Hồi năm 2011, cả nước Pháp rạo rực cho cuộc bầu cử chính thức diễn ra 1 năm sau đó. Hai ứng cử viên thu hút nhiều nhất sự chú ý là tổng thống đương thời Nicolas Sarkozy và Dominique Strauss-Kahn. Dân chúng Pháp đa phần đã mất niềm tin vào Sarkozy, người bị gắn mác hám tiền và có vấn đề về thần kinh, chỉ sau một nhiệm kì (2007-2011). Dominique Strauss-Kahn bởi vậy nổi lên như là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế cao nhất của điện Élysée. 
Quá trình bầu cử vào năm 2012 cuối cùng cũng kết thúc, vị tổng thống tiếp theo của nước Pháp là François Holland !!! 
Ố ồ! Vậy rốt cuộc, chuyện gì đã xảy ra?
Dominque Strauss-Kahn là ai?
Domique Strass-Kahn, hay được gọi tắt là DSK, sinh năm 1949 lại quận Neuilly-sur-Sein, một quận "nhà giàu" tại Paris, Pháp. DSK theo học chuyên ngành kinh tế tại trường kinh doanh HEC Paris, một trong những trường kinh doanh danh giá nhất ở Pháp. Sau đó ông tiếp tục lấy bằng tiến sĩ kinh tế học tại trường Paris mười (Paris-X). Theo một vài tư liệu, bạn bè của DSK rất nể kiến thức và nỗ lực học tập của ông, miêu tả ông như là người có khả năng đạt giải Nobel kinh tế trong tương lai. Năm 1981, DSK trở thành giáo sư kinh tế tại trường Paris mười và có tham gia giảng dạy tại các trường nổi tiếng khác bao gồm đại học Stanford tại Mỹ. Rõ ràng, DSK đã chuẩn bị một nền tảng kiến thức kinh tế, xã hội rất đáng nể trước khi tham gia vào chính trường Pháp.
DSK (ảnh: internet)
DSK (ảnh: internet)
DSK tham gia đảng xã hội (Parti Socialiste) vào năm 1976 và trở thành một chính trị gia có tiếng nói trong chính trường Pháp từ năm 1991, khi được bổ nhiệm vị trí bộ trưởng công nghiệp và ngoại thương trong chính phủ của tổng thống François Mitterand. Vị trí này tiếp tục được giao cho DSK vào năm 1997.
Sự nghiệp chính trị của DSK đạt đến đỉnh cao vào năm 2007, khi được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch của quỹ tiền tệ thế giới (IMF).
IMF được thành lập vào năm 1944 tại hội nghị Bretton Woods, Mỹ. Thuở ban đầu, quỹ này chỉ có 44 quốc gia thành viên, ít hơn nhiều so với con số 190 thành viên ở thời kì hiện tại. IMF được tạo ra nhằm duy trì sự ổn định của tình hình tài chính quốc tế và tỉ giá hối đoái. Ngoài ra, IMF còn có chức năng hỗ trợ tài chính một nước thành viên khi cần thông qua hình thức cho vay. Nguồn vốn hoạt động của IMF được kêu gọi từ đóng góp của các nước thành viên. Hiện nay, các thành viên góp vốn lớn nhất cho IMF là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Dĩ nhiên, các nước này cũng có ảnh hưởng lớn nhất trong các quyết định của IMF.
IMF dưới sự lãnh đạo của DSK đã có những kết quả hết sức tích cực. Qui mô cho vay của quỹ được nâng từ 10 tỉ $ lên 84 tỉ $. Tổng tài sản của quỹ tăng lên đáng kể, từ 250 tỉ $ lên 1000 tỉ $. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, IMF đã có công lớn trong việc giải quyết tình trạng khủng hoảng nợ công ở các quốc gia ở châu Âu như là Ireland, Tây Ban Nha, và đặc biệt là Hy Lạp. Những thành công của IMF đã nâng tầm uy tín của DSK lên đến đỉnh. Điều này thúc đẩy DSK quyết định tham gia tranh cử cho vị trí tổng thống cộng hòa Pháp diễn ra vào năm 2012.
Và mọi người đã tin chắc vị lãnh đạo của nước Pháp sau kì bầu cử 2012 đó không ai khác chính là DSK!
Chuyện gì đã xảy ra với DSK ?
Tầm giữa trưa ngày 14 tháng 5 năm 2011, sở cảnh sát New York nhận được một cuộc điện thoại khẩn cấp từ một nhân viên khách sạn Sofitel, báo cáo về một vụ hiếp dâm đối với một nữ nhân viên dọn dẹp phòng. Nạn nhân là Nafissatou Diallo, một phụ nữ da màu 32 tuổi, đang là mẹ đơn thân của một cô con gái  Nghi phạm của vụ cưỡng bức được xác định là DSK!
Nafissatou Diallo (ảnh: internet)
Nafissatou Diallo (ảnh: internet)
Tin tức của vụ cưỡng bức lan truyền nhanh chóng về Pháp. Nó được xem như một quả bom nguyên tử, gây chấn động chính trường Pháp. Kẻ tin, người không về sự xác thực của vụ án và ai cũng có lý do riêng của mình. Có nhiều người tin vào sự phạm pháp của DSK bởi trong quá khứ, vị này cũng đã bị tố cáo vì có hành vi cưỡng bức một phóng viên trẻ tên là Tristane Banon khi cả hai đang trong một cuộc phỏng vấn tại một căn hộ. Người ủng hộ DSK thì vẫn cứ ủng hộ DSK hết mình bởi nhiều tình tiết đáng ngờ xung quanh vụ án. Ví dụ như hành vi ôm nhau ăn mừng của 2 nhân viên an ninh khách sạn sofitel bị camera ghi lại sau khi đã thành công báo vụ việc cho cảnh sát. Dư luận ủng hộ DSK cho rằng đây là một vụ dàn xếp mang yếu tố chính trị nhằm hạ bệ uy tín của DSK.
DSK ban đầu bị tòa tuyên có tội với mức án phạt lên tới 25 năm tù. Tuy nhiên với lợi thế của những người giàu là tiền, DSK và gia đình đã bỏ ra tổng cộng 6 triệu $ tiền bảo lãnh để có thể được tại ngoại có giám sát trong quá trình chờ đợi phiên xét xử tiếp theo.
Quá trình điều tra đã phát hiện những lời khai không nhất quán của cô dọn phòng trong vụ việc với DSK  và những lời nói dối về việc bị cưỡng hiếp bởi những binh lính Guinea trong đơn xin tị nạn để được nhập cảnh vào Mỹ. Bởi thế, dù đã tìm thấy DNA của DSK trên cơ thể cô dọn phòng, toàn án NewYork vẫn tuyên DSK vô tội.
Cô dọn phòng sau đó cũng được DSK trả thêm cho 1 triệu $ để chấm dứt hoàn toàn việc nộp đơn tố cáo lên các cấp toàn án cao hơn.
Về phần DSK, dù cho đã thoát được rắc rối, uy tín của ông trên chính trường Pháp đã suy giảm đáng kể. François Hollande đã chớp lấy cơ hội đó để trở thành người đại diện của đảng xã hội Pháp tham gia tranh cử. Vế sau của câu chuyện chính là lịch sử.
Kết
Có thể nói vài phút ngắn ngủi trong căn phòng khách sạn tại New York với cô phục vụ phòng đã lấy đi chiếc ghế tổng thống của DSK. Nước Pháp liệu có tốt hơn dưới sự dẫn dắt của DSK? Thật khó để trả lời!