Lời tựa:
Thực sự mình đã khá vui đợt nghe nói bản tiếng Việt "Suy tưởng" của dịch giả Tiết Hùng Thái được phát hành, và còn giới thiệu với khá nhiều bạn trên Động. Vậy nên khi chính bản thân được đọc bản tiếng Việt ấy tự nhiên thấy có lỗi với các bạn quá, không chỉ vì bản dịch khá trúc trắc, mà quan trọng hơn là nó không làm bật lên được cái yếu tố tinh thần, thứ với mình là viên ngọc quý nhất trong cả tác phẩm. Chỉ khi ngồi lại và ngẫm, và cảm nhận cái quyết tâm, sự nghiêm túc của một vị hoàng đế La Mã trong việc rèn luyện triết, và hướng tới trở thành một con người theo đúng nghĩa "con người" - thì mình nghĩ bạn mới hiểu được con đường ý nghĩa và vinh quang này công bằng với tất cả mọi người.
Điểm quan trọng thứ hai: đây hoàn toàn là những lời tự nhủ, tự ngẫm, tự viết cho bản thân của Marcus, và ông hoàn toàn không có ý định để lại cho hậu thế. Thậm chí ông còn nhờ những người xung quanh mình đốt nó đi (lý do được nhiều người đoán là vì ông ngượng khi bản thân vẫn cần những lời tự nhủ ấy mới có thể sống tốt). Vậy nên mình tin bản dịch cũng phải cố gắng bỏ qua được tính giáo điều như thể Marcus đang nói hay viết cho người đọc, vì chỉ như thế chúng ta mới có thể thấm được những lời tự nhủ này mà thôi.
Vì những lý do đó, thôi thì lại 'nhấc mông lên và dấn bước' vào một hành trình dài, với cuốn nền tảng thứ hai của Stoicism.
Rất mong mọi người sẽ tiếp tục đón nhận, ủng hộ và góp ý cho mình nhé!
Andy Lương

Quyển 7 (1)

1. Cái ác: cũng vẫn những điều xưa cũ quen thuộc.
Bất kể việc gì xảy đến, hãy ghi nhớ điều này trong tâm trí: nó đã từng xảy ra trước đây, từ đầu này đến đầu kia của thế giới. Chúng lấp đầy những trang sách sử, cả cổ xưa lẫn tân thời, và những thành phố, những ngôi nhà. Chẳng có gì mới mẻ ở đây cả.
Mọi thứ đều rất quen thuộc, và nhất thời.
2. Làm sao những hiểu biết của ta có thể bị phá vỡ, nếu ta không loại bỏ những suy nghĩ tư tưởng dẫn đến chúng? Nhưng ta có thể nhen nhóm lại chúng nếu ta muốn, giống như những cục than hồng vậy. Khi cần ta có thể kiểm soát suy nghĩ của mình, vậy làm sao ta có thể gặp rắc rối? Những thứ ngoài tâm trí ta thì không có ý nghĩa gì với nó. Hãy thấm nhuần bài học ấy và ta có thể đứng vững vàng.
Ta có thể trở lại với cuộc sống. Nhìn mọi thứ như ta đã từng nhìn trước đây. Và cuộc sống sẽ trở lại. (Lời người dịch: ở đây mình đoán có lẽ Marcus gặp phải một bất hạnh nào đó do hoàn cảnh bên ngoài khiến ông đau buồn. Vậy nên nhìn mọi thứ như ta đã từng nhìn trước đây tức là khi cảm xúc của ông chưa bị ảnh hưởng bởi bất hạnh ấy, và vẫn còn rất vững vàng với những suy nghĩ sáng suốt).
3. Sự náo nhiệt vô nghĩa của những cuộc diễu hành khoa trương, những khúc Aria nhạc kịch, những đàn bò, bầy cừu, những cuộc thao diễn quân sự. Một khúc xương ném cho chú chó cảnh, chút thức ăn vứt vào trong bể cá. Những con kiến cần mẫn lao dịch khốn khổ, những chú chuột hốt hoảng chạy tán loạn, những con rối bị giật dây.
Bị bao quanh bởi tất cả những thứ đó, chúng ta cần phải luyện cho mình khả năng chấp nhận. Mà không khinh thị. Nhưng hãy nhớ rằng giá trị thực sự của ta được định bởi thứ ta dành tâm huyết của mình vào. 
4. Khi nói, để tâm vào chính những lời mình nói; khi hành động, tập trung vào kết quả của từng hành động. Hiểu rằng một thứ nhắm đến điều gì, và thứ còn lại mang nghĩa gì.
5. Liệu trí tuệ của ta có đủ cho việc này? Nếu đủ, ta sẽ dùng nó vào công việc, như một công cụ tự nhiên ban cho ta. Và nếu không, ta sẽ trao lại công việc cho người nào đó có thể làm tốt hơn ta - trừ khi ta không còn lựa chọn nào khác.
Hay ta sẽ cố làm tốt nhất có thể với nó, và phối hợp với bất cứ ai có thể tận dụng nó, để thực hiện những thứ mà cộng đồng cần. Vì bất cứ thứ gì ta làm - độc lập hay với người khác - chỉ có thể nhắm tới một mục đích duy nhất: sao cho hợp với những đòi hỏi ấy.
6. Bao nhiêu người được nhớ đến nhưng rồi cũng đã rơi vào quên lãng, và cả những người nhớ tới họ cũng đã qua đời rất lâu rồi.
7. Đừng bao giờ xấu hổ vì cần được giúp đỡ. Như một người lính công thành, ta cũng có nhiệm vụ của mình cần thực hiện. Và nếu ta bị thương, ta sẽ cần một đồng đội đỡ ta dậy? Vậy thì sao (đâu có gì phải hổ thẹn ở đây cơ chứ)?

8. Đừng bận tâm đến tương lai. Khi và nếu nó đến, ta vẫn sẽ có cùng một nguồn lực để dựa vào - đó chính là lý trí.

9. Mọi thứ đan cài vào nhau, trong cái mạng lưới thiêng liêng vô hình ấy; không có phần nào của nó là không có sự liên kết cả. Chúng kết hợp hài hoà vào nhau, và cùng nhau chúng tạo nên thế gian.
Một thế gian duy nhất, được tạo bởi tất cả mọi thứ.
Một tính thiêng liêng, hiện diện trong tất cả
Một thực thể và một luật lệ - cái logos mà tất cả những sinh vật lý trí chia sẻ
Và một sự thật
Nếu đây thực sự là cực đỉnh của một quá trình, những sinh linh chia sẻ cùng ngày sinh, cùng lý trí (ý chỉ loài người nói chung, sinh vật lý trí và mang tính cộng đồng).
10. Mọi vật chất đều sớm sẽ được hấp thu trở lại vào tự nhiên, và tất cả những gì sống động sẽ sớm được phục hồi trong logos (cái lý trí toàn thể), và mọi dấu vết của chúng sẽ sớm bị xoá nhoà bởi thời gian.
11. Với một sinh vật lý tính, một hành động trái với tự nhiên là hành động xung đột với lý trí ấy.
12. Thẳng, chứ không phải được nắn cho thẳng
13. Phần lý trí trong những sinh linh khác nhau thì đều liên đới, giống như chân tay của cùng một cơ thể, và có xu hướng hành động như một bộ phận của cái tổng thể to lớn hơn.
Điều này sẽ rõ ràng hơn với ta nếu ta có thể tự nhắc mình: Ta là một chi (melos) của một cơ thể lớn hơn - một cơ thể có lý trí.
Hoặc ta có thể nói "một phần" (meros) - chỉ khác 1 ký tự. Nhưng khi đó thì ta đã không bao quát cả những người khác. Khi đó giúp đỡ họ không phải là phần thưởng trong chính nó. Ta vẫn chỉ nhìn nó như Một thứ đúng đắn cần được làm. Ta chưa nhận ra ai là người ta đang giúp đỡ.
(Lời người dịch: ý Marcus ở đây là khi ta coi mình là một phần của cái cơ thể lớn hơn ấy, ta sẽ thấy việc giúp đỡ người khác không chỉ là ban ơn cho họ, mà chính là ta làm nhiệm vụ đối với cái cơ thể lớn hơn mà mình là một phần trong đó - hay chính ta cũng được hưởng lợi ích từ việc giúp đỡ người khác ấy, nếu xét một cách tổng quát hơn)
14. Cứ để nó xảy ra, nếu nó muốn, với bất cứ thứ gì nó có thể xảy đến với. Và thứ chịu ảnh hưởng của nó có thể than phiền về nó nếu thứ ấy muốn. Điều đó không thể làm hại ta nếu ta không diễn giải rằng nó có hại cho mình. Và việc không diễn giải như vậy thuộc quyền lựa chọn của ta.

15. Bất kể ai đó làm gì hay nói gì, nhiệm vụ của ta là làm một con người tốt đẹp. Như vàng hay ngọc lục bảo hay áo choàng tía tự nhắc lại với chính chúng: "Bất kể ai đó nói hay làm gì, nhiệm vụ của ta là làm ngọc lục bảo, và màu sắc của ta không thể bị làm cho phai đi"

16. Tâm trí không thể tự cản trở con đường của chính nó. Nó không khiến chính nó sợ hãi và phải tuân theo những ham muốn. Nếu những thứ bên ngoài có thể khiến nó sợ hãi hay làm nó tổn thương, thì cứ việc; nó sẽ không tự rơi vào con đường ấy bởi chính nhận thức của nó.
Hãy để cơ thể tránh những khó chịu, thiếu tiện nghi (nếu nó có thể), và nếu nó cảm thấy những cảm xúc tiêu cực ấy, hãy để nó phản ánh. Nhưng linh hồn là thứ cảm thấy sợ hãi và đau đớn, và là thứ nhận thức chúng đầu tiên, mà nó chẳng chịu đựng điều gì. Vì nó có thể không bao giờ kết luận rằng nó đã sợ hãi hoặc đau đớn.
Tâm trí bản thân nó thì không có nhu cầu, trừ những nhu cầu mà nó tự tạo ra cho mình. Không thể bị làm phiền, trừ khi chính nó làm phiền nó. Không biết bất cứ một cản ngăn nào, trừ những cản ngăn từ bên trong.
17. Hạnh phúc an nhiên có thể đến từ may mắn, hay do phẩm cách
17a. (nhưng ngươi đang làm gì ở đây, hỡi những tưởng tượng (lệch lạc) kia? Hãy trở về nơi từ đó các ngươi đến, và giải thoát cho ta. Ta không cần các ngươi.
Đúng, ta biết, chỉ có sức mạnh của thói quen mới đưa được các ngươi tới đây. Không, ta không giận dữ với các ngươi. Chỉ đơn giản là hãy đi đi.

Bản tiếng Anh

Mình dùng chính bản của Gregory Hays, mình tin chính là bản ông Tiết Hùng Thái dùng cho bản dịch tiếng Việt của ông.
Tuy nhiên mình có tham khảo bản của Penguin và Oxford (hình như được dịch bởi George Long nhé):
Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)
Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)