Sự trỗi dậy của mặt trăng đỏ

Thế giới có nên lo sợ?

Một trăm năm trước, làn sóng sinh viên biểu tình nổ ra trên khắp các thành phố lớn ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Phong Trào Ngũ Tứ muốn dẹp bỏ Nho Giáo và học hỏi sự linh động của phương Tây để đảo ngược tình thế đang xuống dốc của đất nước trong một thế kỷ qua. Họ lý luận rằng đất nước Trung Quốc hiện đại cần chiêu mộ những “Quý Ông Khoa Học” và “Quý Ông Dân Chủ”.
Ngày nay, đất nước mà các học sinh của Phong Trào Ngũ Tứ đã giúp định hình đang nung nấu giấc mơ trở thành cường quốc vĩ đại. Vào ngày 3 tháng 1 năm nay, Trung Quốc hạ cánh thành công một con tàu vũ trụ ở phía bên kia của Mặt Trăng, nơi chưa quốc gia nào bước đến, đã chứng minh được tham vọng cao xa đó. Nhưng những nhà lãnh đạo ngày nay không còn nghĩ Quý Ông Khoa Học phải đi kèm với Quý Ông Dân Chủ nữa. Ngược lại, Chủ Tịch Tập Cận Bình tin vào khả năng khai thác những nghiên cứu tân tiến trong lúc Đảng Cộng Sản thắt chặt chính trị. Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều người ở phương Tây lo ngại rằng Chủ Tịch Bình sẽ thành công.
Image result for phong trào ngũ tứ sinh viên
Phong trào Ngũ Tứ ở Bắc Kinh. (Nguồn: Báo Mới)
Sự cương quyết của ông Bình không thể chối bỏ được. Khoa học ở thời hiện đại phụ thuộc vào yếu tố tiền bạc, cơ quan tổ chức, và thật nhiều trí tuệ. Một phần bởi vì TQ có thể thống chế cả ba nên họ đang trên đà thống trị các bảng xếp hạng thành tích khoa học. TQ dành hàng tỷ đô la cho máy dò vật chất tối và neutrino; hàng đống các tổ chức nghiên cứu từ gen, công nghệ lượng tử, đến năng lượng tái tạo được, và vật liệu chuyên dụng. Nhà xuất bản Nhật Bản, Nikkei, và nhà xuất bản khoa học, Elsevier, đã phân tích khoảng 17.2 triệu luận văn từ 2013-18 và phát hiện rằng Trung Quốc nắm số lượng lớn hơn bất kì quốc gia nào trong các lĩnh vực nóng sốt nhất như pin natri-ion và phân tích sự kích hoạt của tế bào thần kinh. Chất lượng của các nghiên cứu ở Mỹ tuy vẫn cao hơn nhưng Trung Quốc đang dần bắt kịp, với 11% lượng bài có sức ảnh hưởng nhất trong 2014-16.
Image result for he jiankui
He Jiankui, nhà khoa học chỉnh sửa gene của phôi thai. (Nguồn: Dailystar)

Áp lực để đột phá đè nặng lên vai những nhà khoa học ở TQ khiến cho họ đặt nặng kết quả hơn phương pháp. Năm ngoái, nhà khoa học ở Thâm Quyến, He Jiankui, đã chỉnh sửa bộ gen của phôi thai mà không cân nhắc đến an sinh và tương lai của những đứa trẻ đó. Những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) ở TQ được cho là đã train các thuật toán dựa trên thông tin lấy từ người dân mà không cần có giám sát. Năm 2007, TQ thử nghiệm một vũ khí vũ trụ lên vệ tinh thời tiết của họ, khiến cho quỹ đạo ngập rác độc hại. Trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ còn tràn lan.
Viễn cảnh lờ mờ về một Trung Quốc công nghệ cao, phá luật, và thống lĩnh báo động các chính trị gia phương Tây và không chỉ bởi vì những vũ khí mới TQ đang phát triển. Những chính quyền độc tài có lịch sử dùng kết quả nghiên cứu khoa học để đàn áp dân chúng. Trung Quốc đã triển khai kĩ thuật như nhận dạng khuôn mặt để giám sát người dân. Trong tương lai, các nước khác trên thế giới có thể phải run sợ trước một TQ tăng cường gen, độc quyền hệ thống nhận dạng vệ tinh, và triển khai kĩ thuật chỉnh sửa khí hậu.  
Đoạn video quay lại phần mềm nhận dạng khuôn mặt được sử dụng tại trụ sở của công ty trí tuệ nhân tạo Megvii tại Bắc Kinh. (Nguồn: The New York Times).
Những nỗi lo này là thích đáng. Siêu lực khoa học gói gọn trong chế độ độc tài độc đảng thực sự đáng sợ. Tuy nhiên, ngành khoa học đang tiến vượt bậc của TQ không chỉ hướng một chiều.
Khoa học ở TQ không chỉ tập trung vào vũ khí và áp bức. Từ các dòng pin tốt hơn, tới phương pháp chữa bệnh, đến những phát hiện quan trọng về vật chất tối; thế giới được hưởng thêm nhiều lợi ích từ những nỗ lực của TQ.
Hơn nữa, suy nghĩ của Chủ Tịch Tập Cận Bình không rõ là đúng hay sai. Nếu TQ dẫn đầu về nghiên cứu, khoa học có thể chuyển sang thay đổi TQ theo những hướng ông ấy không ngờ đến được.
Ông Bình bàn về khoa học và công nghệ như một dự án toàn quốc. Nhưng trong nghiên cứu, chủ nghĩa Sôvanh (lấy danh nghĩa một dân tộc để tạo tinh thần bè phái cực đoan) sẽ gây trở ngại. Chuyên môn giỏi, ý tưởng tốt, và sáng tạo không bị phân cách bởi đường biên giới. Nghiên cứu cần sự hợp tác của hàng chục nhà khoa học. Luận án đăng lên nhưng các cuộc gặp gỡ, hội nghị là cần thiết để nắm bắt các chủ đề nghiên cứu khác. Chắc chắn sẽ có cạnh tranh; nghiên cứu về quân sự và thương mại cần được giữ bí mật. Tuy nhiên khoa học thuần túy sẽ thành công nhờ hợp tác và trao đổi.
Điều này khiến các nhà khoa học ở TQ phải quan sát các luật quốc tế - vì đây là cơ hội để họ liên lạc với những phòng thí nghiệm, hội nghị, và các tạp chí khoa học tốt nhất. Khoa học phi đạo đức sẽ càng làm giảm quyền lực mềm của TQ. Việc chỉnh sửa gene của ông He được nhớ đến không chỉ vì hành vi vi phạm đạo đức mà còn vì sự chỉ trích dữ dội chỉa vào ông từ những đồng nghiệp ở TQ và sự răn đe kỷ luật từ các nhà chức trách. Việc tiêu hủy vệ tinh năm 2007 đã nhận sự phản ứng dữ dội ở TQ. Hành động này không hề được tái diễn tới nay.
Câu hỏi nhức đầu ở đây là khoa học thì dính dáng gì đến Quý Ông Dân Chủ? Những nhà khoa học hàng đầu không có nghĩa là họ phải tin vào tự do chính trị. Tuy nhiên, tư duy phê phán, nghi vấn, chủ nghĩa kinh nghiệm (nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm), và sự liên lạc thường xuyên với đồng nghiệp nước ngoài đe dọa những nhà độc quyền - những người đứng trên bậc cao bằng cách kiểm soát người khác nghĩ và nói gì. Liên Xô Nga đã giải quyết sự mâu thuẫn này bằng cách ưu đãi các nhà khoa học nhưng đồng thời cô lập họ.
 TQ không thể chiêu mộ những nhà khoa học ưu tú theo cách đó với tốc độ phát triển khoa học nhanh chóng như hiện nay. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu sẽ hài lòng khi họ có quyền tự do tri thức, một số nhỏ bộc lộ quan điểm cá nhân và đấu tranh với chính quyền độc tài. Bàn về Andrei Sakharov, người tạo ra bom hydro của Nga, sau này trở thành người dẫn đầu nhóm bất đồng chính kiến với Liên Xô để ủng hộ tự do dân sự. Hay bàn về Fang Lizhi, nhà vật lý thiên văn học, người truyền cảm hứng cho sinh viên dẫn đầu cuộc biểu tình Thiên Anh Môn năm 1989. Khi phiên bản thực tại quá chán chường và cứng nhắc, cả hai đã đứng dậy tìm kiếm sự thật. Vì điều đó, họ gây dựng được uy tín đạo dức vô cùng lớn.
Image result for andrei sakharov
Andrei Sakharov, người ủng hộ tự do dân sự ở Nga. (Nguồn: Famous Inventors).

Image result for fang lizhi
Fang Lizhi, người truyền cảm hứng cho cuộc biểu tình Thiên An Môn. (Nguồn: The New York Review of Books)

Một số người phương Tây có thể lo sợ vì sự phát triển của khoa học ở TQ nên tìm cách tiến lên trước họ. Điều đó là khôn ngoan đối với nghiên cứu quân sự và thương mại - những lĩnh vực cần bảo mật và tăng cường. Nhưng với những nghiên cứu khác, sự cố chấp tiến trước này là tự chuốc lấy thất bại. Hợp tác chính là cách tốt nhất để bảo đảm khoa học ở Trung Quốc tăng tính trách nhiệm và minh bạch. Thậm chí có thể giúp truyền cảm hứng cho người kế nghiệp của Fang.
Dù khó tưởng tượng, nhưng ông Bình có thể phải lựa chọn giữa: tụt phía sau hoặc cho những nhà khoa học sự tự do họ cần và đối mặt với hệ quả. Nếu thế thì đây chính là thí nghiệm quan trọng nhất Chủ Tịch Bình phải làm.
Link bài gốc: How China could dominate science. (2019, January 12). Retrieved from https://www.economist.com/leaders/2019/01/12/how-china-could-dominate-science
Một số hình ảnh mình sưu tầm từ các nguồn khác để bổ sung cho bài viết được cite nhẹ ở trên.