Nguyên tắc 1: Có đi có lại
Khi bạn được nhận sự giúp đỡ của ai đó, tự trong bạn sẽ có cảm giác muốn giúp đỡ lại người ta hoặc trả ơn bằng một cách nào đó. Đôi khi cảm giác đó như là một gánh nặng mà bạn muốn thoát ra vậy. Vì con người sống theo bầy đàn, chúng ta sống trong xã hội lớn và việc mội cá thể giúp đỡ nhau có vẻ như là một điều vô cùng hợp lý đã diễn ra từ thời tổ tiên của chúng ta để đảm bảo cho sự phát triển của loài. Hơn nữa, khi chúng ta cũng mong muốn trả ơn vì không muốn mình trở thành một người vô ơn trong xã hội luôn đề cao lòng biết ơn và coi nó như một đức tính mà ai cũng cần có.
Nguyên tắc 2: Sự khan hiếm
Sự thật là khi qungr cáo, các nhãn hiệu sẽ đưa ra một số lượng hàng ưu đãi nhất định hoặc giới hạn về thời gian khuyến mãi. Vì khi có một sự giới hạn sẽ tạo ra khan hiếm, điều đó thức đẩy con người đưa ra quyết định nhanh hơn do lo ngại sẽ bị lỡ mất cơ hội tốt.
Thường thì chúng ta cũng có hứng thú với những thông tin được cho là tin mật, tin được rò rỉ ra ngoài dù chẳng có gì xác thực được tính chính xác của thông tin. Đây cũng là một ví dụ điển hình cho tác dụng của sự khan hiếm.
Nguyên tắc 3: Quyền uy
Khi nghe được lời nói của một người có uy tín thì thường chúng ta sẽ dễ dàng tin tưởng vào những thông tin họ đem lại. Vậy khi bạn có thể giả vờ như là một người có quyền uy bằng cách thay đổi phong cách ăn mặc, ngôn ngữ và chủ động xây dựng một hình ảnh cá nhân tốt để có cơ hội thuyết phục người khác.
Nguyên tắc 4: Cam kết
Cam kết có sức mạnh to lớn. Dường như chúng ta bị ám ảnh với việc lời nói đi đôi với việc làm. Cũng là hợp lý thôi đúng không nào? Đâu ai muốn trở thành người thất hứa.Vậy nên khi làm bất kì một điều nào đó hãy cân nhắc tới việc cam kết, bạn cũng có thể tự cam kết với bản thân về một việc nào đó, viết nó ra giấy kí tên mình và công khai với mọi người để có thể hành động kiên định hơn.
Nguyên tắc 5: Tương phản
Khi cần yêu cầu người khác làm một điều gì đó, hãy đưa ra một đề nghị khó khăn với họ trước khi nói ra mong muốn thật sự của bạn. Vì trong não bộ của đối phương sẽ tự động so sánh giữa hai yêu cầu và cảm nhận được yêu cầu thật sự của bạn là dễ dàng hơn. Ban cũng có thể áp dụng với nhiều trường hợp khác như trong khi bán hàng chẳng hạn, miễn là hãy làm cho thứ bạn muốn đối phương thực hiện trở nên dễ chịu hơn.
Nguyên tắc 6: Tình cảm
Dễ hiểu thôi! Khi bạn quen biết một người hoặc họ có một điểm chung nào đó với họ, bạn cam thấy thân thiết với họ hơn và dễ dàng đưa ra quyết định theo như ý của họ. Quan trọng là hãy tìm ra điểm chung giữa bạn và đối phương để có sợi dây liên kết bền chặt hơn.
Nguyên tắc 7: Bằng chứng xã hội
Người khác quyết định tâm lí của bạn 99%. Chúng ta là những sinh thể của xã hội và những lời nói của những người xung quanh chúng ta có sức ảnh hưởng lớn hơn nhiều những gì bạn nghĩ. Dù cho bạn có tự tin tới đâu mà những người xung quanh bạn đều phủ nhận điều đó thì bạn cũng dần mất niềm tin vào bản thân mình thôi. Tương tự như vậy, khi nhận được lời khen của mọi người bạn như được xác nhận lại niềm tin của mình và từ đó trở nên tốt hơn trong lĩnh vực đó.
Bạn có thể xem thêm bài chia sẻ của thầy Dương Ngọc Dũng với chủ đề tâm lý học thuyết phục tại đây: