Việc sử dụng “lời nói dối” của một câu chuyện hư cấu để đạt đến một sự thật mang tính nhân sinh là một trong những công cụ cốt lõi của văn chương. Samuel Taylor Coleridge giải thích rằng, để khiến người đọc thực sự nhập tâm và thích thú với một câu chuyện, họ phải có một ít tinh thần văn chương - có nghĩa là họ sẽ phải chấp nhận rằng câu chuyện họ được kể chỉ là một bản sao lại của thực tại.

Để có thể khuyến khích người đọc tự nguyện gác đi sự hoài nghi của họ, những nhà văn phải cố gắng đạt được verisimilitude, hay là “vẻ thật” cho câu chuyện (Ngày nay Stephen Colbert gọi điều này là Truthiness) mà mục đích cuối cùng vẫn là sự đáng tin và tính thuyết phục của câu chuyện đó. Điều này có thể mang tính văn hóa, nếu một cuốn sách miêu tả thế giới thực thì cần vẻ thật văn hóa. Hoặc nếu là một cuốn sách kì ảo với một thế giới tưởng tượng, nó cần phải có những sự nhất quán nhất định để tạo ra một vẻ thật chúng cho nó. Tôi không quan tâm thế giới trong câu chuyện của bạn có kì quặc đến mức nào, chúng nên có cảm giác thật với người đọc.
Hãy sử dụng những công cụ sau để củng cố sự đáng tin với nhân vật, bối cảnh và tình tiết của bạn.

1. Cung cấp những chi tiết cảm nhận giác quan một cách chắc chắn và cụ thể

Bạn có thể kể về một đường hầm dưới mặt đất không hề tồn tại, nhưng nếu bạn mô tả mùi của chất thải, tiếng nước rỉ, v.v. Bạn sẽ mang người đọc đến gần hơn một trải nghiệm toàn diên để củng cố cảm nhận thực tại của họ

2. Tập trung vào những cảm xúc thật với nhân vật của bạn

Khi người anh hùng của bạn chiến đấu với một con quỷ khổng lồ hung ác, người đọc sẽ cảm nhận được nỗi sợ của họ. 

3. Lồng ghép những điều quen thuộc với những điều không quen thuộc

Giữ người đọc bằng những điều họ có thể nhận ra cũng quan trọng không kém gì giới thiệu cho họ những yếu tố mới.

4. Tránh những sai sót kĩ thuật

Nếu bạn viết về thế giới thật, hãy đảm bảo những gì bạn viết là đúng với sự thật. Còn  nếu là một thế giới thần tiên, hãy trung thành với những luật lệ bạn đưa ra cho thế giới đó.

5. Dành ra thời gian cho những điều “không đúng”

Nếu có điều gì đó không đúng với thế giới của bạn, hãy nhớ để những nhân vật của bạn chú ý những điều không đúng đó.

Trong hầu hết trường hợp, vẻ thật không phải là cái gì đó ta cố để đạt được, nhưng trong những tác phẩm hư cấu thì nó phục vụ một mục đích quan trọng hơn là tạo dựng niềm tin về mặt tinh thần cho người đọc để giải trí cho họ, giúp đỡ họ trong những thời điểm khó khăn với họ, hoặc thậm chí là thay đổi cuộc đời họ.
Để hiểu hơn về vẻ thật, chúng ta nên tìm hiểu về thể loại Counterfactual - Phản sự thật (xét lại). Những cuốn sách này trả lời những câu hỏi “nếu như”, ví dụ như: “Nếu như Hitler thắng chiến tranh thì sao. Họ đặt bối cảnh câu chuyện của họ trong một thực tại quen thuộc bị bẻ cong theo một cách nào đó có ý nghĩa lớn. Những quyển sách sau cho ta ví dụ rõ ràng về việc những nhà văn cân bằng thực tại và tưởng tượng một cách tuyệt vời, và mang người đọc đến những thế giới kì thú mới:
  • The Man In The High Castle (1962) bởi Philip K. Dick - Nếu như nước Mĩ thua Thế chiến II?
  • The Alteration (1975) bởi Kingsley Amis - Nếu như Cải Cách Kháng Nghị chưa bao giờ xảy ra.
  • Fatherland (1992) bởi Robert Harris - Nếu như Hitler thắng chiến tranh.
  • The Plot Against America (2004) bởi Philip Roth - Nếu như người Mĩ làm hòa với Hitler.
  • The Yiddish Policemen’s Union (2007) bởi Micheal Chabon - Nếu như một đất nước Do Thái mới được thành lập ở Alaska.
  • Underground Airline (2016) bởi Ben Winters - Nếu như nước Mĩ chưa bao giờ bãi bỏ luật nô lệ?

Dành cho tác phẩm của bạn

Hãy lấy một trang trong quyển sách bạn đang viết và đánh giá vẻ thật của nó bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Những miêu tả của bạn có rõ ràng không? Có mang tính cảm nhận giác quan không?
Những hành động của nhân vật của bạn có đúng với tính cách của họ không? Cách họ phản hồi với thế giới có hợp lý với nhân vật của họ không?
Hãy kiểm tra những sự thật được nhắc tới, kiểm tra ngay luôn đi!

Những bài luận văn là một cách tự nhiên để tìm hiểu về nhà văn và cách họ quan sát sự vật hiện tượng. Những quan điểm bạn gặp trong những bài luận văn thường mang tính cá nhân hơn trong những tiểu thuyết hay truyện ngắn. Tổng hợp những bài luận văn sau cho chúng ta rất nhiều những chủ đề hay ho để khuyến khích trí óc của bạn hoạt động. Bạn có đồng ý với quan điểm của tác giả không? Nếu không, hãy tự viết một bài luận văn của mình. Hãy thử “phô bày bản thân một cách thái quá” xem sao nhé.
  • Tremendous Trifles (1909) bởi G. K. Chesterton
  • Notes of a Native Son (1955) bởi James Baldwin
  • Slouching Towards Bethlehem (1968) bởi Joan Didion
  • Ex Libris: Confessions of a Common Reader (1998) bởi Anne Fadiman 
  • The Wave in the Mind: Talks and Essays on the Writer, the Reader, and the Imagination (2004) bởi Ursula K. Le Guin 
  • Consider the Lobster (2005) bởi David Foster Wallace 
  • The Braindead Megaphone: Essays (2007) bởi George Saunders 
  • Magic Hours: Essays on Creators and Creation (2012) bởi Tom Bissell
  • The Empathy Exams (2014) bởi Leslie Jamison
  • The View From the Cheap Seats (2016) bởi Neil Gaiman 
  • Animals Strike Curious Poses (2017) bởi Elena Passarello

Bài tập về nhà

Để tập tính trung thực trong viết lách, tôi cần bạn chọn một trong những khoảnh khắc sau đây trong đời bạn và viết vài đoạn trong sổ tay về nó. Khi bạn viết, hãy để ý những ghi nhận nội tâm của bạn trong quá trình bạn viết về nó, chú ý những điều làm bạn khó chịu. Hãy cố “trung thực hơn một chút về những điều bạn không thấy thoải mái”. Hãy nhớ rằng dũng cảm không có nghĩa là không sợ hãi, mà là dám làm:
  • Một lần bạn vô cùng xấu hổ
  • Khi bạn hối hận điều mình vừa làm
  • Khoảnh khắc buồn nhất đời bạn
  • Một bí mật bạn luôn sợ nói ra
Hãy đọc thật to những gì bạn vừa viết với ai đó mình tin tưởng, hoặc giả vờ có ai đó đang nghe và đọc một mình. Nghe kĩ cách bạn nói và tập trung vào cách cơ thể bạn phản ứng khi đọc đến những đoạn nhạy cảm. Suy nghĩ rằng bạn sợ bị phán xét, hay sợ phải nói to ra. Hãy ghi lại điều đó.
Nguồn: Neil Gaiman Masterclass