Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 73

Bạn thân mến!
Tôi tin người đời đã sai khi nhận định rằng triết gia sẽ dễ trở nên cứng đầu, tỏ ra chống đối, khó quản lý, và thường họ sẽ không thể hiện sự kính trọng đến người cầm quyền như vua chúa hay người lãnh đạo đất nước. Ngược lại mới đúng: không ai có thể biết ơn nhiều hơn họ, thậm chí với những lý do sâu sắc hơn, vì không ai hưởng lợi nhiều hơn từ sự điều hành của nhà cầm quyền để có thể tận hưởng những lợi ích của việc có thời gian yên ả để suy nghĩ.
Bởi người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, thứ được hỗ trợ bởi sự bảo vệ của nhà nước, thì chắc chắn sẽ phải tôn trọng những người chịu trách nhiệm về sự an toàn ấy như thể họ là cha mẹ, và mức tôn trọng ấy cũng hơn nhiều so với những kẻ luôn nhấp nhổm không yên vì lợi ích kinh tế chính trị của chính họ. Những kẻ ấy dù mang nợ giới cầm quyền, nhưng họ cũng đòi hỏi rất nhiều từ giai cấp này. Chính sách có lợi, những sự chấp thuận không bao giờ là đủ cho nhu cầu của họ: họ nhận được càng nhiều thì lại càng đòi hỏi nhiều hơn. Một kẻ để tâm trí mình chìm trong những thứ muốn được nhận thì sẽ luôn quên mất anh ta đã nhận được những gì. Trong tất cả những điều xấu xa của thói tham lam hám lợi thì vô ơn là thứ đáng bị lên án nhất. Tương tự như vậy, người luôn hoạt động tích cực trên chính trường thì thường không bao giờ nghĩ về những người họ đã vượt qua, mà chỉ về người ở vị trí cao hơn họ. Sự hài lòng với việc nhìn thấy bao nhiêu người phía dưới không là gì nếu so với nỗi đau của việc nhìn thấy dù chỉ một người trên cao. 

Mọi tham vọng đều có nhược điểm này: chúng khiến người ta không bao giờ nhìn lại. Nhưng không chỉ tham vọng mới không thấy điểm dừng, mà mọi ham muốn khác cũng như vậy, vì ham muốn sẽ luôn trở nên mới mẻ ngay lúc nó được thỏa mãn.


Nhưng một người ngay thẳng và trong sạch, người chấp nhận rời bỏ nghị viện chính trường để về với những quan tâm rộng hơn, thì sẽ thật tâm yêu thương kính trọng những người khiến ông ta có thể làm như vậy. Chỉ ông ta mới có thể trao cho họ sự ủng hộ không chút toan tính, vì ông ta nợ họ món nợ lớn mà họ thậm chí không biết. Cũng giống như cách ông ta tôn trọng và kính phục những người thầy - vì đã hướng ông ta trở lại với con đường đúng đắn sau tất cả những lầm lạc, ông ta sẽ nhìn lên với sự tôn kính những người mà công việc của họ tạo cho ông ta sự bảo vệ cần thiết để có thể tập trung vào thứ mà ông ta cho là quan trọng và ý nghĩa trong đời.
"Nhưng chẳng phải những người khác cũng nhận được sự bảo vệ từ nhà vua hay sao?". Đâu có ai phủ nhận điều đó. Nhưng cũng giống như thời tiết đẹp ảnh hưởng như nhau đến tất cả những con thuyền ngoài khơi, thì chủ những con thuyền đồ sộ với nhiều hàng hóa giá trị hơn vẫn cảm thấy biết ơn hơn với Neptune - vị thần biển cả; hay người thương lái sẽ đọc bài kinh của mình tha thiết hơn người chủ tàu bình thường; và ngay cả giữa những thương lái thì người vận chuyển hồ tiêu và vải lụa hảo hạng, những thứ được trả bằng vàng, vẫn cảm nhận sự biết ơn hơn là những người mà hàng hóa chỉ là những thứ rẻ tiền, thường chỉ được chở vì chúng có tác dụng chèn cho chặt các kiện hàng. Tương tự như vậy, lợi ích của sự thanh bình mà tất cả chúng ta được hưởng sẽ được cảm nhận mạnh mẽ và rõ rệt hơn bởi những người có thể thực sự tận dụng nó. Vì với rất nhiều người ở xã hội chúng ta, yên bình thực ra mang lại nhiều vấn đề hơn cả chiến tranh. Không lẽ bạn cho rằng người ta có thể biết ơn hòa bình khi họ đang phung phí nó vào nhậu nhẹt, dục vọng, và những thói xấu khác mà phải chiến tranh mới có thể ngăn chặn họ được?
Chắc hẳn bạn không nghĩ rằng thánh nhân sẽ vô tâm đến nỗi cho rằng ông ta không chịu ơn sự thanh bình mà ông ta có thể tận hưởng như những người khác. Ta chịu ơn của mặt trời mặt trăng, nhưng chúng đâu có phục vụ riêng mình ta; ta chịu ơn của các mùa, và của Chúa, đấng linh thiêng đã sắp đặt tất cả, dù những thứ đó không chỉ được sắp đặt cho mình ta. Đó là sự ngờ nghệch, sự tham lam của con người khi phân biệt giữa những thứ được hưởng và những thứ họ sở hữu, không cho bất cứ thứ gì mà người khác cũng được hưởng là của mình. Thánh nhân nhận ra rằng không gì thực sự thuộc về ông ta hơn chính những thứ ông ta chia sẻ với tất cả đồng loại của mình. Vì những thứ lợi ích công cộng, những thứ của chung ấy luôn chứa đựng một phần sở hữu của chính ông ta. Vậy nên ông ta cho rằng mình đồng sở hữu tất cả mọi thứ là lợi ích hay của cải của cộng đồng, cho dù là nhỏ nhất.
Bên cạnh đó, những thứ thực sự tốt đẹp (cho cả cộng đồng) đó thì không phân chia theo cách mà mỗi người chỉ được hưởng một phần; mà ai cũng đều có chúng một cách trọn vẹn. Từ sự phân chia tiền bạc của cải, người ta lấy phần được hứa cho mình; rồi tương tự với lúa mạch và thịt thà, và những thứ khác mà một người có thể lấy và mang theo về nhà. Nhưng những thứ tốt đẹp thực sự, chúng không thể bị phân chia. Bạn nghĩ thử xem, hòa bình và tự do, chúng thuộc về tất cả cũng như cách chúng thuộc về từng người vậy.
Vậy nên ông ta (thánh nhân) sẽ nghĩ xem ai là người khiến ông ta có thể sử dụng và tận hưởng những thứ tốt đẹp ấy; người đã giải phóng ông ta khỏi sự cần thiết phải gia nhập quân đội, gánh lấy nhiệm vụ canh gác, tuần tra thành lũy, và tất cả những nhiệm vụ khác của chiến tranh, và ông ta sẽ ghi nhận sự biết ơn của mình với nhà cầm quyền.
Bài học quan trọng nhất của triết là cách thức một người nhận ơn và trả ơn. Nhưng nhiều khi chỉ cần luôn trân trọng, ghi nhớ cái ơn ấy cũng là trả ơn rồi. Vậy nên ông ta sẽ thừa nhận rằng ông ta chịu ơn to lớn của những nhà cầm quyền mà sự lãnh đạo sáng suốt của họ khiến ông ta có những giờ thư nhàn để tập trung vào triết, có quyền tự kiểm soát thời gian của mình, và sự bình lặng không biến cố của một xã hội tốt đẹp.
Ồ Meliboeus, vị Chúa đã ban sự thanh bình này cho chúng ta
vì trong tâm trí ta người ấy sẽ luôn được coi như Chúa (trích thơ Virgil)
Trong thời bình, ơn của những người cầm quyền cũng là rất to lớn:
Như bạn thấy
Ông ta cho phép tôi được thả bầy gia súc của mình và cho chúng ăn
Và chơi những bản nhạc êm dịu với cái ống sáo của mình
Vậy thì ta phải coi trọng những giờ phút thanh bình ấy đến nhường nào, những giờ phút chia sẻ với các vị chúa - khiến chính bản thân ta cũng cảm thấy thiêng liêng.
Đúng, bạn của tôi, những vị chúa! Tôi đang mời gọi bạn đến với thiên đường, và bằng con đường ngắn nhất. Sextius từng nói quyền lực của một thánh nhân thì cũng ngang bằng với Jupiter - vị thần tối cao. Chắc chắn Jupiter có nhiều thứ hơn để trao cho loài người; nhưng khi bạn chọn giữa hai vị thánh, sức ảnh hưởng của một người lớn hơn không khiến ông ta là lựa chọn tốt hơn, như việc bạn sẽ không cho rằng một người lái tàu là cừ khôi hơn chỉ bởi con thuyền của ông ta to hơn và sang trọng hơn. Vậy trên khía cạnh nào Jupiter vượt trên thánh nhân? Ông ta có thể phù trợ cho loài người lâu hơn. Nhưng thánh nhân sẽ không nghĩ rằng mình kém giá trị chỉ bởi phẩm cách của ông ta bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhỏ hơn. Cũng giống như giữa hai người thông thái, một người sẽ không cho mình là được ban phúc nhiều hơn người kia chỉ vì ông ta sống lâu hơn còn người kia thì đoản mệnh. Vậy nên Chúa cũng không vượt trên thánh nhân, dù Chúa thì vĩnh cửu. Phẩm cách không nhiều hơn chỉ bởi nó tồn tại trong khoảng thời gian dài hơn.
Jupiter có mọi thứ, nhưng ông ta trao tất cả chúng cho con người. Quyền sử dụng chúng đối với ông ta chỉ là: để có thể được trao chúng đi cho chúng ta sử dụng. Thánh nhân đánh giá và coi thường mọi thứ sở hữu (cá nhân) một cách bình thản như Jupiter; thực tế, ông ta còn có thể đề cao mình hơn nữa, vì nếu Jupiter không thể sử dụng những thứ đó, ông ta (thánh nhân) có thể sử dụng chúng nhưng lại từ bỏ ham muốn của mình và không quan tâm đến chúng.
Vậy nên ta hãy tin vào những lời của Sextius khi ông ta chỉ cho ta con đường đẹp nhất, và khẳng định rằng: "Đây là con đường một người tìm đến thiên đường: con đường của sự thanh đạm, sự tự chủ, và lòng dũng cảm". Các vị chúa thì không bao giờ có thái độ khinh bỉ hay ghen tị; họ sẽ mở cửa chào đón bạn; họ sẽ đưa tay ra giúp bạn leo lên. Bạn ngạc nhiên vì con người có thể tìm đến với đấng thiêng liêng? Thực ra chính họ tìm đến với con người. Không, còn hơn thế nữa: Chúa đến trong chúng taVì sự thông suốt vững vàng của tâm trí không bao giờ là không có sự hiện diện của Chúa. Hạt mầm của sự thiêng liêng được gieo vào thân thể con người: nếu một người làm vườn chăm sóc nó, nó sẽ lớn nhanh và trở nên ngang bằng với cây mẹ. Nhưng nếu không được đoái hoài, rơi vào nơi cằn cỗi hoặc bùn lầy, thì chính ta đã giết nó, và nơi đó chỉ có thể mọc lên cỏ dại mà thôi.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 People are wrong, I believe, when they suppose that devoted philosophers
are headstrong and diffi cult to manage, having little regard
for magistrates or kings or for anyone who governs the state. Quite
the contrary: no one is more grateful to them, and with good reason,
since no one benefi ts more from their administration than those who
are enabled by it to enjoy the advantages of tranquil leisure.*
2 Th erefore those whose project of living well has been greatly
enhanced by the security of the state cannot but respect the one
responsible for this good thing as if he were a parent, much more
than do those restless characters who engage in business and politics.
Th ese latter owe much to their rulers, but they also make many
demands on them. No amount of generosity can ever satisfy their desires:
the more they are given, the more they want. One whose mind
is on receiving forgets what he has already received. Of all the evils
of acquisitiveness, the worst is ingratitude. 3 Moreover, those who
are politically active never give a thought to how many people they
have overtaken, but only to those who are out in front. Th e pleasure
of seeing many behind them is nothing to the pain of seeing even
one still ahead. All forms of ambition have this defect: they never
look back. Nor is it only ambition that fi nds no rest, but every form
of desire, for desire is always beginning afresh from its fulfi llment.
4 But the pure, unblemished man, the one who has left the senate
house and the forum for wider concerns, loves the people whose efforts
enable him to do so in safety. He alone lends them disinterested support, for he owes them a great debt of which they themselves are
unaware. Just as he respects and admires his teachers, whose help has
enabled him to escape the pathless waste, so he looks up to those
under whose protection he devotes himself to cultural pursuits.
5 “But the king also protects others by his power.” Does anyone
deny it? But so does good weather aff ect all who sail, and yet the captain
whose cargo is larger and more valuable feels a greater sense of
obligation to Neptune; the merchant pays his vows more gladly than
the owner of a common carrier; and even among merchants the one
who was transporting spices and luxury textiles, items whose price is
paid in gold, feels a deeper sense of obligation than the one who had
taken on a cargo of cheap stuff destined to serve mainly as ballast. In
just the same way, the benefi ts of this peace that we all enjoy are more
deeply felt by those who make good use of it. 6 For there are many
of our present-day toga wearers who fi nd more to do in peacetime
than in times of war. Do you suppose that people recognize the same
obligation for peace when they squander it on drunkenness and lust
or on other vices it would be worth a war to interrupt?
Surely you don’t imagine that the wise person is so unfair as to
disclaim any personal obligation for benefi ts that are held in common.
I owe much to the sun and the moon, yet they do not rise for
me alone; I am indebted on my own account to the seasons of the
year and to God, who regulates them, even though °
were not set up in my honor. 7 It is the foolish avarice of mortals that
distinguishes between possession and ownership, counting nothing
as one’s own that belongs also to everyone else. Th e wise person realizes
that nothing is more his own than what is allotted not to him
alone but to the whole human race. For those would not be shared
possessions if part of them did not belong to each individual. He
thus holds joint possession of everything that is common property
even in the least degree.
8 Besides, the truly great goods are not shared in the sense that a
little bit of them is apportioned to each individual; rather, they belong
entirely to each. From the money distribution, people take away
the amount promised to each; the grain distribution and the meat
distribution and other tangible forms of largesse are divided up and
taken home; but these indivisible goods, peace and liberty, are given
in their entirety not only to all but also to each.
9 He refl ects, then, on who it is that confers on him the use and
enjoyment of these things; who it is that spares him from being summoned
by public needs to arms, to guard duty, to patrolling the ramparts,
and all the many other demands of war, and he renders thanks
to his ruler. Philosophy’s most important lesson is the proper way to
owe a benefi t and the proper way to repay one. But sometimes just
acknowledging the debt is repayment enough. 10 So he will admit
that he owes a great deal to the one whose intelligent management
has blessed him with fertile hours of leisure, with control of his own
time, with quietness untroubled by civic responsibilities.
O Meliboeus, a god devised this peace for us;
for in my mind that man will always be
a god.*
11 Much is owing to the governor even for those times of peace
whose greatest gift is this:
He bade my cattle browse, as now
you see, and gave me license now to play
the things I want upon my rural pipe.*
What value, then, shall we set on that time of peace which is spent
among the gods—which makes us gods ourselves?
12 Yes, Lucilius—gods! I am calling you to the heavens, and by
the quickest route. Sextius used to say that the good man’s power is as
great as Jupiter’s.* Jupiter has more to off er to humankind; but when
two are wise, the wealth of one does not make him better than the
other, any more than you would consider one skilled helmsman better
than another just because his vessel was larger and more splendid.
13 In what way does Jupiter surpass the good man? He is good for
longer. But the sage does not think himself less valuable just because
his virtues are restricted to a smaller compass. Just as one wise man
is not more blessed than another, even though one dies at a more
advanced age and the other’s virtue is limited to fewer years, so God
does not surpass the wise human being in blessedness, even though
he does in duration. Virtue is not greater just because it lasts longer.
14 Jupiter has everything, yet he also gives everything to others for
them to have. Th e use of those things is his only in the sense that he
is the cause of others’ using them.* Th e sage views others’ possessions and despises them as calmly as Jupiter does; in fact, he thinks more
highly of himself in that while Jupiter cannot use those things, he,
being wise, does not want to.
15 So let us believe Sextius when he shows us this most beautiful
journey, when he cries, “Th is is the road by which one mounts to the
stars: the road of frugality, the road of self-control, the road of courage.”
Th e gods are not scornful; they are not jealous of their own: they
are welcoming; they lend a hand to those who would climb up. 16 Are
you astounded that a human being can go to the gods? God comes to
human beings. No, it is more intimate than that: God actually comes
into human beings. For excellence of mind is never devoid of God.
Seeds of divinity are scattered in human bodies: if a good gardener
takes them in hand, the seedlings resemble their source and grow up
equal to the parent plant. But poor cultivation, like sterile or boggy
soil, kills the plants and produces only a crop of weeds.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: