Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, kết quả có hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc này như xây thêm trường để tăng thêm cơ hội cho các em, một số có bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, ngoài ra số ít bài nói về lựa chọn học nghề...
Vậy đâu là lựa chọn đúng đắn, tại sao lại nên như thế?
Tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập xuống. Trong số hơn 70.000 học sinh đỗ công lập, chỉ nên tuyển chọn khoảng 1/3 số học sinh để tiếp tục phân luồng lên cấp cao hơn để vào đại học. Số lượng học sinh còn lại nên được định hướng vào học các trường nghề.
Có 3 lý do cho lựa chọn này:
1. Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng vào các trường đại học. Năm 2022 trong số hơn 620.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng đại học thì chỉ có 463.440 thi sinh xác nhận nhập học. Như vậy có đến khoảng 1/2 số học sinh tốt nghiêp cấp 3 ko theo học đại học (gần 500.000 em).
Vậy số học sinh này đi đâu?
Phần lớn những học sinh này đi học nghề hoặc xuất khẩu lao động. Như vậy, xấp xỉ 500.000 học sinh đang ngồi "nhầm chỗ", nếu các em vào trường nghề luôn sau khi hết lớp 9, Nhà nước sẽ có một lực lượng lao động trẻ, yêu nghề, có tay nghề đc đào tạo bài bản sớm đến 3 năm. Lực lượng lao động trẻ, giỏi nghề này sẽ đem lại nguồn thu rất lớn cho quốc gia dù họ xuất khẩu lao động hay vào các công ty trong nước.
2. Về mặt sinh học lứa tuổi 15 là lứa tuổi vàng tốt nhất để phát triển sở trường. Theo khoa học thần kinh, bộ não con người phát triển theo quy tắc từ sau ra trước. Não trước có chức năng điều hành phân tích, phán đoán, kiểm soát cơn bốc đồng. Trong khi các vùng não sau và 2 bên thái dương đã phát triển thì ở lứa tuổi này não trước (thùy trước) mới bắt đầu có những kết nối với các vùng não khác và phát triển một cách bùng nổ.
"Những năm tháng trong độ tuổi này là thập kỷ tuyệt vời của cuộc đời con người. Không còn độ tuổi nào khác có khả năng đáp ứng nhanh chóng với tất cả các nỗ lực làm người mạnh mẽ nhất và khôn ngoan nhất đến như vậy. Cũng giống như vậy, chỉ ở giai đoạn huyền bí này mới có mảnh đất tinh thần đủ màu mỡ để có thể khiến cho mọi hạt giống, cả loại xấu cũng như tốt, có thể bám rễ, phát triển sum suê hay đơm hoa kết trái một cách nhanh chóng, một cách chắc chắn đến thế."
Chính vì vậy, đây là giai đoạn quan trọng nhất bắt buộc học sinh phải tự học và chuyên sâu sở trường của mình. Và điều logic là để phát huy kỹ năng tự học thì chúng phải đc lựa chọn học những gì mình đam mê, những ngành học nơi bản thân chúng cảm thấy thuộc về.
Chỉ khi học sinh biết và đc lựa chọn theo đam mê chúng mới phát huy cao nhất năng lực của chúng. Đó là lý do tại sao những đứa trẻ ham học nghề ko nên bị ép buộc phải học cấp 3, nơi chúng ngồi "nhầm chỗ" suốt 3 năm chỉ để nhận bằng tốt nghiệp. Đối với sự phát triển của xã hội, kỹ năng nghề hay học thuật đều quý và cần thiết.
3. Vậy còn vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh cấp 3 thì sao?
Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển tâm sinh lý trẻ em giai đoạn hình thành nhân cách trẻ là từ 0 - 6 tuổi. Ở lứa tuổi này trẻ sẽ cần nhiều tiếp xúc, trải nghiệm thực tế từ thiên nhiên, học cách giao tiếp với cha mẹ, ông bà, anh em và xã hội thay vì nhồi nhét đủ loại kiến thức học thuật hay tham gia các cuộc đua tranh thứ hạng vô bổ của người lớn. (Giai đoạn này bộ não chưa đủ khả năng tiếp nhận và xử lý các kỹ năng mang tính học thuật). Đẩy trẻ vào các cuộc đua tranh giải thưởng khi nhân cách chưa hình thành sẽ chỉ khiến trẻ có góc nhìn lệch lạc về các giá trị, đạo đức của đứa trẻ cũng bị lệch lạc theo.
Trẻ 15 tuổi về cơ bản đã ổn định về mặt nhân cách, việc ép phải làm những điều chúng không mong muốn chỉ khiến trẻ trở nên nổi loạn, gây phiền toái, tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc của toàn xã hội.
Để thay đổi căn bản bức tranh nguồn lực lao động đáp ứng tốc độ phát triển đất nước, một số trường Đại học - Cao đẳng đã bắt đầu thực hiện những bước đi đầu tiên. Điển hình là Tập đoàn FPT với mô hình trường Phổ thông Cao đẳng FPT với hệ thống xấp xỉ 26 trường trên cả nước.
Vì tương lai con em chúng ta chính các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và thực sự đồng hành cùng con trẻ, trao cho trẻ quyền đc lựa chọn để chúng phát triển tốt nhất sở trường của chúng.
Để Hạnh phúc dẫn lối thành công!
QUANG HÒA
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ.
Myblog: https://Kuanghoa97.blogspot.com