Hầu hết trong bất kỳ mối quan hệ nào, sự nhàm chán dường như không thể tránh khỏi. Đô hay đùa với bạn bè mình rằng “tình yêu nào cũng có lộ trình”, 1 tháng đầu hừng hực say đắm, 3 tháng vẫn say nồng, 6 tháng bắt đầu có mâu thuẫn, 1 năm vẫn nồng nàn nhưng trở nên thân quen, 2 năm thì thương chứ hổng có yêu, 3 năm thì, hm, bắt đầu chơi nhàm chán 😛.
Tuỳ mỗi cặp đôi mà có một khoảng thời gian dẫn đến giai đoạn nhàm chán khác nhau, trên thực tế, trong tâm lý học, bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào cũng sẽ trải qua 4 giai đoạn:

1. Giai đoạn thăng hoa

Trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ - giai đoạn mới yêu - người kia là trung tâm của cuộc đời. Chúng ta tha thứ cho mọi điều trong những giai đoạn đầu tiên này. Người khác có lỗi, và bạn thấy chúng, nhưng điều đó không quan trọng. Có thể họ để bát đĩa bẩn trong bồn rửa, nhưng ít nhất chúng khiến bạn cười hàng ngày, vì vậy không sao cả. Những điều tốt đẹp hơn những điều tiêu cực ở đây.
Trong giai đoạn trước của tình yêu thăng hoa, các yếu tố vô thức thu hút và kích hoạt hệ thống phần thưởng sẽ tiếp quản. Ảnh quét não của các cặp đôi trong giai đoạn đầu yêu nhau cho thấy mức độ cao của dopamine, chất hóa học kích hoạt hệ thống khen thưởng bằng cách kích hoạt cơn khoái cảm mãnh liệt.

2. Giai đoạn gắn bó ban đầu

Trong giai đoạn tiếp theo này, phần não tiến hóa hơn bắt đầu tiếp quản, bao gồm não bụng (vùng não liên kết với cảm giác gắn bó và các hormone gắn kết, vasopressin và oxytocin - đôi khi được gọi là “Hormone tình yêu”). Lúc này, bạn có thể ngủ mà không nghĩ về [đối tác của mình] 24 giờ một ngày. Làm những việc khác trong cuộc sống của bạn dễ dàng hơn.
Nhiều cặp đôi mô tả mối quan hệ trở nên phong phú hơn, sâu sắc hơn, thấu hiểu nhau hơn. Những kỷ niệm đã được tích hợp — cả tích cực và tiêu cực — bạn đã trải qua một số khó khăn và bạn đã phát triển một sự gắn bó bền chặt.

3. Giai đoạn khủng hoảng

Giai đoạn thứ ba thường là điểm thúc đẩy hoặc đoạn tuyệt các mối quan hệ. Những gì xảy ra ở giai đoạn này là rất quan trọng đối với những gì xảy ra tiếp theo. Hầu hết mọi mối quan hệ đều có một giai đoạn khác nhau. Hoặc là chúng ta sẽ tiếp tục trôi, hoặc chúng ta sẽ trở lại với nhau. Ta cần vượt qua một cuộc khủng hoảng và khi có thể cùng nhau nói về nó — cả hai đều đã trưởng thành và đã thay đổi.

4. Giai đoạn gắn bó sâu sắc

Giai đoạn gắn bó sâu sắc là sự bình lặng sau giông bão. Đến thời điểm này, một cặp vợ chồng hiểu rõ về nhau, họ đã trải qua những thăng trầm không thể tránh khỏi, họ biết rằng họ có thể đối phó với khủng hoảng và họ có thể đã lên kế hoạch để xử lý các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Khi mô tả giai đoạn này của các mối quan hệ, thuật ngữ mà chuyên gia mô tả là “bình thản”. Khi các cặp đôi đã bên nhau nhiều năm. Mối quan hệ trở nên bình tĩnh. Và an toàn.
Bản thân Đô khi thấy những giai đoạn trong tình cảm này rất hay, bởi vì:
Thứ nhất, mình hiểu rằng trải nghiệm nào cũng có “giai đoạn” của nó.
Thứ hai, sau khi vượt qua khủng hoảng, bước tiếp đến sẽ là sự gắn bỏ sâu sắc.
Liệu chăng, sự nhàm chán - một khủng hoảng của mối quan hệ, cũng chỉ là một giai đoạn, một thử thách cho hai người để cùng nhau cố gắng và vượt qua? Tiếc thay khi đến giai đoạn nhàm chán, nhiều người bạn của mình lại cảm thấy “một dấu chấm hết” trong mối quan hệ; rồi sau đó lại càng xa người yêu của mình hơn. Vậy tại sao mình không thay đổi góc nhìn một chút, nếu đặt ra mục tiêu “VƯỢT QUA SỰ NHÀM CHÁN” thay vì mơ mộng, cảm nắng một ai đó có vẻ toàn vẹn hơn người yêu của mình?
Bởi vì thực chất, để bên nhau lâu dài như vậy, cũng tốn không ít thời gian, công sức nữa. Hai bên cũng đã trải qua những mâu thuẫn nhỏ, những vấn đề có thể vượt qua, thậm chí có thể hiểu thói quen và những “tật xấu” của nhau nữa. Vậy thì nhàm chán cũng chỉ là một vấn đề có thể giải quyết thôi mà, nhỉ? Và chắc gì khi gắn kết với đối tác mới, chúng ta không lại một lần nữa, trải qua sự nhàm chán?
Đối với Đô, mối quan hệ chỉ thực sự kết thúc khi một trong hai không còn muốn cố gắng vì nhau nữa. (hoặc một bên làm bên còn lại đau khổ, hành hạ về thể chất, bạo lực tinh thần,…). Trong một quyển sách Đô từng đọc, có một góc nhìn cũng khá thú vị, “Yêu” là hành động, không phải cảm xúc, khi bạn hành động “yêu”, bạn sẽ Yêu, không cần chờ cảm xúc yêu để yêu ai đó. Vậy chốt lại là, có lẽ để vượt qua sự nhàm chán, chúng ta bắt đầu với câu hỏi tại sao trước? Có lẽ cuộc đối thoại này cần cả hai người cùng giao tiếp cởi mở và có những hành động cụ thể sau đó để cố gắng vì cả hai.
Thật ra chủ đề này còn rất nhiều điều cần thảo luận, và cũng sẽ tuỳ từng trường hợp cụ thể nữa. Đô viết bài này chỉ nhằm mục đích chia sẻ một góc nhìn rộng hơn trong mối quan hệ, như kiểu “sau cơn mưa sẽ có cầu vòng” ấy.
Cảm ơn ai đã đọc đến dòng cuối cùng, và hy vọng mọi mối quan hệ của chúng ta đều có thể chạm đến giai đoạn bình thản nhé!