TOÀN CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI HOA KÌ - TRUNG QUỐC VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM.
Khởi đầu bằng sự tuyên bố của tổng thống Donald Trump ngày 22/5/2018 với việc áp thuế trị giá 50 tỷ USD lên các sản phẩm hàng hóa từ...
Khởi đầu bằng sự tuyên bố của tổng thống Donald Trump ngày 22/5/2018 với việc áp thuế trị giá 50 tỷ USD lên các sản phẩm hàng hóa từ Trung Quốc, thương chiến Mỹ Trung vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, không ít thì nhiều cũng sẽ có ảnh hưởng tới nền kinh tế phần còn lại của thế giới. Việt Nam ta cũng không phải là một ngoại lệ.
1. Khởi đầu
-Sau tuyên bố của TT.Trump ngày 22/3/2018, nhưng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ chính thức bắt đầu ngày 6/7/2018 khi Mỹ áp đặt thuế quan trị giá 35 tỷ USD lên 818 mặt hàng đến từ Trung Quốc. Ngay sau đó, Trung Quốc áp trả bằng việc đánh thuế lên 545 mặt hàng của Mỹ với trị giá 35 tỷ USD
2. Nguyên Nhân
a, Nguyên Nhân sâu xa
- Mỹ vốn là nền kinh tế đứng đầu thế giới. Nhưng với sự phát triển vượt bật của Trung Quốc sẽ đe dọa đến vị trí đứng đầu của nền kinh tế Mỹ. Theo dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Nhưng nếu xét theo PPP (purchasing power parity), Hiện này Trung Quốc đã vượt Mỹ.
- Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng gay gắt khi Trung Quốc dần bộc lộ tham vọng muốn thay thế Mỹ để trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới.
b, nguyên nhân cụ thể
- Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
+ Theo số liệu thống kê, trong 10 năm liên tiếp, Hoa Kỳ luôn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Thâm Hụt thương mại được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
+Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017).
Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình.
- “Make America great again!” - Donald Trump
Từ khi cầm quyền, TT.Trump đã theo đuổi chính sách phục hưng kinh tế Hoa Kỳ. Chính sách này đã dẫn tới không chỉ những xích mích thương mại với Trung Quốc, mà ngay cả với những đồng minh và hàng xóm của Mỹ như Canada và EU. Điển hình bằng việc hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) đã bị hủy ngay sau khi ông Trump lên nhận chức.
- các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc.
Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.
- tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.
Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc.
Hàng Trung quốc là thuật ngữ thường được dùng để chỉ những mặt hàng nhái, kém chất lượng đến từ Trung Quốc. Điều này phần nào thể hiện tình trạng vi phạm bản quyền tại quốc gia này.
- tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên nhân bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳng giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.
Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)" để tạo động lực phát triển các ngành công nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ôtô chạy điện, công nghệ Internet 5G.
Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế. Để thực thi chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc 2025", các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn cắp công nghệ.
Một phương thức nữa được các công ty lớn của Trung Quốc (ví dụ như ZTE, Huawei, China Mobile) sử dụng để có công nghệ cao của Mỹ là thông qua mua bán, sáp nhập với các công ty Mỹ.
3.Phương thức áp dụng
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mà là cuộc cạnh tranh tổng lực giữa 2 siêu cường, nên mỗi bên sẽ áp dụng không chỉ các biện pháp thương mại, mà cả những biện pháp phi thương mại để tấn công nhau. Việc áp dụng phương thức nào phụ thuộc vào lợi thế mỗi bên nắm giữ cũng như điểm yếu của mỗi bên.
4. Cơ hội của Việt Nam
a, hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ.
- Khi Mỹ và Trung Quốc có những hành vi áp thuế sẽ làm giảm mức xuất nhập khẩu hàng hóa của hai quốc gia này với nhau. Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa để tránh lưu kho, lưu bãi khi bị thị trường Mỹ từ chối. Với Mỹ, trước động thái đáp trả rõ ràng của Trung Quốc cũng sẽ tìm cách tuồn lượng hàng hóa đó sang các nước gần Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Từ đó người tiêu dùng
Việt Nam có được những hàng hóa giá rẻ, nền sản xuất Việt Nam mua được đầu vào với mức giá cũng tương đối rẻ.
b, cơ hội chen chân vào 2 thị trường lớn.
-Việt Nam sẽ có cơ hội xuất khẩu những mặt hàng tương tự vào hai thị trường này. Mỹ đánh thuế cao với Trung Quốc với mức thuế suất nhập khẩu tới 25%, thì Việt Nam có thể có được cơ hội vào thị trường
Mỹ với các mặt hàng xuất khẩu cùng loại. Tương tự, nhiều hàng hóa Trung Quốc áp thuế cao đối với Mỹ tuy không phải là thế mạnh của Việt Nam nhưng cũng không loại trừ khả năng một số hàng hóa Việt Nam có thể tận dụng thị trường Mỹ. Tức là Việt Nam có cơ hội chen chân vào thị trường Mỹ và Trung khi cả hai thị trường đó đều đang còn “chỗ trống”.
-Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất thế giới, với gần 26 tỷ USD
năm 2015, gần 30 tỷ USD năm 2016 và hơn 32 tỷ USD năm 2017. Mỹ được coi là thị trường hấp dẫn nhất đối với Việt Nam. Giống như Trung Quốc, cơ cấu sản phẩm mà Việt Nam tập trung xuất sang Mỹ là mặt hàng nông nghiệp. Khi cuộc chiến tranh này xảy ra, nhu cầu mặt hàng nông nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên, đó là cơ hội tốt cho Việt Nam nhanh chân lĩnh chiếm thị phần.
c, Dòng vốn đầu tư chảy về Việt Nam
-Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an cũng cho rằng khi mối quan hệ giữa Trung – Mỹ trở nên căng thẳng, vấn đề hợp tác giữa Nhật Bản, Châu Âu với Trung Quốc cũng không thể thuận lợi.
-Khi đó chắc chắn ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới: Mỹ-Nhật- Châu Âu sẽ tìm đến các thị trường khác để đầu tư, trong đó có Việt Nam. Đó là chính là cơ hội mà chúng ta cần phải tính trước để nắm bắt, để chuẩn bị một mặt bằng, một môi trường thuận lợi nhất để đón các dòng đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn từ Mỹ, Nhật, Châu Âu nhằm mở rộng thị trường hàng hóa, dịch vụ.
5. Thách thức: Nguy cơ bị đánh thuế “vạ lây”
-Mỹ và Trung Quốc đều là hai đối tác rất lớn của Việt Nam. Mặc dù hàng hóa của Việt Nam xuất sang Mỹ chỉ chiếm khoảng hơn 1% hàng hóa Mỹ nhưng đối với Việt Nam thì đây lại là một tỷ trọng rất lớn.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, khi xảy ra CTTM, Mỹ đánh thuế rất cao đối với Trung Quốc thì đương nhiên những hàng hóa tương tự của các nước khác cũng sẽ được chính phủ và hiệp hội hàng hóa của Mỹ đưa lên bàn cân xem xét đánh thuế, đặc biệt là những mặt hàng mà chúng ta đang có thặng dư thương mại với Mỹ. Về phía Trung Quốc cũng thế, họ cũng sẽ xem xét đánh thuế với những mặt hàng đã đánh thuế cao với Mỹ từ các nước khác.
- Thời gian vừa qua, một số mặt hàng mà Trung Quốc xuất vào thị trường Việt Nam dưới dạng liên doanh, liên kết sau đó sẽ xuất từ Việt Nam sang Mỹ và các quốc gia khác nhằm trốn tránh thuế với cái mác “Made in Viet Nam”. Do đó, các nước nói trên cũng sẽ có các biện pháp kiểm tra, giám sát với các sản phẩm tương tự của Việt Nam. Điều này gây nguy cơ làm giảm lượng xuất khẩu hàng hóa của nước ta sang các quốc gia này, tạo nên trào lưu bảo hộ sản xuất của các quốc gia trên thế giới.
Bài Viết có sự tham khảo từ các diễn đàn, bài báo:
https://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5700.html Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), CIA Factbook (Sách dữ kiện thế giới của CIA). (https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/);S. Rossman, “What is a Trade War? And Why is Trump Targeting China?” (Chiến tranh thương mại là gì? Vì sao Trump nhắm vào Trung Quốc?). USA Today, 6/4/2018, (https://www.usatoday.com/story/money/nation-now/2018/04/06/trade-war-trump-us-china-tariffs/492616002/);B.W. Setser, “US-China Trade War: How We Got Here?” (Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Chúng ta đã tiến đến đó như thế nào?), Hội đồng Quan hệ đối ngoại (https://www.cfr.org/blog/us-china-trade-war-how-we-got-here); Tuấn Anh, “Giải mã nguyên nhân căng thẳng thương mại Mỹ - Trung” VietnamNet.vn, 4/5/2018. Diễn đàn đô thị - kinh tế Việt Nam - VPC GROUP
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất