Top 9 lỗi sai phổ biến lập trình viên fresher thường hay mắc phải
Để trở thành Hero, ai cũng phải xuất phát từ Zero. Với các lập trình viên tương lai, việc viết code sao cho chuẩn chỉ từ khi mới bắt đầu rất quan trọng. Để làm được điều đó, bạn cần tránh những sai lầm cơ bản dưới đây.
Để trở thành Hero, ai cũng phải xuất phát từ Zero. Với các lập trình viên tương lai, việc viết code sao cho chuẩn chỉ từ khi mới bắt đầu rất quan trọng. Để làm được điều đó, bạn cần tránh những sai lầm cơ bản dưới đây. Vậy chúng là gì? Hãy cùng ICTS tìm hiểu top 9 lỗi mà fresher developer này ngay nhé!
1. Để lại quá nhiều comment
Chúng ta thường nhận định, comment sẽ giúp mọi người hiểu code dễ hơn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ, việc có quá nhiều comment sẽ khiến việc đọc code dễ bị gián đoạn và tốn công maintain hơn. Còn nếu không comment thì sao? Hãy ngắt các function dài thành các function nhỏ hơn, đặt tên code rành mạch hơn. Code của bạn sẽ tự nói lên nó làm gì. Chỉ nên comment khi bạn muốn giải thích lý do tại sao nó như vậy (hoặc XML docs)
2. Đặt tên biến ngắn như phương trình toán học
Các tên biến A, B, C, x, trông rất quen thuộc trong toán học phải không?. Dùng tên như vậy trong các phương trình giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian hơn. Tuy nhiên, nó không đúng trong lập trình. Đừng cố tối giản hóa code bởi ít chữ không có nghĩa là chất lượng code tốt hơn. Hãy dùng các tên mô tả biến, nhưng cũng không cần chi tiết quá nha.
3. Viết function dài lê thê
Nếu một function dài thường đi kèm thứ tự lộn xộn thì nó rất khó tái sử dụng. Vài tháng sau quay lại, ta buộc phải bỏ nó đi như một đống rác vậy. Function như vậy nên được tách thành nhiều phần, và các đoạn function khác nhỏ hơn. Một function tốt nên được viết theo quy tắc KISS (Keep IT Simple, Stupid), không nên dài quá 100 dòng và nhiều hơn 3 arguments. Ngoài ra, tên nên đặt có ý nghĩa gợi nhắc đến chức năng của nó
4. Thích copy - paste code có sẵn hơn tự tay code
Copy-paste code rồi chỉnh sửa rất nhanh giúp bạn có sản phẩm nhanh chóng. Nhưng để tiến bộ, việc bạn cần làm là tự tay gõ những dòng code của mình (đặc biệt khi bạn maintain code cũ nhưng vẫn cần thêm feature mới). Khi mới bắt đầu, tôi cũng code theo những dự án có sẵn, code mới chỉ khác code cũ chút thôi. Đừng nghĩ tự tay viết code mất công hay mất thời gian, điều này có thể không hiệu quả cho công việc, nhưng nó sẽ giúp bạn trau dồi tư duy và kĩ năng của mình hiệu quả đó.
5. Không bao giờ đặt câu hỏi
Đừng cố gắng giả vờ rằng bạn biết tất cả mọi thứ và có thể tự học mọi thứ. Tất nhiên, dành thời gian tự học rất tốt, nhưng lãng phí quá nhiều thời gian và effort vào thì thật sự không đáng. Hãy chủ động đặt câu hỏi cho mentor hoặc những người đi trước, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức đó.
6. Đi sâu vào những vấn đề quá chi tiết trước khi bắt tay vào code
Developer khi mới bắt đầu thường xem và đọc vô số tài liệu trên Internet. Một số bạn đọc rất nhiều những thứ cao siêu mà đôi khi ngay cả senior ít người biết đến. Vấn đề ở đây chính là kiến thức thì vô biên nhưng nhiều cái không cần thiết. Vì vậy, trước mắt bạn chỉ cần học kĩ những kiến thức cơ bản fundamental và sau đó thực chiến dự án là ok.
7. Lao đầu vào code mà không hiểu bản chất
Nhiều bạn lập trình viên khi nhận được request thường có thói quen Google luôn cách làm mà không thực sự hiểu mục đích hay bản chất của vấn đề là gì. Điều này vô tình biến bạn trở thành một thợ code thay vì developer thực thụ. Vì thế, trước khi bắt tay vào làm việc gì, hãy tìm hiểu xem nó vận hành như thế nào, cũng ko cần quá chi tiết nhưng cần đủ để “you know what you know” nha
8. Không clean code sau khi hoàn thành
Google --> Ctrl + C --> Ctrl + V, bạn nghĩ vậy là xong ư? Không phải vậy đâu…Sau khi code của bạn thực sự chạy (không kể bạn tự viết hay đi copy paste về), hãy làm cho nó trông sạch hơn. Hầu hết đoạn code bạn tìm thấy trên Internet đều là raw code nên cần tinh chỉnh cho gọn lại. Như vậy, bạn sẽ vừa có đoạn code dễ maintain và cũng hiểu cách code hoạt động dễ hơn
9. Lỗi Null reference.
Lỗi phổ biến nhất trong lập trình là Null Reference Exception. Để tránh điều này, đừng trả về null khi bạn có thể trả về các giá trị trống. Đừng tin vào input của người dũng, hãy xác thực nó.
Trên đây là top những lỗi sai phổ biến mà lập trình viên beginer hay mắc phải, việc khắc phục chúng sẽ giúp bạn code clean và hoàn thiện hơn. Ngoài ra, bạn còn hay gặp lỗi nào nữa không? Chia sẻ để anh em cùng tiến bj nhé!!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất