Tại sao con trai nên đọc những cuốn sách viết về con gái?
Ảnh: Anna Parini Từ một cô bé gan dạ chơi ván trượt, leo cây, bò lê xung quanh, té, trầy gối, tự đứng dậy -- và lớn lên thành...
Từ một cô bé gan dạ chơi ván trượt, leo cây, bò lê xung quanh, té, trầy gối, tự đứng dậy -- và lớn lên thành người phụ nữ can đảm. Hãy học cách để khơi dậy khả năng đối mặt rủi ro một cách tích cực và nuôi dạy bé gái tự tin với câu chuyện và lời khuyên từ người lính cứu hỏa, lính nhảy dù và nhà phiêu lưu Caroline Paul.
Hôm nọ, tôi bị từ chối. Không phải tôi thất tình, nhưng lời từ chối này khiến tôi phải suy nghĩ: một trường trung học đã từ chối lời đề nghị chia sẻ về cuốn sách mới nhất của tôi với những đứa trẻ trong trường của họ. Bởi The Gutsy Girl: Escapades for Your Life of Epic Adventure (tạm dịch: Cô nàng táo bạo: thoát ra cho những hành trình mang đậm chất sử thi) đứa con tinh thần thần của tôi bị cho là mang tư tưởng loại trừ con trai.
Ngay từ đầu khi nghe điều đó, tôi nhún vai nói rằng tôi hiểu và sẽ tiếp tục làm những việc khác. Tôi cho rằng chuyện này sẽ chóng rơi vào quên lãng như chiếc lá rụng sau hè. Nhưng kỳ lạ thật, càng nghĩ về nó, tôi càng trở nên đau khổ với tư tưởng họ cho rằng cuốn sách của tôi đang bày trừ những đứa con trai.
Vâng, cuốn sách gây tranh cãi đó là của tôi, có tên là The Gutsy Girl: Escapades for Your Life of Epic Adventure. Vâng, những trang sách ấy được mở đầu bằng một ghi chú ngắn vỏn vẹn của tác giả “Dear Gutsy Girl” (Thân gửi cô gái táo bạo). Súc tích và đơn giản, tất cả đã phác họa rõ nét về một cô gái độc đáo.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả những đứa con trai đều bị loại trừ. Đây chỉ đơn giản là cuốn sách không viết về họ.
Hóa ra, về cơ bản những quyển sách thế này khi viết riêng về nam hoặc nữ, đều có cách thể hiện tương tự. Ý tôi là nếu bạn đang nói về một quyển sách dành riêng cho con trai.
Chúng ta đang dạy các chàng trai của mình thiếu sự đồng cảm.
Tôi nghĩ về tất cả những cuốn sách tôi đã đọc ở trường trung học trước đây và nhớ ra quyển Shane là một trong số tác phẩm ấn tượng nhất. Đây là một quyển sách dành cho những người mới bắt đầu thích đọc, nội dung kể về một người phương Tây có sở thích đánh đấm và bắn súng và anh ta xem nó như sứ mệnh cuộc đời được định sẵn. (Tôi nhớ là tôi đã rất yêu cuốn sách này). Nhân vật nữ duy nhất trong câu chuyện là một người mẹ, người hết mực yêu thương cậu con trai của mình là Shane – thứ tình yêu trong sáng tình yêu trong sáng đến độ bao dung cả những sở thích cực kỳ nam tính này. Hay quyển The Red Badge of Courage, một tác phẩm lấy bối cảnh từ chiến trường của cuộc Nội chiến (Civil War). Tôi cũng rất thích nó, nhưng tôi không nhớ nổi một nhân vật nữ nào. Cốt truyện của những cuốn sách mà tôi đã đọc- và nhiều hơn nữa những quyển sách tương tự đang nằm trên kệ sách hay ngăn tủ nhà ai đó – dường như đều quá xa lạ so với những gì mà trong thế giới của một cô gái như tôi có thể mường tượng ra. Tuy nhiên, không ai phiền hà hay trách cứ khi tôi đọc chúng. Và điều đó đã làm tôi thấy rất vui mừng.
Có một nhà văn viết một cuốn sách lấy đề tài về các cô gái và trong một hội nghị tại trường, cô thấy rằng nhiều ghế trống chen giữa những đứa trẻ đang ngồi. Sau này cô mới biết, hóa ra, những đứa con trai đã mặc nhiên bị loại khỏi chương trình do người lớn cho rằng con trai không nên nghe về những quyển sách của con gái. Câu chuyện này làm tôi thấy chạnh lòng và lo ngại vô cùng. Vì sao lại hình thành những suy nghĩ phân biệt đó và áp đặt lên bọn trẻ?
Chính vì thế mà ngay từ đầu, những đứa con gái mặc nhiên được kỳ vọng (nói cách khác là áp vào khuôn khổ) đọc sách về những đứa con trai và những người da màu sẽ mặc nhiên chỉ đọc sách về người da trắng (và cả những đứa con trai). Không một ai mải mai nghĩ lại về việc mình có nên tham dự những hội nghị kể trên hay không. Nhưng mỗi lần như thế, con trai ngay lập tức được miễn không cần tham gia, như một lý lẽ thông thường.
Vì tò mò mà tôi đã xem New York Times children’s bestseller list (danh sách những quyển sách trẻ em bán chạy nhất trên tờ New York Times) trong tuần đó. Lúc đầu, chủ đề của những cuốn sách dường như rất khác nhau. Có robot, mèo trên ván lướt sóng, kiếm Bắc Âu và pet foxes. Nhưng trong top mười quyển bán chạy nhất, có chín tác phẩm nói về những chàng trai da trắng nổi bật (Caucasian). Quyển còn lại có nhân vật chính là một cậu bé (da màu) và một cô gái (da trắng); đó là cuốn sách chuyển thể từ bộ phim Star Wars: The Force Awakens. Ít nhất trong tuần này, không một tác phẩm bán chạy nào có duy nhất một nhân vật nữ. Không có bất cứ một cái tên nào lọt top cả.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ là một quốc gia có nhiều nữ hơn nam và là nơi có hệ thống trường công lập, trong đó người da màu chiếm số đông hơn học sinh da trắng. Vậy đã có chuyện gì xảy ra với một danh sách bán chạy nhất? Kết luận tôi rút ra là các tác giả và nhà xuất bản đang dần đánh mất phương hướng xuất bản của mình sau những cuốn sách nhất định vì niềm tin phổ biến này rằng: hey, mọi người sẽ chỉ đọc những quyển sách có nội dung viết về con trai, và chỉ có thể là con trai mà thôi. Vậy điều này có ý nghĩa gì với số phận của những cuốn sách? Quan trọng hơn nữa: điều này có ý nghĩa gì với số phận của những đứa con trai?
Chúng ta tăng cường đọc sách để trải nghiệm phần nào về những quan điểm từng khiến ta hoang mang. Chúng ta đọc để hiểu hơn về con người và các tình huống bên ngoài và những khía cạnh chưa khám phá của chính mình. Vì vậy chúng ta có thể tăng cường sự kết nối và hiểu biết về thới giới xung quanh. Chúng ta đọc để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống và tương lai phía trước. Cứ theo cái đà đó, chúng ta sẽ nuôi dạy những đứa trai của mình lờ đi những trải nghiệm của người khác và xem nhu cầu và mối quan tâm của chúng là trung tâm củavũ trụ. Chúng ta đang khiến những đứa con trai của mình thiếu sự đồng cảm thông qua cách nuôi dạy hằng ngày.
Sự khẳng định này của người lớn rằng con trai chỉ cần những thứ thuộc về con trai cuối cùng rồi cũng gây tổn hại tới con gái. Nhưng ít nhiều ý nghĩ này vô tình cũng làm tổn thương con trai.
Nhà văn có bài thuyết trình không được các chàng trai tham dự tôi vừa kể có tên là Shannon Hale, và trong bài đăng trên blog của cô (1) về vụ việc này còn đi xa hơn những gì ta nghĩ. Cô nói rằng đó là một cam kết được các chàng trai nhất trí rằng không nên đọc sách về các cô gái, trên thực tế họ cho rằng để tâm đến những hành động và suy nghĩ của con gái là một điều đáng xấu hổ, chính là một dạng thỏa thuận trong suy nghĩ trực tiếp dẫn đến văn hóa cưỡng hiếp (rape culture).
Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng.
The Representation Project (2) - một tổ chức phi lợi nhuận đang chống lại định kiến văn hóa định kiến giới rập khuôn đã đi đến kết luận mang tính báo động tương tự. Bộ phim được tổ chức này sản xuất mang tên The Mask You Live In (3), xét về phương diện truyền thông so với các tổ chức khác đã thuyết phục người xem về việc các chàng trai bị nhận xét rằng giống con gái không những bị tránh né nhắc tới, mà còn bị chửi rủa sỉ vả. Đó là những quan niệm độc hại về sự nam tính trong quan niệm chính thống của người Mỹ. Bộ phim đặt ra câu hỏi, làm thế nào mà một cậu bé có tư tưởng khinh miệt nữ tính lớn lên biết tôn trọng phụ nữ? Câu trả lời chỉ ra rằng: anh ta không thể và sẽ không làm điều đó được.
Tôi đã hỏi người đại diện thực hiện dự án Cristina Escobar rằng điều gì xảy ra khi con trai chỉ đọc sách về con trai. Cô ấy nói chúng sẽ được dạy rằng ‘’các cô gái chỉ là những món đồ vật, là những phần thưởng mà họ có thể giành giật lấy về được’’ hay ‘’những chàng trai sẽ đi ra ngoài làm việc còn các cô gái ngồi chỉ có thể ở nhà và chờ đợi để được đàn ông giải cứu’’.
Sự khẳng định này của người lớn rằng con trai chỉ cần làm những thứ thuộc về con trai cuối cùng rồi cũng gây tổn hại tới con gái. Nhưng ý nghĩ này vô tình cũng làm tổn thương con trai ít nhiều. Escobar tin rằng chàng trai cũng muốn đọc sách và tìm hiểu về cô gái, và các báo cáo dai dẳng khác đã góp phần làm sáng tỏ đó là “một khuôn mẫu định kiến mà người lớn áp đạt lên những đứa trẻ.” (a stereotype that adults put on kids). Cô chỉ vào một nghiên cứu sâu rộng cho thấy rằng gần 80% các cậu bé chơi trò chơi điện tử không mấy quan tâm đến giới tính mà avatar của chúng hiển thị. ‘’Chúng ta cần phải khám phá và nhận ra những phần khác nhau trong bản sắc phức tạp và độc đáo của chính mình’’, cô ấy nói với tôi. ‘’Thật không may, phương tiện truyền thông thường sử dụng các định kiến xã hội để lan truyền tư tưởng. Nó đặt mọi người vào những chiếc hộp ngộ ngạt và bó buộc, khiến ta khó có thể sống đúng với bản ngã của mình’’. Cô nói rằng điều này gây ra áp lực nặng nề đối với các cậu bé về ‘’một hình mẫu không hề phù hợp với chúng’’ dẫn đến tỷ lệ uống rượu nhiều, trầm cảm, trốn học và thậm chí tự tử khi chúng chỉ mới ở độ tuổi thanh thiếu niên.
Khi một cậu bé được hướng đến những cuốn sách có nội dung chỉ phản ánh được một khía cạnh hạn hẹp của thế giới - thường là một phần cậu ta đã biết - hoặc cậu ta xấu hổ vì bất kỳ mối quan tâm nào về chúng cũng bị gắn mác là ‘’girl books’’, thì sự hiểu biết về các cô gái và bản thân của cậu ta cũng bị ảnh hưởng không kém. Vì vậy, việc trường học từ chối buổi nói chuyện về quyển sách của tôi là không công bằng với những đứa con trai. Trớ trêu thay, The Gutsy Girl: Escapades for Your Life of Epic Adventure là một ‘’girl book’’ mà các chàng trai có lẽ sẽ yêu thích. Coi nào, quyển sách này không hề ủy mị hay con gái chút nào như bạn nghĩ đâu, chính tựa sách cũng phần nào nói lên điều đó. Không có hình ảnh các cô gái gắn liền với những bài hát. Không có chút mải mai thích thú về tình yêu. Chỉ có rắc rối, tình trạng lộn xộn và những cuộc gọi gần gũi trên những ngọn núi cao, những dòng sông dữ dội và những cuộc thám hiểm dưới đáy đại dương mênh mông. Họ là những cô nàng yêu dấu, những người phụ nữ tài giỏi như “Queen Bess” Coleman (nữ diễn viên kiêm lính nhảy dù), Mae Jemison (nữ phi hành gia) và Ashima Shiraisi (một trong những nhà leo núi giỏi nhất thế giới, mà cho dù bạn là đàn ông hay phụ nữ đều phải khoanh tay kính nể vài phần) đều được phác họa rõ nét. Người duy nhất cần được giải cứu là người kể chuyện (tôi) và cô ấy luôn tự giải cứu mình. The Gutsy Girl được viết để truyền cảm hứng cho các giá trị của lòng dũng cảm, khả năng chữa lành và tự chữa lành ở các cô gái. Nhưng nó cũng là một lời tuyên ngôn đanh thép chống lại những khuôn mẫu khập khiễng về nạn phân biệt đối xử nam và nữ giữa chúng ta. Đã đến lúc con trai thấy rõ điều đó, như Escobar nói “women are as much doers as the men.” (phụ nữ có khi còn đàn ông hơn cả đàn ông). Đã đến lúc con trai đọc sách của con gái, vì lợi ích của mọi người.
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢCaroline Paul là tác giả của tờ New York Times và là chủ nhân của tác phẩm "The Gutsy Girl: Escapades for Your Life of Epic Adventure" cũng như các quyển sách dành cho người lớn "Lost Cat: A True Story of Love, Desperation, and GPS Technology"; "East Wind, Rain"; and "Fighting Fire" Cuốn sách mới nhất của cô có tên là "You Are Mighty: A Guide to Changing the World"
Chuyển ngữ: Hoàng Thy (https://www.facebook.com/thyyry/)
Trích dẫn link phụ lục:
(1):https://shannonhale.tumblr.com/post/112152808785/no-boys-allowed-school-visits-as-a-woman-writer)
(2)
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất