[ Copy quên nguồn]
Personal Statement là bài luận bắt buộc phải có trong hành trình nộp đơn xin học bổng. Personal Statement, với câu chuyện cá nhân của bạn và quyết tâm theo đuổi học bổng, sẽ là nhân tố thành- bại thuyết phục Hội đồng tuyển chọn. Sau đây là một số tips để viết personal statement cho các bạn :
1. Chọn câu chuyện cá nhân đặc biệt:
Personal statement mang đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Vì vậy, dành thời gian viết ra những mốc, những sự kiện có ý nghĩa với cá nhân bạn, điều bạn quan tâm đặc biệt để kể trong personal statement. Không nên kể lể dài dòng, liệt kê những thành tích, điểm số của bản thân. Việc đó hãy để CV lo.
2. Chọn câu chuyện cá nhân phù hợp với yêu cầu của học bổng:
Mỗi học bổng có một yêu cầu khác nhau về ứng viên tiềm năng. Ví dụ: Học bổng Cheving mong muốn ứng viên có sức ảnh hưởng và khả năng lãnh đạo. Gạch chân những từ khóa trong tiêu chí của học bổng là cách hiệu quả để chọn câu chuyện cá nhân phù hợp viết personal statement.
3. Thể hiện đam mê với học bổng:
Đam mê được thể hiện qua việc bạn hiểu và có tìm tòi về học bổng. Bạn thích gì ở học bổng này? Điểm đặc biệt của học bổng bạn chọn apply giữa vô vàn học bổng khác, với bạn, là gì ? Bạn hãy viết vào bài luận nhé.
4. Khéo léo khoe:
Personal Statement cần sự chân thành, độc đáo. Nhưng cũng cần chú ý cách diễn đạt, dùng từ để khoe khéo được ưu điểm của bạn. Ví dụ: Thay vì viết "Mình tốt nghiệp Đại học Ngân hàng Thành phố HCM”, bạn có thể viết "Mình tốt nghiệp Đại học Ngân hàng Thành phố HCM, một trong những ngôi trường top đầu ở Việt Nam đào tạo về kinh tế."
Personal Statement cần ngắn gọn, súc tích nên thay vì giải thích những khuyết điểm, thiếu sót của bản thân, thử tập trung vào những ưu điểm bạn tự hào ở chính mình nhé.
5. Tự do lên ý tưởng, không ràng buộc số chữ: bài luận theo yêu cầu thông thường chứa khoảng 1000 chữ. Bạn cứ thỏa sức viết hết những ý tưởng của mình sau đó lược bớt những ý còn lan man, cô đọng lại bài viết sẽ tốt hơn.
6. Phải có cả ưu và khuyết điểm: không chỉ nói về điểm mạnh của bản thân, bạn nên nói về điểm yếu của mình nữa nha. Trình bày điểm yếu không chỉ thể hiện sự hiểu rõ bản thân mà còn khiến các nhà tài trợ hiểu thêm về bạn, cân nhắc kĩ hơn và dĩ nhiên phải nhớ đề ra biện pháp khắc phục nhé.