Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 67

Bạn thân mến!
Cho phép tôi bắt đầu với mấy chuyện đời thường. Mùa xuân đã có thể được cảm nhận một cách rõ rệt, nhưng dù cho nó thậm chí đã mang chút dư vị của chớm hạ, thì những đợt nóng cũng chưa thực sự đến, và thậm chí đôi khi còn cảm thấy lành lạnh, một sự biến đổi khó lường của thời tiết năm nay.
Đôi khi, cảm giác như thể ta đang trở lại mùa đông. Bạn có muốn biết sự khó lường ấy đến mức nào? Tôi vẫn chưa tự tin để tắm nước lạnh hoàn toàn, mà vẫn phải có chút nước ấm pha vào. Bạn có thể sẽ nói rằng không mấy ai chịu nổi khi nước quá nóng hay quá lạnh, điều ấy đúng, Lucilius, nhưng ở tuổi của tôi một người có thể cảm thấy thoải mái với cái lạnh tự nhiên của cơ thể (Lời người dịch: có vẻ ở đây Seneca ám chỉ cái thay đổi tự nhiên khi cơ thể người già thường trở nên lạnh hơn). Ngay cả giữa mùa hè tôi vẫn hiếm khi thấy nóng, đến nỗi phải cởi áo ngoài.
Tôi cảm thấy biết ơn tuổi già vì nó giữ tôi trên giường lâu hơn. Và tại sao không biết ơn cơ chứ? Những thứ ngày trước tôi không muốn làm, thì nay thậm chí tôi còn không thể làm. Những sự trao đổi dài nhất của tôi bây giờ là với sách. Mỗi lần thư bạn đến, tôi có cảm giác như bạn đang ở bên tôi. Như thể tôi đang thực sự trả lời bạn, thay vì viết thư phản hồi. Vậy nên hãy lấy ví dụ về vấn đề bạn muốn bàn đến và xem xét nó như thể chúng ta đang trong một cuộc đàm đạo.
Bạn hỏi liệu có phải tất cả những thứ tốt đẹp đều đáng được ao ước. "Nếu việc có thể hành xử dũng cảm khi bị tra tấn, hay hiên ngang mà hứng chịu ngọn lửa, hay cam chịu bệnh tật một cách kiên nhẫn là điều tốt đẹp, liệu có phải những thứ đó là đáng ao ước? Nhưng tôi không thể nhìn ra tại sao. Tính đến giờ tôi vẫn chưa biết một ai thực sự cầu nguyện với lý trí của mình rằng mình sẽ bị tàn tạ bởi roi vọt, hay dưới những dụng cụ tra tấn xoắn bẻ khớp, hay bị ép dưới những giá cực hình".
Hãy nhìn kỹ sự khác biệt, bạn của tôi, và bạn sẽ thấy rằng có những thứ đáng cho ta ao ước ngay cả trong những trường hợp ấy. Hiển nhiên tôi mong rằng mình không phải chịu những cực hình như vậy; nhưng nếu có khi nào tôi phải đối mặt với chúng, tôi mong mình sẽ có thể dũng cảm, hiên ngang, và sẵn sàng chấp nhận chúng. Tôi muốn, và tại sao lại không cơ chứ, rằng không có một sự xung đột hay chiến tranh nào xảy ra với mình; nhưng nếu có, tôi mong mình sẽ có thể chịu đựng những vết thương một cách hiên ngang, hay cơn đói, và những khó khăn khác mà xung đột chiến tranh sẽ mang lại. Tôi không muốn bị ốm - chắc chắn rồi, tôi đâu có điên! Nhưng nếu tôi bị ốm, tôi mong mình sẽ xử sự như thể đó là điều bình thường và sẽ không tỏ ra yếu đuối

Vì không phải những thứ khó khăn ấy là điều một người nên ao ước, mà là phẩm cách, hay thái độ mà người đó sẽ đối mặt với chúng.

Vài người ủng hộ Stoicism cho rằng chịu đựng những thứ đó một cách dũng cảm, dù không nên phản đối 100%, thì cũng không nên ao ước, vì mục tiêu của ta nên được hướng toàn bộ đến những thứ tốt đẹp hoàn hảo, thanh tịnh, và vượt trên mọi phiền toái. Tôi không đồng ý với ý kiến ấy. Tại sao? Đầu tiên, vì không một thứ gì thực sự tốt đẹp mà lại không đáng để ta ao ước có được. Thứ hai, nếu phẩm cách là đáng được ao ước, và không có thứ gì tốt đẹp lại trái với phẩm cách, thì mọi thứ tốt đẹp đều đáng được ao ước khát khao có được. Thứ ba, ngay cả nếu những chịu đựng ấy là không đáng ao ước, thì sự dũng cảm thể hiện qua nó cũng sẽ đáng.
Hơn thế nữa, ta có quyền thắc mắc: không lẽ lòng dũng cảm không đáng được ao ước khát khao hay sao? Nó giúp một người coi nhẹ khó khăn nguy hiểm và thậm chí thách thức chúng. Đó là thứ đẹp đẽ, đáng trân trọng nhất của lòng dũng cảm: không sợ ngọn lửa thiêu hăm dọa, sẵn sàng tìm đến những đau thương, và thậm chí nhiều khi không cúi đầu tránh mũi tên mà hiên ngang nhìn nó hướng thẳng đến ngực mình. Nếu lòng dũng cảm đáng để ta khao khát có được, thì chịu đựng tra tấn đau khổ một cách kiên nhẫn cũng vậy, vì nó là một phần của lòng dũng cảm.
Hãy chú ý đến sự khác biệt, như tôi đã nói, và không gì sẽ có thể khiến bạn nhầm lẫn. Vì không phải việc chịu đựng tra tấn là đáng khao khát có được, mà là cách một người thể hiện lòng dũng cảm qua việc chịu đựng chúng. Đó là điều tôi mong muốn, hành động một cách dũng cảm - và đó thực ra là một phẩm cách.
"Nhưng làm gì có ai từng thực sự mong chúng trong đời?". Bạn nên nhớ rằng một số mong muốn là rõ ràng và dễ dàng nêu ra - khi đối tượng mong muốn là những thứ cụ thể riêng biệt; trong khi có những mong muốn khác lại không thể nói lên một cách trực diện, khi chúng bao hàm nhiều thứ bên trong. Ví dụ, tôi chọn cầu nguyện cho mình giữ được một cuộc đời ngay thẳng đức hạnh; nhưng một cuộc đời ngay thẳng và đức hạnh bao gồm rất nhiều những hành động cao quý và ngay thẳng khác nhau. Những thứ bao hàm trong điều ước đó là: cái thùng của Regulus; vết thương của Cato, và phần nội tạng được moi ra bởi chính bàn tay ông ấy; việc chịu đựng án đi đày của Rutilius; và cả chén thuốc độc đã đưa Socrates từ nhà tù lên trời cao. Vậy nên khi tôi mong một cuộc đời ngay thẳng đức hạnh cho mình, tôi cũng đồng thời mong những thứ đó, những thứ mà nếu thiếu chúng, nhiều khi cuộc đời trở thành không đáng được tôn vinh.
Ồ ba lần, bốn lần hạnh phúc hơn cho họ
những người dưới bức tường cao của thành Troy
Đối mặt với cái chết một cách hiên ngang ,vui vẻ, trước sự chứng kiến của chính phụ thân họ (trích thơ Virgil)
Liệu có gì khác biệt khi bạn mong điều đó cho một người và thừa nhận rằng điều đó là đáng để ta khao khát có được hay không?
Decius hy sinh thân mình cho tổ quốc: ông ta lao mình vào kẻ thù, tự tìm đến cái chết. Con trai ông ta, một Decius khác, theo bước sự dũng cảm của cha, làm tái hiện lại lời thề đã đi vào huyền thoại, lao vào nơi tham chiến dữ dội nhất, lo lắng một điều duy nhất rằng sự hy sinh của ông ta lại được cho là nhằm mục đích mang lại may mắn thắng trận (Lời người dịch: Mình đoán đây là kiểu một truyền thuyết xưa, khi hy sinh một người có thể mang lại may mắn cho cả đội quân), vì như thế tức là người ta không hiểu rằng ông ta thực sự coi cái chết anh dũng mới là điều quan trọng nhất và đáng để hướng tới cho bản thân. Vậy không lẽ bạn vẫn còn nghi ngờ rằng liệu chết một cách đáng nhớ thì có thực sự tốt đẹp, như là cách để thể hiện phẩm cách?
Khi một người có thể dũng cảm chịu đựng gian khó nhục hình, anh ta đang thể hiện tất cả những phẩm cách của mình. Có lẽ một trong số chúng là rõ ràng nhất - sự kiên cường không thể bị khuất phục; nhưng, dũng cảm cũng có ở đó, vì nó chính là nền tảng của nhẫn nại và kiên tâm và khả năng chịu đựng; sự thông thái cũng có ở đó, nếu không có nó thì không một kế hoạch nào (bất lợi và đau đớn như vậy lại có thể) được thực thi, và nó cũng chính là thứ thúc đẩy bạn, khi bạn không thể trốn tránh điều gì, thì hãy dũng cảm mà đối mặt với điều ấy; sự bền lòng vững vàng có ở đó, thứ không thể bị đánh bật, khiến một người có thể tiếp tục hướng đến mục đích cuối cùng bất kể thế lực nào ngăn cản nó. Một thể thống nhất của tất cả những phẩm cách ở đó. Những thứ đáng kính phục được thực hiện bởi một phẩm cách, nhưng là thuận theo cái toàn thể thống nhất ấy. Nhưng bất cứ thứ gì được chấp nhận bởi những phẩm cách, ngay cả khi nó được thể hiện qua một phẩm cách duy nhất, thì đều đáng cho ta ao ước và khát khao có được.   
Chẳng phải thế sao? Không lẽ bạn cho rằng những thứ duy nhất đáng được mong cầu đến từ sự thoải mái tiện nghi và an hưởng - những thứ ẩn chứa sau những cánh cửa cầu kỳ? Có những thứ tốt đẹp ẩn sau một vẻ ngoài gớm guốc; hay những chiến công mà người thực hiện nó được chào đón không phải với những tiếng hân hoan mà là sự cúi đầu kính phục. Liệu bạn có thực sự nghĩ rằng Regulus không phải vì vậy mà chọn đến Carthage? Phủ lên mình sự dũng cảm của người anh hùng, và tạo khoảng cách với đám đông. Cảm tưởng mạnh mẽ thiêng liêng về phẩm cách, về sự cao quý và vĩ đại của chúng, là thứ ta không thể suy tôn chỉ với những lời ca tụng và vòng hoa, mà cả với mồ hôi xương máu. Hãy nghĩ về Marcus Cato lấy tay tự móc gan ruột, để làm rộng vết thương mà ông ấy đã tự đâm mình nhưng không đủ sâu để kết liễu cuộc đời. Nói cho tôi biết, liệu bạn sẽ (điên rồ đến mức) nói với ông ấy: "Thật đáng tiếc" hay "Tôi rất lấy làm tiếc"? Chẳng lẽ thay vào đó bạn không nên nói: "Tôi cúi mình trước sự dũng cảm của ngài!"

Ở điểm này, tôi chợt nhớ đến Demetrius, người đã nói cuộc sống êm ả, không gặp một sự tấn công nào của số mệnh, là "biển chết". Hưởng thụ sự êm ả không biến động, với không một thứ gì có thể làm thức tỉnh và khuấy động phẩm cách của một người để hành động, không thứ gì để anh ta phải cố gắng đạt được, không thứ gì kiểm tra sự vững vàng của tâm trí anh ta trong nguy hiểm và xung đột: đó không phải là thanh bình, mà là một cuộc đời tẻ nhạt sẽ chỉ làm anh ta yếu đuối đi mà thôi. Attalus, một người Stoic khác, cũng đã nói: "Tôi thà bị số mệnh giam giữ còn hơn là sống trong nhung lụa. Dù có bị tra tấn đến đâu, nhưng nếu tôi vẫn có thể kiên cường dũng cảm mà đối mặt, thì cũng là một điều thật tuyệt vời. Và nếu thái độ ấy được thể hiện ngay cả trước cái chết, thì tuyệt vời biết bao". Hãy lắng nghe Epicurus, ông ta cũng sẽ nói: "Điều đó thật đáng tận hưởng". Tôi, tuy nhiên, sẽ không bao giờ gọi thứ trang nghiêm và đáng kính phục ấy bằng một cái tên mềm yếu (ý chỉ từ 'pleasant' trong câu của Epicurus, vì từ đó với Stoicism ám chỉ những thoải mái tiện nghi của cơ thể). Tôi có thể bị thiêu sống, nhưng không thể bị hạ gục - tại sao điều đó lại không đáng cho ta ao ước? Không phải bởi vì ngọn lửa sẽ thiêu cháy tôi, mà bởi vì nó không thể đánh bại tinh thần tôi.

Không gì có thể tuyệt vời hơn phẩm cách; không gì có thể tốt đẹp hơn. Vậy nên bất cứ thứ gì ta làm mà thuận theo phẩm cách thì không những tốt đẹp mà còn đáng cho ta ao ước khát khao.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Let me begin with commonplaces. Spring has begun to open out; but although it is tending already toward summer, with hot weather overdue, it has kept rather cool, and the weather is still unreliable. Often enough, it lapses back into winter. Would you like to know how doubtful it still is? I don’t yet trust myself to a bath that is actually cold—I still take the edge off it. “Th at means enduring neither heat nor cold,” you say. Quite true, dear Lucilius: my time of life is satisfi ed with its own chill. Even in midsummer I can hardly get warm, and rarely do I shed a garment.
2 I am grateful to old age for keeping me to my bed. And why not be grateful on that account? Th ings that I ought not to have wanted to do, I now cannot do. My most abundant conversation is with books. Every time a letter arrives from you, it seems to me that I am with you. I feel as though I were actually answering you and not just writing back. So let’s take up the subject you are asking about and scrutinize its nature as we would in conversation.
3 You ask whether every good is desirable. “If it is a good to behave courageously while being tortured, bravely while being burned, patiently while ill, it follows that these things are desirable, but I do not see how any of them merits our wishes. Certainly I do not know of anyone whose wishes were fulfi lled when he was cut by the lash, or twisted up by arthritis, or stretched on the rack.”
4 Make a distinction, dear Lucilius, and you will realize that there is something choiceworthy in these things. I would prefer to remain untouched by torture; but if I should ever have to endure it, I will wish to conduct myself courageously, honorably, boldly in that situation. I prefer—and why not?—that no war should come my way; but if it does, I will wish to endure with dignity the wounds, the hunger, and anything else that wars necessarily bring with them. I don’t want to be ill—I’m not crazy!—but if I should ever have to be ill, I will wish my behavior to be neither intemperate nor unmanly. So it’s not the discomforts that are desirable but the virtue with which you bear those discomforts. 
5 Some adherents of our school hold that the courageous endurance of all such things, while not to be shunned entirely, is nonetheless not desirable, because wishful pursuit should be directed toward what is thoroughly good, tranquil, and set beyond all annoyance. I disagree. Why? First, because it is impossible for anything to be good without being desirable. Second, if virtue is desirable, and there is no good without virtue, then every good is desirable. Th ird, even if ,° the courageous endurance of torture is desirable.
6 Further, I inquire, is not courage desirable? Yet courage despises danger and even defi es danger. Th at is the most beautiful, most admirable part of courage: refusing to yield to the fl ames, going to meet the wounds, sometimes not even ducking the arrows but taking them on the chest. If courage is desirable, then enduring torture patiently is desirable, for that is part of courage.
Make the distinction, as I said, and there will be nothing to lead you astray. For it is not suff ering torture that is desirable but suff ering it courageously. Th at is what I want, to act courageously—and that is virtue.
7 “But who has ever wanted that for himself?” Some wishes are openly expressed, in that they concern particular items; some are latent, in that many things are included in a single wish.* For instance, I choose an honorable life for myself; but an honorable life consists in a variety of honorable actions. Contained within this wish are Regulus’s crate; Cato’s wound, torn open by his own hand; Rutilius’s exile; the poisoned cup that carried Socrates from the prison to the skies.* So when I wanted an honorable life for myself, I also wanted these things without which, sometimes, life cannot be honorable. 8 O three times, four times happy they whose lot it was to fall beneath the high ramparts of Troy, before their fathers’ eyes!* Is there any diff erence between wishing that for someone and granting that it was desirable?
9 Decius sacrifi ced himself for his country: he rushed at full gallop into the midst of the enemy, seeking death.* Another Decius after him, emulating his father’s virtue, swore the solemn and now familiar oath and dashed into the thick of the fray. He was anxious only that his off ering be propitious, for he thought that a good death was something worth wishing for. Do you still doubt whether it is best* to die memorably, performing some act of virtue?
10 When a person endures torture courageously, he employs all the virtues. Perhaps one of them is out front and most in evidence—namely, patience; still, courage is there, which is the basis of patience and perseverance and endurance; intelligence is there, without which no plan is put into action, and which urges you, when you cannot escape something, to bear it as bravely as you can; constancy is there, which cannot be dislodged from its post, which never lets go of its purpose whatever force be applied. Th e whole indivisible assembly of the virtues is there.* Whatever is honorably done is done by a single virtue, but in accordance with the counsels of the assemblage. But whatever is approved by all the virtues, even if it appears to be done by a single virtue, is desirable.
11 What about it? Do you suppose that the only things that are desirable are those that come through pleasure and relaxation—things that take place behind fashionable doorways? Th ere are goods of stern countenance; there are wishes whose fulfi llment people celebrate not with congratulations but with admiration and reverence.
12 Do you really think Regulus did not choose to arrive at Carthage? Clothe yourself in the mind of a great man; stand aside for a while from the opinions of the common crowd. Form an impression of virtue that is as great as its merits—virtue at its greatest and most magnifi cent, virtue that we should honor not with incense and garlands but with sweat and blood. 13 Behold Marcus Cato as he turns his spotless hands against his own sacred breast, as he widens the wound that did not go deep enough. Tell me, are you going to say to him, “Oh, what a pity!” and “I’m so very sorry”? Will you not rather say, “I commend your achievement”?
14 At this point, our own Demetrius comes to mind, he who calls the life free of care, without any assaults of fortune, “a dead sea.”* To lie in undisturbed calm, with nothing to rouse yourself toward, nothing to strive after, nothing to denounce or contend against, testing the fi rmness of your mind: that is not tranquility; it is enfeeblement. 15 Attalus the Stoic used to say, “I would rather have fortune keep me in its encampments than in luxury. I am tortured, but courageously; it is well. I am slain, but courageously; it is well.” Listen to Epicurus; he will say also “It is pleasant.”* I, however, will never call such a stern and honorable deed by so soft a name. 16 I am burned, but undefeated: why should this not be desirable? Not because the fi re burns me but because it does not defeat me.
Nothing is more excellent than virtue; nothing more beautiful. Whatever is done at its command is not only good but desirable as well.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: