QUA CHUYỆN n-CoV, LẠI NGHĨ ĐẾN TIÊU CHUẨN KÉP CỦA NGHỆ SĨ VIỆT
(Lưu ý, bài viết này không nói tất cả các nghệ sĩ, chỉ nói đến một bộ phận) ------- Nói như ca sĩ Duy Mạnh: “Ca sĩ, Mc, Diễn...
(Lưu ý, bài viết này không nói tất cả các nghệ sĩ, chỉ nói đến một bộ phận)
-------
Nói như ca sĩ Duy Mạnh: “Ca sĩ, Mc, Diễn viên kiếm tiền mua vui cho đời được rồi … Chứ với năng lực và trí tuệ của giới văn nghệ sĩ thì chả làm được cái “đếch” gì to lớn hơn được đâu … Cứ thử cho một thằng ca sĩ, một thằng MC lên điều hành đất nước thử xem! 2,3 ngày là loạn cmn lên. Lúc đó cả nước “đếch” ai đi làm nữa, mà đi làm từ thiện hết.” (từ đếch thay thế những từ tục tĩu khác)
Duy Mạnh nói rất đúng các bạn ạ!
Nhiều nghệ sĩ ở Việt Nam, chẳng những tư duy thiếu chiều sâu mà còn hay vướng vào “tiêu chuẩn kép” vô cùng rõ ràng. Họ suốt ngày luyện tập, suốt ngày chạy show thì thời gian đâu nữa mà nâng cao tri thức. Huống chi được khoác lên “vòng hào quang từ cộng đồng hâm mộ”, nhiều người còn nghĩ mình thượng đẳng. Thế là đôi khi họ dẫm đạp lên Pháp luật chỉ để thỏa mãn cảm xúc bản thân. Nhất là khi thấy chính quyền chẳng có động thái gì, họ càng ngày càng coi trời bằng vung.
Thế nên mới có một MC đăng đàn, công khai chỉ trích chính sách của Đảng và nhà nước, nói chính phủ Việt Nam hèn với giặc ác với dân khi không chỉ đích danh “kẻ thù” trong chiến tranh biên giới. Thế nên mới có một anh diễn viên hài, mà giờ tôi gọi anh ta là thằng hề, liên tục có những post bất mãn, chửi bới chính quyền, xuyên tạc lịch sự, bôi nhọ anh hùng dân tộc. Thế nên mới có một ca sĩ quốc dân thoải mái lăng nhục người khác, chỉ vì cô ta ngứa mắt, phỉ báng truyền thống dân tộc chỉ vì ngược quan điểm sống của cô ta.
Và rồi rất nhiều nghệ sĩ cổ xúy bạo động, cổ xúy những hành động trái pháp luật, công kích chính quyền. Ví như một cô ca sĩ thoải mái đặt điều vu cáo, bôi nhọ và công kích đích danh một công ty/tổ chức khi người ta sống đàng hoàng theo pháp luật, sau đó sợ bị kiện nên xóa post mà không một dòng xin lỗi. Hay như một anh ca sĩ triệu fan tự thay quyền pháp luật,, đường hoàng lên facebook treo giải 10 triệu cho ai đó đấm vỡ mặt một ông bố bạo hành trẻ nhỏ.
Họ chẳng bị làm sao, chưa phải chịu trách nhiệm, có lẽ do chưa có ai kiện mà thôi, nên họ chả sợ.
(Mới đây nhất, An Ninh Mạng Việt Nam đã có những động thái tích cực đầu tiên khi xử lý thói “phát ngôn vô tội vạ” của các nghệ sĩ Việt trong việc phát tán tin fake về virus nCoV (triệu tập Ngô Thanh Vân, Cát Phượng, Đàm Vĩnh Hưng). Xử lý như thế nào tạm thời chưa rõ, song hi vọng giới nghệ sĩ Việt từ nay sống khuôn phép hơn.)
Ngoài thói “vô pháp vô thiên”, do nhiều nghệ sĩ Việt còn hạn chế về tư duy nên họ rất dễ bị dắt mũi bởi đám phản dộng, khi nghe VOA, RFA, BBC - tôi gọi là "nghe theo đài địch", hoặc là do thói quen thượng đẳng và cảm tính nên hay vướng vào “tiêu chuẩn kép”.
Cảm xúc là thuộc về phạm trù cá nhân, chẳng có phân định rõ tiêu chuẩn đúng sai. Tuy nhiên, một khi tiêu chuẩn kép khá kệch cỡm, đôi khi sẽ phải nhận đánh giá không tốt từ cộng đồng mạng. Đơn giản, nghệ sĩ cũng như khán giả, họ có thể làm bất cứ điều gì mà pháp luật cho phép. Tiêu chuẩn kép cũng vậy mà chửi bọn tiêu chuẩn kép cũng vậy, khi nó chả sai pháp luật thì hòa cả làng.
Tôi nói, ví như vụ cháy nhà thờ Đức Bà thì hàng trăm nghệ sĩ Việt Nam quặn đau nức nở trước nỗi đau của nhân loại, song cháy rừng ở Việt Nam là chuyện chả có gì to tát và cháy nhà thờ Hồi giáo mà giá trị di sản văn hóa thậm chí còn lớn hơn nhà thờ Đức Bà thì càng không mấy nghệ sĩ quan tâm.
Ví như cái chết của một người lính Mỹ - những vị khách không mời mà đến chết trên đất Iraq, nghệ sĩ Việt đồng thời lên án khủng bố về bi kịch thương đau. Song cái chết của cố Tổng thống S.Hussein (người có ân với nước Việt) và hàng trăm ngàn người Iraq bị Mỹ và Nato tàn sát chỉ là những con số thống kê. Thậm chí, nhiều nghệ sĩ Việt còn cho đó là người Mỹ đang thanh trừng cái ác, gìn giữ hòa bình thế giới.
Vậy nên, nhiều nghệ sĩ có thể Pray for Paris với trăm đau ngàn xót, nhưng chẳng ai rơi nước mắt cho hàng triệu người Nam Tư, người Lybia, người Ả Rập ... vô tội đã chết oan dưới bom đạn của người Pháp cả.
Cháy rừng ở Úc, hàng trăm nghệ sĩ post status chia buồn, họ nức nở thương tâm, vận động kêu gọi ủng hộ nước Úc với trăm ngàn thương mến. Tuy nhiên, đại dịch nCoV bùng nổ ở Vũ Hán, Trung Quốc - chẳng có nghệ sĩ nào thương xót China hay #prayforVuHan cả.
Cũng chẳng sao, con người ai mà chẳng cảm tính, họ thích Tây Mỹ Nhật Hàn và ghét Trung Quốc, hành xử như nào là chuyện của họ. Nhưng cứ mãi cảm tính suốt, tiêu chuẩn kép suốt thế tôi thấy cũng kỳ kỳ.
Họ không cần phải thương xót người dân Trung Quốc nói chung và người Vũ Hán nói riêng, vì đây vốn không phải trách nhiệm của các nghệ sĩ - nhưng cười trên nỗi đau của dân Trung Quốc, đó là bất nhân. Và một khi đồng bào mình gặp nạn, có rất ít nghệ sĩ thương tâm, ít nhất là thể hiện điều này trên facebook cá nhân. Đôi khi, còn có những nghệ sĩ tranh thủ làm từ thiện. Đó là vô lương.
Các bạn không tin ư? Năm 2018 lũ quét ở Thanh Hóa gây thiệt hại khá nặng nề, giới nghệ sĩ Việt có biết đâu, hay bởi Thanh Hóa là nước ngoài với họ. Hoặc như cháy rừng ở Hà Tĩnh, quân và dân miền Trung lăn lưng chống lửa đỏ, ít thấy nghệ sĩ nào kêu gọi ủng hộ hay chí ít thể hiện sự chia sẻ đến đồng bào của mình.
Tôi thấy nó quá kỳ khôi, khi giới nghệ sĩ chỉ “cảm thông có chọn lọc”, không tập cho mình và đồng nghiệp một tư duy “thượng tôn pháp luật”, đức tính cần có của người văn minh. Chỉ khi nào ai đó xâm phạm lợi ích cá nhân của chính các nghệ sĩ hay người thân của họ, lúc ấy họ mới bắt đầu cảm thông, đoàn kết và kêu gọi.
Đó là sự “cảm thông có chọn lọc”, một điều không sai nhưng nó là không tốt khi thể hiện sự ích kỷ và “tiêu chuẩn kép”. Tôi đã từng viết một bài khá dài về thói tiêu chuẩn kép này của các nghệ sĩ trên trang cá nhân, vậy nên sẽ không nói nhiều nữa, chỉ nói về dịch n-CoV ở Vũ Hán gần đây.
Thú thật, tôi thấy nhiều người Việt chúng ta không phân biệt được giữa tư tưởng Đại Hán bành trướng (nhà nước Trung Quốc), và người dân Trung Quốc với văn hóa Hoa Hạ. Lẽ dĩ nhiên, nhiều nghệ sĩ Việt cũng vậy, họ bài Tàu và thù hằn Trung Quốc rõ ràng, nhưng khi sự thù hằn này nhiễm tới cả những người dân Trung Quốc – theo tôi nó bất hợp lý.
Đầu tiên, là bởi lịch sử chiến tranh lâu dài giữa hai nước, với việc tranh chấp lãnh thổ gần đây ở Hoàng Sa và Trường Sa, dẫn đến quan điểm bài xích Trung Quốc. Thứ nữa, đó chính là chiến dịch “kích động thù hằn, bài Tàu cực đoan” của truyền thông Mỹ và phương Tây.
Thế là, trong khi chính phủ cố gắng để duy trì quan hệ thân thiện với chính phủ Trung Quốc, hạn chế xung đột đối đầu và kiềm chế những lời chỉ trích không cần thiết. Nhưng người dân Việt thì lại tổ chức các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, suốt ngày hô hào Việt Nam bán nước cho Trung cộng, chỉ trích chính phủ hèn nhát và sẵn sàng cầm súng.
Trong khi chính người Việt nhập đồ giả, đồ kém chất lượng về để bán cho đồng bào mình, nhưng luôn đổ vấy cho “bọn Tàu thâm nho độc ác”. Chính Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản Việt lớn nhất, là nguồn cung hàng tiêu dùng lớn nhất cho dân Việt, khách Trung Quốc gánh 40% doanh thu ngành du lịch Việt – thì người Việt lại đi căm thù người Trung Quốc một cách khó hiểu.
Và các nghệ sĩ Việt (cũng như nhiều hotgirl bán hàng online) là người tích cực nhất đi đầu trong công tác này. Chẳng những họ thù ghét đã đành, còn vu cho dân Trung Quốc nhiều tội danh không có thật.
Khi tôi đọc một status của một ca sĩ/diễn viên nổi tiếng lên án chính phủ Việt Nam chưa đóng biên triệt để với Trung Quốc, xem thường tính mạng dân Việt – tôi thấy giật mình, đọc comment của các fan cô ấy mà sững sờ. Nếu không phải là comment chửi chính quyền, thì là spam những hình ảnh buồn đau bên Vũ Hán nhưng kèm theo caption rất vô lương: Trung Quốc lúc này chị ơi… chết cha chúng nó đi. Luật nhân quả cả đấy …
Khi tôi xem một video (fake về đại dịch n-CoV ở Vũ Hán) với hình ảnh người Trung Quốc nằm la liệt hoặc gục ngã bất ngờ, tôi đọc cmt mà bàng hoàng. Nhiều người Việt hả hê khi người dân Trung Quốc gặp nạn, và họ ăn mừng với những bình luận vui sướng trên sự đau khổ của người khác. Liệu đây có phải thái độ nên có giữa người với người, khi mà nó đi ngược lại truyền thống nhân ái của Việt Nam chúng ta. Có lẽ những người này, với thói tiêu chuẩn kép lạ kỳ của họ, họ chỉ thấy chó ốm mèo bênh, thú rừng ở Úc bị thiêu chết họ mới thương cảm, còn người Trung Quốc chết họ lại thấy vui.
Trong khi chính phủ Việt Nam viện trợ ủng hộ cho Trung Quốc bằng thiết bị y tế trị giá nửa triệu đô, hàng loạt nghệ sĩ Việt Nam lại post status dè bĩu kiểu: Ăn cơm nhà vác tù và thằng hàng xóm. Khi Hội Chữ thập đỏ vận động viện trợ hàng hóa cho Trung Quốc, các tỉnh biên giới cửa khẩu cũng phát động phong trào hỗ trợ giúp đỡ cho nhân dân Trung Quốc, thì đám người này và fan của họ đi chế giễu: Giúp nó chữa bệnh để nó cướp đất cho nhanh. Lũ ngốc ấy không biết rằng, Trung Quốc mà bệnh thêm đôi tháng nữa là tiểu thương Việt Nam phá sản, kinh tế Việt Nam trì trệ ngay, thậm chí khả năng có lạm phát. Chẳng đâu xa, chưa đóng biên mà chỉ mới xiết chặt, hàng ngàn tấn Thanh Long ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn … chuẩn bị biến thành phế phẩm. Đó còn chưa kể hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc mất giá và thị trường tê liệt, ước tính nếu kéo dài thiệt hại lên đến hàng tỷ đô la.
Một con bướm đập cánh ở Brasil, có thể gây ra cơn lốc ở Texas. Vậy thì một đại dịch kéo dài ở Trung Quốc, nó có thể khiến lạm phát ở Việt Nam - đó là chuyện hoàn toàn bình thường, thậm chí rõ ràng trước mắt.
Nói cũng buồn cười, trong khi chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái đúng đắn và phù hợp, nhân đạo để kiểm soát dịch cúm n-COV và giúp đỡ Trung Quốc – không có một nghệ sĩ nào ủng hộ chúc mừng và tự hào. Người ta đang còn bận tung hô xứ sở thiên đường Nhật Bản chỉ bằng cái tin fake. Họ còn ca ngợi người Mỹ có những động thái tích cực cấm biên, cấm bay Trung Quốc (cũng fake nốt).
Nhiều nghệ sĩ Việt Nam kỳ lạ thế đấy!
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất