Đây là lời phát biểu của Ayn Rand về hai loại người trong kinh doanh. Ayn Rand là tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Suối Nguồn, Atlas Shrugged (Atlas vươn vai), Anthem (Bài hát ngợi ca, đã được dịch trên Spiderum: June Pham).Là người tạo ra chủ nghĩa khách quan (Objectivism).
Được dịch và sub trên kênh REASON LLC
Link video: https://www.youtube.com/watch?v=570RvnKxMpQ
------------------------------------------------------------
Hôm nay tôi muốn đề cập đến bài viết của tôi, đã đăng trên tạp chí Cosmopolitan (tạm dịch: tạp chí Người thành thị) số tháng tư này, có tựa đề là “Tính cách tạo ra tiền”.
Giả sử quý vị đã quan sát thấy hai chàng trai trẻ trên giảng đường đại học, vào ngày tốt nghiệp, tự hỏi xem ai trong số họ sẽ đổi vận. Chúng ta hãy gọi họ là Smith và Jones. Cả hai đều thông minh, tham vọng và xuất thân từ cùng một nền tảng trung bình khiêm tốn. Nhưng vẫn có sự khác biệt đáng kể giữa họ. Smith thì xông xáo về mặt xã hội, và được rất nhiều người biết đến. Cậu ấy thuộc về nhiều hội nhóm trong trường và thường là người lãnh đạo. Jones lại khá dè dặt, anh không tham gia các hoạt động nhóm. Jones thường được chú ý, nhưng không ai thích, cũng chẳng ai ghét. Một số người không ưa anh ta chẳng vì lý do gì. Smith có rất nhiều mối quan tâm nhưng luôn sẵn sàng đảm nhận thêm một công việc nữa. Jones thì đã chọn và quyết định theo đuổi một số mục tiêu đặc biệt, hoặc học thêm ngoài chương trình giảng dạy đại học để anh ta tận dụng được hết thời gian rảnh rỗi của mình. Smith dễ dàng tự điều chỉnh bản thân với mọi người, nhưng lại thấy khó khăn để điều chỉnh bản thân khi hoàn cảnh thay đổi. Jones tự điều chỉnh bản thân theo hoàn cảnh, nhưng lại không linh hoạt với mọi người. Điểm trung bình của Smith đồng đều một cách xuất sắc. Điểm của Jones thì thất thường. Anh ta đạt A+ trong một số môn và C ở những môn khác. 
Hình ảnh của Smith trong tâm trí mọi người là “một ngày nắng”. 
Hình ảnh của John trong tâm trí mọi người là “một ngày nhiều mây”. 
Nhưng có một vài dấu hiệu hiếm hoi dường như chỉ ra bí mật trong thế giới nội tâm của họ, vai trò của họ bị đảo ngược. 
Đó là: Jones, người đang rất hạnh phúc và Smith, người bị choáng ngợp bởi một nỗi sợ không tên. Bạn sẽ chọn ai là triệu phú trong tương lai? Nếu bạn dựa vào những ý tưởng phổ biến hiện tại,bạn sẽ chọn Smith, và bạn sẽ sai. Jones mới là nguyên mẫu của "người tạo ra tiền", trong khi Smith chỉ là một bản mô phỏng lừa bịp, người sẽ không bao giờ “tạo ra tiền” mặc dù anh ta có thể trở nên giàu có. 

Đọc thêm:

Để mô tả Smith một cách chính xác, người ta sẽ phải gọi anh ta là “kẻ chiếm đoạt tiền”. Những người khai thác quặng tìm kiếm vàng biết rằng sự tồn tại của khoáng vật sẽ đánh lừa những kẻ thiếu hiểu biết bởi sự sáng chói đáng sợ của nó. Họ gọi nó là "vàng của những kẻ ngốc". Biểu hiện tương tự như ở những người giàu có thực sự và những người tỏ ra là mình giàu, nhưng các nhà khoáng vật học của linh hồn con người đã không học cách phân biệt họ. Hầu hết mọi người đặt tất cả những người giàu có vào cùng một loại, từ chối xem xét nguồn gốc của sự giàu có, những phương tiện để đạt được sự giàu có. Tiền là một phương tiện trao đổi, và đại diện cho sự giàu có chỉ khi nó có thể được trao đổi cho hàng hóa và dịch vụ vật chất. Sự giàu có không tự nhiên mà có, nó phải được con người tạo ra. Thiên nhiên chỉ cho chúng ta những nguyên liệu, nhưng chính tâm trí của con người phải khám phá ra kiến thức về cách sử dụng chúng. 
Chính trí óc và lao động của con người biến đổi các nguyên liệu thành thực phẩm, quần áo, nơi ở, hay tivi, thành tất cả các hàng hóa mà con người cần cho sự sống, sự thoải mái và niềm vui của mình. Đằng sau mỗi bước tiến của loài người từ hang động đến thành phố New York, là một người đã đặt những bước chân đầu tiên, người đã phát hiện cách tạo ra lửa, hay xe máy, hay máy bay, hay đèn điện . 
Khi mọi người từ chối xem xét nguồn gốc của sự giàu có, điều họ phủ nhận đó là sự giàu có là sản phẩm của trí tuệ con người, khả năng sáng tạo của con người, cho dù là trong nghệ thuật, khoa học, triết học hay bất kỳ giá trị nào khác của con người. "Người tạo ra tiền” là một nhà khám phá, người biết biến những phát hiện của mình thành hàng hóa vật chất. Trong một xã hội công nghiệp, với sự phân công lao động phức tạp, đó có thể là một người, hoặc một sự hợp tác của hai người, nhà khoa học thì khám phá ra kiến thức mới, và chủ doanh nghiệp, doanh nhân khám phá ra cách sử dụng kiến thức đó, biết cách sử dụng nguồn nguyên liệu và sức lao động của con người vào doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa đưa ra thị trường. 
“Kẻ chiếm đoạt tiền” là một loại người hoàn toàn khác. Anh ta, về cơ bản, không sáng tạo, và mục tiêu cơ bản của anh ta là giành được một phần của cải do những người khác tạo ra. Anh ta tìm cách làm giàu không phải bằng cách chinh phục thiên nhiên mà bằng cách thao túng người khác, không phải bằng nỗ lực trí tuệ mà bằng sự điều động xã hội. Anh ta không sản xuất, anh ta phân phối. Anh ta chỉ đơn thuần chuyển sự giàu có hiện có từ túi của chủ sở hữu sang sở hữu của mình. Kẻ chiếm đoạt tiền” có thể trở thành một chính trị gia, hoặc một doanh nhân chuyên “cắt xén”, hoặc trở thành sản phẩm hư hỏng trong một nền kinh tế hỗn hợp: doanh nhân làm giàu nhờ hối mại quyền thế, như đặc quyền, trợ cấp, nhượng quyền thương mại đang phát triển giàu có nhờ những phương tiện hợp pháp hóa. 
Image result for ayn rand money


Đọc thêm:

Trong tình hình nền kinh tế hiện tại của chúng ta, trong sự hỗn hợp một cách hỗn loạn của các doanh nghiệp tự do cùng với sự kiểm soát của chính phủ, ngày càng khó khăn hơn để phân biệt “người tạo ra tiền” từ “kẻ chiếm đoạt tiền”. Khi mọi doanh nghiệp bị mắc vào hàng loạt các quy định của chính phủ, ranh giới “tự kiếm được” và “không làm mà có” bị nhạt nhòa dần. 
Những “người tạo ra tiền” chính hiệu bị buộc phải dùng đến sự giúp đỡ của chính phủ, và một số “kẻ chiếm đoạt tiền” bị buộc phải nỗ lực thực hiện một số sản xuất duy chỉ vì làm lợi cho hình ảnh đại chúng của họ. Nhưng nếu theo dõi hoạt động của một người trong một khoảng thời gian, vẫn có thể thấy thành công của người này chủ yếu do khả năng sản xuất của bản thân người đó hay do ảnh hưởng chính trị.
Không một đặc điểm bên ngoài nào có thể được coi là một dấu hiệu chắc chắn của “tính cách tạo ra tiền”. Những đặc điểm được gán cho Smith và Jones có thể khác nhau, nhưng tổng số các đặc điểm của họ sẽ luôn luôn bổ sung cho cùng một yếu tố cần thiết. Những đặc điểm cốt yếu của “người tạo ra tiền” là sự phán đoán độc lập của anh ta. Các đặc điểm cốt yếu của “kẻ chiếm đoạt tiền” là sự phụ thuộc vào xã hội của anh ta. 
Một người phán xét độc lập là một người có lòng tự tôn sâu sắc. Anh ta tin tưởng vào năng lực của tâm trí mình để đối phó với các vấn đề của sự tồn tại. Anh ta nhìn thế giới, tự hỏi những gì có thể được thực hiện hoặc làm thế nào để cải thiện mọi thứ? “Người tạo ra tiền”, trên hết, là người sáng lập và đổi mới. Phẩm chất không có trong tính cách của anh ta chính là sự cam chịu, sự chấp nhận thụ động quy chuẩn được sắp đặt trong hiện tại. Anh ta không bao giờ nói: “Những gì đủ tốt cho ông của tôi thì cũng đủ tốt cho tôi”; anh ta nói: “Những gì đủ tốt cho tôi ngày hôm qua sẽ không đủ tốt vào ngày mai”. Anh ta không trông chờ để được nghỉ ngơi hoặc để ai đó cho anh ta một cơ hội, anh ta làm cho họ nắm lấy những cơ hội của chính anh. Anh ấy không than vãn: “việc đó ngoài tầm kiểm soát của tôi”. Anh ấy có thể và làm được. 
“Kẻ chiếm đoạt tiền” là người phòng hộ, người chơi an toàn, chờ đợi để chạy theo bất kỳ xu hướng nào, và là người đánh bạc giỏi, hoặc con bạc máu liều, chơi theo những linh cảm mù quáng tại một thời điểm, dựa vào tin đồn, dựa vào những cảm giác không giải thích được của anh ta. “Người tạo ra tiền” không làm những điều này. Anh ấy không chờ đợi xu hướng, anh ấy thiết lập chúng. Anh ta không đặt cược, anh ta chấp nhận rủi ro có tính toán, chịu trách nhiệm cho sự phán đoán của chính mình. “Kẻ chiếm đoạt tiền” có tâm lý thợ thuyền, ngay cả trong công việc điều hành. Anh ta cố gắng thoát ra khỏi những nỗ lực tối thiểu như thể bất kỳ sự gắng sức nào cũng là một sự áp đặt, và khi anh ta không thực hiện hành động đúng đắn, anh ta than khóc: nhưng không ai nói tôi biết điều này”.
Image result for ayn rand money

“Người kiếm tiền” có tâm lý làm chủ, ngay cả khi anh ta chỉ là một cậu trai công sở, đó là lý do tại sao anh ta không còn là cậu trai công sở lâu nữa. Trong bất kỳ công việc nào, anh ta cam kết nỗ lực tối đa. Anh ta học mọi thứ có thể về kinh doanh, nhiều hơn công việc anh ta yêu cầu. Anh ta không bao giờ cần phải nói ngay cả khi phải đối mặt với một tình huống ngoài nhiệm vụ thông thường của mình. Đây là những lý do tại sao anh ta vươn từ cậu trai công sở lên thành chủ tịch công ty. Đằng sau khuôn mặt biểu cảm mơ mộng thường thấy của mình, “người tạo ra tiền” cam kết với công việc của mình như là sự say mê của nhân tình, ngọn lửa của một người thập tự chinh, sự cống hiến của một vị thánh và sự nhẫn nhục của một vị tử đạo. Theo quy luật, các nếp nhăn trên trán và bảng cân đối của anh ta là bằng chứng duy nhất về điều này mà anh ta có thể cho phép thế giới nhìn thấy. Cả không gian và thời gian đều không thể hạn chế được quán lực ngông cuồng của những “người tạo ra tiền”. 
Ở tuổi 22, George Westinghouse đã lưu ý tần suất các vụ tai nạn đường bộ do phanh không đúng cách và phát minh ra hệ thống phanh không khí Westinghouse, với một số thay đổi, ngày nay vẫn còn được sử dụng trên các chuyến tàu cũ trên thế giới. Ở tuổi 69, Cornelius Vanderbilt, người đã kiếm cả gia tài trong ngành thủy vận, nhận thấy đường sắt là phương tiện vận tải giá rẻ của tương lai, đã từ bỏ ngành thủy vận và trở thành một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử đường sắt của chúng ta, người tạo ra Hệ thống trung tâm New York. 
Arthur Vining Davies, người qua đời năm 1962, ở tuổi 95, là người một tay gầy dựng nên một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Mỹ, ALCOA_Công ty nhôm của Mỹ. Ông được tuyển dụng ở tuổi 21 (gần như theo nghĩa đen khi là người làm thuê đầu tiên đổi đời): “Trong những thập kỷ sau thế kỷ 20, khi ALCOA là ngành công nghiệp nhôm, mọi Davies đều là ALCOA.” Các cộng sự của ông nói rằng ông có "niềm tin tuyệt đối vào sự nhạy bén trong kinh doanh và phán đoán của mình. " Ông cũng được mô tả như sau: “Ông ấy tỏ ra thiếu kiên nhẫn để giải quyết mọi việc. Ông ta không khoan dung với những người kém thông minh hơn mình và có một tính khí cao thượng.” Ở tuổi 89, với gia tài ước tính lên tới 350 triệu đô la, Davies chuyển đến Florida và bắt đầu một sự nghiệp hoàn toàn mới liên quan đến hàng loạt ích lợi mới, tuyệt vời. Florida phát triển về y tế, hàng không, khách sạn, ngân hàng, trang trại,.vv., toàn bộ những khởi đầu về việc quản lý của ông đã đạt hiệu quả tuyệt vời và thành công ngày càng tăng. Khi được hỏi về mục tiêu của mình, ông ta đã nhanh chóng trả lời: “Tôi mua đất đai với mục đích tạo ra tiền.” Có thể thấy rằng việc kinh doanh của ông là quá trình phát triển lâu dài, cần nhiều thập kỷ trước khi có thể kiếm được lợi nhuận. Những người mơ ước giành được gia tài bằng một tấm xổ số sẽ không bao giờ hiểu được tâm lý của ông ấy. 
Chỉ “kẻ chiếm đoạt tiền” sống theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng” sẽ không bao giờ nhìn xa hơn được. 
Người tạo ra tiền” biết nhìn xa trông rộng, hoàn toàn tin tưởng vào phán đoán của chính mình, anh ta hoàn toàn tin tưởng vào tương lai và chỉ những dự án có tầm nhìn xa mới có thể giữ được sự quan tâm của anh ta. 
Đối với “người biết tạo ra tiền”, cũng giống như một nghệ sỹ, làm việc không phải là một nhiệm vụ vất vả, hay một việc cực chẳng đã, mà là một cách sống. Với họ, hoạt động sản xuất chính là cốt lõi, ý nghĩa và niềm vui của sự tồn tại, là khẳng định của sự sống. Arthur Vining Davies đã tạo ra ALCOA bằng tầm nhìn phi thường của mình. Ông ta là một người kiến thiết đúng nghĩa, và để cảm nhận sự sống, ông ấy đã duy trì kiến thiết đến giây phút cuối cùng của đời mình. Tầm nhìn xa đó là đặc trưng của tất cả các "nhà tạo ra tiền" xuất chúng. Đó là đặc trưng của J.P Morgan, người đã tạo ra gia tài nhờ khả năng phán đoán, ngành công nghiệp nào nắm giữ tiềm năng phát triển trong tương lai, và tài chính cũng như tổ chức sự tích hợp chúng vào các đại công ty. United States Steel là một trong những tượng đài của ông, cũng như của Andrew Carnegie, công ty họ là tài sản trung tâm của vụ sáp nhập đó, và ông là người đã có khởi điểm là một công nhân ngành thép. 
“Người tạo ra tiền” có khả năng bất chấp các phong tục lâu đời, để chống lại các cơn bão chỉ trích, và những dự đoán về sự thất bại, đã nhanh chóng được chứng minh bởi Henry Ford. Ford là một nhà cải cách mang tính cách mạng cả về công nghệ và kinh tế. Ông là người đầu tiên phát hiện ra những lợi thế tài chính của sản xuất hàng loạt, là người đầu tiên sử dụng dây chuyền lắp ráp, là người đầu tiên bác bỏ, trên thực tế, lý thuyết đấu tranh giai cấp bằng cách đưa ra cho công nhân của mình mức tăng lương không cần yêu cầu, nhiều hơn bất kỳ nhu cầu nào của công đoàn vào thời điểm đó. Ông không vì mục đích vị tha, mà vì mục đích sáng suốt là thu hút nhân tài và đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn. Trong suốt cuộc đời của mình, Ford đã không được công nhận về thành tựu của mình đối với tầng lớp trí thức, những người đang bị cuốn theo làn sóng của chủ nghĩa tập thể và thoả mãn với kiểu quý tộc bóc lột đáng mỉa mai, phỉ báng tất cả các ngành công nghiệp vĩ đại. Những lời phỉ báng đó được thêu dệt rằng những người tạo ra sự thịnh vượng tuyệt vời của đất nước này đã làm điều đó bằng cách cướp đi những người đã không tạo ra nó. 
Image result for first car by henry ford
Chiếc xe đầu tiên của Henry Ford
Tom M. Girdler, đại diện sống cuối cùng của nước Mỹ những năm vĩ đại, người từ tầng lớp lao động lên làm chủ tịch của Republic Steel là một nạn nhân đặc biệt của chủ nghĩa tập thể. Một người ủng hộ không khoan nhượng và là hiện thân của Độc lập, Girdler đã chiến đấu trong một trận chiến anh hùng chống lại các chính trị gia và trí thức vặt, người đã chỉ ra anh ta là đối tượng của các cuộc tấn công đặc biệt man rợ. Nhiều nhà bình luận hiện đại về tín ngưỡng tập thể cho rằng ngày của chủ nghĩa cá nhân vĩ đại, của tâm trí độc lập đã qua rồi, và sự tiến bộ trong tương lai sẽ được mọi người nói chung và không ai nói riêng đạt được. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào những “người tạo ra tiền” hiện tại, những người đã chiến đấu để thành công, chống lại rào cản bành trướng của chính trị và thuế tịch thu, chúng ta sẽ thấy những đặc điểm cơ bản giống nhau: sự phán đoán độc lập khám phá ra cái mới và theo đuổi những cái chưa được thử thách : “Nếu một người ở thời Phục hưng còn sống đến hôm nay để viết ra vận mệnh của mình, anh ta hẳn sẽ thấy việc điều hành một tập đoàn Mỹ là điều xứng đáng nhất cho tài năng phi thường và đa dạng của mình. Trong đó, anh ta có thể là nhà khoa học, nghệ sĩ, nhà phát minh, kiến trúc sư và chính khách. Đó sẽ là một công ty được tạo ra trong tưởng tượng của con người, được anh ta uốn nắn trong từng chi tiết quan trọng, xây dựng một sản phẩm, hiện thân những phẩm giá của anh ta sẽ là duy nhất trên toàn thế giới. Anh ta sẽ tập hợp quanh mình những cộng sự đặc biệt, được lựa chọn với sự tỉ mỉ, những người sẽ chia sẻ niềm đam mê và tinh thần nhiệt huyết cùng anh ta, người sẽ kiến tạo và xây dựng cùng anh ta. 
Một người như vậy, đã thực sự tồn tại. Ông ta chính là Edwin H. Land, công ty của ông là tập đoàn Polaroid ở Cambridge bang Massachusetts, công ty sản xuất máy ảnh 60 giây nổi tiếng. Câu chuyện của Land là ví dụ hiện đại rõ ràng nhất về vai trò của những người tạo ra tiền đích thực. Giống như Edison và Westinghouse, Land là một nhà phát minh công nghiệp. Bắt đầu từ con số không, ông ta đã kiếm được khối tài sản ước tính khoảng 100 triệu đô la. Ý tưởng về một chiếc máy ảnh sẽ tạo ra những bức ảnh hoàn chỉnh trong một thao tác duy nhất kéo dài vài giây bị các chuyên gia khẳng định chắc nịch rằng không thể. Vấn đề tưởng như không thể vượt qua. Land đã giải quyết chúng trong sáu tháng "tôi sẵn sàng đánh cược rằng”, một trong những cộng sự của anh ấy nói, "100 tiến sĩ cũng sẽ không thể lặp lại được kỳ tích của Land trong mười năm làm việc mà không bị gián đoạn”. Land chạm chán và chống cự với sự phản đối của những bộ óc rỗng tuếch, chỉ trích mọi nhà đổi mới vĩ đại. “Cuộc cách mạng thay đổi vận mệnh của Land, ban đầu đã bị các chuyên gia chế giễu, những người luôn biết tại sao cách mạng không thể thành công. Những chuyên gia này bao gồm hầu như tất cả các đại lý máy ảnh trong nước, mọi nhiếp ảnh gia nghiệp dư tiên tiến và gần như tất cả mọi người ở Phố Wall”. Chiến thắng của Land, như mọi nhà đổi mới vĩ đại làm, để tự do chiến thắng. Điều đáng nói là nhiều triệu phú mới đã đổi vận từ những phát minh mới, hay từ khả năng hồi sinh tất cả các công ty bị diệt vong bởi việc quản lý tồi. 
Một trong những nhân vật thú vị nhất trong nhóm thứ hai là James. A. Robison, chủ tịch của Indian Head Mills, một “người tạo ra tiền” thực sự, trong ngành dệt may trì trệ, một ngành công nghiệp bị kìm hãm bởi các loại thuế quan bảo hộ và trợ cấp bông. Robison đã kiếm bộn tiền bằng cách mua lại các nhà máy dệt may và biến chúng thành các doanh nghiệp sinh lãi bởi cách quản lý lão luyện của mình. Chính sách của ông dựa trên việc chống lại tất cả các trạng thái trì trệ và với thái độ nhanh chóng dứt khoát làm đảo lộn các truyền thống hay lề thói. Fortune gọi ông là “người bảo vệ nguyên trạng”. Vào thời điểm mà hầu hết các doanh nhân đều im lặng, lảng tránh hoặc lấy làm tiếc về các vấn đề của triết học chính trị, Robinson là một thập tự quân chiến đấu cho chủ nghĩa tư bản thuần túy. Ông ta dường như nhận thức đầy đủ về cuộc khủng hoảng cơ bản của thời đại chúng ta, và ông ta không ngại lên tiếng. Ông đã tự tay viết một chính sách cho các nhà máy Indian Head rằng: “Mục tiêu của công ty này là làm tăng giá trị nội tại của cổ phiếu phổ thông”. Và giải thích rằng công ty đang kinh doanh: “Không phát triển để bành trướng, không trở nên đa dạng hơn, không làm nhiều nhất hay tốt nhất, không tạo công ăn việc làm, mà là có nhiều nhà máy hiện đại nhất, có khách hàng hạnh phúc hơn, tiên phong phát triển sản phẩm mới, hoặc đạt được bất kỳ địa vị nào mà không cần sử dụng vốn kinh tế. Bất cứ hoặc tất cả mục tiêu, theo thời gian, có thể là phương tiện cho mục tiêu của chúng tôi, nhưng phương tiện và đích đến không bao giờ nên bị nhầm lẫn. Indian Head Mills chỉ kinh doanh để cải thiện giá trị vốn có của các cổ đông trong công ty.” Điều nghe có vẻ gây sốc này là biện pháp trốn tránh đã len lỏi vào văn hoá của chúng ta. Đây chỉ là lẽ thường tình trong nền kinh tế và không có công ty sản xuất nào có thể hoạt động khác được. Robinson đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo sư Malcolm P McNair, của Trường Kinh doanh Harvard, người đã viết:
“Công việc của thế giới phải được thực hiện và mọi người phải chịu trách nhiệm về công việc và cuộc sống của chính họ. Việc quá chú trọng vào mối quan hệ của con người sẽ khuyến khích mọi người cảm thấy tiếc cho bản thân họ, khiến họ dễ dàng trút bỏ trách nhiệm để tìm lý do cho sự thất bại trong hành động như những đứa trẻ”.
Thông điệp này cho thấy manh mối về tình trạng bi thảm của những “người tạo ra tiền”, họ là nhóm người duy nhất nhận thức đầy đủ rằng công việc của thế giới phải được thực hiện, và họ tiếp tục thực hiện nó dưới sự lạm dụng, buộc tội và ngày càng gia tăng sự đòi hỏi. Họ cứ tiếp tục, không thể tự vệ hoặc hiểu tình hình trọn vẹn, biết rằng sự sống còn của thế giới phụ thuộc vào nỗ lực của họ. Họ là những con người thầm lặng và bị lãng quên trong văn hóa của chúng ta. 
Chỉ có những “kẻ chiếm đoạt tiền" mới thuê nhân viên báo chí để giúp họ xuất hiện trước công chúng. Chỉ những “kẻ chiếm đoạt tiền” mới dùng tiền vào việc phô trương thân thế, những người khao khát uy danh, sự chú ý và làm việc bên lề xã hội. 
“Người tạo ra tiền” không quan tâm đến tiền kiểu như vậy. Đối với họ, tiền là phương tiện để đến điểm đích, là phương tiện để mở rộng phạm vi hoạt động. Hầu hết những “người tạo ra tiền” đều thờ ơ với sự xa xỉ, và cách sống của họ rất khiêm tốn trong sự giàu có của họ. Một người bạn ở Phố Wall từng nói về Charles Allen, Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư Allen & Company, người có một gia sản lớn, nhưng là người đàn ông đơn giản nhất: "Charlie không có hứng thú với tiền ngoài việc kiếm được nó”. Không phải tất cả “người tạo ra tiền” đều đạt được gia sản kếch xù. Thành công của họ phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tự do vẫn còn trong lĩnh vực cụ thể của họ. Một số chỉ nhận ra một phần nhỏ tiềm năng sáng tạo của họ, một số không bao giờ được nghe nói đến. Trong điều kiện hiện tại, không thể đoán được con số thực tế của họ. 
Có lần tôi đã hỏi Alan Greenspan, chủ tịch của Townsend- Greenspan và các chuyên gia tư vấn kinh tế của công ty để đưa ra ước tính về tỷ lệ những người trong thế giới kinh doanh của chúng ta mà ông cho là những “người tạo ra tiền” chính hiệu, như một người có phán đoán độc lập hoàn toàn. Anh ta suy nghĩ một lúc và buồn bã trả lời, “trên phố Wall, khoảng 5%; trong ngành công nghiệp, khoảng 15%”. Đó là thiểu số cô đơn nhỏ bé gánh vác cả thế giới của chúng ta trên vai. 
Cô đơn là thế giới ngầm mà chúng ta đã lên án “những người tạo ra tiền”, sự đơn độc không thể bị xóa nhòa bởi những cuộc vui huyên náo của anh ta. Đó là sự cô đơn trong cảm giác rằng anh ta là nạn nhân của sự bất công không thể hiểu được. Phong cách kín đáo lạnh lùng của anh ta che giấu lòng nhân từ đầy phiền muộn của anh ta, sự ngây thơ như trẻ con của anh ta và niềm tự hào sâu sắc của anh ta. Vì vậy, vào cuối đời, Collis P. Huntington, một trong những người xây dựng Đường sắt Trung tâm Thái Bình Dương, một người đàn ông có kỹ năng tuyệt vời và cơ ngơi hỗn tạp, người có linh hồn của một “người tạo ra tiền” nhưng lúc đó phải dùng đến phương pháp của “kẻ chiếm đoạt tiền”, đã thực hiện một sự thay đổi mạnh mẽ trong lối sống của mình. Ông ta đã sống một cuộc đời khổ hạnh, khinh miệt mọi thứ xa xỉ và của cải phù phiếm, nhưng ở tuổi 60, ông ta đắm chìm vào một cuộc thác loạn ngông cuồng của sự phung phí, mua cung điện một cách bừa bãi, đồ nội thất Pháp, những tác phẩm nghệ thuật và một số thứ vớ vẩn, những thứ mà ông đã từng lên án các đối tác của mình vì đã mua. 
Trong số những vụ mua lại này có một bức tranh mà ông ta đã trả 25.000 đô la, một hành động dường như không thể hiểu được với những người cùng thời. Nhưng đây là những gì Huntington đã viết về bức tranh đó trong các ghi chú tự truyện của mình “có bảy nhân vật trong đó, ba Hồng y thuộc các mệnh lệnh khác nhau trong tôn giáo của họ. Có một nhà truyền giáo lớn tuổi vừa trở về. Ông ta cho xem những vết sẹo của mình, nơi tay ông ta bị cắt đứt. Ông ta đang kể cho các Hồng y này một câu chuyện, các Hồng y mặc đồ sang trọng. Một trong số họ đang chơi với một con chó; một người đang ngủ; chỉ có một người đang nhìn ông ta, nhìn anh ta với biểu cảm rằng ông ta thật ngu ngốc, vì ông ta ra ngoài và chịu đựng cho loài người, trong khi chúng ta tận hưởng thời gian tuyệt vời như vậy ở nhà. Tôi bị lạc khi nhìn vào bức tranh này. Thỉnh thoảng tôi đã mất nửa tiếng đồng hồ khi nhìn vào bức tranh đó." Huntington đã nhìn thấy câu chuyện gì? Ông đang nhìn thấy một chiến binh cô đơn, không được đánh giá cao. 
Ông đang nhìn thấy “người tạo ra tiền”, người chiến đấu cho sự sống còn của loài người trong rừng vật chất vô tri. 

Người một mình nhớ rằng công việc của thế giới phải được thực hiện.

Đọc thêm: