Câu chuyện ngày đó...
Hồi tôi học ĐẠI HỌC, tôi được dạy môn Probability Statistics (Xác Suất Thống Kê). Cô giáo cho chúng tôi 1 ví dụ: 
"Trung bình 1 chiếc xe đi được 65000 miles là có vấn đề về máy móc. Standard deviation (độ lệch chuẩn) là 1500 miles. Trung bình mỗi ngày xe đi được 30 miles. Hãy tính ra thời gian bảo hành cho xe máy để 95% số xe sẽ bị hỏng hóc lần đầu sau thời gian bảo hành. "
Được thôi, chúng tôi đã được cung cấp công thức, và tính ra kết quả. 
Cô giáo nói rằng: "Đây là một bài toán thực tế, các doanh nghiệp dùng bài toán này để tính toán, sao cho khi sản phẩm xuất hiện lỗi, là đã qua thời gian bảo hành". 
Tôi không đồng ý: "Nếu là em, em sẽ tính toán thời gian bảo hành, rơi đúng vào 65000 miles, vì khi đó khách hàng cần chúng ta nhất." 
Và cả lớp được 1 chàng cười hả hê... 

Với tôi, đơn giản là khách hàng sẽ chịu rủi ro một chút, tôi cũng sẽ chịu rủi ro một chút. Lợi ích của ta và của người sẽ được cân bằng.
Đến bây giờ tôi không hề hối hận với suy nghĩ đó. 
Tôi luôn chịu phần thiệt về mình. Và quan trọng, tôi biết rằng cuối cùng tôi không thiệt. 
1. KHI TÔI CHO THUÊ NHÀ:
Tôi sẽ tính toán để lợi chia đều cho cả bản thân, người đến ở và cả đối thủ của mình. 
Khi tôi cho thuê 1 phòng trọ, tôi muốn người ta ở đây như ở nhà. 
Khi khách hàng thấy giá hơi cao, tôi giới thiệu khách cho những chủ trọ xung quanh với tầm giá thấp hơn. 
Thậm chí tôi lập ra cả 1 nhóm những chủ trọ quanh tôi, và giới thiệu khách cho họ khi tôi full phòng. 
=> Đến cuối cùng, khi các vị khách này lập gia đình, thu nhập cao hơn, chính đối thủ của tôi lại nói tốt và giới thiệu họ về nhà tôi. 
THẾ THÌ AI THIỆT? CHẲNG AI THIỆT! 
2. KHI TÔI ĐI LÀM THUÊ:
Tôi luôn đến sớm hơn đồng nghiệp, và chỉ về khi làm xong việc.
Tôi dành 8 tiếng tập trung toàn bộ sức lực để làm việc tốt nhất.
Tôi nhận lương thấp, tôi làm việc nhiều, tôi nhường chức vụ và khen ngợi cho đồng nghiệp và dành lấy việc về mình. 
Khi phải thăng chức, tôi bắt đầu được tiêu tiền công. Tôi trung thực và chi tiết đến từng đồng, giống như đó chính là tiền của tôi vậy. 
=> Đến cuối cùng, đồng nghiệp yêu quý, công ty phát triển, bản thân được trọng dụng.
THẾ THÌ AI THIỆT? CHẲNG AI THIỆT!
3. KHI CÓ AI HỎI TÔI BẤT KỲ ĐIỀU GÌ:
Tôi có thể kể tất cả những gì mình biết, kể cả những thứ tôi dùng tiền để đi học.
Tôi không bao giờ dấu nghề, tôi chia sẻ tất cả nguồn lực họ cần, kể cả khi đó là đối thủ của mình.
Thậm chí, tôi chủ động cho đi kiến thức miễn phí, để bất kỳ ai cũng có thể làm giống như tôi. 
=> Đến cuối cùng, xung quanh tôi toàn là anh em tốt, đội ngũ tốt, tiến bộ rất nhanh và đi bên tôi hết năm này qua năm khác. Họ còn dạy lại cho tôi vô số thứ mới, giới thiệu tôi vô số mối quan hệ mới.
THẾ THÌ AI THIỆT? CHẲNG AI THIỆT! 
4. KHI TÔI PHẢI LỰA CHỌN GIỮA LỢI ÍCH VÀ SỰ THẬT THÀ:
Tôi chọn thật thà. 
Khi có cơ hội nói dối 1 chút để chốt sale, tôi lại chọn kể thật. 
Khi có cơ hội cầm lấy tiền của người khác, tôi lại chọn trả lại.
Khi có cơ hội dìm một người xuống để tiến thân, tôi vẫn và mãi chọn nâng họ lên. 
=> Đến cuối cùng, tôi luôn bình an mỗi sáng thức dậy, những người bên cạnh tôi luôn cho tôi niềm tin tuyệt đối. 
THẾ THÌ AI THIỆT? CHẲNG AI THIỆT! 
5. THẾ THÌ TẠI SAO TÔI LẠI LÀM THẾ?
Vì tôi theo Đạo Phật, tôi hiểu luật Nhân - Quả. 
Tôi tin tưởng tuyệt đối rằng, chỉ cần gieo những hạt Trung Thực, Yêu Thương và Giúp Đỡ. Nó sẽ bay một vòng trái đất, và rồi tôi sẽ nhận được trái ngọt Hạnh Phúc. 
Tôi nhìn thấy con người ta vào đời tay trắng, khi chết đi trắng tay, việc gì phải vì miếng cơm manh áo mà phải tính toán thiệt hơn. 
Tôi chấp nhận thua một vài nước cờ, để thắng toàn bộ ván cờ. À, tôi còn giúp cả những bạn cùng chơi thắng luôn ván cờ. 
Các bạn trẻ có thể không đồng ý với tôi! Làm ngược tôi! Phản biện tôi! 
Nhưng tôi sẽ không nói lại gì đâu... vì sâu trong trái tim tôi tĩnh lặng và bình an lắm.