Viết lại từ bài "Story - structure the hidden framework that hangs your story together" của Gavin McMahon.
Chúng ta đều đã từng xem những bộ phim dở tệ, mấy bộ phim mà đoạn trailer đã làm lộ hết mấy tình tiết quan trọng của cả nội dung. Hay là nghe những câu chuyện vớ vẩn chẳng có ý nghĩa gì. Hay là ngủ gật trong những buổi thuyết trình kéo dài đằng đặc, và nhiều thứ khác. Chúng là bom xịt vì kết cấu của chúng lỏng lẻo hoặc không có kết cấu.
Não của chúng ta muốn thấy kết cấu và mô típ. Hai thứ đó giúp chúng ta hiểu được thế giới này vận hành như thế nào và giúp chúng ta cảm thấy thoải mái.
Điều này cũng lặp lại trong việc chúng ta thể hiện bản thân mình. Theo một cách vô thức, chúng ta luôn nhìn ra được các mối liên kết giữa các sự kiện rời rạc. Đó là điều giúp chúng ta nhận thức được sự vật sự việc chung quanh mình. Nếu không chúng ta sẽ luôn thắc mắc: "Cái quái gì đang xảy ra vậy?" hay là "Chuyện này khi nào mới chấm dứt?" Nếu bạn phát biểu trước đám đông mà bạn không cho thấy được sự liên kết trong bài nói của bạn thì bạn sẽ chẳng có chút uy tín nào. Bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian của người nghe và của chính bạn. 
Kết cấu là yếu tố ngầm giúp bài thuyết trình của bạn thăng hoa hay bị hứng gạch đá. Có nó, câu chuyện của bạn trở thành sách bán chạy. Không có nó bạn thành nhà văn nửa mùa. Nhìn thấy nó, bạn thấy được tại sao cuộc đời bạn lại giống như hiện tại.
Cuộc đời bạn cũng cần kết cấu chỉ là bạn không nhận ra điều đó. Các hành động của bạn hiện nay đều đang giúp viết ra đoạn kết cho cuộc sống của bạn 5 đến 10 thậm chí 20 năm sau. Bạn có thể "yolo" làm những gì tùy thích và, như quay sổ xố, bạn sẽ ngẫu nhiên rơi vào một kết cấu nào đó. Hoặc bạn có thể chủ động điều chỉnh hành vi của mình để tự viết ra kết cấu cuộc đời mà bạn mong muốn. 
Bài viết này tổng hợp các kết cấu phổ biến trong cuộc sống. Các kết cấu này được dùng rất nhiều bởi các nhà văn, triết gia nổi tiếng để thổi hồn vào câu chuyện của họ như Lewis Caroll, JK Rowling, Aristotle. Chúng ta cũng có thể tham khảo các kết cấu này để áp dụng vào bài thuyết trình Powerpoint của bạn, hay những quyển tiểu thuyết của riêng mình, và thậm chí là cuộc đời mình.

Cấu trúc Ba đoạn của Aristotle

Triết gia Hy Lạp Aristotle là một trong những người đầu tiên vạch ra kết cấu cho một câu truyện. Nó giống như lời khuyên của nhân vật King trong truyện Alice Ở Vùng Đất Thần Tiên của tác giả Lewis Carol là: "Bắt đầu ở lúc khởi đầu, rồi cứ tiếp tục cho đến đoạn kết: rồi dừng lại". 
Nhưng Aristotle khác ở chỗ ông đang viết các vở bi kịch cho sân khấu Hy Lạp. Lời khuyên của ông phù hợp cho các vở kịch chứ không phải là thuyết trình Powerpoint thời hiện đại. Trong kịch của ông nhân vật cất lên tiếng hát chứ không nói về doanh số. 
Thời nay không ai kì vọng bạn cất tiếng hát lúc thuyết trình Powerpoint cả nhưng cấu trúc của Aristotle vẫn đáng tham khảo. Nó có thể được tóm gọn bởi ba từ: "Prologue, episode, exodus" - ''Khởi đầu, chính truyện, và cái kết".
Cấu trúc Ba đoạn của Aristotle

Cấu trúc Đan xen của Duarte

Bạn có thể xây dựng một câu chuyện mà trong đó mọi việc xảy ra theo một đường thẳng, đi từ A đến B. Nhưng điều đó chẳng mang lại cảm xúc gì cho người xem cả và nó thiếu một chút kết nối logic với người xem. Người xem không cảm thấy mình đang hòa mình vào câu chuyện. Nancy Duarte đã sử dụng kết cấu đan xen để xây dựng câu chuyện của mình. 
Kết cấu đó giúp làm tăng sự thu hút cho câu chuyện của bạn bằng cách đưa thêm yếu tốt căng thẳng và giải tỏa vào từng phân đoạn.
Duarte khuyên rằng chúng ta nên đưa cảm xúc của người đọc, khán giả liên tục nhảy qua nhảy lại giữa việc: "chuyện gì đang xảy ra" và "chuyện gì sắp xảy ra". Hãy coi đó như là sự đan xen giữa thử thách và giải pháp, giữa niềm đau và sự hưng phấn. Kết cấu này được dùng nhiều trong các buổi thuyết trình doanh nghiệp để giúp thúc đẩy hành động từ khán giả, có thể là nhân viên của công ty. Ví dụ để tạo ra sự căng thẳng: "Hiện nay các đối thủ cạnh tranh ngày càng tấn công mạnh thông qua quảng cáo số, tài trợ MV âm nhạc để chiếm thị phần của chúng ta..." và đưa ra sự giải tỏa: "Nhưng sản phẩm của chúng ta tấn công vào một phân khúc hoàn toàn mới không bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch quảng cáo này."
Cấu trúc Đan xen

Cấu trúc Cuộc Phiêu Lưu của Người Hùng

Nhà nghiên cứ Joseph Campbell từng viết quyển khách Anh Hùng Nghìn Mặt (The Hero with a Thousand Faces). Trong quyển sách đó ông phác thảo nên thế nào là cuộc hành trình của một anh hùng. Công trình này của ông đã ảnh hưởng rất nhiều đến lối xây dựng kết cấu câu truyện của rất nhiều bộ phim lớn bao gồm Star WarsShrek
Bất cứ ai khi viết một truyện tiểu thuyết hay làm một bài thuyết trình đều sẽ tự hỏi: anh hùng trong truyện mình là ai nhỉ?
Tất nhiên không phải là bạn rồi.
Hãy tưởng tưởng bạn đang kể chuyện đêm khuya cho con bạn. Chuyện này bạn tự tưởng tượng ra. Chúng ta sẽ đặt ai làm nhân vật chính của câu truyện? Hẳn sẽ là đứa bé. Trong sự tưởng tượng của bé, bé sẽ là một công chúa, chiến binh hay phù thủy. Điều đó khiến đứa bé là cái rốn trong vũ trụ bạn đang tạo ra. Hãy áp dụng điều này khi bạn kể chuyện cho người lớn.
Cuộc hành trình của người hùng bắt đầu từ một thế giới bình thường. Thế giới đó có những nhân vật bình thường sống những cuộc sống bình thường. Thế rồi một sự kiện xảy ra và có tiếng gọi vọng đến kêu người anh hùng đấy hãy đi xa - một nhiệm vụ nào đó hoặc một mối nguy nào đó. Mặc dù không muốn nhưng do hoàn cảnh đưa đẩy, người hùng bất đắc dĩ phải khoác áo ra đi. Anh ta, cô ấy phải đối mặt với rất nhiều sự đe dọa và mối nguy hiểm. Những người tốt bụng sẽ xuất hiện dọc đường và giúp người hùng. Sau khi trải qua một loạt thử thách gian nan người hùng trở về  thế giới của mình và nhìn nó dưới một con mắt khác.
Nếu bạn muốn xuất hiện trong câu chuyện thì bạn chỉ nên đóng vai phụ. Điều quan trọng đó là Campbell khuyên chúng ta phải làm sao để khán giả thấy được chính họ là người hùng trong câu chuyện.
Kết cấu Cuộc Phiêu Lưu Của Người Hùng

Đọc thêm:

Bảy Kết Cấu Của Booker

Vào năm 2004, nhà báo Christopher Booker xuất bản quyển sách: Bảy Kết Cấu Cơ Bản (The Seven Basic Plots), quyển sách nói về việc tại sao chúng ta thích kể chuyện. Ông đưa ra luận điểm rằng toàn bộ các thần thoại, phim, tiểu thuyết và chương trình TV đều tuân theo các quy tắc nhất định và ông đúc kết được bảy quy tắc trong sách. 
Kết cấu 1: Tiêu diệt Quái vật
Kết cấu này nói về việc người hùng thân chinh đi tiêu diệt quỷ dữ hay kẻ đang cố gắng phá hoại hòa bình và sự thịnh vượng của thế giới. Các phim như Hàm Cá Mập (Jaws), James Bond hay Bảy Tay Súng Huyền Thoại (The Magnificent Seven) đều là ví dụ điển hình của kết cấu này.
Kết cấu phim Hàm Cá Mập
Kết cấu 2: Đi để trở về
Những tiểu thuyết, bộ phim kinh điển như Phù thủy xứ Oz, Alice ở xứ thần tiên đều thuộc kết cấu này. Nó đều được xây dựng quanh việc một nhân vật có một chuyến đi đến vùng đất lạ, đầy rẫy nguy hiểm. Cuối cùng người hùng trở về với những kinh nghiệm quý giá.
Kết cấu truyện Phù thủy xứ Oz
Kết cấu 3: Nhà nghèo vượt khó
Nhà nghèo vượt khó là câu chuyện về những người hùng đạt được một gia tài lớn (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng) nhưng rồi làm mất nó, nhưng từ đó anh ta trưởng thành hơn về mặt tinh thần. Các truyện cổ tích như Aladdin và Cây đèn thần, Lọ Lem và Jane Eyre là những ví dụ tiêu biểu cho kết cấu này. 
Kết cấu truyện cổ tích Aladdin và Cây đèn thần
Kết cấu 4: Thiên mệnh
Thiên mệnh là câu chuyện về những người hùng lên đường đi tìm kiếm thánh vật nào đó. Trên suốt đường đi họ sẽ gặp phải các cản trở, cám dỗ và mối nguy khác nhau. Cuối phim họ hoàn thành sứ mệnh của mình. Đây là kết cấu của các truyện, phim kinh điển như Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn hay Harold và Kumar Đến Lâu Đài Trắng.
Kết cấu truyện Chúa Tể Những Chiếc Nhẫn
Kết cấu 5: Bi kịch
Các câu truyện theo kết cấu này có bắt đầu khá buồn, mọi thứ trở nên khá hơn một chút vào giữa phim nhưng rồi sau đó trở nên tồi tệ trở lại. Kết phim có khi còn buồn hơn lúc bắt đầu. Phim tâm lý chính kịch Lễ Cầu Hồn Cho Một Giấc Mơ (Requiem of a Dream) là ví dụ tiêu biểu.

Kết cấu phim Lễ Cầu Hồn Cho Một Giấc Mơ
Kết cấu 6: Hài
Các truyện này tập trung vào việc khiến người xem, người đọc cảm thấy giải trí thoải mái hơn là phát triển nhân vật.
Kết cấu phim hài Ngu và Ngu Ngốc Hơn (Dumb and Dumber)
Kết cấu 7: Hồi Sinh
Kết cấu phim Ngày Chuột Chũi (Groundhog Day)

Đọc thêm:

Hình thái câu truyện của Vonnegut

Trước khi trở thành một tiểu thuyết gia tài ba ở nước Mỹ, Kurt Vonnegut là một sinh viên nhân chủng học ở Đại học Chicago. Ở đó ông làm bài luận nói về hình thái của các câu chuyện. Bài luận này bị đánh rớt vì nó "trông có vẻ vui tươi quá đà."
Trong bài luận đó, Vonnegut cố gắng mô tả kết cấu của toàn bộ câu truyện của nhân loại trên các biểu đồ đơn giản: trục tung thì đại diện cho sự sung sướng hoặc nghèo khó, còn trục hoành thì mô tả thời gian. Với các biểu đồ đó ông đã mô tả các câu truyện như: Chiếc Hố Tử Thần, Boy Gets Girl, Đã Tệ Còn Tệ Hơn, Thần Thoại Chúa Tạo Ra Thế giới Trong Kinh Thánh, Kinh Cựu Ước,Lọ Lem
Kết cấu phim Hố Tử Thần
Phim Boy Gets Girl
Kết cấu truyện Lọ Lem
Kết Cấu Kinh Cựu Ước
Kết cấu thần thoại Thuyết Chúa Tạo Ra Thế Giới
Kết cấu phim Đã Tệ Còn Tệ Hơn

Bốn kết cấu của Roam

Dan Roam đề xuất có 4 kết cấu giúp một câu truyện, bài thuyết trình trở nên cực kì xuất sắc. Ông tranh luận rằng "nội dung rành mạch rõ ràng là biện pháp tốt nhất để tránh gây ra sự rối rắm, khó hiểu." Đối với Roam, việc bạn chọn kết cấu nội dung truyện phụ thuộc vào việc bạn muốn làm gì? Bạn có đang cố gắng cung cấp thông tin cho khán giả hay là thay đổi niềm tin của họ hay là thúc đẩy họ hành động? 
Nếu bạn đơn thuần chỉ muốn truyền tải thông tin bạn có thể dùng kết cấu Báo Cáo

Còn kết cấu Giải Thích giúp người đọc, người nghe hiểu được về một sự vật, sự việc.


Kết cấu Kêu Gọi phù hợp để đưa ra giải pháp hoặc kêu gọi mọi người hành động


Kết cấu Kịch thường dựa trên kết cấu một cuộc phiêu lưu của anh hùng để tạo ra cảm hứng giúp mọi người thay đổi niềm tin hay nhìn sự vật, sự việc dưới góc nhìn khác.


Cấu trúc Ba đoạn: Tình Huống - Phức Tạp Hóa - Giải Pháp
Trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty chuyên về tư vấn giải pháp hoặc bán hàng cho doanh nghiệp, mô hình Tình Huống - Phức Tạp Hóa - Giải Pháp là một kết cấu phổ biến dùng để trình bày vấn đề. Và cũng như nhiều kết cấu khác, nó được dựa trên các kết cấu từ cổ xưa. Về bản chất nó là kết cấu 3 phân đoạn của Aristotle nhưng có thêm hai từ đầy ma thuật là "nhưng" và "do đó".
Kết cấu Tình Huống - Sự Phức Tạp Hóa - Giải Pháp
Kết cấu Tình Huống - Cơ Hội - Giải Pháp

Kết cấu Dẫn Dụ, Thịt và Phần Thưởng

Có thể nói rằng những bài thuyết trình thành công thường đi theo một công thức đơn giản đó là: Dẫn Dụ, Chim Mồi và Phần Thưởng.
Dẫn Dụ là thứ thu hút sự chú ý của khán giả, khiến họ cảm thấy bồn chồn trên ghế, nghiêng người về phía trước và khiến họ cảm giác có gì đó lớn sắp xảy ra. Dẫn Dụ có thể là một câu hỏi tu từ, có thể là một châu chuyện cá nhân. Hoặc nó có thể là một lời khẳng định hùng hồn.
Đừng có nói rõ ra bạn sẽ nói gì tiếp theo. Đó là đối nghịch của việc thu hút sự chú ý. Đúng là bạn sẽ giúp người nghe biết được sắp tới có gì xảy ra nhưng nó khiến người ta thư giãn, thoải mái và từ từ chìm vào giấc ngủ.
Thịt là cách bạn sắp xếp nội dung. Bạn phải sắp xếp làm sao để bạn có thể thu hút được sự chú ý của người đọc, người nghe mà vẫn hợp lý. Nó có thể là một danh sách như là "7 điều bạn cần phải biết về cách chúng tôi định vị thương hiệu". Hoặc nó có thể là một biểu đồ thời gian. Bạn cũng có thể dùng một kết cấu đã được liệt kê ở trên. Dù bạn làm gì thì hãy cắt nhỏ phần thịt của bạn ra từng khúc nhỏ để người đọc người nghe dễ nhai dễ nuốt.
Phần Phần Thưởng đóng nhiều vai trò khác nhau. Nó là cách khéo léo hơn để bạn khỏi kết thúc câu truyện của mình bằng câu nói: "Ờ, vậy đó, hết rồi." Phần Thưởng là thứ giúp bạn tổng kết được câu truyện, bài thuyết trình của mình, tóm tắt lại những ý vừa trình bày. Cách hay nhất đó là kết nối được nó với khúc đầu là phần Dẫn Dụ. Hãy nhớ rằng bạn muốn ai đó bị thuyết phục hoặc mua sản phẩm của bạn. Bạn đã làm mọi thứ, giờ hãy "chốt sales".
Bạn có thể làm điều đó bằng cách yêu cầu khán giả hãy làm điều mà bạn đã liên tục nhắc đến trong bài thuyết trình. Bạn sẽ ngạc nhiên là có nhiều diễn giả đã quên điều này. Thuyết trình mà không có hành động thì mãi chỉ là những lời nói.

Một câu truyện hay có một kết cấu vững chắc

Ngôn từ và Hình ảnh là hai thứ thổi hồn cho kết cấu. Cả ba miếng ghép này kết hợp lại tạo ra câu chuyện tuyệt vời.
Từ ngữ - là những thứ bạn dùng để truyền đạt thông điệp. Hình ảnh - là những hình ảnh theo đúng nghĩa đen mà bạn cho người đọc, người nghe thấy, nó có thể là những trải nghiệm của bạn được khắc họa lên trong tâm trí khán giả. Và Kết cấu - chất keo kết dính của hai thứ đó. 
Nếu bạn muốn trở thành một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn, nhà viết kịch, sáng tác nội dung, bạn phải quan tâm đến kết cấu. Bạn có thể chọn kết cấu nào cũng được, tùy bạn. Nhưng bạn phải đảm bảo bạn quan tâm đến kết cấu. 
Gavin McMahon