IV, Cúc hoa tàm

Thập đại thần thú đứng là những sinh vật đứng đầu muôn loài. Đứng đầu Thập đại thần thú chính là Tứ linh (四靈): thảo nê mã trấn giữ phương Bắc, Pháp-Khắc vưu trấn giữ phương Tây, nhã miệt điệp trấn giữ phương Nam và cúc hoa tàm (菊花蚕/Chrysanthemum Silkworms) trấn giữ phương Đông.
Ảnh gốc từ bài đăng Cúc hoa tàm trên Baidu Baike.
Ảnh gốc từ bài đăng Cúc hoa tàm trên Baidu Baike.
Cái tên của loài thần thú này nghĩa đen là “tằm hoa cúc”, trong đó cúc hoa (菊花) là tiếng lóng dùng để chỉ hậu môn trong văn hóa Á Đông. Bởi vậy mà cúc hoa tàm (菊花蚕) cũng có thể hiểu là loài giun kim. Ngoài ra, phát âm trong tiếng Hán của cúc hoa tàm là jú huā cán, nghe gần giống phát âm của cụm từ “cúc hoa tàn” (菊花残) mang nghĩa bóng là “cái lỗ đu*t bị hỏng”, ám chỉ nhiều ý nghĩa bậy bạ liên quan đến hậu môn. Đó có thể là bệnh trĩ hoặc thương tích lỗ hậu do quan hệ tình dục cửa sau, đôi khi cũng là dùng để mắng chửi một người khi so sánh họ với một cái hậu môn bị hỏng.
Cúc hoa tàn ám chỉ nhiều ý nghĩa bậy bạ liên quan đến hậu môn.
Cúc hoa tàn ám chỉ nhiều ý nghĩa bậy bạ liên quan đến hậu môn.
Sự nổi tiếng của cúc hoa tàm lớn đến vậy là bởi 2 năm trước đó ca sĩ Châu Kiệt Luân (周杰伦/Jay Chou) đã cho ra mắt ca khúc Đài hoa cúc (菊花台/Chrysanthemum Terrace) có 2 câu hát "Hoa cúc rải rác, mặt đất đầy vết thương" (菊花残, 满地伤) được cộng đồng mạng Trung Quốc chế lại thành “Lỗ đy*t sâu hoắm, cái mông đầy vết thương" (菊花蚕, 满腚伤). Do đó, nhắc tới cúc hoa tàm sẽ làm người ta liên tưởng ngay đến 2 câu hát chế vô cùng bậy bạ và hài hước kia.
Một trong những meme về 2 câu hát chế kể trên.
Một trong những meme về 2 câu hát chế kể trên.
Về mặt truyền thuyết, cúc hoa tàm cũng có một tiểu sử vô cùng thú vị, không hề kém cạnh những thành viên khác trong dàn Thập đại thần thú và Tứ linh. “Tương truyền”, nghề trồng dâu nuôi tằm lấy lụa là một phát kiến trọng đại trong lịch sử nhân loại. Người Trung Quốc lần đầu tiếp xúc với tơ tằm là vào khoảng 4000 năm trước. Họ đã bắt đầu thuần hóa chúng cách đây ít nhất 3000 năm. Trong số vô vàn loại tằm, tằm hoa cúc là loài có tuổi đời trẻ nhất. Chúng là giống tằm đặc biệt mới được lai tạo thông qua phương pháp chọn lọc giống và cấy ghép gen mới được các nhà khoa học Trung Quốc phát minh và áp dụng gần đây (tức năm 2009). Nhiều nguồn tin cho hay Châu Kiệt Luân cũng tham gia vào dự án và trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu của lĩnh vực chăn nuôi cúc hoa tàm.
Châu Kiệt Luân đóng vai Nhị hoàng tử trong bộ phim Hoàng kim giáp (满城尽带黄金甲/Curse of the Golden Flower) năm 2006. Bài nhạc chủ đề của bộ phim là Đài hoa cúc, do chính anh sáng tác.
Châu Kiệt Luân đóng vai Nhị hoàng tử trong bộ phim Hoàng kim giáp (满城尽带黄金甲/Curse of the Golden Flower) năm 2006. Bài nhạc chủ đề của bộ phim là Đài hoa cúc, do chính anh sáng tác.
Thay vì ăn lá dâu như các loại tằm thông thường, cúc hoa tàm chỉ ăn cánh hoa cúc. Các nhà khoa học “tin rằng” đây là một giải pháp thay thế đối với việc nuôi tằm truyền thống, bởi cúc hoa tàm cho ra sản lượng tơ lớn và nhanh hơn rất nhiều. Tơ của giống tằm này cũng rất nhẹ, có hương thơm đặc biệt, độ co giãn tốt và cực kì bền, có thể kháng lửa, ngăn bức xạ, chống đạn và phản quang… nói chung là một loại vật liệu hoàn hảo mang lại nhiều nhiều lợi thế cho người mặc trong bất kì điều kiện môi trường nào.
Tơ của tằm hoa cúc "xịn sò" hơn tơ tằm truyền thống rất nhiều.
Tơ của tằm hoa cúc "xịn sò" hơn tơ tằm truyền thống rất nhiều.
Tuy nhiên, theo như bài viết gốc thì công cuộc nghiên cứu ứng dụng cúc hoa tàm vẫn còn nhiều trở ngại. Thứ nhất, dù cúc hoa tàm cho ra tơ tốt hơn nhưng lại cực kì khó nhân giống so với tằm truyền thống. Thứ hai, chúng cũng rất dễ chết, sợ nhiệt độ thấp, không ưa nhiệt độ cao, đồng thời cần những tiêu chuẩn khắt khe về độ ẩm do dễ mắc các loại nhiễm trùng và nấm. Vì thế mà việc nhân rộng mô hình chăn nuôi cúc hoa tàm vẫn còn là một tương lai để ngỏ. Hiện tại, các sản phẩm được làm từ tơ của cúc hoa tàm trên thị trường chỉ được bán ra bởi các thương hiệu lớn với mức giá vô cùng đắt đỏ, nổi bật nhất là Adivon (阿迪王), một thương hiệu nhái Adidas có thật ngoài đời với trụ sở đặt tại Phúc Kiến, Trung Quốc. Chà, có vẻ như chính người Trung Quốc cũng không ưa cái trò làm nhái thương hiệu của các công ty nước mình cho lắm.
adidas V.S adivon
adidas V.S adivon

V, Thuần cáp

Thuần cáp (鹑鸽/Quail pigeon) nghĩa đen là “chim cút bồ câu”, thần thú thứ năm của danh sách. Tên của loài sinh vật này phát âm trong tiếng Hán là chún gē, gần giống với phát âm của một cụm từ khác là “Xuân ca” (春哥). Thuật ngữ “Xuân ca”, nghĩa đen là "anh Xuân” ban đầu được cư dân mạng Trung Quốc sử dụng để ám chỉ nữ ca sĩ Lý Vũ Xuân do phong cách tomboy nổi bật của cô, sau dần được dùng với ý ca ngợi những ai dám dũng cảm phá vỡ các khuôn mẫu và định kiến truyền thống. Ngoài ra, “Xuân ca” cũng có thể là sự nói lái của từ phát xuân (发春), bính âm fa chun. Từ này nghĩa đen là đã tới mùa xuân, nhưng nghĩa lóng ám chỉ đến sự hứng tình.
Một meme về "Xuân ca" trên các diễn đàn Internet tại Trung Quốc.
Một meme về "Xuân ca" trên các diễn đàn Internet tại Trung Quốc.
Theo như bài viết ẩn danh gốc, thuần cáp được xác định là một loài vào năm 1938 thông qua các “nghiên cứu” của nhà sinh vật học Paolof Kengski. Trong lịch sử, chúng đã từng được ghi nhận là xuất hiện tại thành phố Aden phía Nam bán đảo Ả Rập (nay là Cộng hòa Yemen) nên còn được gọi là bồ câu Yemen thuần chủng. Tiếng Anh hiện đại gọi chúng là Pureman, còn tiếng Latin là Con Yeamon.
PS: Chỗ này thì cần phải giải thích một xíu, các thông tin trên xuất phát từ một slogan nổi tiếng trên mạng xã hội Trung Quốc thời bấy giờ về Lý Vũ Xuân đó là “Xuân ca là một người đàn ông đích thực” (春哥纯爷们/Brother Chun is a real man), bính âm chūn gē chún yé men. Những cái tên như Pureman hay Con Yeamon cũng đều là chơi chữ từ trò đùa này, với Puremen nghĩa là đàn ông đích thực còn Con Yeamon trong tiếng Latin phát âm gần giống như chún yé men.
Thuần cáp đực được miêu tả là có hình dáng giống chim trĩ. Con trưởng thành dài từ 1,67m đến 1,7m; có lông dài mọc dựng quanh đầu và sau gáy, màu sắc và kiểu dáng có thể thay đổi, nhưng nói chung là lởm chởm xù xì. Loài chim này cũng có một gồ yết hầu nổi rõ ở cổ. Ngực chúng phẳng, tỉ lệ mỡ trong cơ rất thấp, săn chắc và khỏe mạnh. Xương của thuần cáp dày, đặc biệt các chi dài, có lông đen. Cho đến nay “các nhà khoa học” vẫn chưa tìm thấy thuần cáp cái nên không xác định được đặc điểm hình thái của chúng. Cũng bởi vậy mà thuần cáp còn được coi là biểu tượng của sự nam tính.
Đoạn miêu tả trên ám chỉ ai thì chắc không cần giải thích gì thêm nữa :))
Ảnh: Meme của mạng xã hội Trung Quốc đại lục về Lý Vũ Xuân.
Đoạn miêu tả trên ám chỉ ai thì chắc không cần giải thích gì thêm nữa :)) Ảnh: Meme của mạng xã hội Trung Quốc đại lục về Lý Vũ Xuân.
Bài viết gốc cũng cho biết tiếng kêu của thuần cáp giống giọng người nam, chúng thường kêu “Ooh” lặp đi lặp lại giống tiếng chim gà trống già gáy khan. Trong thời kì động dục, chúng cũng phát ra những rên rỉ nhỏ với âm vực cao. Không rõ tại sao lại có sự cà khịa về giọng ca của Lý Vũ Xuân như vậy, vì nữ ca sĩ đã đạt được rất nhiều giải thưởng âm nhạc danh giá trong suốt sự nghiệp. Có thể phỏng đoán rằng cộng đồng mạng Trung Quốc khi ấy có nhiều người dị ứng với giọng hát có phần nam tính của cô, hoặc cũng có thể đây chỉ đơn giản là một trò đùa không mang ác ý.
Theo "các nhà khoa học", thuần cáp thích ăn thực vật, đặc biệt là bắp ngô (玉米). Để biết ngô ở đây ám chỉ tới điều gì thì bạn đọc có thể xem lại mục II trong P.1 của loạt bài này để có thêm thông tin chi tiết.
Một bức ảnh chế của cư dân mạng Trung Quốc về các "Ngọc mễ" và "Xuân ca".
Một bức ảnh chế của cư dân mạng Trung Quốc về các "Ngọc mễ" và "Xuân ca".
Về tập quán sinh sản của thuần cáp, tác giả khẳng định rằng do hạn chế của những dữ liệu hiện có nên không thể kết luận rõ ràng, nhưng đa phần giới học giả đưa ra quan điểm rằng với một loạt đặc điểm đã nêu trên thì chắc chắn khả năng sinh sản của chúng gần như bằng không. Đoạn này rõ ràng là đá xoáy đến sự ế chồng của Lý Vũ Xuân, khi vào thời điểm đó (tức năm 2009) thì cô đã bị nhiều người đánh giá là khó kết hôn do phong cách của mình. Thậm chí, tính đến thời điểm hiện tại là năm 2022 thì cô vẫn chưa kiếm nổi cho mình một mảnh tình vắt vai.
Cuối bài viết, có một thông tin bổ sung rằng đến thời điểm bài viết được đăng tải, tức năm 2009, thuần cáp đã không còn được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới trừ hai tỉnh Tứ Xuyên và Hồ Nam của Trung Quốc (hai tỉnh mà Lý Vũ Xuân thường xuyên tới lưu diễn). Do đó, tác giả kêu gọi mọi người cần nhận thức được rằng đây là một loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và phải được bảo tồn.
Meme "Xuân ca" nổi đến nỗi từng có hẳn một bộ truyện tranh về nhân vật này, gọi là Xuân ca truyền (春哥传). Hiện bộ truyện đã đạt hơn 851 triệu lượt xem trên U17 Comic.
Link truyện: <a href="https://www.u17.com/comic/2144.html">https://www.u17.com/comic/2144.html</a>
Meme "Xuân ca" nổi đến nỗi từng có hẳn một bộ truyện tranh về nhân vật này, gọi là Xuân ca truyền (春哥传). Hiện bộ truyện đã đạt hơn 851 triệu lượt xem trên U17 Comic. Link truyện: https://www.u17.com/comic/2144.html

VI, Cát bạt miêu

Cát bạt miêu (吉跋猫/Jiba cat) nghĩa đen là “mèo lang thang may mắn”. Thế nhưng, phát âm tên của nó, jí bá māo, cũng là từ đồng âm với tiếng lóng để chỉ lông mu nam giới là “kê ba mao” (鸡巴毛/dick hair). Ảnh minh họa của bài viết gốc trên Baidu Baike là một con mèo Xiêm lông dài.
Ảnh minh họa trong bài viết gốc.
Ảnh minh họa trong bài viết gốc.
Bài viết ẩn danh gốc đưa ra các “báo cáo” rằng loài mèo này còn có tên gọi khác là mèo bạc (银猫/silver cat). Chúng, sống trong môi trường tối tăm và ẩm ướt. Thiên địch của chúng là bạch hổ (白虎/white tiger). Trong văn hóa Trung Quốc, đây cũng là tiếng lóng để chỉ âm hộ được cạo sạch lông. Và do bị bạch hổ săn bắt quá nhiều mà đến nay số lượng của cát bạt miêu trên thế giới tuy vẫn chưa được xác định, nhưng chắc chắn là rất ít.
Ai muốn tìm hiểu sâu hơn vụ "bạch hổ" thì cứ tra từ khóa ấy trên mấy web "đen" nhé :))
Ai muốn tìm hiểu sâu hơn vụ "bạch hổ" thì cứ tra từ khóa ấy trên mấy web "đen" nhé :))
Ngoài ra, tác giả còn cung cấp thêm thông tin lịch sử rằng cát bạt miêu phát triển mạnh mẽ dưới thời trị vì của Hoàng đế Trịnh Đức nhà Tống. Dĩ nhiên là dưới thời Tống chẳng có vị Hoàng đế Trịnh Đức nào cả, nên đây có thể xem như là hint mà tác giả cài cắm cho những ai thực sự hiểu lầm đấy là một bài viết nghiêm túc. Và theo các “cổ văn” còn được lưu giữ đến ngày nay, cát bạt miêu được ghi nhận là thường xuyên xuất hiện ở những nơi phong hóa tràng sở (风化场所). Cụm từ này trong văn hóa Trung Quốc mang nghĩa ám chỉ các cơ sở mua bán mại dâm. Đến đây thì bạn đọc chắc đều đã đoán được cát bạt miêu sao mà xuất hiện ở đó rồi nhỉ?
Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều cũng từng hai lần bị ép bước vào nơi "phong hóa tràng sở".
Trong Truyện Kiều, Thúy Kiều cũng từng hai lần bị ép bước vào nơi "phong hóa tràng sở".
“Tương truyền”, kể từ cuối thời Tống trở đi, sự hiện diện của cát bạt miêu đột ngột suy giảm. Cũng không còn thấy bất kì “ghi chép” nào khác của người xưa về chúng nữa.
Đã từng có hẳn một trò chơi lấy chủ đề về cát bạt miêu.
Đã từng có hẳn một trò chơi lấy chủ đề về cát bạt miêu.

(Còn tiếp)

#Backturn