Lược dịch từ bài viết "The Way You Tell Your Life Story Matters. Start Now" đăng trên tạp chí The Wall Street Journal. Đọc bài viết gốc tại đây.
<i>Phim "Big Fish" (2003) của đạo diễn Tim Burton, kể về cậu con trai đi tìm sự thật trong những câu chuyện ba mình kể lại.</i>
Phim "Big Fish" (2003) của đạo diễn Tim Burton, kể về cậu con trai đi tìm sự thật trong những câu chuyện ba mình kể lại.
Nhà thơ Jim Harrison đã viết: “Cái chết đánh cắp mọi thứ trừ những câu chuyện của chúng ta”. Tuy nhiên, nếu chúng ta không cẩn thận, cái chết cũng có thể lấy đi nốt những thứ đó. Khi nói đến tiền bạc và bất động sản, hầu hết chúng ta đều sắp xếp chúng cẩn thận để sau khi chết không có biến cố gì xảy ra. Vậy tại sao chúng ta không chăm sóc bình đẳng cho những câu chuyện cuộc đời mình, cái thứ chẳng thể kể lại được khi đã mất?
Hãy nghĩ về những câu chuyện mà bạn đã nghe đối tác hoặc cha mẹ mình kể hàng nghìn lần. Chúng rất quý giá. Khi ai đó qua đời, chúng ta cần những câu chuyện đó – không phải ở bản thể mơ hồ, nhớ một nửa, secondhand mà đó phải là thứ nguyên bản nhất, cá nhân nhất và được kể lại bằng đúng ngữ điệu chủ nhân của nó nhất. Lúc đó bạn rực sáng bằng chính ngôn từ và sự thông tuệ của mình, chứ không phải bằng những lời tán dương và ca tụng từ người khác.
Bảo tồn những câu chuyện của bạn ngay lập tức, khi mà kí ức của bạn còn đang sống động. Những câu chuyện hay nhất không chỉ cho thấy bạn đã làm gì mà còn cho thấy lí do và cách bạn thực hiện chúng thế nào. Bắt đầu câu chuyện bằng việc kể lại cách bạn đã đi như nào trên con đường sự nghiệp, đang cố gắng làm gì với cuộc sống của mình và nó diễn ra như nào hoặc kể về những chiến thắng và thất bại lớn nhất trong cuộc đời, bạn học được điều gì từ chúng. Cũng đáng giá không kém: những điều lạ kỳ nhất, hài hước nhất, tuyệt vời nhất và khủng khiếp nhất đã xảy ra với đời bạn.
James W. Pennebaker, giáo sư tâm lý học tại Đại học Texas ở Austin, cho biết: “Việc sắp xếp suy nghĩ trong đầu hỗ trợ rất nhiều cho sự diễn đạt thông suốt. Thỉnh thoảng, tất cả chúng ta cần phải lùi lại, kiểm điểm và ngẫm nghĩ: Mình đang làm gì, mình sẽ đi đâu, và đây có phải là cuộc sống mình hằng mong muốn?”
Bạn có thể viết một cuốn nhật ký hoặc tự tay viết cáo phó cho chính mình, tuy nhiên tôi không khuyến khích bạn làm điều thứ hai. Cuốn nhật ký là đủ để bạn viết những câu chuyện hay nhất đời mình hoặc chép lại nó thôi cũng được.
Một cách để ghi nhớ kí ức là viết thư tay hoặc email cho bạn bè mình, rồi giữ lại bản sao. Một cách khác là giải thích lý do đằng sau những bức ảnh bạn yêu quý nhất. Đối với ai cần sự gợi nhắc, các app như Storyworth hoặc MemLife sẽ cung cấp cho bạn các bộ câu hỏi chuyên dụng. Đối với ai ghét viết, hãy ghi âm lại giọng nói. Tuy nhiên, hãy chắc chắn việc bạn tạo ra một bản ghi âm có đầy đủ chú thích về bất kỳ điều gì xảy ra lúc đó, để rồi hàng thế kỷ sau người nghe vẫn có thể hiểu tường tận.  Michael K. Reilly, qua đời năm 2021 ở tuổi 88, làm ăn phát đạt trong ngành than nhưng sẽ không bao giờ nổi tiếng. Ông ấy thậm chí còn không có một trang Wikipedia nào. Tuy nhiên, ông Reilly tin rằng các cháu của mình có thể muốn biết một số điều về cuộc sống của ông. Cuối cùng mãi tới khi nghỉ hưu, ông mới chịu viết ra những kỷ niệm của mình. Mark Reilly cho biết anh rất trân trọng cuốn sách nhỏ “Cuộc đời diệu kỳ”của cha mình, trong đó người cha quá cố của anh là Michael K. Reilly đã viết ra những kỷ niệm đời ông.
<i>Mark Reilly cho biết ông rất trân trọng cuốn sách nhỏ “Cuộc đời diệu kỳ”của cha mình</i>
Mark Reilly cho biết ông rất trân trọng cuốn sách nhỏ “Cuộc đời diệu kỳ”của cha mình
Ông đặt tên cho cuốn sách của mình là “Cuộc đời diệu kỳ” đồng thời đặt in vài bản cho toàn bộ thành viên trong gia đình. Cách xuất bản và in ấn thật sự nghiệp dư bởi ông không cố khoa trương với bất kỳ ai. Khi còn là một cậu trai trẻ, một đêm nọ, ông Reilly đã lái ô tô của bà mình đi chơi, ăn trộm một ít xăng và cuối cùng phải ngồi tù một thời gian ngắn. Vài năm sau, khi vợ tương lai là bà Maralyn Lyman bắt đầu hẹn hò với ông, bà đã bị sốc khi ông ta chia tay bà để đi xưng tội ngay trong Mùa Vọng. Bằng cách thần kỳ nào đó sự lãng mạn vẫn tồn tại. Họ kết hôn năm 1958. Một trong những người con trai của ông là Mark Reilly, yêu thích tập sách này một phần vì nó không bóng bẩy và giả tạo. “Đó là một câu chuyện có thật về một cuộc đời đích thực” anh nói.
Một lưu ý nhỏ khi viết: Tiết lộ quá nhiều về một số chủ đề có thể làm tổn thương hoặc xúc phạm tới những người thân yêu của bạn. Người viết cần nghĩ kĩ nên bỏ đi những gì. Mort Crim là một phát thanh viên tin tức truyền hình đã nghỉ hưu, tự hỏi trong đầu rằng các con của ông sẽ phản ứng thế nào khi ông đề cập đến các vấn đề hôn nhân trong quá khứ của mình cách đây vài năm. Ông hỏi trực tiếp họ và họ khuyên ông hãy thẳng thắn. Lời khuyên tôi dành cho ông ấy là thừa nhận sai lầm mà không đổ lỗi cho người khác. Davida Coady cũng kể câu chuyện của mình, và tạ ơn Chúa vì điều đó vì không ai khác có thể làm điều đó tốt gần như vậy. Davida Coady cũng kể lại câu chuyện cuộc đời cô, và tạ ơn Chúa vì điều đó vì không ai khác có thể làm điều đó tốt gần bằng cô được. Tiến sĩ Coady, qua đời năm 2018 ở tuổi 80, là một bác sĩ được đào tạo tại Đại học Columbia và Harvard. Bà viết rằng bản thân đã dành hơn hai thập kỷ để đi từ “thảm họa nhân loại này tới thảm họa nhân loại khác”, với nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho các quốc gia Châu phi, Châu Á và Trung Mỹ. Trong khi đó, cuộc sống riêng tư của bà lại trở thành một loại thảm họa khác. Trong cuốn hồi ký của mình, Davida Coady mô tả cách bà trải qua "thảm họa nhân loại này đến thảm họa nhân loại khác" trong hơn 20 năm như nào
<i>Tiến sĩ Davida Coady khi làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế</i>
Tiến sĩ Davida Coady khi làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế
Bà viết lại trong cuốn hồi ký “The Greatest Good” của mình rằng: “Tôi say rượu và bị quyến rũ. Tôi ngủ với gã đó và rồi gắn bó với hắn trọn đời”. Từ đó bà mắc chứng nghiện rượu và phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ tổ chức Alcoholics Anonymous. Bà viết rằng, lần cuối cùng bà uống rượu là ngày 30 tháng 10 năm 1989. Nếu chi tiết đó mà được một ai khác viết lại thì họ sẽ viết rằng trong chuyến du lịch của mình thì bà đã lên gặp Henry Kissinger, Fidel Castro và Mẹ Teresa. Chính vì bà là người trực tiếp viết nên chúng ta mới hiểu tường tận. Ông Kissinger pha cho bà một ly gin và tonic. Mẹ Teresa nắm tay bà khi cả hai trò chuyện. Ông Castro hôn lên má bà; bộ râu của ông ấy mềm mại một cách đáng ngạc nhiên. Đọc câu chuyện đời bà ở góc nhìn thứ nhất sẽ cảm nhận đầy đủ mọi chi tiết lẫn sự hứng khởi trong mỗi khoảnh khắc, thứ mà không ai có thể tường thuật lại được.
Đối với những người kể câu chuyện cuộc đời mình, họ còn có thêm một phần thưởng. Theo một số nhà nghiên cứu, những người chịu mày mò tìm cách giải thích trải nghiệm bản thân của mình với mọi người, bằng cách viết lại hoặc thu âm lại,sẽ khiến tâm trạng của họ tốt hơn và thậm chí còn có thể cải thiện sức khỏe của bản thân. Dẫu vậy vẫn có một số người ít hoặc không quan tâm đến quá khứ, kể cả của chính họ. Nếu bạn đã thử kể câu chuyện của mình và thấy nó chỉ mang lại nỗi buồn, thì không cần phải cố chấp nữa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn muốn trước khi chết sẽ để lại cuộc đời này một dấu ấn của riêng mình, dù có mờ nhạt đi nữa. Chúng ta có xu hướng tin vào câu tục ngữ rằng con người chết hai lần: lần đầu tiên khi tim họ ngừng đập, lần thứ hai khi ai đó gọi tên họ hoặc nghĩ về họ lần cuối cùng.
Nghĩ xem, sao bạn lại tin điều đó nhỉ. Những câu chuyện của bạn có thể là món quà tuyệt vời nhất mà bạn từng dành tặng cho bạn bè và gia đình mình. Ngay cả khi không ai đọc hoặc nghe chúng, ít nhất thì bạn đã không lãng phí thời gian mình có mặt trên cuộc đời này. Xem xét lại cuộc sống của bạn rằng-bạn đang cố gắng làm gì, lý do gì khiến bạn phải thực hiện nó và giờ thì nó đang diễn ra như thế nào-những câu hỏi ấy có thể mang lại cho bạn nguồn cảm hứng để sửa đổi con đường bạn đang đi. Không bao giờ là quá muộn để cải thiện. Các câu hỏi trên được trích ra từ cuốn sách “Hướng dẫn kể câu chuyện đời bạn cho người viết cáo phó” sẽ được xuất bản bởi Kensington’s Citadel Press vào ngày 27.12.2022.
HẾT.
Link bài viết gốc: