Chúng ta biết rằng gần như không thể xác định phong cách đạo diễn qua một yếu tố duy nhất, nhưng điều đó dường như lại không chính xác với Wes Anderson. Khán giả hầu như luôn dễ dàng nhận ra đâu là phim của vị đạo diễn này chỉ qua một vài khung hình, nhờ phong cách làm phim vô cùng độc đáo mà chúng ta rất khó bắt gặp ở bất kỳ bộ phim điện ảnh của bất kỳ đạo diễn nào khác trên thế giới.

Wes lịch lãm đậm chất cổ điển luôn
Wes lịch lãm đậm chất cổ điển luôn
Chẳng cần phải giới thiệu quá nhiều, nổi bật và cũng dễ nhận thấy nhất ở các tác phẩm của Wes Anderson là tính đối xứng gần như hoàn hảo của các nhân vật, sự vật xuất hiện trong khung hình. Nhưng nếu ví phim của Anderson như một bức tranh, thì sự đối xứng đó cũng chỉ là một trong rất nhiều mảng màu khác nhau đã tạo nên bức tranh đó mà thôi. Vậy, chúng ta đã bỏ quên điều gì? Những yếu tố nào đã xuất hiện? Chúng kết hợp với nhau như thế nào để tạo ra một phong những phong cách đạo diễn đặc biệt nhất Hollywood?  
Những khung hình tuyệt đẹp này có phải thứ bạn luôn nghĩ tới khi nhắc về WesAnderson?
Những khung hình tuyệt đẹp này có phải thứ bạn luôn nghĩ tới khi nhắc về WesAnderson?
Chắc chắn chưa bao giờ là phần đặc sắc nhất, nhưng cũng khó có thể qua những nét đặc trưng rất riêng trong phong cách xây dựng câu chuyện của Wes Anderson. Tính bi hài kịch là thứ chiến phần lớn trong nội dung phim của Wes Anderson. Những câu chuyện này thường bắt đầu từ một sự kiện buồn, được nhìn nhận và khai thác một cách hài hước. Dễ dàng nhận thấy rằng, Wes Anderson hầu như luôn tiếp cận câu chuyện của mình với tầm nhìn của một đứa trẻ, hoặc một người lớn bước vào một cuộc phiêu lưu có phần ngớ ngẩn, đối nghịch với tuổi thực của họ. Từ Rushmore (1998), Moonrise Kingdomes (2012), cho đến The Grand Budapest Hotel (2014) Anderson luôn đặt người “chưa trưởng thành” làm nhân vật trung tâm và thường kể câu chuyện thông qua góc nhìn của họ. Dùng từ “chưa trưởng thành” bởi vì những nhân vật này không nhất thiết phải là trẻ em. Chúng ta có nhân vật là trẻ con như Suzy và Sam trong Moonrise Kingdome, Zero trong The Grand Budapest Hotel,…là người lớn như Steve trong The Life Aquatic With Steve Zissou. Những nhân vật này dễ tạo ra sự đồng cảm và nhận được sự quan tâm từ người xem, đó là nhờ sự không hoàn hảo. Họ đều mang trong mình những khuyết điểm, những ích kỷ, những thiếu sót rất trẻ con nhưng cũng rất con người. Và bằng một cách vô tình hoặc cố ý, những điểm không hoàn thiện đó dẫn họ đến với mâu thuẫn trong phim, và chuyện phim chính là hành trình đưa những nhân vật này thực sự trưởng thành. Có thể nói nhân vật trong phim của Wes Anderson đầy khiếm khuyết, đầy thiếu sót nhưng cũng vô cùng đáng yêu và dễ liên hệ.
Suzy và Sam chạy trốn một vòng cũng đã học được cách chấp nhận gia đình không hoàn hảo của mình, sẵn sàng cho một khởi đầu mới. Steve trở thành một thuyền trưởng đúng nghĩa. Người anh hùng nghiện rượu, bê bối, sống nhờ tiền của vợ cũ giờ đã biết sống tử tế vì người mà ông yêu thương.
Suzy và Sam trong Moonrise kingdomes (2012)
Suzy và Sam trong Moonrise kingdomes (2012)
Thuyền trưởng Steve cùng thủy thủ đoàn trong The Life Aquatic with Steve Zissou
Thuyền trưởng Steve cùng thủy thủ đoàn trong The Life Aquatic with Steve Zissou
Thiết kế trang phục và bối cảnh cũng là một phần khó có thể bỏ qua. Với Wes Anderson, ông luôn biết cách để trang phục và bối cảnh thay nhân vật kể nên câu chuyện của mình. Chúng gắn bó mật thiết với nhân vật, nhấn mạnh một số khía cạnh cụ thể trong tính cách cũng như ngoại hình của họ.
Hãy lấy ví dụ trong bộ phim The Royal Tenenbaums (2001). Cuộc đời của Chas, như tên của anh, là một mớ bòng bong đầy hỗn loạn. Từ nhỏ Chas đã chịu sự quản lý hà khắc của cha, lớn lên thì vợ chết trong một vụ hỏa hoạn. Từ đây anh luôn cố gắng làm mọi thứ thật nhanh, như là cách anh chạy trốn quá khứ đen tối của mình. Trong phim, nhân vật Chas và hai đứa con của anh luôn gắn liền với bộ quần áo chạy bộ. Nhân vật Margot thì gắn bó từ nhỏ đến lớn với bộ áo lông thú sang trọng và đầy kiêu kỳ, phần nào thể hiện tính cách có phần thờ ơ và khó đón nhận tình yêu từ cô.
Đồng phục chạy bộ màu đỏ nổi bật của Chas và các con trai trong phim The Royal Tenenbaums
Đồng phục chạy bộ màu đỏ nổi bật của Chas và các con trai trong phim The Royal Tenenbaums
Margot cùng chiếc áo lông biểu tượng trong The Royal Tenenbaums (2001)
Margot cùng chiếc áo lông biểu tượng trong The Royal Tenenbaums (2001)
Hay trong The Life Aquatic With Steve Zissou (2004), Wes Anderson xem bối cảnh con tàu Balafonte cũng chính là đại diện nhân vật cho Steve. Ông xây dựng con tàu có bố cục rất chi tiết, từ vẻ bề ngoài cứng rắn, chắc chắn, nội thất bên trong với nhiều phòng ốc đa dạng, đa văn hóa. Mọi chi tiết trên của con tàu dễ dàng làm người xem liên hệ đến Steve, một thuyền trưởng rắn rỏi đã khám phá nhiều miền đất kỳ thú. Tất nhiên, Steve cũng có riêng cho mình những khuyết điểm, như chính con tàu của ông.
Thuyền trưởng Steve cùng con tàu Balafonte trong phim The Life Aquatic With Steve Zissou (2004)
Thuyền trưởng Steve cùng con tàu Balafonte trong phim The Life Aquatic With Steve Zissou (2004)
Và điều đã làm phim của Wes Anderson trở nên đặc biệt độc đáo và khó bị nhầm lẫn với những bộ phim khác chính là phong cách hình ảnh có một không hai. Nhắc đến Wes Anderson, hình ảnh đầu tiên được nghĩ đến chắc chắn là những khung hình đối xứng một cách hoàn hảo. Đây là một điểm nhấn thị giác nổi bật, tuy nhiên lại chưa phải là tất cả những gì đặc biệt mà Wes Anderson.
Xuyên suốt những cảnh quay của mình, Anderson trung thành với một kiểu sắp xếp khung hình được gọi là Platimetric Composition, hay còn gọi là Bố cục phẳng. Bố cục phẳng có thể hiểu là mọi vật thể xuất hiện trong khung hình, đặc biệt là phần hậu cảnh, đều được đặt trên một mặt phẳng đối diện với máy quay.
Bố cục phẳng trong The Grand Budapest Hotel
Bố cục phẳng trong The Grand Budapest Hotel
Không phải là đạo diễn duy nhất sử dụng cách sắp xếp này, tuy nhiên Anderson lại là người áp dụng nó triệt để nhất trong các tác phẩm của mình. Xuất hiện ngay từ những tác phẩm đầu tiên, càng ngày vị đạo diễn này lại càng nâng cấp Bố cục phẳng trở nên chính xác và chuẩn mực hơn, tạo nên điểm nhấn đặc biệt mang đậm dấu ấn cá nhân của riêng Wes Anderson. Trong một khung hình bố cục phẳng, các nhân vật thường di chuyển theo phương ngang song song với mặt phẳng (ở đây là hậu cảnh), vuông góc với máy quay. Ngoài ra nhân vật có thể chuyển động tịnh tiến hướng về gần hoặc hướng ra xa máy quay. Để có thể duy trì trạng thái khung hình này trong cùng một cảnh quay, Wes Anderson thường linh hoạt bằng cách dùng động tác dolly follow theo bước chân nhân vật, hoặc lia máy vuông góc 90 độ sang hai bên. Bố cục phẳng tuy có khả năng tạo nên hiệu ứng thị giác rất đặc biệt, tuy nhiên cũng sở hữu một khuyết điểm rõ ràng, đó chính là sự kém tự nhiên. Một bố cục cảnh quay bình thường đôi lúc sẽ hơi bừa bộn, hơi sai số ở một vài điểm, nhưng điều này lại tạo nên tính chân thật cho bối cảnh đó. Ở trường hợp bố cục phẳng, sự hoàn hảo và chỉnh chu khiến người ta nhận ra ngay đây là một sự sắp xếp kém tự nhiên từ nhà làm phim. Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Wes Anderson lại sử dụng phong cách hình ảnh để kể câu chuyện của mình? Câu trả lời sẽ tiếp tục hướng chúng ta đến phần tiếp theo trong phong cách làm phim của Wes Anderson.
Các nhà làm phim từ trước đến nay hầu như luôn có tâm thế đó là cố gắng giấu đi bản thân việc làm phim đối với khán giả. Họ sẽ luôn muốn khán giả chìm đắm vào thế giới mà mình tạo ra và tin rằng những nhân vật, những diễn biến đó là sự thật mà quên bản chất thứ mình đang xem chỉ là một bộ phim. Wes Anderson thì khác. Ông hầu như lại cố gắng nhắc nhở rằng khán giả thực chất đang xem một vở kịch, một câu chuyện cổ tích qua những trang sách do chính ông tạo ra. Và có là cách Wes Anderson biến mặt hạn chế của bố cục phẳng trở thành lợi thế lớn trong việc xây dựng thế giới phim đặc biệt của riêng ông.
Giống một vở kịch hơn là phim nhỉ?
Giống một vở kịch hơn là phim nhỉ?
Zero - một trong những nhân vật dẫn chuyện
Zero - một trong những nhân vật dẫn chuyện
Không phải tự nhiên mà khán giả luôn liên tưởng phim của Anderson như một bộ phim hoạt hình. Đơn giản rằng thế giới của Wes Anderson tạo ra ngập tràn sắc màu, và mỗi màu sắc xuất hiện đều mang ý nghĩa lớn góp phần truyền tải nên câu chuyện. Trong các tác phẩm của mình, Anderson thường sử dụng tone màu pastel làm chủ đạo, cách sử dụng từng mảng màu ứng với từng phân đoạn giúp người xem dễ dàng tiếp cận tinh thần và không khí của phân đoạn ấy. 
Màu sắc tươi sáng rực rỡ ngày Khách sạn còn phồn vinh
Màu sắc tươi sáng rực rỡ ngày Khách sạn còn phồn vinh
Tone màu úa vàng khi hào quang quá khứ đã không còn
Tone màu úa vàng khi hào quang quá khứ đã không còn
Phim của Wes Anderson mang cực kỳ nặng tính cá nhân của đạo diễn, ta có thể dễ dàng nhân ra điều đó từ sự nhất quán trong phong cách nghệ thuật xuyên suốt, kèm theo đó là sự tính chi tiết rất lớn trong mỗi khung hình. Hầu như mọi thứ xuất hiện trong phim của Wes Anderson đều được làm từ đầu để đúng nhất với tầm nhìn của đạo diễn. Trong khi rất nhiều nhà làm phim khác sử dụng các thiết kế và địa điểm ngoài đời thực để tạo nên thế giới của mình, Wes Anderson dường như tự mình xây dựng lại hoàn toàn. Thậm chí với những bối cảnh thật có sẵn được sử dụng trong phim, chúng ta cũng vẫn sẽ nghĩ Anderson đã xây dựng chúng, và diễn những điều trên không tự nhiên mà có. Wes Anderson rất tinh tế trong việc xây nên một thế giới mang tính sáng tạo cá nhân độc đáo mà rất khó để tìm ra một chi tiết làm ảnh hưởng tới tính toàn vẹn của thế giới ấy.
“Anh ấy thực sự không cho phép mọi người ở trong thế giới tưởng tượng cá nhân, trừ khi những thế giới tưởng tượng đó trùng khớp với của anh ấy” – Willem Dafoe nói về Wes Anderson