“Một màu son đẹp cho một đôi môi xinh và cho những nụ hôn ngọt ngào”. Nụ hôn đối với tôi là một hành động thiêng liêng và chỉ được sử dụng để trao cho những người mà tôi có tình cảm đặc biệt. Nhưng không phải nụ hôn nào cũng mang ý nghĩa như vậy. Những “nụ hôn xã giao” vẫn hay được sử dụng trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là ở văn hóa phương Tây.
Tôi nghe được một câu chuyện khá hài hước về nụ hôn. Chuyện là tôi có một người em gái mới đi du học về nên con bé rất vô tư trong việc ôm và hôn mọi người trong giao tiếp, kể cả người khác giới. Việc này đã vô tình gây ra khá nhiều hiểu lầm tai hại, như là việc vô tình bắn tín hiệu tình cảm cho người khác giới, thành ra bị mang tiếng là Trap Girl. Đã bị mang tiếng lại còn không được miếng. 
Để hạn chế những sự hiểu lầm đó, đơn giản chỉ là tạm ngừng những “nụ hôn” như vậy thôi đúng không? Nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao những điều rất đỗi bình thường lại mang về hệ quả dở khóc dở cười như vậy. Tại sao Việt Nam lại không phổ biến việc dùng nụ hôn để thể hiện tình cảm xã giao? 
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết của tác giả Gekki đã được đăng tải trên Website Spiderum nhé. 

Cứ hôn là yêu và cứ yêu mới được hôn ? 

Có quá nhiều sách vở hoặc ”người lớn” nói về tầm quan trọng của việc hôn, nhưng không kể về ý nghĩa của chúng. Hôn là hành động thể hiện tình cảm của cặp đôi nhưng có phải cứ là tình yêu đôi lứa mới có quyền sử dụng nụ hôn để thể hiện tình cảm không? Tôi nghĩ là không phải như vậy, một nụ hôn ấm áp có ý nghĩa to lớn và bao quát cả tình yêu. 
Nụ hôn là một cách để thể hiện tình yêu và sự gắn kết giữa hai người, nhưng không phải lúc nào cũng ám chỉ tình yêu. Hôn có nhiều ý nghĩa khác nhau, bao gồm sự thể hiện tình cảm, sự quan tâm, sự khích lệ hoặc sự ủng hộ. Nó cũng có thể là một hành động thể hiện sự thân thiết giữa bạn bè, gia đình hoặc đối tác kinh doanh. Thậm chí ở các nước Châu Âu thì hôn còn là một kiểu chào xã giao. Điều này phổ biến đến mức có hẳn một ngày chỉ dành cho những nụ hôn (kissing day) . Năm 2000, Anh Quốc đã dành ngày 6-7 để thổ lộ tâm tình, trao nhau những nụ hôn cháy bỏng cho người mình yêu thương, lan tỏa giá trị nhân văn. Qua hoạt động trên, ngày 6/7 được nhiều nước trên thế giới tổ chức theo, nhờ đó ngày 6/7 được chính Liên Hợp Quốc phê duyệt chọn làm ngày Quốc tế Nụ hôn. Mặc dù được gọi là Quốc tế Nụ hôn nhưng nhiều người không chỉ chạm môi với nhau mà sẽ dùng nhiều kiểu hôn khác nhau để thay thế, vừa thể hiện tình cảm mà còn tôn trọng đối phương. 

Những loại nụ hôn và ý nghĩa của nó

Mỗi nụ hôn sẽ mang đến một thông điệp với ý nghĩa khác nhau. Chính vì vậy, khi hôn đối phương, mỗi người sẽ lựa chọn cách hôn khác nhau sao cho phù hợp với mối quan hệ, mức độ tình cảm của cả hai cũng như cách mà họ muốn thể hiện thông điệp.
Hôn lên trán: Kiểu hôn này cũng rất lãng mạn. Ở Châu Âu, đây là cách mà đối phương thể hiện sự tin tưởng đối với bạn. Nụ hôn này còn là bước đệm để tìm hiểu xem bạn có muốn tiến xa hơn mối quan hệ bạn bè. Nếu bạn có phản ứng lại hoặc thờ ơ thì đối phương sẽ tự hiểu rằng bạn không có tình cảm với họ, họ không có cơ hội. Trong nhiều văn hóa Đông Á, hôn trán thể hiện sự tôn trọng và sự kính trọng đối với người lớn tuổi, người có vị trí cao hơn trong gia đình hoặc xã hội.
Nụ hôn lên má: Nụ hôn này không chỉ dành cho mối quan hệ các cặp đôi yêu nhau. Nụ hôn lên má thể hiện tình anh em với ý nghĩa bạn chính là người anh em tốt của tôi. Hôn lên má có thể xem nụ hôn thân thiện, có thể giữa người thân, bạn bè thân thiết, thầy cô, các cặp đôi yêu nhau. Khi nhận được nụ hôn trên má thì họ đang muốn gửi thông điệp rằng họ rất sẵn lòng làm bạn, làm anh em, làm chị em với bạn, dạng tương tác tích cực. Ở một số quốc gia phương Tây như Đức, Anh…, nụ hôn trên má như một lời chào và lời tạm biệt đây yêu thương với mọi người xung quanh.  
Nụ hôn lên môi: Đây là kiểu nụ hôn thể hiện rõ nhất của mối quan hệ tình cảm của hai người đang yêu nhau. Với nụ hôn này, hai bạn đã tiến tới một mối quan hệ chính thức và có tình cảm rất sâu sắc. Trao nhau nụ hôn trên môi cũng rất ngọt ngào và ý nghĩa.
Nụ hôn lên cổ: Kiểu hôn này thường thể hiện mong muốn khẳng định đối phương là của mình. Đó là nụ hôn đánh dấu chủ quyền. Nụ hôn lên cổ là nụ hôn của sự chiếm hữu, thường nụ hôn này được các cặp đôi đang yêu nhau, trong mối quan hệ tìm hiểu hay vợ chồng trao cho nhau.
Nụ hôn lên tay: Kiểu hôn này thường dành cho người đàn ông trao cho phụ nữ để tỏ lòng tôn trọng, quý mến, thể hiện sự mạnh mẽ và ga lăng của họ. 
Như đã kể trên, bạn đã thấy rằng hôn có rất nhiều cách hôn và nhiều ý nghĩa khác nhau chứ không phải mỗi việc thể hiện sự lãng mạn. Hôn là hành động thể hiện sự quan tâm, tình cảm dành cho đối phương như giữa mẹ với con, giữa những người bạn, giữa 2 đối tác kinh doanh hoặc đôi khi chỉ là sự cưng chiều dành cho thú cưng thì ta cũng có thể tặng chúng một nụ hôn. Nụ hôn là món quà ta dành cho những người ta yêu thương vì vậy nó không bị hạn hẹp bởi vật chất hay địa vị…. 
Nụ hôn yêu thương thú cưng
Nụ hôn yêu thương thú cưng

Tại sao Việt Nam không phổ biến “hôn xã giao”?

Đối với người Việt Nam, thói quen chào hỏi, thể hiện tình cảm cũng có những nét riêng, khác với phương Tây. Điểm chung lớn nhất mà ta có thể dễ nhìn thấy là chúng ta rất coi trọng sự lễ phép, lịch sự. Người Việt Nam coi lời chào là việc khởi đầu câu chuyện. Giống như các dân tộc Á Đông khác, dù cổ hay tân, tiếng chào, lời thăm hỏi vẫn được người Việt Nam xem trọng và được đánh giá như một tiêu chí văn hóa của một cá nhân.
Cách chào hỏi của người Việt và người phương Tây có nhiều điểm khác biệt, mà đôi lúc gây ngộ nhận, hiểu lầm. Dù thân mật đến mấy, người Việt thường chỉ ở mức bắt tay khi gặp nhau (giữa bạn bè, đồng nghiệp…) hoặc vỗ nhẹ lên vai (bạn thân, quan hệ cấp trên-cấp dưới) hoặc xoa đầu (người lớn đối với trẻ em) chứ người Việt ít có thói quen ôm nhau hoặc hôn nhau khi gặp gỡ. Đó là cách ta thể hiện sự tôn trọng đi đôi với sự quý mến cho đối phương. Ngược lại ở các nước Châu Âu, chào hỏi xã giao thường bao gồm hai nụ hôn phớt lên má. Đầu tiên là hôn bên phải, sau đó đến má trái. Đối với người bạn chỉ quen biết sơ sơ, không thân thiết thì có thể ôm rồi bắt tay. Đây là “chuẩn mực” xã giao ở hầu hết các nước châu Âu. Họ ôm hôn không phân biệt cùng giới hay khác giới vì đấy là cách họ thể hiện tình cảm hoặc sự tôn trọng đối với đối phương. Ví dụ như ở Đức, khi gặp phụ nữ có gia đình thì cách chào hỏi của bạn sẽ là ôm và bắt tay người chồng sau đó hôn lên tay người vợ nhưng ở Việt Nam, việc 2 người đàn ông ôm nhau và việc bạn hôn tay vợ người khác là việc rất khó chấp nhận. Tại sao chúng ta lại có sự khác biệt lớn như vậy? Một số lý do có thể giải thích tại sao ôm hôn xã giao không được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam bao gồm các yếu tố văn hóa, lịch sử, và giá trị truyền thống.
Văn hóa truyền thống: Việt Nam có một nền văn hóa truyền thống nghiêm túc, giữ gìn sự tôn trọng và sự dè dặt trong các hành vi tình cảm công khai. Nụ hôn công khai có thể được coi là thiếu tôn trọng và thiếu ý thức về lịch sự trong cuộc sống. Ngay từ thời phong kiến, chúng ta đã có rất nhiều định kiến với sự tiếp xúc thân thể giữa 2 người với nhau (Thể hiện qua câu “nam nữ thụ thụ bất thân”), cho đến ngày nay, nếu có một cặp đôi yêu đương và hôn nhau nơi công cộng sẽ nhận được nhiều ánh nhìn dị nghị từ mọi người xung quanh. Việc ôm hôn chưa từng được bình thường ở Châu Á, thậm chí còn bị coi là cố tình lạm dụng và quấy rối. Tôi đã từng gặp trường hợp rất buồn cười là khi chị tôi có con, một lần chị đã hôn má con trai mình trong công viên và bị nhắc nhở là hành vi không phù hợp với trẻ nhỏ, chị có thể làm bé có định dạng sai về giới tính và tình cảm. Hôm đó, nhìn chị rất bối rối, khó xử. 
Ảnh hưởng của giáo dục và gia đình: Giáo dục và gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành quan niệm và giá trị về tình dục và các hình thức tình cảm công khai. Nụ hôn công khai có thể bị coi là không phù hợp hoặc không đúng đắn trong một số gia đình và xã hội. Nếu ra đường gặp một cảnh nhạy cảm như ôm hôn….các bậc cha mẹ thường có xu hướng bịt mắt con trẻ lại và nói đó là hành động xấu, không được bắt chước chứ rất ít người giải thích cho em nhỏ hiểu đây là hành động như nào ? Khi nào thì con được làm như vậy ? Làm như vậy với ai? 
Ảnh hưởng của phương Tây và sự toàn cầu hóa: Mặc dù Việt Nam đã tiếp xúc với văn hóa phương Tây và sự toàn cầu hóa, nhưng vẫn còn sự khác biệt về quan niệm về tình cảm và tình dục. Một số người Việt Nam có thể chưa hoàn toàn chấp nhận quan niệm tình cảm công khai và việc truyền tải nó thông qua hành động như nụ hôn công khai. Một số người lên án việc sử dụng ôm hôn xã giao là không đúng chuẩn mực, học đua đòi phương Tây. 
Tôn giáo và giá trị truyền thống: Tôn giáo và giá trị truyền thống cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định về hành vi tình dục và tình cảm công khai. Một số tôn giáo và giá trị truyền thống có quan niệm rằng tình cảm và tình dục là một vấn đề riêng tư và không nên được thể hiện công khai. Một số tôn giáo quy định rằng tình dục chỉ nên được thực hiện trong hôn nhân và không nên được thể hiện công khai ngoài mối quan hệ hôn nhân. Ví dụ như trong Hindu giáo, việc thể hiện tình cảm và tình dục công khai thường không được chấp nhận và coi là không phù hợp. Điều này có thể bắt nguồn từ quan điểm về tôn trọng và giữ gìn sự trinh trắng, chống lại việc quảng bá hay công khai các hành vi tình dục. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quan điểm về tôn giáo và giá trị truyền thống không hoàn toàn đồng nhất và có thể khác nhau giữa các tôn giáo, văn hóa và cả những người thuộc cùng một cộng đồng. Các quy tắc và giới hạn về tình dục và tình cảm công khai cũng có thể thay đổi theo thời gian và tương tác với các yếu tố khác như giáo dục, phát triển xã hội và các tác động văn hóa.

Vậy có nên bình thường hoá việc hôn xã giao ? 

Quan điểm về việc bình thường hóa hôn xã giao là một vấn đề khá phức tạp và đa chiều, và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hoá, giáo dục, tôn giáo và giá trị cá nhân. 
Tôi nghĩ để khởi đầu cho việc sử dụng ôm hôn xã giao là sự đồng thuận từ 2 bên, tôn trọng đối tác. Sẽ là quấy rối nếu người đó không đồng ý nhưng bạn lại ôm hôn họ ở nơi công cộng đúng không nào ?. Điều quan trọng là đảm bảo rằng cả hai bên đồng ý và đều có ý thức về trách nhiệm và sự đồng thuận trong mối quan hệ. Mối quan hệ của hai người ở mức độ nào để chọn hành động cho phù hợp. 
Độ tuổi và trưởng thành: Việc bình thường hóa hôn xã giao cần phải xem xét độ tuổi và trưởng thành của những người liên quan. Đặc biệt là khi những người trẻ tuổi chưa đủ khả năng về mặt vật chất, tinh thần và quản lý cuộc sống, bạn thật sự sẽ là kẻ quấy rối tồi tệ nếu cố gắng ôm hôn một đứa trẻ hoặc sẽ là bất kính nếu bạn đòi ôm hôn một người lớn tuổi khi họ chưa đồng ý. Chúng ta đã từng có việc diễn viên hài Minh Béo đã có hành vi quấy rối một bé trai và bị khởi kiện, chấm dứt sự nghiệp của mình trong khi xét về góc nhìn cả nhân anh ấy thì hành vi đó là bình thường nhưng xét về góc nhìn pháp luật thì độ tuổi cháu bé lại bất thường.
Giáo dục và ý thức: Việc đảm bảo giáo dục và ý thức về tình dục, tình cảm và quan hệ hôn nhân là quan trọng để người trẻ có được những kiến thức cần thiết để quyết định về hành vi đúng đắn, lịch sự và phù hợp. 
Văn hoá và giá trị xã hội: Văn hoá và giá trị xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quan điểm về hôn xã giao. Một số văn hoá có truyền thống bình thường hóa hôn xã giao, trong khi những văn hoá khác có quan điểm khác. Vậy nên đâu phải tự nhiên chúng ta có câu "nhập gia tùy tục", nếu bạn ở một đất nước tôn trọng quyền riêng tư cá nhân cao như Nhật Bản thì bạn nên xem lại việc sử dụng nụ hôn giao tiếp, bạn có thể lên đồn Công an viết bản tường trình bất cứ lúc nào. Nói chung quan điểm xã hội là một quan điểm có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với hoàn cảnh và cá nhân tôi thấy văn hóa Việt Nam đã cởi mở rất nhiều so với phong kiến rồi nên biết đâu trong tương lai gần, việc ôm hôn xã giao sẽ được bình thường hóa và phổ biến thì sao ?