TÓM TẮT SÁCH: NHỮNG BÀI HỌC KHÔNG CÓ NƠI GIẢNG ĐƯỜNG (Phần 1)
Jamson Chia là một doanh nhân người Singapore, tuy nhiên ông lại xuất phát từ một sinh viên ngành kỹ thuật. Điều gì khiến ông thành công trong lĩnh vực khác với chuyên ngành ông từng học?
BẮT ĐẦU VỚI MỘT THÁI ĐỘ ĐÚNG
Với một sinh viên mới ra trường thì ba yếu tố để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng đó là: kiến thức, kĩ năng và thái độ. Tuy nhiên, bạn có thắc mắc yếu tố nào quyết định thành công? Đó chính là thái độ. Vậy thái độ ấy là gì?
Ở chương đầu tiên của cuốn sách, tác giả đề cập về thái độ đúng cần có của một sinh viên sau khi tốt nghiệp. Thái độ đúng bao gồm sự kiên nhẫn, sự linh hoạt và không ngừng nâng cao kiến thức
1. Hãy kiên nhẫn
Tốt nghiệp đại học cũng giống nhưng lần chuyển cấp. Nếu chúng ta phải mất thời gian để thích nghi khi chuyển từ trung học lên đại học thì chúng ta cũng cần thời gian để làm quen với cuộc sống cùng những nguyên tắc hoạt động hoàn toàn mới khi bước vào công việc. Bạn có thể mất đến một năm để thay đổi tư duy rồi theo đó thay đổi thói quen của mình. Vì vậy, chúng ta cần phải kiên nhẫn học hỏi không ngừng, có thái độ sống tích cực và đúng đắn để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức.
2. Sự linh hoạt
Sự linh hoạt là sự nhạy bén với mọi hoàn cảnh và chủ động trong cuộc sống của chính mình. Nếu bạn phải mất hàng năm, hàng tháng để tìm được công việc, hãy tận dụng thời gian chờ đợi ấy để xây dựng kĩ năng, sắp xếp cuộc sống hiệu quả, tìm những công việc làm thêm để có thể chi trả cho những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Nếu bạn đã tìm được việc, hãy tìm cách để gia tăng giá trị cho tổ chức của mình.
3. Không ngừng nâng cao kiến thức
Học, học nữa, học mãi. Nếu bạn cần kinh nghiệm hãy đi thực tập hoặc làm những công việc bán thời gian. Bạn có thể tham gia tình nguyện ở các tổ chức, nơi bạn có cơ hội gặp gỡ những người bạn mới và tiếp cận những người trong nghề. Học hỏi trong sách vở, các khóa học trực tuyến, liên tục tìm tòi và nghiên cứu. Ngoài ra, bạn bè, gia đình, người thân cũng là nơi quan trọng để chúng ta học hỏi. Tham gia các hội thảo, các buổi diễn thuyết,…bất cứ nơi nào giúp bạn nâng cao kiến thức.
HỌC CÁCH LÀM VIỆC TỪ NGƯỜI HƯỚNG DẪN PHÙ HỢP
Người hướng dẫn hay mentor là những chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp bạn định hình sự nghiệp. Họ không những là kho tàng kiến thức mà còn là người bạn thân thiết, đáng tin cậy. Đó là người có thể chia sẻ cho bạn về cả những điểm mạnh hay điểm yếu của họ, những thành công cũng như thất bại. Họ sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm sống thực tiễn thông qua hiểu biết và trải nghiệm của họ. Tuy nhiên, mối quan hệ này cần đến từ hai phía tức là đem đến lợi ích chung, hai bên cùng hợp tác, cam kết để trở nên vượt trội.
Sau đây là một số cách để bạn có thể tìm thấy và tiếp cận mentor:
- Tham dự các buổi workshop, chú ý lắng nghe, xác định người đồng cảm và tham gia các khóa học trả phí của họ nếu có.
- Nhờ người thành công nhất trong gia đình hướng dẫn, hỏi về các mối quan hệ của họ mà có thể giúp được bạn.
- Google tìm kiếm người thành công mà bạn muốn tiếp cận, gửi email lịch sự giới thiệu bản thân, mời họ đi café hoặc tìm cơ hội tiếp xúc riêng thông qua giới thiệu từ người khác, bạn cũng có thể tham gia các khóa học do họ thực hiện.
- Tìm kiếm, tham dự các buổi hội thảo hướng nghiệp, gặp gỡ chuyên gia trong lĩnh vực đó.
- Lắng nghe, ghi lại và phản hồi những gì mình nghe được, đó cũng là một cách để bạn gây ấn tượng với họ.
- Lắng nghe, ghi lại và phản hồi những gì mình nghe được, đó cũng là một cách để bạn gây ấn tượng với họ.
Tuy nhiên, cách tốt nhất để học hỏi từ người hướng dẫn phù hợp đó là trực tiếp quan sát cách họ làm việc. Hãy xin phép được đến học tập tại nơi làm việc của họ. Chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ, ghi chép và đặt cho họ những câu hỏi vào mỗi cuối tuần. Yêu cầu họ giao cho bạn nhiều nhiệm vụ hơn và thường xuyên cảm ơn họ bằng cách này hay cách khác. Hãy tận dụng tốt mối quan hệ của mình nhé.
MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỦA BẠN RẤT ĐÁNG GIÁ
Không quan trọng bạn biết ai, quan trọng là ai biết bạn
Dù bạn học trong ngành nghề nào thì kĩ năng networking đều cần thiết và quan trọng đối với sinh viên. Tuy nhiên, chẳng trường học nào dạy bạn điều đó. Tại sao nó quan trọng?
Mạng lưới mối quan hệ hiệu quả sẽ đem đến rất nhiều lợi ích:
- Giúp bạn có một công việc hay thực tập.
- Giúp bạn học hỏi và bắt kịp những kiến thức mới trong lĩnh vực mà bạn tham gia.
- Giúp bạn có cơ hội gặp gỡ những chuyên gia hay những người từng trải trong lĩnh vực của bạn.
- Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên nên làm gì và tránh làm gì.
- Nếu bạn đã có một công việc thì mối quan hệ có thể giúp bạn thăng tiến.
- Nếu bạn muốn thay đổi công việc, quan hệ có thể mở ra cho bạn một cánh cửa mới.
Lợi ích của việc tạo dựng mối quan hệ thì rất nhiều rồi nhưng làm sao để làm được điều đó?
- Trước mỗi sự kiện, bạn phải xác định mình muốn tiếp cận ai, tìm hiểu trước về họ.
- Hãy dành 5 phút để quan sát, tìm đến những người đang đứng một mình hoặc có vài ba người ở đó thôi, đừng tham gia vào những nhóm lớn, cơ hội để họ nhớ đến bạn sẽ thấp đi.
- Nói ngắn gọn về bản thân, công việc của mình, thể hiện những điểm mạnh về năng lực tính cách cùng với sự chỉnh tề, gọn gàng để tạo ấn tượng tốt đối với họ.
- Nếu là một sự kiện không quá trang trọng như một bữa tiệc chẳng hạn, hãy bắt đầu bằng một vài câu chuyện phiếm hoặc những gì đối tượng đang quan tâm.
- Cuối cùng, hãy viết thư cảm ơn họ về những gì họ đã chia sẻ sau khi trở về. Đó như là một cách để họ nhớ đến bạn. Và hãy giữ lửa cho mối quan hệ đó bằng cách thường xuyên liên lạc và gặp gỡ nhau.
Còn tiếp…
Nếu bạn muốn mình tóm tắt tiếp phần 2, xin hãy để lại comment cho mình biết nhé!
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất