Sự trì hoãn.
Quay trở lại cái thời gọi là Đại học, ngày xưa mình theo đuổi một chương trình liên quan tới Cộng đồng và chính sách, không liên quan...
Quay trở lại cái thời gọi là Đại học, ngày xưa mình theo đuổi một chương trình liên quan tới Cộng đồng và chính sách, không liên quan tới chủ đề lắm nhưng lượng bài tập và giấy tờ cần làm thì khá là nhiều. Hiển nhiên thì cách hiệu quả nhất khi làm bài chính là lập kế hoạch, thời gian biểu rồi: Tuần một chọn chủ đề, tuần hai chuẩn bị tư liệu, ... và tuần cuối là hoàn thành; nghe đơn giản, và cũng có vẻ là dễ làm . . .
"Dễ như vậy thì thôi đến hạn chót thì mình làm vẫn kịp mà."
Gần như bài tập nào cũng thế, thay vì thực sự lập và dính theo kế hoạch thì tôi lại chọn chạy theo hạn chót.
TẤT CẢ CÁC LOẠI.
Nhưng ngày ấy cuối cùng cũng tới, luận án tốt nghiệp 60 trang, một thứ mà tôi có hơn nửa năm để chuẩn bị và hoàn thành. Nếu mà cứ hạn chót mới chạy vắt chân lên cổ thì chắc chắn không kịp, độ dài của luận án này là quá lớn để tiếp tục như vậy.
Cần một kế hoạch. Có lẽ như chương trình Đường lên đỉnh Olympia, tôi sẽ làm luận án theo ba bước: Khỏi động, tăng tốc, và về đích. Mỗi bước một, hai tháng và với lượng công việc tăng dần.
Cần một kế hoạch. Có lẽ như chương trình Đường lên đỉnh Olympia, tôi sẽ làm luận án theo ba bước: Khỏi động, tăng tốc, và về đích. Mỗi bước một, hai tháng và với lượng công việc tăng dần.
Cơ mà sự thật thì ... bạn đoán đúng rồi đấy, 60 trang trong 3 ngày, với hai hôm xuyên đêm ... (Làm ơn, đừng bắt chước, không ai nên thức muộn chứ nói chi xuyên đêm, nhất là tận hai lần.) Sáng sớm hôm nộp bài, thế giới xung quanh cứ như là chuyện động chậm vậy. Xong việc, ít ra thì vẫn nộp kịp, hay ít ra là tôi nghĩ xong việc.
Một tuần sau đó, giáo viên hướng dẫn gọi cho tôi và có một cuộc hội thoại ngắn như sau:
-Hoàng à?
-Dạ
-Dạ
-Luận án con làm rất tốt, không cần phải sửa gì trước khi đem ra hội đồng cả.
...
Đấy là tôi mơ thấy thế. Thứ tôi nhận được là một file Word đầy rẫy các lời nhận xét và gạch chéo từ giáo viên hướng dẫn. Một luận án tồi tệ. Những sự kiện như này, kích thích sự tò mò, và dẫn tới bài viết về sự trì hoãn này ... Nếu mà lúc làm luận án cũng được như này thì tốt biết bao.
Cái cách mà tôi luôn nước đến cổ mới nhảy như vậy khiến cho mọi người xung quanh luôn bối rối: tại sao không từ từ mà làm. Vậy nên có lẽ nên giải thích cho mọi người, chuyện gì xảy ra trong não bộ một con người thích trì hoãn như tôi. Ừ, thay vì trở nên năng suất trong ngày thì tôi quyết định bỏ buổi sáng ra để trì hoãn bằng cách viết về sự trì hoãn trong tôi.
Luôn có những "shower thought", những ý tưởng linh tinh và hoàn toàn ngẫu nhiên nảy ra trong đầu tôi. Một trong số chúng đã đươc Disney hiện thức hóa: Những mảnh ghép cảm xúc, InsideOut. Mặc dù không hoàn toàn giống những gì tôi nghĩ nhưng nó cũng thể hiện phần nào. Phải chăng trong mỗi bộ nào của chúng ta là một văn phòng làm việc với những con người cầm lái khác nhau, và tùy vào ai đang chỉ huy mà hành động của chúng ta sẽ khác nhau. Sẽ là một người lý trí, và cũng có thể là một người thích thỏa mãn tức thời, instant gratification hay tôi gọi là thằng lười. Và có vẻ như là nhà cầm quyền được lòng dân hơn trong công sở bộ óc của tôi lại là kẻ thỏa mãn tức thời.
Thay vì miệt mài làm việc và tận hưởng sự vui sướng từ thành quả mang lại, kiểm soát ham muốn của bản thân và chờ đợi để đạt được mục đích. Bạn biết đấy, những thứ chúng ta nên làm để đạt được lợi ích lâu dài. Thằng lười trong tôi có khả năng thuyết phục tất cả mọi người trong văn phòng rằng tất cả những viễn cảnh đó thực ra chỉ là cây gậy và củ cà rốt, rằng dù có cố đến đâu cũng không thể đạt được. Chọn một thứ đem lại sự thỏa mãn trong tương lai mù mịt, hay ngay bây giờ, lên mạng để đêm lại những cảm xúc tức thời: đọc hết những gì về vụ lùm xùm của Sơn Tùng có trên tường nhà mình bất kể độ dài chả hạn ... Thôi thì một điểm cho thằng lười, hắn thuyết trình cũng khá giỏi đấy chứ. Vì gần như lúc nào hắn cũng thắng cuộc. Cơ mà này, scandal Sơn Tùng cũng hay ho đó chứ. . . Chắc vậy, giờ thì tôi ra kiểm tra xem cái tủ lạnh có "ma thuật" biến hóa ra thêm đồ ăn khi mà mới 10 phút trước tôi vừa quét sạch nó đã. "Nếu cứ làm vậy thì chúng ta chả thể nào theo kịp thời gian biểu đâu" - Một phút lý trí ... và ngay lập tức được thằng lười dập tắt bằng những video Youtube: từ "Não bộ con người hoạt động như thế nào" cho tới "Mario: Speedrun Worldrecord."
Thằng lười sống quá vì thực tại, không nghĩ về quá khứ, không tính đến tương lai, thỏa mãn bản thân ngay bây giờ là thứ hắn muốn. Điển hình của một người không bao giờ nên động vào bánh lái bởi dễ mà vui là thứ hắn hướng tới, thứ mà có lẽ hoàn toàn hợp lí cho động vật. Nhìn con mèo nhà bạn nuôi mà xem, ăn được, ngủ được và sinh ra đời sau, mèo sinh như vậy là hoàn hảo. Tất cả đều là những thứ dễ và vui, thậm chí người công xã nguyên thủy có lẽ cũng chỉ cần có vậy. Nhưng hiện tại là xã hội hiện đại, tiến đến xã hội chủ nghĩa chứ không phải công xã nguyên thủy. Con người cần có sự khác biệt hơn để làm được điều đó, và đó chính là để người lý trí đánh bại thằng lười thành người cầm lái: kế hoạch dài hạn và làm điều hợp lí.
Có những lúc điều hợp lí cũng sẽ dễ và vui: đi ngủ đúng giờ hay giải trí sau những ngày dài làm việc. Đây là khi hai con người đấu tranh đó bắt tay với nhau, tiếc là không phải lúc nào cũng vậy. Vì thành quả lâu dài, những giờ tập luyện luôn là thứ mà thằng lười ghét, nhưng lại là một thứ nên làm trong từ điển của người lý trí. Trớ trêu thay là bằng một cách nào đó kẻ lười biếng ít vận động lại có vẻ khỏe hơn con người lý trí trong tôi, dẫn tới ... chơi trong giờ học, giải trí khi đáng lẽ ra nên làm việc. Mà thực tế "giải trí" đó đâu có thực sự giải trí. Chúng ta sẽ thỏa mãn với thành quả mình đạt được, những sự thỏa mãn tức thời đó hoàn toàn đi ngược lại với định nghĩa trên. Đằng sau những phút "vui vẻ" đó là cảm giác tội lỗi, tự trách, và lo âu cùng căng thẳng.
Cơ mà, trì hoãn, dù là trì hoãn, rồi cũng sẽ đến lúc bắt tay vào làm việc. Bắt tay làm việc khó khăn cả nghĩa đen và bóng. Đấy là lúc chúng ta nhờ tới người đồng hành của chính nghĩa, kẻ bảo vệ lý trí: kẻ Hoảng loạn. Mặc dù đa phần thời gian thì hắn cũng ... khá là lười, và tốt hơn thì lẽ ra hắn cũng không nên xuất hiện. Anh hùng trong phim xuất hiện sẽ kèm nhạc nền, kẻ Hoảng loạn xuất hiện thì kèm theo hạn chót, nguy cơ xấu hổ nơi công cộng, hay là bất kể cái gì đó có hậu quả đáng sợ. Nhưng ít ra thì hắn làm rất tốt việc của mình, tống cổ kẻ Lười đi ra chỗ khác và đẩy người lý trí lên cầm lái.
Dù có ích là vậy, nhưng Hắn xuất hiện càng ít thì càng tốt hơn, dù sao thì chả ai làm việc không công cả. Mà thứ Hắn tính tiền thì lại là căng thẳng và mệt mỏi. Hắn đến và mang theo Hoảng loạn, như cái tên của hắn vậy. Có thể biến một người từ 6 tháng không động một chữ thành 1 tuần 60 trang thì không thể phủ nhận rằng nhiều lúc cũng rất hữu ích. Và đấy là hệ thống của tôi, một người trì hoãn, với bộ óc văn phòng với 3 người chủ trì: Lý trí, Thỏa mãn, và Hoảng loạn.
Cơ mà vì sao lại là chọn chủ đề này để viết?
Ngoài việc đây là cái cớ để tự trì hoãn bản thân khỏi bài viết về sự trầm cảm đã lên kế hoạch từ rất lâu ra thì cũng vì những người "bị" tương tự giống tôi vậy. Chúng ta có cùng một vấn đề. Mặc dù có cố gắng viết nhẹ nhàng tới đâu, thì vấn đề này cũng thực sự nghiêm trọng, một phong cách sống độc hại và ảnh hưởng lâu dài. Đã có những lúc phát điên vì sao mình lại trì hoãn như vậy ... nhưng rồi đó những suy nghĩ đó lại cũng là một sự trì hoãn khác...
Thật là lạ phải không, vì chúng ta thấy rõ, dù có (nhiều) thiếu sót, nhưng hệ thống trì hoãn hoạt động rất hiệu quả mà. Vậy tại sao nó vẫn ảnh hưởng tới cuộc sống nhiều tới vậy. Cái chính đó chính là điều kiện cần và đủ của để kích hoạt cái hệ thống này không phải lúc nào cũng ở đó. "Hạn chót" là thứ cần để Hoảng loạn ập tới. Không hạn chót, không Hoảng loạn, không Lý trí. Nghệ thuật, khởi nghiệp, tự học, chăm sóc bản thân, rèn luyện cơ thể tất cả những thứ đó thì đâu có "hạn chót" đâu, và đấy mới chính là, những quyết định quan trọng nhất trong đời người. Hạn chót là thứ người khác áp cho chúng ta và kèm với hậu quả, và vì hậu quả mà sinh ra hoảng loạn. Với mọi sự việc khác, thì chỉ có thể trách bản thân đã không nghiêm khắc với chính mình.
Vậy thì phải làm gì để loại bỏ hay ít ra là cải thiện tình trạng này?
Vấn đề của hệ thống trì hoãn đó là phương thức duy nhất để đưa chúng ta vào vùng Khó khăn, vùng Năng suất đó là Hoảng loạn. Không Hoảng loạn thì sự trì hoãn đó cứ ngày một dài hơn, thậm chí là mãi mãi. Một hiểm họa tiềm tàng, và cũng vì vậy, những thằng Lười mới có thể lấy những cái lợi trước mắt để che đi thứ khó nhìn ra và ít đươc bàn tới này. Một lý do khác có lẽ vì vấn đề này khá nghiêm trọng, và khó có thể nào mang ra làm chủ đề nói chuyện một cách vui vẻ như những câu chuyện chạy "deadline" được. Một mối nguy âm thầm mà lại đầy tính cá nhân, một trong những tác nhân của hội chứng kẻ giả mạo, Imposter Syndrome.
Lý do thực sự khiến trì hoãn nguy hiểm không phải những ngày vùi đầu vào công viêc, ngập tràn trong các dự án. Mà chính là cảm giác bản thân mình không tự chủ bản thân. Cái cảm giác mà chính mình lại là một người quan sát chính đời sống bản thân mình vậy. Chỉ có xem và bình phẩm chứ không thể điều khiển. Sự hối hận tột cùng không phải là không thể theo đuổi giấc mơ, mà là ngay từ đầu còn chưa từng theo đuổi chúng. Chúng ta luôn ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hình ảnh hơn là lời nói. Hãy thử lên một cuốn lịch đời sống với mục tiêu hàng năm xem sao. Có lẽ bạn chợt nhận ra trong cuốn lịch 60 năm cuộc đời này... bỗng chốc đã lãng phí mất bao nhiêu rồi. Kẻ Lười là một người tài giỏi trong việc thuyết trình, nhưng rồi đó cũng chỉ là ngụy biện, là một phần của giống loài trên đỉnh chuỗi thức ăn, một vài mánh như vậy đâu có thể cản trở chúng ta phải không?
Cuốn lịch cũng chả còn dài lắm đâu nhỉ, tốt hơn hết là nên bắt tay vào làm từ bây giờ ... Hoặc là lúc khác chắc cũng được nhỉ?
......................................................
Những thông tin và cả các biện pháp mình nói tới trong bài được mình rút ra khi đang "Trì hoãn" bằng những video của Ted,một tổ chức truyền thông đại chúng, các bạn nếu rảnh có thể tham khảo qua vì bản thân thấy họ cung cấp rất nhiều thứ bổ ích.
......................................................
Những thông tin và cả các biện pháp mình nói tới trong bài được mình rút ra khi đang "Trì hoãn" bằng những video của Ted,một tổ chức truyền thông đại chúng, các bạn nếu rảnh có thể tham khảo qua vì bản thân thấy họ cung cấp rất nhiều thứ bổ ích.
Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất