Xưa ơi là xưa, có người cha trước khi nhắm mắt xuôi tay gọi hai người con lại dặn dò: "suốt đời cha chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm để dành được ít tiền với miếng đất, bây giờ cha chia tiền, đất làm hai, giao cho mỗi đứa một nữa, cố gắng mà làm ăn, sống tốt và nhớ có vàng ở dưới đất..." Chưa kịp nói hết đầu Trâu, mặt Ngựa đã dẫn ổng đi, linh hồn người cha nhìn hai đứa con đang khóc lóc bên xác mình mà lo lắng.
Sau khi lo đám cho cha xong, hai anh em làm theo lời cha chia tài sản làm hai. Người anh nhớ và tin tưởng lời cha “có vàng ở dưới đất”, nên không lo làm ăn, suốt ngày chơi bời, vì anh nghĩ: khi nào hết tiền cứ việc đào vàng ở dưới đất lên mà xài. Người em ngược lại làm giống cha, suốt ngày "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời": cuốc đất, làm đất rồi mua hạt giống về gieo, chăm sóc sau mấy tháng thu hoạch, bán đi lại mua giống về gieo… vì anh nghĩ tài sản do cha để lại, có hay không cũng được, quan trọng phải tự tay mình làm ra.

Ba năm sau, trong khi người anh bơ phờ, trở nên nghèo vì suốt ngày... đào vàng; thì người em trở nên giàu có, lấy vợ và mua nhiều đất hơn trước. Sau đó hai anh em ngồi lại với nhau, và ngẫm kỹ lại lời trăn trối của cha mới thấy, không phải đất không có vàng, mà phải có sức người, có mồ hôi, tâm huyết đổ xuống thì đất mới biến thành vàng.
.......
Giờ là ngày nay, cũng có người cha trước khi mất dặn hai đứa con như vậy, anh tên Tài, em thì tên Nghĩa, nhưng ông còn kịp dặn dò thêm: phải cố gắng làm ăn, chăm chỉ thì "đất mới không phụ lòng người".

Anh Tài cũng giống xưa, rất tin lời cha: đất "có vàng” thật, nhưng anh ta nghĩ: nếu tự đào thì mất công quá! Lại tốn thời gian, thôi thì làm cách "khác" vậy.

Sáng hôm sau, nhân lúc bà con ra đồng, anh Tài cũng ra cuốc cuốc, đào đào rồi bất ngờ la lên: "vàng, a! có vàng bà con ơi!!". Mọi người hiếu kỳ xúm lại xem, thì đúng là có một "mảnh vàng nho nhỏ" thật. Ai cũng bất ngờ, nhưng có người không mấy tin, anh Tài liền nói lớn: "Cha tôi trước khi chết có trối đất này có vàng, giờ mới thấy là thật, có thể là cả kho vàng, thôi thì cũng "tình làng nghĩa xóm", sẵn ăn mừng, tôi cho mọi người "đào vàng" miễn phí, ai tìm được cho luôn người đó". Mọi người nghe xong ai cũng "Ồ!!!", rồi không ai bảo ai, người lấy cuốc, người vác xẻng chạy ào xuống ruộng anh mà hì hụt đào, chẳng bao lâu có người la lên sung sướng vì "đào được vàng", làm ai nấy càng thêm hưng phấn thi nhau đào, người lớn đào, con nít cũng lấy... muổng đào, cha mẹ đào, con cái đang học bài, ông bà đang nhai trầu ở nhà cũng bị... tổng động viên ra đào. 

Đứng trên bờ ruộng, nhìn cảnh "người người, nhà nhà" đào với không sôi sụt, hăng hái, anh chỉ cười mỉm. Được một lúc, anh nói: "mọi người dừng tay chứ đào hết vàng của tôi bây giờ! rồi, ai được cho luôn, giờ lên hết để tôi kêu người rào ruộng lại". Ai cũng tiu ngỉu ngừng tay, vác cuốc xẻng ra về, nhưng trong lòng rất tiết vì mình không đào trúng vàng, trong khi có vài người lại sung sướng trong lòng vì đào được vàng dù... nó nhỏ xíu.

Sau cái hôm nớ, câu truyện "ruộng có vàng của anh Tài, con chú Bảy" lan nhanh khắp xóm, không chỉ dừng lại ở đó, nó còn lan nhanh hơn dịch MERS khi băng đồng, vượt kênh, truyền đến tai người dân các ấp, các xã lân cận. Một người biết, hai người biết, rồi cả huyện, cả tỉnh đều biết. Có người bàn đất đó chứa cả tấn vàng? có người nói đất đó chôn kho vàng của vua chúa ngày xưa, chạy giặt bỏ lại? Cũng có người nói: đất đó chắc chắn là nền nhà của ông Thần Tài hồi xửa hồi xưa nên biết đẻ vàng??... Người ta lại coi, lại xem, lại tham quan đất anh Tài đông nghẹt, có ngày chính quyền ấp, xã phải cử dân quân, công an xuống kiểm soát tình hình an ninh, nhưng đâu phải miển phí, anh Tài cho dựng hàng rào, cho thu tiền vé đàng hoàng và quy định một ngày chỉ được một số người nhất định vào "kiểm tra" bằng cách… đào thử, làm cho mọi người mang cơn "sốt vàng" càng thêm "tăng độ".

Mọi người "đang trong cơn sốt cấp tính" thì anh Tài tbất ngờ tuyên bố đóng cửa vì đất đã được bán, bán cho ai? Giá bao nhiêu?... Thì anh tuyệt nhiên không nói, chỉ biết ngay sau tuyên bố đó, một đội gồm chục thợ hồ, chục culi, vài xe chở vật liệu xây dựng nhanh chóng xây một cái tường cao hơn 2m bao quanh khu đất của anh Tài; người ta còn thấy trong đội đó có người rất giống cậu cháu họ, gọi Đại gia X trong vùng bằng chú. Người tin thì tiết hùi hụi, người không tin thì... bình thường thôi (vì người ta đâu có tin).

Thế là anh Tài chính thức rời khỏi cái xóm nhiều "thị phi" mà chính anh gây ra đó để "Sài gòn thẳng tiến".

Nhưng trước khi anh đi, tôi có dịp hỏi anh: "liệu có tiết khi bán miếng đất chứa cả kho vàng không? tin tưởng người tạo ra mình, anh nói: Tiết gì? tôi làm biếng đào nên lấy hết tiền của cha chia cho, vay thêm "tín dụng đen" chạy thẳng lên chợ huyện, mua cả thảy 10 chỉ vàng vụn. Đêm xuống, đem chôn hết chổ vàng đó xuống đất, rồi về ngủ thẳng giấc, tới sáng đất có vàng ngay. Giờ ông anh muốn có đất vàng không?" anh cười.

Lên thành, với số tiền "khủng" nhờ bán "miếng đất vàng", anh được một đại gia giàu có làm thân và muốn gả con gái rượu cho, anh Tài nghĩ cũng tới lúc “dừng bước giang hồ” nên chấp nhận lên xe hoa ở cái tuổi hai mấy, cái kiếp ở rễ của anh cũng xui chèo mát mái. Sau vài năm, nhờ quan hệ sẳn của cha vợ, cùng với số vốn tăng gấp ba, gấp bốn lần nhờ "hùn vốn trăm năm", anh quen được các "quan", sẳn người "ưa chia sẽ" nên mặc "quan lớn" hay "quan nhỏ" anh đều kết thân và chơi đẹp, ngày thì vườn sinh thái, đêm thì nhà hàng đặc sản, khuya thì karaoke “ai nấy ôm”. Rồi lâu thành thân, xa thành gần, lạ thành quen, anh đềm nhiên được các quan nghĩ tới đầu tiên trong các cuộc đám cưới, đám giỗ, đám hỏi, đầy tháng, thôi nôi... nói chung “đủ thứ đám” mà các quan nghĩ ra.

Rồi một ngày, vợ anh "thật bất ngờ" thấychồng… lấy sách ra đọc, rồi ghi ghi chép chép coi bộ nghiêm túc lắm, nghiêm túc hơn mấy lần đi chúc tết nhà "quan", hỏi thì anh nói: đang... ôn thi công chức!!?

Rồi một ngày “tất nhiên sẽ đến”, anh về nhà, vợ đang đếm "hột xoàn", anh lặng lẽ ôm vợ từ phía sau, hôn vợ một cái rồi nói luôn: "anh thi đậu rồi". Vợ bất ngờ hỏi: "mới thi chưa có kết quả mà anh? Sao biết được..." Anh nói nhỏ: "Thiên cơ... không được lộ". Vài tháng sau, hàng xóm láng giềng há hốc mồm khi cái anh Tài hồi trước "một chữ bẽ đôi" không biết, giờ đi làm "công chức", sáng xách ô đi, chiều vác ô về!!! Làm được ít lâu từ cơ quan nhỏ anh lên cơ quan lớn, từ tổ dân phố anh "chạy đường nhựa" lên phường, từ phường anh "chạy đường cao tốc" lên thành phố… Mới vài năm, anh Tài từ ốm tong ốm teo tự nhiên có "bụng ông Địa", từ đi xe biển trắng "tiến hóa" thành biển xanh, cơ ngơi đồ sộ không ai bằng, đánh ván cờ "ăn cử nước" chơi chơi thôi cũng vài tỷ...
Anh Tài bây giờ "Không phải dạng vừa đâu", phó thường dân mà đụng thì "phỏng tay", nhưng em út đụng thì "mát" lắm...
.......
Còn người em ra sao? Ai biết, có hỏi tôi cũng nói vậy thôi _ _!!