I. Thuật giả kim của Capitalism



Dù tiền định danh được phát triển sớm ở Trung Quốc nhưng chúng được đưa lên đỉnh cao bởi các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Ngân phiếu là dạng thô sơ nhất của tiền định danh nhưng chúng chỉ là một hợp đồng giấy để người ta đổi sang vàng bạc. 
Chủ nghĩa tư bản phương Tây đã thành công biến cái đống giấy vụn ấy thành một thứ tiền tệ có giá trị nội tại mà không cần phải dựa vào vàng bạc. Trong khi vàng bạc dựa trên thần thánh thì tiền định danh dựa trên nhà nước thế tục. Điều này có một một sự tương quan đáng kể với phong trào vô thần và phủ nhận các giá trị tôn giáo ở giới triết học và khoa học, mà phong trào cộng sản và cách mạng tháng 10 Nga là dễ thấy nhất.
Dù có sao đi chăng nữa, tôi có thể khẳng định rằng tiền định danh là phát minh của Capitalism là vì: vàng bạc có số lượng giới hạn trong khi tiền định danh có số lượng vô hạn.
Capitalism tuyệt vời ở chỗ nó có thể biến một thứ vô giá trị thành có giá trị và sản xuất hàng loạt thứ đó để củng cố cho sự thật giả của nó. Nhưng nói đi nói lại, tất cả những thứ giá trị cần phải có một nguồn gốc chính danh.
Tín dụng dưới bàn tay của Capitalism đã tiến hoá thành một thứ mà chỉ có những người hiểu lịch sử tiền tệ mới thấy nó rất hoang đường. Mervyn King, cựu thống đốc ngân hàng Anh Quốc đã gọi khả năng đó là thuật giả kim.
 

II. Tiền định danh, giải pháp cho Capitalism 



1. Giả hay thật, không quan trọng

Dr. Manhattan vs. Ozymandias: Link
Mervyn có một cái nhìn tích cực cho tiền định danh vì xã hội cần có sự tự chủ lượng tiền lưu thông để ứng phó với lượng hàng hoá mà không ai có thể biết được lượng maximum của nó bao nhiêu. Việc định lượng maximum này dường như là không thể trong thời đại của Capitalism chú trọng việc sản xuất hàng loạt và phong phú hoá các hàng hoá đến mức không tưởng. Nhưng nhiều người nói điều này sẽ dẫn tới lạm phát (inflation).
Vậy đầu tiên, tôi dùng công thức sách vở sau đây để kiểm soát side-effect này:
 

Money supply (Ms) = Supply of goods and services (Gs). 

 
Nếu Ms > Gs tăng thì lạm phát (inflation), nếu Ms < Gs thì giảm phát (deflation). Nếu muốn ứng dụng thực tiễn, ta phải nhìn nhận công thức này theo trạng thái động. Nếu không là sẽ 1. xảy ra giảm/lạm phát mức độ cao hoặc 2. dính bẫy thu nhập trung bình (Middle Income Trap). Kinh tế phải làm sao cho Ms và Gs đều tăng để thoát bẫy thu nhập và đồng thời hạn chế thời gian chênh lệch của cả hai để kiểm soát tỉ lệ giảm/lạm phát.
Nhưng! Inflation hay deflation trên không hoàn toàn dựa trên cái công thức này mà thực tế cho thấy nó dựa chủ yếu vào yếu tố tâm lý của các cá nhân tham gia thị trường. Lí do là 1. chả ai rảnh để ngồi đếm Ms hay Gs cho đủ để định kinh tế sẽ như thế nào (hạn chế opportunity cost) và 2. thông tin của cả hai đều nửa hở nửa kín (không có 100% information transparency). Giờ chẳng lẽ bạn đến tận nơi in tiền hay sản xuất hàng hoá để hỏi cặn kẽ? 
Nói trắng ra là inflation có xảy ra hay không là vấn đề của việc người ta  tin nó xảy ra hay không. Niềm tin luôn là rường cột từ chính trường, chiến trường lẫn thương trường. Dù hiện tại kinh tế đã được hệ thống hoá thành dưới dạng công thức và nổi bật nhất là toán học, nhưng chẳng phải mục tiêu của đống công thức rườm rà đó là để phục vụ hiệu quả cho niềm tin hay sao?
Các yếu tố tác động lên tâm lý thì có cả một sớ dài. Từ tin đồn truyền mồm, khẩu dụ tới chính sách đàng hoàng. Thậm chí, tiền chưa kịp bơm vô kinh tế mà chỉ cần nhà nước ra thông cáo trong tương lai sẽ bơm tiền thì tự động inflation tăng vùn vụt. Inflation ở đây không đến từ Ms hay Gs, mà từ việc quần chúng tin rằng chuyện bơm tiền này sẽ diễn ra inflation. Niềm tin này sẽ dẫn tới hành động nâng giá hết tất cả hàng hoá họ bán để bảo vệ tài sản của bản thân trước cái viễn cảnh của tin đồn đó. Giả mà thành thật thì cũng là thật.
Chuyện Ms có dẫn tới inflation (deflation dễ nhận ra hơn thông qua tình trạng vỡ nợ) hay không đều dựa vào phương thức mà nguồn tiền được bơm/rút ra thị trường, chứ chẳng phải lượng tiền đó là bao nhiêu. In tiền là một từ ngữ siêu nhạy cảm và nó phải có một cái cớ tốt. Ví dụ là subsidy, bail-out, mua trái phiếu nhà nước, nhà nước mua nợ xấu, đầu tư cổ phiếu, bất động sản và cho vay thông qua công ty có cổ phần chi phối bởi nhà nước. Chúng trông có vẻ như những giao dịch bình thường giữa các đối tác và có vẻ chẳng liên quan tới in tiền. Giữa cụm từ "in tiền" với "đầu tư" và "gói cứu trợ" thì cái nào nghe tiêu cực hơn? Đừng có như Đức thời xưa hay Venezuela thời nay công khai in tiền để trả nợ. Nó phô quá.
Bây giờ, dù lượng tiền định danh lưu thông kinh tế ngày một tăng đến mức không tưởng, nhưng inflation đã không xảy ra tới mức không tưởng. Đó là nhờ phương pháp marketing cho thứ tiền "thin air" đó ngày càng hiểu biết tâm lý con người hơn. Cơ bản, dù có nói dối thì cũng là phải dựa trên một chút sự thật để người ta còn tin.
Nhưng một câu hỏi lớn mà ít ai tự đặt ra là tại sao mấy cái phương thức lớp lang để đẩy tiền (như subsidy, bail-out, chứng khoán) tôi kể ra lại không khiến inflation tăng cao? Là vì bản thân mấy cái thuyết economics kinh tế vi mô/vĩ mô mà mỗi sinh viên tiếp thu trong trường đại học ấy đã là một chiến dịch marketing diện rộng rồi.
Phần lớn con người chỉ nghĩ Ms tăng là có inflation. Hết! Nếu như nguyên nhân nằm ngoài chuyện đó thì sẽ ít khi nào inflation tăng. Thậm chí, khi bạn thấy nó khó hiểu/vớ vẩn theo common sense thực tế thì đừng lo. Một đống back-up assumption sẽ liên hoàn tát vào mặt để khiến bạn phải đổi ý. Nếu như bạn không tin cái công thức Ms=Gs thì các nhà marketing sẽ đưa một công thức phức tạp hơn: MV = PY. Muốn phức tạp hơn nữa thì cứ lên google gõ "inflation formula" thì sẽ có các phiên bản ngôn ngữ toán học hoa mỹ nữa. 
Nếu bạn thắc mắc từng yếu tố thì họ sẽ có hàng loạt các assumption cho từng yếu tố trong công thức. Càng hỏi nhiều thì càng có nhiều assumption để đáp lại. Cuối cùng, họ sẽ khiến bạn mắc kẹt trong cái cycle assumption và không nhìn ra được sự thật rằng tất cả là trò chơi tâm lý.
Nếu có ai đó bảo cũng có nhiều người đã nhận ra điều này thì bạn đã quên rằng không phải ai cũng như vậy. Nhất là khi, tần suất của các economic theory xuất hiện nhiều tới nỗi gây tự kỉ ám thị cho cả những người đã nhận ra sự thật. Cứ nhìn mấy cái marketing nhảm nhí từ các nhãn hàng đồ ăn thức uống hay mỹ phẩm, ta sẽ thấy chúng rất vớ vẩn. Chính vì vớ vẩn nên chúng mới vượt qua lớp phòng thủ mang tên "lí trí" và thâm nhập được vào tầng lớp tâm lý sâu hơn và nằm ở đó rất lâu. Với thuyết kinh tế học thuật phải vận dụng chút trí óc, chúng đang cố phá common sense bằng hỗn hợp nửa common sense-nửa non sense.
Cái này nhìn thấy rõ ở Mỹ với bằng chứng hùng hồn từ trickle-down economy, giảm thuế và nới lỏng luật kiểm soát một cách không chọn lọc. Trump là một người ủng hộ free market nhưng ông ấy hiểu free market ở ngoài đời thực là như thế nào chứ không phải cái "free market" của Neoclassical trên giấy.

Có hai hướng phù hợp để diễn tả điều này. Nếu theo tiêu cực là Propaganda. Nếu theo tích cực là Ideology/School of thought.
Nhưng cái gì cũng có hai mặt và vấn đề là làm sao để vận dụng mặt tốt của nó. Tôi nghĩ Neoclassical, Keynesian, Heterodox và hàng loạt thuyết kinh tế khác là một người bạn đồng cấp với tôn giáo và triết học vậy. Tôi đã từng nói về chuyện này trong bài Capitalism vs Communism rồi, chỉ là giờ nó trong phạm trù Economics.
Giả hay thật và cả cái mác của chúng không quan trọng bằng việc chúng có gây tác động thực tế một cách tích cực hay không. Bản thân tôi dù biết nó giả nhưng vì những người khác không tin nó là giả, nên chính số này đã phải khiến tôi chơi theo luật của các thuyết kinh tế.
Giống như câu nói của Dr Manhattan: "I am just a puppet who can see the string". Nhưng khác với ông bạn xanh lè này là tôi thường xuyên quên sự tồn tại của cái dây trên đầu. Lí do là tôi không đủ thông minh để phát hiện đầy đủ các phiên bản của cái dây, nhất là khi nó được nâng cấp và phong phú hoá với cường độ tương đương bằng update package của app Facebook.

2. Inflation vs Deflation

Tội nghiệp cụ Keynes.
Lượng vàng bạc trong tự nhiên lẫn sản xuất là không đủ so với lượng hàng hoá ngày càng tăng. Nếu như chúng không tăng theo kịp thì kinh tế sẽ bị con bệnh mang tên giảm phát làm cho điêu đứng. Giữa lạm phát (inflation) và giảm phát (deflation) thì inflation là the lesser of two evils. Logic đơn giản đây. Inflation luôn khuyến khích con người xài tiền hôm nay và còn deflation khuyến khích xài tiền trong tương lai.
Việc xài tiền hôm nay kích thích lượng tiền xoay vòng kinh tế ngay lập tức. Người ta có thể chuyển hoá tiền sang một dạng tài sản ít rủi ro hơn như đất đai, trái phiếu, xe cộ hay thậm chí thức ăn dự trữ. Ít nhất, nó đảm bảo sự trao đổi và buôn bán vẫn diễn ra ở hiện tại dù tương lai có ảm đạm như thế nào. Inflation khiến con người mang tâm thế giảm thiểu rủi ro hơn và vô tình khuyến khích sản xuất những sản phẩm ít rủi ro. Rồi ai biết chính sự dè chừng này lại có thể thay đổi tương lai.
Deflation độc ở chỗ nó kích thích lòng tham của con người. Khi biết tiền ngày càng có giá thì một đứa tham lam phải đợi cho giá cả xuống đến mức thấp nhất có thể thì khi đó, một đồng tiền của nó có thể mua nhiều hàng hoá nhất có thể. Trong thời gian chờ đợi đó, hầu như chẳng có một cuộc mua bán nào diễn ra và coi như kinh tế đứng khựng lại. Mà điều này còn kinh khủng hơn khi có có sự xuất hiện của tín dụng. Lượng tiền lưu thông đã ít giờ nay giờ càng ít dưới sự tác động của lòng tham. Nhưng nợ thì vẫn y nguyên đó và thậm chí ngày càng tăng theo thời gian. Đến thời điểm trả nợ mà chưa bán đủ sản phẩm để xoay tiền thì coi như kì nợ sau lại tăng và sẽ một lúc nào đó nhà sản xuất phá sản. Điều này sẽ giết chết đi nhà sản xuất, người chủ động trong công cuộc sản xuất vật chất của kinh tế (product market).
Một cách ngắn gọn nhưng tiêu cực, inflation là chết từ từ, còn deflation là chết ngay tức khắc. Inflation ủng hộ con nợ và deflation ủng hộ chủ nợ, mà chỉ có con nợ mới là người chuyển hoá đống tiền không khí vô dụng sang hàng hoá vật chất hữu dụng. Inflation đã được chọn bởi các nền kinh tế và kha khá người đang băn khoăn là khi nào giấc mơ hồng sẽ tan biến. Thôi cứ như Tào Tháo nói: muốn làm nên đại sự thì phải giữ cái mạng trước đã.
Mervyn xem tiền định danh là một sự ổn định để ứng phó với sự bất định của kinh tế tư bản. Thứ nhất, nó có thể được in hàng loạt trong thời gian ngắn để đáp ứng lượng hàng hoá trao đổi ngày càng tăng đến chóng mặt. Thứ hai, nó có thể là động lực để sản xuất hàng hoá tăng trưởng.
Đúc kết lời của bác Mervyn là: Muốn giữ cho Capitalism copy-paste sống là phải copy-paste cả tiền tệ.
Vậy để copy-paste tiền tệ thì con người bắt buộc phải rời xa vàng bạc. Thuyết phục con người rời bỏ vàng bạc là rất khó vì đơn giản họ không có niềm tin mạnh cho đống giấy vụn đó ngay từ ban đầu. Vậy nên, quá trình giả kim này có một lộ trình cực kì dài và thấm đẫm xương máu biết bao con người theo đúng nghĩa đen.
Bước đầu tiên của lộ trình thứ tiền "thin air" này chính là hệ thống song bản vị. Tôi lại phải nói về Hoa Kỳ vì đất nước này là nơi lộ trình này diễn ra gay cấn nhất.
 

III. Bản vị vàng và bạc, nhưng thực chất là bản vị bạc



10 USD eagle 1792


1. Chia nhỏ đến không ngừng (decimalisation)

Coinage Act năm 1792 của Alexander Hamilton đã cho phép hệ thống song bản vị gồm vàng và bạc (Bimetallic Monetary System) được áp dụng ở Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ đã dùng cặp đôi kim loại này để tạo nên hệ thống đơn vị lẫn tiền tệ dollar (USD). Hoa Kỳ là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng hệ thống hệ thập phân (decimal system) cho tiền tệ [1].
Đây là một sự phát triển so với hệ thống đơn vị vàng bạc vốn chưa được chia nhỏ chi tiết hơn. USD đã tận dụng ngôn ngữ trừu tượng toán học tốt hơn vì nó dùng tới cả số thập phân. 1 đồng vàng và 1 đồng bạc là đơn vị nhỏ nhất thời xưa nhưng với việc dùng số thập phân đã giúp người ta có thể chia đôi xẻ bảy những thứ vốn có giá trị hình thức là 1. USD đã khai thác khá triệt để Unit of account trong bộ tứ Jevons.
Nói một cách khác, Hoa Kỳ đã thành công tách đơn vị đại số ra khỏi sự giới hạn vật lí của đồng kim loại. Đơn vị giờ chỉ tập trung vào chức năng biểu thị ngôn ngữ vô hình còn đồng kim loại chỉ tập trung vào chức năng đại diện hữu hình. Còn nhớ những gì tôi đề cập về việc con người thành công tách hàng hoá (hữu dụng) và tiền tệ (vô dụng) không? Văn minh loài người đã tiến xa hơn nữa thông qua việc thành công tách hai phần vô hìnhhữu hình của tiền tệ.
 

2. Bạc là tiền tệ của nhân dân

1 USD "flowing hair" silver dollar 1794

Sự ra đời của các cuộc cách mạng công nghiệp đã nâng địa vị của lượng cao hơn so với phẩm, nên sự dồi dào về số lượng là thước đo cho sự thịnh vượng. Capitalism là một định nghĩa hoàn hảo cho sự lên ngôi của lượng vì nó đã thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hoá (standardisation) và copy-paste quy mô lớn. 
Không có gì gây mất giá bằng việc sản xuất hàng loạt. Capitalism đã biến rất nhiều privilege của giới thượng lưu thành quyền cơ bản của giới bình dân. Nó cũng giúp con người tháo bỏ xiềng xích giai cấp vì nó cho họ cơ hội đổi đời. From rags to riches. Giai cấp giờ đây không dựa vào dòng máu hay phả hệ gia đình do trời định đoạt mà dựa vào năng lực kiếm tiền, một giá trị nhân bản hơn cả vì bất cứ ai cũng có thể xây dựng và trau dồi. 
Để phù hợp với xu thế thế giới, Hoa Kỳ cũng phải hi sinh bớt cái phẩm để đi theo cái lượng. Đây là thời cơ để cho bạc lên ngôi và trở thành tiền tệ của giới bình dân đông dân số nhất và đồng thời là quốc hồn của Hoa Kỳ.
Dù rõ ràng bạc cực kỳ quan trọng về mặt thực quyền là kinh tế nhưng văn hoá vẫn xem vàng cao quý hơn về mặt chính danh nên bạc vẫn phải có sự phụ thuộc đáng kể vào vàng. Sự dung hợp giữa phẩm-lượng, chính danh-thực quyền và vàng-bạc là không thể tách rời.

Chụp wiki Link
Dù dùng hai kim loại để bảo chứng giá trị, Hoa Kỳ thực chất dùng đến ba kim loại để tượng trưng cho USD. 1. vàng được dùng cho đồng eagle, 2. bạc dùng cho đồng silver dollar và 3. đồng cho đồng cent. Trong đó, bạc là kim loại có sự dung hoà tốt nhất giữa số lượng cung cấp-khai thác ở Hoa Kỳ và chất lượng niềm tin nên nó đã được dùng để bảo chứng cho đồng dollar đậm chất biểu tượng của Hoa Kỳ.
Silver dollar là đồng tiền được chọn để lưu hành phổ biến nhất trong giao thương. Chính quyền khuyến khích silver dollar bằng cách ấn định:
1 USD = 1 đồng silver dollar = 371.15 grains hàm lượng bạc nguyên chất trong silver dollar.
Bạc sẽ là cái gốc định giá trị kinh tế của vàng lẫn đồng. Nhưng vì mặt chính danh/văn hoá quá to lớn của vàng, phương thức thông cáo tỉ lệ vẫn phải theo format 1 vàng bằng bao nhiêu đó bạc. 
Coinage Act 1792 ấn dịnh tỉ lệ vàng-bạc là 1:15. 
 

3. Vấn đề của Coinage Act 1792

a. Bạc vs vàng & hàng hoá vs bạc

Thứ nhất, maximum tiềm năng của lượng silver dollar đang bị kiềm hãm bởi maximum của đồng eagle. Chính hệ thống song bản vị đã bó buộc số lượng bạc lưu thông bằng số lượng vàng eo hẹp về mặt khai thác lẫn nhập khẩu. Liệu thứ kim loại hiếm mang tên vàng kia có đáp ứng được công cuộc làm giàu của nhân loại? 
Thứ hai, đến một lúc nào đó sự chậm chạp của việc khai thác và sản xuất bạc sẽ không theo kịp tiến độ của sự gia tăng hàng hoá. 

b. Dựa vào thế giới thì cũng sẽ bị kiểm soát bởi các tay chơi thế giới


Các bạn còn nhớ rằng vàng và bạc vốn là tiền tệ của thế giới? Và thế giới lúc đó cũng chẳng phải bình đẳng giữa các nước vì nó đang được một Châu Âu dẫn dắt về kinh tế-chính trị và quân sự. Hoa Kỳ và Châu Âu vốn đã có thổ nhưỡng, nhân lực, văn hoá và thể chế khác nhau đến đáng kể. Nổi bật nhất là địa chính trị, thứ đã khiến Hoa Kỳ biệt lập khỏi bao diễn biến hỗn loạn thế giới.
Ngoài vàng bạc ra, bản thân Hoa Kỳ là do Châu Âu khai sinh ra và còn quá non trẻ để tự mình đứng vững nên giai đoạn đầu của nó vẫn phải vay mượn một vài đặc điểm thể chế của Cựu Lục Địa. Cái tỉ lệ 1:15 đó đơn giản là được copy y chang từ giá thị trường của các nước Châu Âu. Hơn nữa, chính Coinage Act 1792 đã thiết lập sự phụ thuộc về kinh tế của silver dollar lên đồng dollar bạc của Tây Ban Nha (pegged currency).
Tình hình Châu Âu vào khoảng thời gian đó dù rất hứa hẹn nhưng cũng rất rủi ro. Cả châu lục đó đang dựa vào tài nguyên thiên nhiên của các nước nghèo và họ khai thác nó thông qua một hệ thống cũng rất bấp bênh. Đó là hệ thống thuộc địa quy mô thế giới.
Thứ nhất, hệ thống thuộc địa được xây dựng bằng máu và bạo lực. Sớm hay muộn thì nó cũng sẽ bị các dân bản địa lật đổ dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc mà tiền bạc không thể mua chuộc được. Thứ hai, sự cách xa về địa lí (theo quy mô châu lục) cũng sẽ tạo sự khó vững vàng cho các thể chế đầu não ở xa. Thứ ba, nó nảy sinh sự giành giựt thuộc địa gay gắt giữa các cường quốc Châu Âu mà hai tương lai của nó là: Thế Chiến I (1914-1921) và Thế Chiến II (1939-1945).
Vàng-bạc đã đặt kinh tế Hoa Kỳ vào sự bấp bênh của Châu Âu. Lỗ hổng của Coinage Act 1792 đã hiện rõ khi tỉ lệ của thị trường thế giới mà chủ yếu ở Châu Âu đã nâng lên thành 1:15.5 chỉ sau một thời gian ngắn ban hành. Vì tỉ lệ của Hoa Kỳ là 1:15, có nghĩa là mua hàng hoá Hoa Kỳ bằng bạc với giá rẻ hơn nên các lái buôn trong nước đã phân công mục đích cho hai loại kim loại. Bạc dùng nội địa và vàng dùng quốc tế, đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ có nguy cơ cao bị chảy máu vàng [2]. Điều này càng trở nên phổ biến hơn khi Hoa Kỳ thừa nhận tính hợp pháp của nhiều đồng vàng bạc nước ngoài, mà chủ yếu là đồng bạc Tây Ban Nha. Lượng đồng bạc dồi dào từ Tây Ban Nha đã khiến cho Cục Đúc Tiền Hoa Kỳ tạm ngưng đúc tiền trong vòng 31 năm (1805-1836) [3]. Chỉ cho đến khi Coinage Act 1857 ra đời thì chuyện nhập khẩu đồng bạc Tây Ban Nha mới chấm dứt.
Lý thuyết rất hay nhưng thực trạng là trong 40 năm (1792-1834) sau Coinage Act 1792, Hoa Kỳ cơ bản theo hệ thống bản vị bạc, chính xác hơn là bám theo Tây Ban Nha. Tại sao là Tây Ban Nha? Là vì Mexico, một thuộc địa của nó là nơi sản xuất bạc nhiều nhất trên thế giới. 
Điều này không ổn về đường dài vì tiền tệ luôn là dòng máu nuôi sống của đất nước. Vàng bạc từng khiến thế giới cổ và trung đại đoàn kết nhưng chúng cũng có thể là công cụ để ngoại quốc thao túng và chiếm đoạt sự độc lập của đất nước. Ngày nay, thế giới lại đi vào vết xe đổ một lần nữa với Globalism. Một công cụ đắc lực cho Globalism đó chính là cryptocurrency. Nó còn nguy hiểm hơn cả vàng bạc vì nó 1. không được một thể chế chính thức nào bảo đảm, 2. là tiền định danh in mãi không hết và 3. được số hoá để loại hết tất cả cản trở vật lý.


IV. Hoa Kỳ bản vị vàng và Nữ thần may mắn




1. Sự khôi phục bản vị vàng bởi chính sách

Coinage Act 1834 đã nâng tỉ lệ vàng-bạc lên thành 1:16. Cần chú ý là chính quyền tăng tỉ tệ đó bằng cách giảm hàm lượng vàng trong đồng eagle. Họ giảm từ 247.5 xuống 232 grains (giảm 15.5 grains=1 gram) [2]. Trong khi đó, hàm lượng bạc trong silver dollar vẫn giữ y nguyên.
Giá trị vàng tăng và giá trị bạc giảm. Một đồng vàng giờ đã có giá trị đổi sang nhiều loại hàng hoá ở Hoa Kỳ hơn, nên điều này đã khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đưa vàng trở lại Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ cũng ăn may ở chỗ giá vàng bạc thị trường thế giới đã không vượt qua tỉ lệ đó trong suốt 27 năm (1834-1861) trước khi Cuộc Nội Chiến diễn ra.

2. Sự yếu thế của bản vị bạc bởi số phận

Nữ thần may mắn đã ưu đãi Hoa Kỳ khá nhiều khi Cơn sốt vàng ở California (1848-1855) bùng nổ và vô tình tăng lượng trữ vàng của đất nước. Hơn nữa, ngài còn phát động luôn Cơn sốt vàng ở Úc (1851) và ở Siberia thuộc Nga (1830s-1850s) [4]. Những sự kiện từ trên trời này khiến vàng rẻ hơn và bạc có được nhiều giá trị trên thị trường thế giới. Lượng bạc thừa thãi bây giờ đã lấy lại được đủ giá trị để giúp Hoa Kỳ kiếm lời từ việc xuất khẩu bạc.
Nhưng sự gia tăng này cũng dẫn tới sự chảy máu bạc khỏi đất nước. Các lái buôn trong nước quyết định tích trữ đồng bạc và nung chảy chúng để đóng khuôn thành thỏi to. Thay vì họ dùng đồng bạc với chức năng tiền tệ, họ lấy luôn nó làm nguyên liệu sản xuất thỏi bạc, rồi bán thỏi này ở thị trường nước ngoài. Đến năm 1850, gần như các đồng bạc đã biến mất khỏi Hoa Kỳ vì công cuộc xuất khẩu hợp pháp lẫn lách luật đó [2].
Silver dollar, half dollar, quarter dollar, dime và half dime có mệnh giá thấp phù hợp với các giao dịch thường ngày nên sự thiếu hụt của chúng sẽ gây nên sự nghẽn tắc kinh tế. Coinage Act of 1853 đã được thông qua để bổ sung lượng đồng bạc. Nhưng phương tiện quan trọng không kém mục đích. Cách nó thực hiện điều đó đã vô tình đẩy mạnh sự thực quyền của bản vị vàng tại Hoa Kỳ. Nó giảm 7% hàm lượng bạc trong tất cả đồng bạc, trừ silver dollar. Điều này tạo nên một ảo tưởng nhất thời cho quần chúng và sớm muộn gì họ cũng sẽ cảm thấy bị lừa dối.
Và cuối cùng họ đã nhận ra như cách dân buôn nhận ra thủ thuật của vua Nero đế chế Rome. Giá trị của các đồng bạc bị giảm chất lượng này thực tế được thị trường nhìn nhận thấp hơn mệnh giá chúng đại diện. Ví dụ, 0.5 USD của đồng bạc half dollar thực tế chỉ có giá trị là 0.465 USD = (100%-7%) x 0.5. Việc giảm hàm lượng này đã khiến người dân Hoa Kỳ từ chối đồng bạc cho thanh toán, mà thiên vị đồng vàng và giấy nợ/ngân phiếu đổi ra vàng. Hệ quả của Coinage Act of 1853 đã mở đường cho sự xoá sổ bản vị bạc vào năm 1873.
Diễn biến ở thời kì này cho thấy Hoa Kỳ vẫn chưa có sự tự chủ nhất định về tiền tệ của mình. Đơn giản, quy mô của giá trị vàng và bạc luôn thuộc về thế giới và thế giới này bị tác động bởi rất nhiều thế lực ngoài Hoa Kỳ.
 

V. Greenback của Lincoln



Tờ 10 USD Greenback Demand Note in vào ngày 10 tháng 8 năm 1861
Giả kim là một phương án tối ưu để Hoa Kỳ thiết lập sự tự chủ của mình.
Hay không bằng hên. Trong cái rủi, có cái may. Vị thần may mắn đã cho Hoa Kỳ một cơ hội để đẩy nhanh quá trình giả kim. Đó chính là Cuộc Nội Chiến (1861-1865). Tại sao tôi nói là may mắn vì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Cụ thể hơn, đó là tinh thần dân tộc rất lý tưởng của Hoa Kỳ.
Bởi vậy, chỉ duy nhất chính quyền Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Abraham Lincoln mới tạo ra tiền Greenback. Nó là chính là ngân phiếu/giấy nợ cho sự hứa hẹn của chính quyền và đồng thời là unbacked currency (tiền không được bảo chứng bởi vàng bạc) kiêm luôn tiền định danh đầu tiên của Hoa Kỳ. Dù lời hứa hẹn của chính quyền có mong manh thì nhân dân miền Bắc đã đồng thanh hưởng ứng theo mà thừa nhận giá trị Greenback.
Cuộc Nội Chiến có thể là cơ hội của những lái buôn có mối liên kết với nước ngoài, nhưng là một thảm hoạ cho dân thường chỉ biết đất nước là nơi duy nhất họ có thể dung thân. Đây là một sự kiện lớn của lịch sử nhân loại vì đây là lần hiếm hoi con người đặt niềm tin và tài sản của mình vào một chính quyền thế tục. Bạn có biết đó là gì không? Đó là một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc (Nationalism).
Greenback thực ra không phải là ý tưởng ban đầu của Lincoln. Trước đó, để huy động vốn cho cuộc chiến một cách chính danh, ông đã đi xin vay từ các ngân hàng tư nhân, nhưng vì lãi suất của họ quá cao nên ông đã từ chối và quyết định xin Quốc Hội thông qua chính sách in 50 triệu USD Demand Note vào năm 1861 [6]. Hãy nhớ rằng Demand Note không phải tiền tệ mà chỉ là trái phiếu của quốc khố. Vì hiến pháp Hoa Kỳ lúc đó không cho nhà nước phát hành tiền giấy và chỉ được phép phát hành tiền kim loại vàng bạc, nên phải dùng trái phiếu để lách luật.
Demand Note đã mượn danh tiếng của vàng để thuyết phục nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, nhưng vì nhu cầu đổi vàng quá cao nên nhà nước phải tạm thời ngừng quá trình đổi. Salmon P. Chase, Bộ trưởng Quốc Khố Hoa Kỳ đã thêm vào tính năng trả lãi suất trong tương lai để bảo vệ giá trị của Greenback version 1 này [6]. Lãi suất trả này là một nỗ lực thuyết phục chủ trái phiếu tin vào khả năng chi trả của nhà nước trong tương lai, dù họ phải hứng chịu rủi ro chính quyền miền Bắc có thể bị sập. 
Nhưng 50 triệu USD đó là không đủ số lượng cung tiền để đáp ứng nhu cầu sản xuất chiến tranh. Oái ăm hơn nữa là lượng vàng dự trữ không đủ để nhà nước có lí do phát hành thêm Demand Note. Thế là Edmund Dick Taylor, một doanh nhân Mỹ đang giúp đỡ chính quyền miền Bắc đã cố vấn cho Lincoln là: tại sao chúng ta không phát hành loại tiền tệ không cần dựa vào vàng bạc để chi trả? Dù nghe rất điên nhưng thời cuộc không cho phép Lincoln nhiều lựa chọn nên ông đã quyết định xin Quốc hội phát hành United States Note (Greenback version 2), loại tiền định danh đầu tiên của Hoa Kỳ.
Điều này đã gây nhiều tranh cãi vì Lincoln đang phạm vào hiến pháp giới hạn quyền lực của nhà nước, nhưng chiến tranh đã cho ông một cái cớ rất tốt để tạo ngoại lệ cho mình. Bất chấp sự chống đối, Lincoln đã thành công thuyết phục Quốc hội thông qua việc phát hành 150 triệu USD United States Note vào năm 1862.
Chính quyền hiện tại đã có thể vay nợ từ hai phân khúc. Demand Note mượn nợ từ những nhà đầu tư lớn hoặc nước ngoài. United States Note mượn nợ nhân công, binh lính, chi phí tiêu dùng và sản xuất trong nước. Nói cách khác, Demand Note dành cho nợ dài hạn và United States Note cho nợ ngắn hạn. Hơn nữa, Demand Note có thể đổi sang vàng bạc trong khi United States Note không thể. 
Legal Tender Act 1862 đã biến cả hai trở thành tiền định danh dùng để chi trả và đảm bảo mọi khoản nợ của Hoa Kỳ. Nó cũng là công cụ đắc lực cho chính quyền Lincoln để ép các nhà đầu tư và chủ nợ nhận Demand Note và United States Note làm tín chấp cho nợ và các loại hàng hoá mà không có sự đảm bảo cho khả năng trả nợ (đổi vàng bạc). 
Đúng là thời chiến. Chỉ có nó mới có thể tạo luật rừng và nhiều ngoại lệ.

Chi phí cho sản xuất chiến tranh lớn tới nỗi chỉ có mệnh giá 1000 USD mới theo kịp tiến độ của bộ máy chiến tranh.
Giá trị thế giới của United States Note từ không khí này thay đổi theo tình hình của miền Bắc. Năm 1863, 100 USD dưới dạng vàng bằng 152 USD của Greenback. Sau chiến thắng ở Gettysburg, tỉ lệ tăng lên thành 100:131. Rồi tháng 7 cùng năm, tỉ lệ xuống kỉ lục 100:258. Sau khi miền Bắc chiến thắng năm 1865, tỉ lệ trở về vạch xuất phát là 100:150. 
Niềm tin của nhân dân dành cho United States Note lớn tới nỗi đến tận năm 1879, nó mới trở về hệ thống song bản vị. Specie Payment Resumption Act 1875 cho nó lộ trình 4 năm.
Nhưng một sự thay đổi thần kì trong hệ thống tiền tệ. Con người thường dễ thoả hiệp với một tí hạnh phúc sau khi đã bị ép khổ đến cùng cực. Cuộc Nội Chiến này đã khiến người dân Hoa Kỳ vô tình chấp nhận cầm tiền giấy trên tay thay vì đồng silver dollar và eagle. Vàng và bạc giờ sẽ được canh giữ trong Quốc Khố, trong khi United States Note sẽ là tiền giấy được lưu thông phổ biến ở thị trường. 
Đây là lúc sự bất bình đẳng thông tin thể hiện rõ ràng vì đã có hai bức màn: 1. sự bảo mật thông tin của Quốc Khố và 2. tiền giấy làm trung gian giữa người dân và số lượng vàng bạc. Tạo càng nhiều trung gian/barrier thì bất bình đẳng thông tin càng cao. Điều này đã tạo sự linh động hơn cho nhà nước để kiểm soát lượng cung tiền thông qua Greenback. Greenback cũng là một tiền lệ để các giấy nợ của các ngân hàng tư nhân khác trở nên phổ biến hơn với quần chúng.


VI. The Crime of 1873



Tranh biếm hoạ về tình hình Hoa Kỳ sau khi Coinage Act 1873 có hiệu lực.

% Phân bổ lượng bạc sản xuất trên thế giới 1701-18001801-1850 [7]

% Phân bổ lượng bạc sản xuất trên thế giới 1851-1900 [7]

% Phân bổ lượng bạc sản xuất trên thế giới 1901-1925. Nhìn chung, lượng bạc được Châu Âu khai phá ở Tân Thế Giới chủ yếu nằm ở khu vực Bắc Mỹ [7].










1. Thông cáo cho một sự thật mà ai cũng biết

Đây là một cụm từ mà bất cứ người Mỹ nào đầu tư vào bạc sẽ biết. Nó ám chỉ sự phản bội của chính quyền với tầng lớp lao động Hoa Kỳ. Dưới sự lãnh đạo của thượng nghị sĩ John Sherman, Coinage Act of 1873 đã dẫn tới thảm hoạ deflation làm cho kinh tế đất nước điêu đứng và phát động cuộc chạy đua chính trị cho sự hồi sinh của bạc.
Nhưng nói cho ngay, bản thân Sherman không hề dự đoán được thảm hoạ này vì ông cũng chỉ đang đi theo 1. sự vô danh hữu thực của bản vị vàng tại Hoa Kỳ và 2. xu hướng chuyển sang bản vị vàng của Châu Âu. 
Nguyên nhân cho sự ra đời của đạo luật là từ việc 1. lượng bạc khai thác ở Hoa Kỳ ngày càng tăng và 2. sự xuống giá của bạc ở thị trường thế giới. Cái đầu tôi sẽ không nói nhưng cái thứ hai là hậu quả của các Cơn sốt vàng từ Chương 4. May mắn của Hoa Kỳ cũng là may mắn của Châu Âu. Lượng vàng vô tình tìm dưới lòng đất của các vùng đất thuộc sự quản lý của Châu Âu đã giải quyết bài toán nan giải về lượng cung vàng thế giới do Châu Âu làm chủ [8].
Bằng 1. niềm tin rực cháy vào vàng, 2. sự lạc quan về lượng cung vàng đã hồi phục và quan trọng 3. Châu Âu không có lượng bạc tự nhiên cao; các nước như Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Đan Mạch và Bỉ đã chuyển sang hẳn về bản vị vàng và say goodbye với thứ bạc vụn [8]. Không đúc tiền bạc, không nhận thêm bạc và bán tháo bạc ra thị trường thế giới là cách mà các ngài bye bye bạc.
Nhưng nói cho ngay, Coinage Act 1873 chỉ là một sự thừa nhận chính danh cho thực trạng là bạc đã thực sự gần như biến mất khỏi lượng tiền tệ lưu thông tại Hoa Kỳ. Điều này đã xảy ra từ năm 1850 sau khi các Cơn Sốt Vàng diễn ra hàng loạt.
Vậy tại sao thông cáo này là gây nên biến động thị trường?

2. Tiến lên thì đừng quên chừa cho mình đường lui

a. Tương lai xa

Xét về về bản chất, Hoa Kỳ và Châu Âu vốn khác nhau, mà trong số đó là:
 
1. Lượng bạc trong tự nhiên đứng nhất nhì thế giới (nhìn bốn biểu đồ tròn trên). 
2. Lượng tài nguyên thiên nhiên dồi dào và đa dạng
(1) & (2) => đảm bảo sự sản xuất hàng hoá tốt và lượng tiền tệ dự trữ nếu như sự thiếu hụt tiền kim loại xảy ra.

3. Số lượng dân cư ngày một tăng bởi lượng nhập cư từ nhiều nền văn hoá và sự sinh con đẻ cái của họ.
=> cho thấy lực lượng tiêu thụ hàng hoá rất cao (high purchasing power) và động lực để phong phú hoá các mặt hàng trên thị trường.

4. Vị trị địa lí cách xa với chiến trường thế giới
=> sự ổn định ở đối ngoại => tập trung quản lí đối nội

Bốn điều này đã thể hiện tới 1. sự tăng trưởng của nhu cầu trao đổi hàng hoá vượt bậc của Hoa Kỳ non trẻ so với Châu Âu đã già dặn, và 2. một free space to lớn hơn cho sự phát triển. Hai thứ này đã được xác định vào tương lai sau này/hiện tại của chúng ta khi Hoa Kỳ trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới.
Nếu như các bạn biết về hiện tượng Thiên Nga Đen của Nicholas Taleb thì sẽ biết chỉ cần hậu quả của những viễn cảnh có xác suất thấp xảy ra một lần duy nhất là rất trầm trọng. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, đất nước này chỉ thật sự được khai sinh năm 1776. Việc đặt maximum tiền tệ ngay tại năm 1873 (97 năm sau) thực sự nếu không bức tử lượng sản xuất hàng hoá Hoa Kỳ tại thời này thì cũng là thời sau.

b. Tương lai gần 

Nhưng dù sao những phân tích này làm sao nhiều tay chơi thị trường lúc đó biết được. Tôi đang dùng dữ liệu của tương lại để phán xét quá khứ và vạch cho nó một cái nhìn quá dài hạn.
Cái cần nói ở đây là cái nhìn ngắn hạn, mà chủ yếu là tâm lí "được đến đâu hay đến đó" của quần chúng Hoa Kỳ. Con người thích sự tự do nắm giữ nhiều công cụ để bảo đảm sự bảo vệ toàn diện nhất có thể, nhất là khi họ còn đang mù mờ về tương lai.
Bạc dù ít được xài nhưng nó có vai trò là một gói bảo hiểm rẻ tiền cho những tai nạn có xác suất thấp có hậu quả trầm trọng. Tiền tệ là một thứ siêu nhạy cảm với mọi người vì nó liên quan trực tiếp tới sự xây dựng và bảo tồn tài sản. Việc bạc mất dần vị thế ở Hoa Kỳ là do nguồn cung vàng nội địa và Châu Âu tăng, nhưng thử nghĩ xem là liệu điều này diễn ra bao lâu, nhất là khi nhìn vào tình trạng của Châu Âu và bản thân Hoa Kỳ.
Sau 300 năm thực dân (1521–1821), Tây Ban Nha cũng đã mất đi nguồn cung bạc lớn thế giới là Mexico và cũng dần dẫn tới chuyện kinh tế Châu Âu thiếu bạc. Chuyện Châu Âu bỏ bạc là một quyết định tất yếu của thời cuộc mà liên quan phần lớn bởi sự thay đổi của hệ thống thuộc địa của nó. Nhưng Hoa Kỳ lại không có vấn đề về tài nguyên.
Vậy tại sao Hoa Kỳ lại phải bỏ bạc trong khi sự tồn tại của bạc cũng không gây tổn thất cho đất nước quá nhiều? Cùng lắm chúng chỉ là đống bạc vụn, như cây mẹ rụng lá, như con bò rụng lông. Hoa Kỳ đã từng tạm ngưng việc đúc đồng bạc trong vòng 31 năm thì cũng có thể dừng phát hành đồng bạc để tiết kiệm ngân sách. Điều này vẫn sẽ khác với việc vô hiệu hoá bạc về mặt pháp luật, đồng nghĩa chặt đứt sự tự do của người dân Hoa Kỳ khi thanh toán.
Bản thân Hoa Kỳ cũng đang có vấn đề, đó là combo đầu cơ và tín dụng. 
Nói cho ngay, sự bức tử bản vị bạc của Hoa Kỳ là chỉ là một giọt nước tràn li cho nền kinh tế của chính Hoa Kỳ vốn đã đầy rẫy vấn đề. Phần nước có sẵn trong li ấy chính là các phi vụ đầu cơ đường sắt và cơn say tín dụng để phục vụ đầu cơ. The Crime of 1873 đơn giản khiến cho bong bóng đầu cơ vỡ sớm hơn bằng cách công khai cắt 50% nguồn cung tiền cho con quái vật háu đói đầu cơ. Các con nợ sau khi nghe tin này càng hoảng sợ hơn vì giờ đây họ không thể dùng lượng bạc để trả nợ. Nói cách khác, họ sợ không xoay đủ lượng tiền tệ để trả.
Thật không may là hệ quả của Coinage Act 1873 đến hơi sớm như thể nó là instant karma vậy. Nó đã đến không đúng lúc và vô tình đánh vào tâm lý những người đang gánh trong mình rủi ro vỡ nợ ngắn hạn.
Việc Hoa Kỳ chấm dứt bản vị bạc đã gây nên tổn thất lớn mang tên The Panic of 1873. Nó có một tên gọi ít phổ biến hơn là The First Great Depression before 1929. Tình hình còn thậm tệ hơn khi diễn biến tiếp theo là Thế Chiến I (1914-1921) nổ ra.

Historical Silver Price charts us dollar per ounce 300 year SD Bullion SDBullion.com
Từ 1870 (gần với Crime of the 1873), giá bạc từ mức 1.5 USD/oz đã giảm xuống. Nhưng từ 1930, nó đã từ mức thấp nhất là 0.3 USD/oz tăng dần lên. Việc tăng lên này phần lớn nhờ công của chính quyền Roosevelt. Link

2. Bức tử thì có khác gì giết tại chỗ. Sống không bằng chết thì có khác gì chết.

Đạo luật này loại bỏ bạc khỏi hệ thống bản vị về mặt thực tiễn, dù trên lý thuyết nó có chỉ thay đổi...vài câu chữ. Vậy thì thay đổi đó là gì? 
Thứ nhất, nó thay đổi định nghĩa của đơn vị USD. Năm 1792, 1 USD = 371.15 grains bạc thì năm 1873, 1 USD = 23.22 grains vàng [9]. Thứ hai, nó không hề loại silver dollar hoàn toàn mà chỉ giới hạn mức thanh toán mà silver dollar có thể thực hiện. Trước đó là unlimited legal tender, giờ thì legal tender chỉ giới hạn ở mức 5 USD. Thực tế là mỗi giao dịch thông thương đa phần phải lớn hơn 5 USD nên sự thay đổi “nhỏ” này chẳng khác nào bức tử bạc.
Sự ép từ từ vào chỗ chết này cũng có time lag và phải đợi 3 năm sau (1876) người ta mới cảm nhận được tác động ghê gớm của nó. Một yếu tố cho độ trễ này chính là thời đó, đa phần người dân Hoa Kỳ giao dịch bằng vàng, Greenback và giấy nợ nên cũng chẳng nghĩ đến lúc mình dùng tờ giấy này để đổi sang bạc và ngược lại.
Việc không thừa nhận bạc một cách nửa kín nửa hở như thế đã làm khiến 50% nguồn cung tiền biến mất một cách bất ngờ và người dân Hoa Kỳ hốt hoảng sau khi nhận thức ra chuyện đó. Bởi vậy, một trong những việc nên làm trước khi thay đổi một chính sách trọng điểm nào đó chính là chiến dịch tuyên truyền và công tác tư tưởng cho người dân. Nếu không làm vậy thì rủi ro side-effect sẽ rất cao.
Và….deflation của bộ đôi vàng-USD xảy ra. Hơn nữa, sự duy trì của deflation này chắc chắn phải diễn ra đáng kể vì lượng vàng khai thác ở Hoa Kỳ vốn đã ít ỏi và còn rất khó để khai thác nhanh chóng.
Sự lưu thông hàng hoá bị chặn đứng đã là một chuyện. Còn nhớ tôi đã nói đến tín dụng chưa? Deflation luôn có lợi cho chủ nợ vì cho dù giá cả hàng hoá có giảm thì giá trị nợ vẫn giữ nguyên như thuở em mới vào tròng. Không xoay đủ lượng tiền tệ để trả thì nợ cứ ngày càng phình to ra thôi.


VII. Sự hồi sinh của bạc



Sắc lệnh 6102 tạm thời khai tử bản vị vàng lẫn sở hữu tư nhân của vàng và biến Fed thành nơi trữ vàng, thay vì Quốc Khố Hoa Kỳ
Nhưng một lần nữa, Nữ thần may mắn đã cho Hoa Kỳ một cơ hội để hồi sinh bạc và bắt buộc phải đau thương như Cuộc Nội Chiến để xúc tiến nhanh quá trình này. Ngài cho Hoa Kỳ cuộc Đại Suy Thoái năm 1929. Để thoát khỏi sự kiềm hãm bởi lượng cung vàng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ban hành sắc lệnh 6102 cấm hành vi tích trữ và trao đổi vàng, và tịch thu vàng vào Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed). Điều này đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ khai tử bản vị vàng.
Tất nhiên, như vậy là quá khắt khe với dân vì đống giấy nợ Fed là chả có ý nghĩa gì với họ nên FDR đã sử dụng bạc để đem Hoa Kỳ vĩ đại lại một lần nữa thông qua Silver Purchase Act of 1934.
Hello Silver Certificate! Thấy chữ ký của Henry Morgenthau ở góc phải dưới không? Ông là bộ trưởng quốc khố thời FDR.
Đạo luật này chính thức đem địa vịa của bạc từ thời 1792 trở về với nhân dân. Free coinage, Silver certificate & Unlimited legal tender đã thực sự trở về sau 61 năm bị khai tử (1873-1934) (tất nhiên là trong thời gian đó đã có những chính sách mua bạc của nhà nước để xoa dịu người dân). Điều này đã khiến giá bạc tăng đáng kể trên thị trường thế giới vì Hoa Kỳ được nhìn nhận là một nền kinh tế rất tiềm năng. Nó tăng từ 0.3 USD/oz năm 1934 đến 0.5 USD/oz năm 1935 (biểu đồ long-term silver). Một lượng tăng nhỏ nhưng cũng đủ để vực dậy sự lạc quan của kinh tế Hoa Kỳ.
Mà bạn có nhớ gì về việc bạc là tiền tệ thế giới và sự dây mơ rễ má giữa Châu Âu và Hoa Kỳ? Hoa Kỳ đã giải quyết được mối lo của nó nhưng đó cũng là một thảm hoạ với một quốc gia khác. Giá bạc thế giới giờ cao hơn giá bạc trong nước nên dự trữ bạc của Trung Quốc đã bị rút sạch để mua hàng hoá nước ngoài [8]. Đồng yuan được bảo chứng bởi bạc tăng giá trị nhiều tới nỗi nó đe doạ tới lợi thế xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc. Nhưng mà thôi, tôi cũng lười kể về nó lắm.


VIII. Vàng, Bạc và Fed Note




Còn nhớ vấn đề của Coinage 1792 không? Cái mục 1 ấy. Số lượng bạc dù lớn hơn vàng nhưng chưa đủ đô để thoả cơn say làm giàu của nhân loại.
Trong thời gian tại vị của bản vị bạc, United States Note (Greenback) không phải giấy nợ phổ biến duy nhất mà nó chia sẻ với Federal Reserve Note (Fed Note). Cả hai đều được phát hành bởi hai cơ chế quyền lực nhất Hoa Kỳ: Bộ Quốc Khố Hoa Kỳ (US Treasury) và Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed).
Fed Note càng mạnh hơn khi FDR chọn Fed là nơi cất trữ vàng bằng sắc lệnh 6102. Việc vàng ở trong kho Fed tạo một sự tín nhiệm của người dân về Fed Note và khả năng đổi sang vàng của nó trong tương lai.
Emergency Banking Act 1933 của FDR còn tháo cương cho Fed Note vì nó cho phép Fed in một lượng tiền lớnkhông cần sự bảo chứng từ vàng hay bạc [10]. Đây là tiền đề lớn cho sự ra đời của tiền định danhchính sách tiền tệ về sau này. 
Giống như thời Nội Chiến, người dân trong Đại Suy Thoái quá khổ để quan tâm tới việc liệu Fed Note có bảo chứng bởi vàng bạc. Họ chỉ cần tiền giấy làm vật trao đổi hàng hoá, một thói quen đã được tập tành từ thời Nội Chiến. Còn việc đổi vàng bạc thì cứ để cho tương lai vì chẳng phải Greenback về sau cũng trở về song bản vị hay sao? Với lại, họ cũng không hoàn toàn bị tước đi quyền sở hữu kim loại vì Greenback vẫn cho phép đổi ra bạc và họ vẫn còn cửa thoát khi chấp nhận sử dụng Fed Note.
Đây là một chiến lược rất tốt của FDR vì ông đang thuyết phục người dân xem Greenback và Fed Note là một dù rõ ràng chúng có chức năng khác nhau. Đưa cho họ hai lựa chọn và dần định hướng sang Fed Note là một sự mập mờ đủ tốt để người dân dần quên đi sự bảo chứng kim loại. 
Nhưng dù sao Fed cũng chỉ là một tổ chức tư nhân. Ngay tại một Đại Suy Thoái cần sự dẫn đầu của nhà nước về mặt chính danh lẫn thực quyền, FDR ban hành Gold Reserve Act of 1934 để:

1. Chuyển hết toàn bộ số vàng của Fed và các tổ chức tư nhân khác về Quốc Khố Hoa Kỳ.
2. Thiết lập sự kiểm soát gắt gao của nhà nước với những ngân hàng tư nhân.
3. Củng cố cho sự linh hoạt của việc phát hành Fed Note bởi Fed trong Emergency Banking Act 1933 [11].

Có để ý gì không? Tiền định danh là Fed Note lưu hành ngoài thị trường, trong khi vàng được cất giữ tại Quốc Khố. Đây là một sự phân quyền rõ ràng ngay trong các bộ phận quản lý tiền tệ đất nước. Nó đảm bảo Fed và mọi tổ chức tư nhân khác sẽ không dùng vàng để thao túng Fed Note và kinh tế. Xu hướng phân quyền trong các chính sách của FDR còn được thể hiện ở đạo luật Glass-Steagall Act thần thánh phân đôi toàn bộ ngành ngân hàng Mỹ.
Khi chính quyền FDR có trong tay vàng, họ có một sự tín nhiệm để đảm bảo những Fed Note in từ không khí ra có sức nặng nhất định. Dù không cho dùng Fed Note đổi ra vàng ở trong nước, FDR vẫn dùng vàng bảo chứng cho nó theo cách riêng của mình. 
Exchange Stabilization Fund đã được thành lập sau Gold Reserve Act of 1934. Nó thiết lập sự cố định về giá trị đồng USD (nay dưới hình thức Fed Note) với vàng (một pegged currency với vàng). Nhưng vì cấm việc đổi sang vàng ở trong nước nên việc thiết lập này chính là để dùng để bảo vệ USD trước sự bấp bênh của thị trường thế giới. Đây được xem là sự hồi sinh lại một phần của bản vị vàng dù 1 năm trước đó nó bị khai tử bởi sắc lệnh 6102. Chỉ là vàng bây giờ toàn quyền thuộc về nhà nước thôi và quy mô của bản vị vàng giờ chuyển từ mối quan hệ nhân dân-nhà nước (nội địa) sang Hoa Kỳ-các nước khác (quốc tế).

Để dễ hiểu hơn, tôi có thể kết nối việc làm của FDR với Bộ ba bất khả thi-Trilemma giữa 1. Exchange rate, 2. Monetary policy và 3. Capital flow. Theo lý thuyết, nhà nước chỉ có thể kiểm soát hai chính sách cùng một lúc. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, họ đã chọn kiểm soát gắt gao Exchange rate (pegged currency với vàng) và Capital flow (nhà nước là người giữ vàng và kiểm soát xuất nhập khẩu vàng). Điều này có nghĩa là nhà nước để cho Monetary Policy (in Fed Note) tự do quản lý bởi Fed.
Nhưng đừng nên hiểu Trilemma một cách cứng nhắc vì Gold Reserve Act of 1934 cũng cho phép nhà nước quyền chấn chỉnh lại Fed nếu như Fed đi quá giới hạn tự do in tiền của nhà nước. Ngoài ra, thực tế cho thấy có những nước hoàn toàn có thể kiểm soát cả ba cùng một lúc như Trung Quốc và Việt Nam.

Gold reserve - Wikipedia
Lượng trữ vàng của Hoa Kỳ 1900-2008 Link
Dưới chính sách của FDR, dự trữ vàng của Quốc Khố đã tăng đáng kể vì Exchange Stabilization Fund đã hạ giá đồng USD so với vàng đủ thấp để khuyến khích các nước Châu Âu bản vị vàng đổi vàng sang USD để mua nhiều hàng hoá Hoa Kỳ hơn.
Nhưng Đại Suy Thoái vẫn chưa đủ để kết liễu bản vị vàng. Nó cần phải có vài ba cú hích đầy đau thương nữa với thuyết phục được tất cả rằng vàng là một trở ngại lớn cho chính sách tiền tệ hay giới hạn của việc in tiền. 
Cú hích đầu là Thế Chiến II và nó là một cái cớ rất tốt để cho Monetary Accord of 1951 cắt đứt sự ảnh hưởng của nhà nước lên Fed [12]. Giữa nâng thuế (fiscal policy) và cho vay nợ (monetary policy) để tài trợ cho cuộc chiến tranh háu đói này thì chắc chắn vay nợ là phương án đem lại kết quả nhanh chóng hơn dù kết quả đó tương lai có vẻ hơi ảm đạm. Sự kiện này đánh dấu thời khắc sự ra đời của một Fed mà mọi người đều quen biết thời nay.
 

IX. Vàng Bạc vs Fed Note



1. Khi nhân loại đặt niềm tin vào nhà nước cộng hoà

So sánh không sai vì tiền định danh có Standard of deferred payment và được hợp thức hoá bởi nợ của nhà nước Mỹ với Fed.
Thế Chiến II là sự kiện để Mỹ phô trương khả năng kinh tế, địa chính trị và quân sự bậc nhất thế giới nên đồng USD đã đủ mạnh để nó có thể rời xa sự bảo chứng vàng bạc. Việc thế giới trải qua các cuộc chuyển giao quyền lực của nhà nước phong kiến vào tay nhà nước cộng hoà ềm đềm (Anh, Thuỵ Điển, Bỉ và Nhật Bản); các cuộc cách mạng lật đổ phong kiến triệt để như cách mạng Pháp, Nga và Trung Quốc và hai cuộc Thế Chiến máu chảy đầu rơi đã xúc tiến nhanh chóng cho sự lên ngôi của Nationalism.
Vậy Nationalism đóng góp gì cho tiền tệ? Niềm tin của người dân giờ đã dần chuyển từ vàng bạc thần thánh sang một thực thể thế tục nhưng vẫn đủ sức nặng khiến con người phải cúi đầu, đó chính là nhà nước cộng hoà. Tại sao lại là cộng hoà? Là vì chỉ có cộng hoà mới cho người dân nhiều quyền lực chính trị mà tiêu biểu nhất là quyền bầu cử. Nhà nước thần quyền thì chỉ được quyết định bởi thần thánh hay nói đúng hơn là những vị thầy tu. Dù được quyết định bởi con người, nhưng nhà nước phong kiến nằm hoàn toàn trong tay vua chúa và quý tộc, một cộng đồng thiểu số.
Dù tôi không tìm được nguồn học thuật nào chứng minh cho điều này nhưng khi đọc lại lịch sử, tôi để ý một mối tương quan rất mạnh giữa chiến tranh, tiền định danh và nhà nước. Quan trọng là bộ ba này phải được nuôi dưỡng trong môi trường của Capitalism, thời kì sản xuất hàng loạt bằng máy móc và thời kì mà giá trị "rags to riches" rất nhân bản được chú trọng.

2. Khi bạc không còn là tiền tệ của nhân dân

USD đã có một lộ trình thuận lợi để lật đổ được hai kim loại hùng mạnh này. Vì là một đối thủ về mặt số lượng với Fed Note nhưng lại có sự tín nhiệm tốt hơn từ người dân, bạc là đối tượng ưu tiên bị loại đi.
Sự kết thúc của bản vị bạc từ thời FDR thực chất chỉ là vấn đề về thời gian. Đến thời của John F. Kennedy, bạc được nhà nước bố cáo rộng rãi là sẽ được rút dần ra khỏi dòng lưu thông tiền tệ Mỹ.
Vào thời điểm nhậm chức của JFK (1961-1963), dữ trữ bạc của Quốc Khố đã tụt đến 80% vào năm 1961 do bạc thời đó được nguyên liệu chính cho sản xuất công nghiệp [13]. Giá thu mua bạc bởi các công ty sản xuất cao hơn cả giá thu mua của nhà nước nên chuyện chảy máu bạc đã xảy ra. Tháng 11 năm 1961, JFK hoãn việc bán bạc ra ngoài thị trường của Bộ Quốc Khố để cắt chi phí trợ giá bạc của nhà nước.
Public Law 88-36 năm 1963 được thông qua bởi Quốc hội. Nó cho phép tổng thống toàn quyền quyết định việc phát hành giấy nợ bạc. Sắc lệnh 11,110 của JFK đã giúp chuyển giao quyền phát hành ấy cho Bộ trưởng Quốc Khố. Đồng thời, nó cho phép Fed thay thế các giấy nợ bạc với mệnh giá thấp bằng Fed Note mệnh giá thấp (trước đó Fed Note chỉ có mệnh giá cao) [14]. 
Đến năm 1964, C. Douglas Dillon, Bộ Trưởng Quốc Khố Hoa Kỳ lúc bấy giờ chính thức ngừng phát hành giấy bạc. Tổng thống Lyndon B.Johnson, người kế nhiệm JFK đã xúc tiến đạo luật Coinage Act of 1965 để giảm hàm lượng bạc trong đồng half dollar và chấm dứt việc thêm bạc vào đồng dime và quarter [15]. Năm 1968, Quốc hội thông qua Public Law 90-29 để hoàn toàn chấm dứt hệ thống bản vị bạc. Tất nhiên là có những người phản đối mà chủ yếu là các nhà sản xuất bạc ở phía Tây, nhưng cuối cùng bạc đã không còn là tiền tệ Hoa Kỳ nữa. 
Đáng chú ý là giá bạc sau sự kiện này vẫn tăng. Điều này chứng tỏ giá trị của bạc đã thuộc về thị trường sản xuất công nghiệp và việc vô hiệu hoá bản vị bạc thực chất là một cuộc tháo bỏ xiềng xích kinh tế.

3. Vàng cũng nối gót đi



Để hồi phục lại nền kinh tế hậu Thế Chiến II, phe Đồng Minh tạo nên hệ thống Bretton Woods (1944-1971) mà ở đó, tất cả giá trị tiền tệ của các nước thành viên (chủ yếu là Châu Âu) sẽ được bảo chứng bởi USD, trong khi đó USD được bảo chứng bởi vàng. Hệ thống dây mơ rễ má này dù cái gốc cuối cùng là vàng, nhưng cái gốc cận cuối là USD đã dần xây dựng sự ảnh hưởng của nó trên quốc tế thông qua con đường tiền tệ.
Nhờ chiến dịch phô trương thanh thế là Chiến Tranh Lạnh, hay nói đúng hơn hàng loạt gói cứu trợ kinh tế và cuộc chiến tranh quy mô quốc tế được tài trợ bởi Mỹ, Richard Nixon đã chính thức khai tử vàng và cả Bretton Woods mãi mãi vào năm 1971, mà không gây nên bất cứ phản ứng dữ dội từ quần chúng Mỹ lẫn thế giới [16]. Đây cũng là một quyết định chiến lược của Nixon. Giờ đây Mỹ có thể thoải mái in tiền để cung cấp ngân sách hỗ trợ cho đồng minh và tài trợ cho chi phí chiến tranh đang leo thang với Liên Xô mà đến tận 20 năm sau (1991) mới kết thúc.
Trong mắt thế giới, Mỹ giờ như một đấng cứu thế vậy nên nếu đấng bỏ vàng thì cũng chẳng sứt mẻ gì về niềm tin. USD thường được gọi là safe haven currency vì Mỹ có một lịch sử chiến thắng hào hùng và bảo trợ cho các cựu cường quốc Châu Âu và Châu Á từ kinh tế đến quân sự. Nhiêu đó đã quá đủ để USD gầy dựng được niềm tin nhân loại mà cho đến bây giờ vẫn còn sức nặng.
Nhưng bỏ ngỏ thêm đó là một thế giới ngoại trừ Liên Xô và Warsaw Pact. Liên Xô đã đi trước Mỹ cả mấy chục năm vì tiền định danh đã được áp dụng từ sau khi chiến dịch marketing "nhà nước vô sản vì dân" thành công. Đẩy tiền vào kinh tế ở Liên Xô được thực hiện qua hệ thống bao cấp trực tiếp. Đồng Soviet Ruble thực chất giống phiếu đổi hàng hoá hơn là tiền tệ vì cơ bản thị trường 100% nắm giữ bởi nhà nước và giá cả hàng hoá Liên Xô nhiều lúc chẳng liên quan gì tới chi phí sản xuất.

 [1]

[2]

[3]

[4]

[5] 

[6]

[7]

[8]

[9]

[10]

[11]


 [12]

[13]

[14]


[15]

[16]