Tại sao Chủ nghĩa Xã hội? (Why Socialism?) -Albert Einstein-
Why Socialism (1949) -Albert Einstein-
Đây là một bản dịch từ bài luận "Why Socialism?" của Einstein vào năm 1949 mà chính tôi hoàn tất. Tất nhiên sẽ có sai sót do vốn tiếng Anh chưa hoàn thiện cùng kiến thức XHCN còn có một số giới hạn của tôi. Nếu có ý kiến, xin hãy đóng góp!
Một người không có chuyên môn về kinh tế và các vấn đề xã hội có nên bàn về chủ nghĩa xã hội không? Tôi cho rằng có một số lí do khiến tôi tin rằng nên như vậy.
Trước tiên, ta hãy xem xét mệnh đề trên dưới góc nhìn của một nhà khoa học. Dường như không có sự khác biệt quá lớn về phương pháp lí luận của ngành thiên văn học và ngành kinh tế: các nhà nghiên cứu ở cả hai ngành đều cố gắng khám phá và chứng minh những quy luật hợp lí cho những nhóm hiện tượng đang bị giới hạn, làm sao cho sự liên kết của những hiện tượng trong ngành này trở nên rõ ràng nhất có thể. Nhưng trong thực tế vẫn luôn có những khác biệt về phương pháp luận ở tất cả các ngành khác nhau. Việc khám phá những quy luật chung về kinh tế luôn gặp khó khăn chính do sự biến thiên và dễ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài ở các hiện tượng kinh tế ta quan sát được, vì thế ta không thể đánh giá chúng một cách riêng rẽ. Ngoài ra, những kinh nghiệm mà chúng ta tích lũy được từ khởi đầu nền văn minh trong lịch sử loài người đều phần lớn bị ảnh hưởng và giới hạn bởi các nguyên nhân mà không mang tính chất kinh tế thuần túy. Ví dụ, phần đa các nhà nước lớn trong lịch sử tồn tại được là nhờ sự chiếm đóng. Những người chinh phạt tự cho họ thành tầng lớp đặc biệt một cách hợp pháp tại nơi họ chiếm đóng. Họ - những "tầng lớp đặc biệt"- đã luôn mở rộng sự độc quyền về sở hữu đất đai và việc truyền giáo. Các mục sư đã kiểm soát việc giáo dục và biến việc phân chia giai cấp thành một tổ chức lâu dài; tạo nên hệ thống giá trị mà người dân từ đó trở đi bị ảnh hưởng một cách vô thức trong hành vi xã hội của chính họ.
Cái "truyền thống" này đã cũ; nhưng chưa thời điểm nào trong lịch sử phát triển của loài người chúng ta từng tiến bộ qua cái giai đoạn mà Thorstein Veblen đã gọi là "giai đoạn săn mồi (cá lớn nuốt cá bé)". Tùy vào thời điểm ta quan sát các hiện tượng kinh tế mà có thể áp dụng những quy luật khác nhau, và ta không thể áp dụng những quy luật kinh tế rút ra ở giai đoạn này cho giai đoạn khác bất kể trình tự thời đại. Mục đích thực sự của Chủ nghĩa xã hội luôn chính xác là vượt qua cái "giai đoạn săn mồi" nói trên, vì thế mà ngành nghiên cứu kinh tế hiện tại (cái ngành kinh tế còn kẹt trong giai đoạn cũ) chỉ có thể mang lại ít giá trị biện luận và thông tin cho một xã hội mang tính xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
Thứ hai, xã hội chủ nghĩa hướng trực tiếp đến một mục đích về đạo đức xã hội. Khoa học, tiếc thay là không thể tạo nên những mục đích trên, thậm chí còn không thể truyền đạt đạo đức vào con người; có tốt lắm thì khoa học cũng chỉ có thể đưa ra phương tiện để đạt được những mục đích nhất định. Bản thân các mục đích đạo đức này trong trường hợp được hình thành bởi các cá nhân có nhân cách và lí tưởng đạo đức cao cả (nếu mục đích không chết yểu do bất kì nguyên do gì) thì vẫn sẽ được người người chấp nhận và duy trì. Những người chấp nhận và duy trì ấy, dù nửa vô thức thì vẫn chính là nhân tố quyết định nên sự tiến hóa của xã hội.
Vì những lí do trên, chúng ta nên đề phòng và không nên tâng bốc khoa học và lí giải bằng khoa học trong một vấn đề xã hội và con người. Đồng thời chúng ta cũng không nên cho rằng chỉ có những chuyên gia mới có quyền được thể hiện quan điểm cho một vấn đề mang tầm và có ảnh hưởng đến tổ chức xã hội loài người.
Vô số tiếng nói từ rất lâu đã khẳng định rằng xã hội loài người đang phải trải qua một cuộc khủng khoảng và sự ổn định nó vốn có đã bị hủy hoại. Đặc trưng của các trường hợp khủng hoảng trên là sự thờ ơ và thậm chí là thù địch của một cá nhân với tập thể cá nhân đó thuộc về, bất kể quy mô của tập thể đó. Để minh họa cho luận điểm trên, xin phép cho tôi kể một câu chuyện cá nhân. Chuyện là dạo gần đây tôi có diễm phúc được thảo luận cùng với một người đàn ông trí thức đáng tôn trọng, chúng tôi bàn về mối đe dọa của một cuộc chiến tranh rất có thể sẽ diễn ra (Ghi chú: thời điểm ông bắt đầu viết bài luận này là giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh). Khi bàn luận, tôi đưa ra ý kiến rằng cuộc chiến tranh ấy đang đe dọa sự tồn tại của toàn nhân loại, tôi nhấn mạnh rằng chỉ có một tổ chức quốc tế thống nhất mới có thể bảo vệ chúng ta khỏi mối nguy đó. Và sau đó, vị khách đáng quý của tôi đã trả lời một cách đầy bình tĩnh rằng "Lý do gì mà anh lại lo ngại sâu sắc và chống lại sự biến mất của nhân loại chúng ta vậy?"
Tôi cho rằng dù là vài thế kỉ trước sẽ chẳng có ai lại đưa ra một câu hỏi như vậy, dù chỉ là đại loại như thế. Cái câu nói trên chỉ thuộc về một người đàn ông đang nỗ lực vô ích để đạt đến một sự cân bằng trong chính nội tâm anh ta, anh ta dù ít hay nhiều cũng đã mất hy vọng cho sự thành công ấy. Điều này cũng thể hiện sự sầu não về nỗi cô đơn, nỗi cô lập đầy đau đớn - vấn đề mà rất nhiều con người trong xã hội ngày nay đang phải chịu đựng. Vậy, lí do tạo nên vấn đề này là gì? Có cách nào thoát khỏi nó hay không?
Khá là dễ để đặt lên những câu nói đại loại như vậy, nhưng ngược lại thì vô cùng khó khăn để giải đáp nó dù là với một người học cao và với mức độ đảm bảo đến mức nào chăng nữa. Khó khăn là thế, tôi vẫn phải thử việc giải đáp nó trong tầm kiến thức và lí luận mà tôi có thể cung cấp. Mặc dù tôi hiểu rõ rằng cảm xúc và nỗ lực của chúng ta luôn mâu thuẫn và mơ hồ, thật khó để diễn tả những điều ấy trong những khuôn mẫu đơn giản.
Con người vừa là một thực thể cá nhân, lại vừa là một thực thể xã hội. Trong cá nhân, con người ta luôn nỗ lưc để bảo vệ cho sự tồn tại của bản thân và của những người gần gũi với chúng ta; mục đích nói chung là thỏa mãn những mong muốn cá nhân, đồng thời phát triển những khả năng bẩm sinh. Như một thực thể xã hội, chúng ta luôn tìm kiếm sự công nhận và ngưỡng mộ từ những người xung quanh, muốn chung vui cùng họ, động viên họ qua cơn sầu não và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bản thân và mọi người. Chỉ khi sự đa dạng của những mong muốn này tồn tại, sự xung đột thường xuyên, sự phấn đấu tạo nên những đặc điểm con người thì mới xác định cụ thể được mức độ mà một cá nhân có thể đạt được trạng thái cân bằng nội tâm, từ đó đóng góp chung cho sự phát triển của toàn xã hội. Có thể cho rằng sức mạnh tương đối của 2 trạng thái căn bản này cơ bản là được cố định do sự lưu truyền trong bản thân con người. Nhưng cái nhân cách mà con người thể hiện ra phần lớn là được hình thành trong môi trường mà người đó tình cờ tìm thấy bản thân tại quá trình phát triển của họ, trong cái cấu trúc, văn hóa xã hội họ sống và được hình thành do sự đánh giá các loại hành vi. Khái niệm trìu tượng về "xã hội" có nghĩa là bản thân con người cùng những mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp với những người sống cùng với họ. Mỗi cá nhân có thể độc lập suy nghĩ, nỗ lực, lao động; nhưng đồng thời những vấn đề thể chất, tri thức, cảm xúc của cá nhân ấy cũng phụ thuộc phần lớn vào xã hội, ta không thể nghĩ, hiểu về cá nhân ấy ngoài khuôn khổ xã hội. Cái "xã hội" mà đã cho cá nhân đó cơm áo, nhà cửa, công cụ sản xuất, ngôn ngữ, ý thức suy nghĩ; sự sống của cá nhân ấy là do lao động, cũng như các thành tựu của hàng triệu người đi trước và cùng thời với người ấy. Và, tất cả những nhân tố ấy gói gọn trong một từ: "xã hội"
Rõ ràng rằng vì vậy cái sự phụ thuộc của một cá nhân trong xã hội là một thực tế của tự nhiên mà không thể từ bỏ hay chối bỏ, tương tự như kiến hay ong. Tuy vậy, trong cả quá trình tồn tại của kiến và ong thì chúng đã bị cố định một cách cứng nhắc bởi bản năng di truyền. Với con người, kiểu hình xã hội có muôn hình vạn trạng, rất nhạy cảm và khó thích nghi với thay đổi. Trí nhớ - một "nhà chứa" cho những sản phẩm tư duy kết hợp từ bộ não - là món quà của sự giao tiếp bằng lời nói, nhờ nó mới có thể tạo nên sự phát triển của con người, vì tâm trí của chúng ta không bị bó buộc vào các nhân tố sinh học như kiến và ong. Những sự phát triển bởi tâm trí của chúng ta được biểu lộ qua các truyền thống, định chế, tổ chức trong xã hội; cũng như qua văn học, nghệ thuật, khoa học và các thành tựu kĩ thuật. Chính thế nên ta mới giải thích được việc trong một nhận thức nhất định, một người có thể gây ảnh hưởng lên cuộc sống của người ấy thông qua những chỉ đạo, và sự suy nghĩ cùng những mong muốn trong bộ não có thể đóng một vai trò trong cái quá trình nhận thức này.
Tổ chức sinh học cố định không thể thay thế của chúng ta cùng với những thôi thúc tự nhiên là những đặc tính của con người mà chính ta bẩm sinh có được qua di truyền. Ngoài ra, trong suốt cuộc đời thì con người có được một quy ước văn hóa qua giao tiếp và qua các loại ảnh hưởng khác từ xã hội. Nó - những quy ước văn hóa - qua thời gian có thể thay đổi, tùy thuộc vào mối quan hệ của cá nhân sở hữu quy ước văn hóa với xã hội trao cho người ấy nhận thức về nó. Nhân chủng học hiện đại cho chúng ta hay rằng những nghiên cứu so sánh mà ta gọi là văn hóa nguyên thủy, việc những hành vi xã hội của chúng ta có sự khác biệt lớn phụ thuộc vào mô hình văn hóa đang thịnh hành và cũng phu thuộc vào những tổ chức đang chiếm ưu thế trong xã hội. Những người đang nỗ lực để cải thiện số phận chung của con người có thể đặt nền móng cho lí tưởng của họ rằng: Con người ta không đáng bị phê phán, chính vì cấu trúc sinh học mà việc chúng ta tiêu diệt lẫn nhau hay chịu sự thương hại của những kẻ tàn nhẫn - tất cả là do tự gây ra.
Nếu chúng ta tự hỏi rằng việc cấu trúc xã hội và thái độ văn hóa của ta có nên bị thay đổi cho mục đích thỏa mãn được đời người hay không, thì ta nên không ngừng nhận thức rõ về sự thực rằng sẽ luôn có những điều kiện nhất định mà ta không thể thay đổi. Như đã nói ở trên, sinh học của con người chúng ta là bất biến dù là cho bất cứ mục đích thực tiễn nào. Hơn nữa, sự phát triển của khoa học và nhân khẩu trong vài thế kỉ gần đây đã tạo nên những điều kiện ta có hiện tại. Trong mật độ dân số tương đối dày đặc mà hàng hóa là không thể thiếu để duy trì sự tồn tại của chúng ta thì sự phân hóa lao động cực đoan và sự tập trung tư liệu sản xuất là tuyệt nhiên cần thiết. Thời đại quá khứ mà chúng ta nhìn lại trông có vẻ bình dị, khi mà cá nhân và các tập thể nhỏ có thể tự cung tự cấp đã vĩnh viễn không còn. Nói không quá thì các cấu trúc trong nhân loại hiện nay đã thành một cộng đồng toàn cầu về sản xuất và tiêu thụ.
Tôi đã đến được mục tiêu mà tôi có thể chỉ ra một cách ngắn gọn rằng điều gì với tôi tạo nên bản chất của cuộc khủng hoảng xã hội tại thời điểm này và nó liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội. Các cá nhân hiện nay đã và đang nhận thức rõ hơn về sự phụ thuộc của bản thân vào xã hội, tuy nhiên họ lại không nhận thức điều này một cách tích cực họ coi sự phụ thuộc này như một mối liên kết hữu cơ hay sự bảo vệ hơn là mối đe dọa cho những quyền lợi tự nhiên của bản thân hay thậm chí coi nó là mối đe dọa cho sự tồn tại kinh tế của họ. Hơn nữa, địa vị của cá nhân mà những sự tự cao tự đại trong việc tạo dựng của anh ta liên tục được nhấn mạnh, trong khi đó những động lực xã hội của anh ta - vốn có bản chất yếu hơn - thì lại ngày càng xấu đi. Tất cả con người, bất kể địa vị xã hội, đang phải trải qua sự thoái hóa này. Với những tù nhân của cái tôi vô danh của họ thì họ cảm thấy bất an, cô độc và thiếu thốn sự vô tư hạnh phúc với cuộc sống. Con người có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, nó ngắn gọn và có phần nguy hiểm như nó vốn có. Ý nghĩa của cuộc sống chỉ có thể hiểu được qua việc cống hiến hết mình cho xã hội.
Nền kinh tế hỗn loạn của xã hội tư bản hiện tại theo tôi là nguồn gốc thực sự của cái ác. Trước đây chúng ta là một cộng đồng lớn những người sản xuất với những thành viên không ngừng cố gắng tước đoạt trái cây của tập thể, không bằng vũ lực mà là hoàn toàn do sự tuân thủ trung thành với những luật lệ được đưa ra một cách hợp pháp. Với trình tự này, cần thiết phải nhận ra rằng phương tiện, tư liệu sản xuất (tức là toàn bộ năng lực sản xuất cần phải sản xuất ra những hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa do vốn tư bản) phần lớn trường hợp bị tư hữu bởi các cá nhân
Vì sự đơn giản, trong phần thảo luận sau đây tôi sẽ gọi "công nhân" là những người không chia sẻ quyền sở hữu tư liệu sản xuất (mặc dù các giải gọi này không tương ứng với cách dùng của thuật ngữ "công nhân"). Người sở hữu những tư liệu sản xuất đứng trên vị trí, họ có thể mua sức lao động của công nhân. Bằng việc sử dụng tư liệu sản xuất, công nhân tạo ra hàng hóa, hàng hóa đó trở thành tài sản của tư bản. Mục tiêu quan trọng trong quá trình này là mối quan hệ giữa công nhân và bên trả tiền cho công nhân, cả hai được bởi giá trị thực. Trong chừng mực mà hợp đồng lao động gọi là "tự do", những gì người công nhân nhận được không được quyết định bởi giá trị thực trong sản phẩm người đó tạo ra, mà được quyết định bởi những nhu cầu tối thiểu của công nhân và do yêu cầu lao động của giới tư bản, điều làm cho vấn đề này xảy ra là do sự cạnh tranh việc làm trong thời điểm đó (người nhiều việc ít, ai sẵn sàng làm ra nhiều giá trị thực nhất mà yêu cầu thấp nhất từ tư bản sẽ được bán sức lao động). Ta phải hiểu rằng lí thuyết về việc trả công công nhân không quyết định bởi giá trị người công nhân tạo ra.
Nguồn vốn tư bản có khuynh hướng tập trung vào vài cá thể, một phần là do bản thân sự cạnh tranh trong giới tư bản, một phần là do sự phát triển khoa học kĩ thuật và việc gia tăng sự phân hóa lao động. Chúng phát triển một hình thái mà các đơn vị sản xuất lớn hơn gây ảnh hưởng đến những đơn vị nhỏ hơn. Kết quả cho sự phát triển này là một chế độ quyền lực tập trung (hay còn gọi là độc quyền) của những nhà tư bản có tiềm lực to lớn mà không thể được điều hiệu quả kể cả với một xã hội chính trị được tổ chức một cách dân chủ. Điều này không thể bàn cãi vì bản thân các thành viên trong các cơ quan lập pháp đều xuất phát từ các đảng phái chính trị được hỗ trợ tiền bạc từ những nhà tư bản có tiền và quyền. Mục đích của những nhà tư bản khi ảnh hưởng lên cơ quan chính trị là tách biệt sự ảnh hưởng của các cử tri vô sản ra khỏi công việc lập pháp. Hậu quả là những đại diện của nhân dân không có đủ thực quyền để bảo vệ những lợi ích của nhân dân. Hơn nữa, dưới những điều kiện hiện tại thì giới tư bản tất yếu kiểm soát cả trực tiếp lẫn gián tiếp nguồn thông tin lưu hành trong quốc gia (báo chí, radio, giáo dục,...). Do những điều đó, sẽ rất khó và gần như là bất khả thi để một công dân bình thường ở tầng lớp công nhân vô sản đưa ra những kết luận mang tính khách quan về xã hội, đồng thời họ cũng không thể biết được cách sử dụng những quyền lợi về mặt chính trị của bản thân một cách thấu đáo.
Trường hợp như trên là thực trạng chung của những nền kinh tế được xây dựng trên sự tư hữu cá nhân và sự hiện diện của tư bản. Đặc trưng của nên kinh tế ấy dựa trên 2 nguyên tắc chính:
+ Đầu tiên, tư liệu sản xuất được tư hữu hóa và được phân phối bởi số ít cá nhân cho những người đáp ứng những yêu cầu họ đề ra trong sản xuất.
+ Thứ hai, hợp đồng lao động trở nên "tự do".
Tất nhiên sẽ không có tồn tại bất cứ hình thái kinh tế nào mang tính thuần túy tư bản trong những đặc điểm này. Cụ thể là ta phải để tâm đến sự thực rằng giai cấp công nhân, thông qua cuộc đấu tranh dai dẳng và gay gắt của mình đã thành công phần nào đó trong việc cải thiện cái "hợp đồng lao động tự do" cho một số nhóm. Nhưng xét trên tổng quan, nền kinh tế chung ngày nay chẳng khác mấy so với nền kinh tế "tư bản thuần túy".
Sản phẩm nay được sản xuất dựa trên lợi ích, không phải vì nhu cầu sử dụng của nó. Không có quy định nào đảm bảo rằng tất cả những người có năng lực và khả năng để sản xuất sẽ có công việc; luôn tồn tại một thứ gọi là "đội quân thất nghiệp". Chính bản thân những công nhân có việc làm cũng luôn nơm nớp lo sợ sẽ mất việc làm mình đang có. Bởi vì những người thất nghiệp và những công nhân được trả lương bèo bọt không tạo ra thị trường đem đến lợi nhuận, nên việc sản xuất hàng hóa tiêu dùng bị hạn chế, sự hạn chế ấy tạo ra một hậu quả đầy khó khăn. Những tiến bộ công nghệ thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp hơn là giảm bớt gánh nặng công việc. Tư lợi và sự cạnh tranh của các nhà tư bản với nhau thúc ép họ gây nên sự mất ổn định trong việc tích lũy và sử dụng vốn, dẫn đến tình trạng suy thái ngày một nghiêm trọng trong nền kinh tế. Việc cạnh tranh không ngừng nghỉ không đem đến lợi ích phát triển xã hội, mà ngược lại chúng đem đến sự lãng phí rất lớn nguồn lao động và đồng thời làm mài mòn về khả năng lí luận khách quan và nhận thức xã hội của giai cấp vô sản mà tôi đã nhắc đến từ trước.
Việc làm tê liệt nhận thức của các cá nhân CHÍNH LÀ VIỆC LÀM ĐỘC ÁC NHẤT CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. Và nền giáo dục chúng ta đang "hưởng" đang phải hứng chịu sự ảnh hưởng tàn độc này. Thái độ cạnh tranh độc hại được tiêm nhiễm vào đầu những học sinh thông qua nền giáo dục từng ngày. Học sinh dần được huấn luyện để tôn thờ sự thành công tư bản như là một cách chuẩn bị cho sự nghiệp sau này của chúng.
Tôi đã bị thuyết phục rằng chỉ có duy nhất một cách để tiêu diệt những tệ nạn đầy nghiêm trọng này, chính là việc thành lập một nền kinh tế Xã hội chủ nghĩa, theo đó là một nền giáo dục được định hướng để học sinh theo đuổi những sự thành công trong xã hội chung. Các tư liệu sản xuất của tư bản phải được công hữu hóa. Một nền kinh tế kế hoạch hoá sẽ hiện thực những điều nói trên qua việc phân công lao động cho những người có đủ năng lực sản xuất, qua đó đảm bảo một điều kiện sống cho tất cả những cá nhân trong xã hội bất kể đàn ông, phụ nữ hay trẻ em. Đồng thời, sự giáo dục phải phát triển những năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, phát triển cho cá nhân ấy về ý thức trách nhiệm cho những người khác thay vì chỉ chăm chăm vào lợi ích và tôn vinh quyền lực cá nhân đang hiện hữu trong xã hội chung của chúng ta.
Cần thiết phải nhắc rằng một nền kinh tế kế hoạch hóa chưa phải là Xã hội chủ nghĩa. Mà nền kinh tế ấy được đồng hành bởi sự phục tùng hoàn toàn của một cá nhân. Việc thực hiện chủ nghĩa xã hội đòi hỏi những yêu cầu cấp thiết về giải quyết vấn đề vô cùng khó khăn còn tồn tại trong chính trị - kinh tế - xã hội: Xét đến sự tập trung sâu rộng của quyền lực chính trị và kinh tế - xã hội, làm sao để ngăn cản sự phát triển của một nền chính trị quan liêu đã trở nên quá quyền lực và quá quy mô? Và làm thế nào để quyền lợi của các cá nhân trong xã hội được đảm bảo, để sâu hơn là nhờ đó mà bảo vệ một đối trọng dân chủ để hạn chế và làm đối trọng cho sự lộng quyền của bộ máy quan liêu trong chính trị.
Sự rõ ràng về mục tiêu và vấn đề của chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất trong thời đại chuyển đổi của chúng ta. Vì trong hoàn cảnh hiện tại, việc thảo luận tự do và không bị cản trở về những vấn đề này đã bị giới hạn nghiêm trọng. Nên tôi coi việc thành lập một tạp chí trích dẫn và phổ biến những quan điểm chính trị như thế này là một nhiệm vụ chung đáng quan trọng.
Vấn đề là chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Tôi ủng hộ chủ nghĩa xã hội vì tôi ủng hộ nhân loại. Chúng ta đã bị nguyền rủa bởi sự thống trị của tiền bạc của cải đủ lâu rồi. Tài sản không phải là cơ sở đúng đắn của nền văn minh. Đã đến lúc tái tạo xã hội - chúng ta đang ở trước thềm một sự thay đổi toàn cầu.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất