G thì nó sẽ nổ tung. 
Việc học từ vựng tiếng anh cũng như vậy. Hôm nay bạn học 100 từ vựng mới, ngày mai bạn chỉ còn nhớ 10 từ. Tệ hơn, khi gặp người nước ngoài, bạn vẫn chỉ ú ớ mãi nói được duy nhất câu: Hello!

Đọc thêm:

Nói cách khác, nếu bạn không lặp lại, không thực hành sử dụng chúng. Bạn sẽ quên sạch.

Cuộc đời không phải trắng và đen rạch ròi. Luôn có những sắc thái màu xám yêu cầu con người ta phải bình tĩnh và tư duy tinh tế hơn một chút. Những sắc thái màu xám đó chính là những “ngộ độc” tư duy khi chúng ta đọc self-help đó.
Hãy hành động!
Đây là bài viết đầu tiên của mình và cũng là chia sẻ từ kinh nghiệm đọc sách của mình. Có thể bạn thấy đúng hoặc không. Hãy để lại comment để mình biết điều đó.