Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.    
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 72

Bạn thân mến!
Vấn đề bạn thắc mắc đã từng ‘rõ như ban ngày’ với tôi, vì tôi hiểu nó tường tận và trọn vẹn. Nhưng đã quá lâu tôi không cần nghĩ đến nó, và vì vậy giờ đây khó có thể ngay lập tức mà nhớ lại được. Bạn biết điều gì xảy ra với những cuốn sách làm bằng giấy cói khi đã quá lâu không ai sờ đến rồi đấy; điều tương tự cũng xảy ra với tôi: tâm trí tôi cần phải thỉnh thoảng được lật giở lại, để những thứ trong ấy được đưa ra ánh sáng nếu muốn có thể ngay lập tức sử dụng chúng khi cần. Vậy nên hãy cho phép tôi trì hoãn ít lâu câu hỏi của bạn: nó cần sự tập trung và một chút nỗ lực. Ngay khi tôi có thể dừng lại ở địa điểm nào đó trong một khoảng thời gian đáng kể, tôi sẽ giải đáp nó cho bạn. Bởi với một vài chủ đề ta có thể trả lời trên đường di chuyển; nhưng có những chủ đề khác đòi hỏi một cái ghế dựa thoải mái cùng với một khoảng thời gian tự do không bị làm phiền.
Tuy nhiên, ta vẫn nên có vài việc để suy nghĩ về ngay cả trong những ngày bận rộn này, dù quỹ thời gian như đã được lấp kín (Lời người dịch: mình nghĩ ý Seneca là phải luôn sắp xếp trong lịch làm việc dù có bận đến mấy một vài khoảng thời gian và công việc cho tâm trí). Bởi (trong công việc thường ngày) sẽ luôn có những nhiệm vụ mới thay thế những thứ ngay trước chúng. Bạn có thể hiểu như việc gieo hạt giống vậy, mỗi hạt ta gieo sẽ tạo ra thêm nhiều hạt khác. Bên cạnh đó, ta luôn tự cho phép bản thân mình trì hoãn. "Một khi tôi hoàn thành việc này, tôi sẽ toàn tâm toàn ý với nó (những thứ quan trọng)", và "Ngay khi tôi giải quyết được vấn đề rắc rối này, tôi sẽ dành thời gian cho học tập". Nhưng ta đâu thể chờ đợi đến lúc rỗi rãi mới học và rèn luyện triết; thay vào đó, ta cần phải gạt bỏ tất cả những nhiệm vụ khác để tập trung theo đuổi công việc (có ý nghĩa quan trọng) duy nhất này, mà bao nhiêu thời gian cũng khó có thể đủ, ngay cả khi ta có được sống một cuộc đời dài nhất cho phép với một con người. Thực ra việc bạn rèn luyện triết không thường xuyên, gián đoạn thì cũng chẳng khác gì bạn không rèn luyện. Vì nó không ‘ở nguyên một chỗ’ trong những khoảng thời gian gián đoạn. Không, nó giống như lò xo, thứ đồ vật bị kéo ngược lại sau khi bị giãn ra: một khi bạn thả tay, nó sẽ trở về vị trí ban đầu. Bạn cần phải có quyết tâm để gạt đi những công việc hay nhiệm vụ khác. Thay vì chỉ giảm bớt thời lượng, bạn nên từ bỏ chúng hoàn toàn. Không có khoảng thời gian nào là không thích hợp cho thứ cứu vớt cuộc đời ấy, nhưng rất nhiều người lại không thể học và rèn luyện nó khi bị đặt vào trong những hoàn cảnh cho thấy chính việc học và rèn luyện nó mới là điều cần làm.
"Nhưng một vài việc không lường trước sẽ cản trở tôi". Nhưng đâu có gì có thể gây trở ngại cho một người với tâm trí hài hòa, vững vàng và luôn tỉnh táo trước mọi hoàn cảnh. Khi tâm trí chưa đạt đến mức toàn vẹn, sự tỉnh táo và sáng suốt của nó rất dễ để bị xáo động; nhưng sự thanh thản vui vẻ của thánh nhân thì không gì có thể suy chuyển. Nó không bị gián đoạn bởi bất cứ nguyên nhân, hay sự việc không lường trước nào. 

Thánh nhân thì luôn bình thản mọi lúc mọi nơi; vì ông ta không phụ thuộc vào những thứ thuộc về người khác, cũng không đợi vận mệnh mỉm cười hay may mắn mang lại từ người ngoài. Hạnh phúc của ông ta đến từ bên trong. Nếu hạnh phúc đến với tâm trí từ những thứ bên ngoài, thì nó cũng sẽ mất đi - nhưng với thánh nhân thì nó sinh ra từ chính trong tâm trí của ông ta. Thỉnh thoảng, ông ta cũng sẽ gặp những xáo động từ bên ngoài để nhắc bản thân về sự tồn tại có giới hạn của mình (sinh lão bệnh tử đâu ai tránh được), nhưng những xáo động đó rất nhỏ, chỉ như một vết xước nhẹ trên da mà thôi. Đúng, ông ta sẽ cảm thấy những khó khăn, như người ta không thể tránh được những ‘đợt gió’ của vận mệnh, nhưng thứ đức hạnh, phẩm cách tốt đẹp nhất thì luôn vững vàng ở vị trí của nó. Ý tôi là: có những bất lợi từ điều kiện bên ngoài, cũng giống như ngay cả một cơ thể khỏe mạnh nhất cũng có thể gặp phải trày xước hay mụn nhọt, dù không có một thứ bệnh tật nguy hiểm nào tiềm ẩn bên trong.

Khác biệt giữa thánh nhân và một người vẫn đang trên con đường rèn luyện tâm trí cũng giống như khác biệt giữa người mạnh khỏe và người mới hồi phục sau một trận ốm nhừ tử trong thời gian dài, người mà chỉ việc không còn những dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh cũng được coi là một tín hiệu đáng mừng. Nếu anh ta không chú ý giữ gìn, việc hồi phục sẽ trở nên khó khăn hơn với khả năng bệnh cứ tăng rồi lại thuyên giảm. Nhưng với thánh nhân thì căn bệnh đã được chữa tận gốc và sẽ không thể bị lại, dù chỉ là một dấu hiệu xấu cũng không. Vì sức khỏe của cơ thể là một tình trạng tạm thời, và là thứ mà không bác sĩ nào dám đảm bảo, ngay cả khi ông ta đã chữa chạy thành công cho bệnh nhân. Hết lần này đến lần khác ông ta phải thức giấc chỉ để đến thăm người bệnh nhân đã được ông chữa trị trước đây. Nhưng khi tâm trí được "chữa lành", nó không cần bất cứ một chăm sóc nào nữa.

Để tôi nói rõ hơn về một tâm trí được chữa lành: nó hài lòng với chính nó, tự tin vào chính nó; nó nhận ra rằng tất cả mọi thứ chúng ta, với sự sống hữu hạn của mình, mong muốn có được, những ơn huệ ta cho đi và đòi hỏi được nhận lại, thực ra đều không có chút ảnh hưởng nào đến hạnh phúc. Vì thứ gì có thể được thêm vào thì không hoàn hảo; thứ gì có thể bị giảm bớt thì sẽ không bền lâu. Để có được sự thanh thản, một người cần phải dựa vào chính nguồn lực bên trong mình. Tất cả những của cải bên ngoài mà ta mong cầu đều sẽ bị cuốn đi, bằng cách này hay cách khác. Những món quà của vận mệnh, dù có muốn thì cũng không bao giờ thực sự là sở hữu của ta, và có muốn giữ cũng không thể được.

Nhưng ngay cả những thứ ta thực sự có được từ vận mệnh, chúng cũng chỉ đem đến sự thỏa mãn khi lý trí kết hợp và trung hòa chúng một phần. Chính lý trí khiến mọi thứ có giá trị với ta, ngay cả những thứ bên ngoài - vì bạn để ý mà xem, những thứ mà ta quá thèm khát, khi có được sẽ không mang lại chút thỏa mãn nào. Attalus đã từng nói:
"Đã bao giờ bạn thấy một con chó đớp miếng bánh mỳ hay thịt mà chủ vứt cho nó? Mỗi lần nó đớp được, nó ngay lập tức nuốt cả miếng, miệng luôn mở rộng, chực chờ miếng tiếp theo. Chúng ta cũng giống vậy. Mỗi thứ vận mệnh gửi đến, ta ngấu nghiến nó cái một, không có chút cảm giác hưởng thụ thực sự nào, rồi ngay lập tức chú ý và điên cuồng chờ đợi thứ tiếp theo đang ở ngoài tầm với của mình".
Điều đó không xảy đến với thánh nhân: ông ta có được sự hài lòng và thanh thản từ bên trong. Nếu có thứ gì đến với ông ta, ông ta sẽ đón nhận mà không một chút quan tâm đắn đo rồi bỏ xuống cũng với thái độ như vậy. Niềm vui của ông ta thì luôn tràn ngập, đều đặn, và thực sự thuộc về ông ta.
Một người có thái độ tốt và đang trong quá trình rèn luyện bản thân, dù con đường vẫn còn rất dài và đỉnh núi vẫn ở rất xa phía trước, thì sẽ có những dao động trong quá trình - tưởng như anh ta hết leo lên lại đi xuống: lúc này anh ta lên đến bầu trời, lúc sau lại bị kéo xuống mặt đất. Với những người thiếu rèn luyện và kinh nghiệm, không có giới hạn cho việc trượt xuống; họ rơi vào sự hỗn loạn của Epicurus. Còn với nhóm thứ ba - những người đang chênh vênh ở ranh giới của sự thông tuệ. Dù họ chưa thực sự đến được đó, họ thấy nó trong tâm mắt, trong một khoảng cách mà chắc chắn họ có thể nắm bắt được. Họ không còn phải ‘vật lộn với những con sóng; và cũng không bị cuốn lại ra khơi’. Dù chưa thực sự cập bến, họ cũng đã ở trong cầu cảng.
Vậy, vì khoảng cách là rất lớn giữa điểm cao nhất và thấp nhất của quá trình, khi ngay cả một người ở giữa con đường ấy cũng sẽ phải chịu đựng những dao động và người ở điểm thấp nhất thì có nguy cơ rất cao sẽ lại chìm vào những suy đồi, ta nhất định không thể để mình dễ dàng đầu hàng và chấp nhận lãng phí thời gian vào những công việc không quan trọng. Chúng cần phải bị gạt bỏ: vì một khi chúng ‘đã vào qua cửa’ (tức có thể tiếp cận ta), chúng sẽ kéo theo những nhiệm vụ khác nữa. Hãy dứt khoát với chúng ngay từ thời điểm ban đầu: tốt nhất là không bao giờ khởi sự chúng, thay vì phải chấm dứt chúng.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Th e point you are inquiring about used to be plain as day to me;
that’s how thoroughly I knew the material. But it has been a long
time since I tested my memory, and hence I cannot now recall it
easily. You know what happens to papyrus rolls when they become
stuck together with disuse; well, I feel as if that has happened to me:
my mind needs to be unrolled occasionally and its contents brought
to light if they are to be available when the need arises. So let’s defer
your question for the time being: it demands much eff ort and attention.
As soon as I expect to stay in one place for a longer period, I
will take it in hand. 2 For there are some subjects one can write about
even in a traveling carriage; others demand a comfortable seat, some
leisure time, and freedom from distraction.
Still, I should have some project to work on even in these busy
days, entirely full though they are. For there will always be some
new occupation to replace the one before it. We plant them like seeds, each producing many more. Besides, we keep giving ourselves
postponements. “Once I fi nish this, I will devote my whole mind to
it,” and “As soon as I get through this troublesome task, I will give
myself over to study.” 3 We ought not to wait for our spare time to
practice philosophy; rather, we should neglect other occupations to
pursue this one task for which no amount of time would be suffi cient,
even if our lives were prolonged to the greatest extent of the human
lifespan. You might as well not bother with philosophy if you are
going to practice it intermittently. For it does not stay in one place
during an interruption. No, it is like some object that springs back
after being compressed: once you let up, you revert to where you were
before. You have to take a stand against occupations. Rather than
reducing your encumbrances, you should get rid of them altogether.
Th ere is no time that is not well suited to these healing studies, yet
there are many who fail to study when caught up in the problems
that give one reason to study.
4 “Some chance event will hinder me.” But nothing hinders the
one whose mind is cheerful and eager in every occupation. When
one is imperfect, one’s cheerfulness is still subject to interruption;
but wise joy is seamless.* It is not interrupted by any cause, any
chance event. Th e wise person is always and everywhere tranquil;
for he does not depend on what belongs to another, and does not
wait upon the favor of fortune or of any other person. His happiness
lives at home. If it came into the mind from elsewhere, it would
also depart—but it is born there. 5 He does occasionally experience
a disturbance from outside to remind him of his mortality, but one
that is too slight to do more than scratch the surface.* Yes, he feels
the winds of adversity, but the greatest good is fi rmly in place. Th at
is to say, there are some discomforts that are external to him, just as
a strong, sound body might have a scratch or a pimple without there
being any deep-seated affl iction.
6 I mean that the diff erence between the man of perfect wisdom
and another who is making progress toward wisdom is like the difference
between a healthy person and one who is recovering from a
long and serious illness, with whom it counts as health if he merely
has a less serious episode of his disease. If this latter person does not
pay attention, his progress becomes more and more diffi cult, with
frequent backsliding, whereas the wise person cannot suff er a relapse or indeed any sort of lapse at all. For health of body is a temporary
condition, and one that no doctor can bestow, though he may restore
it. Over and over he is roused from sleep to attend the same person
who called him on some earlier occasion. But when the mind is
healed, it is once and for all.
7 I will tell you what I mean by a mind that has been healed: one
that is content in itself, that has confi dence in itself; one that realizes
that all those things we mortals wish to have, all the favors we give
and ask in return, have no bearing whatever on happiness. For that
to which any addition can be made is not complete, and that which
can suff er diminution is not eternal. If cheerfulness is to endure, one
must rejoice in one’s own resources. All ordinary objects of longing
are in fl ux, this way and that. Fortune’s gifts are not ours to keep.
But even what we do receive from fortune brings satisfaction only
when reason mixes it in due proportion. It is reason that makes things
valuable to us, even external things: if we are greedy for them, we gain
no satisfaction from them. 8 Attalus used to off er this analogy:
Have you ever seen a dog snapping at morsels of bread or meat
tossed by its master? Every time he catches one, he immediately
gulps it down whole, his jaws always open, intent on the next
one coming. It is the same with us. Everything fortune casts in
our direction, we devour at once, ever intent on some dazzling
prospect just beyond our grasp.*
Th is does not happen to the sage: he is fulfi lled. If something comes
his way, he picks it up without particular concern and then lays it
aside the same way. His gladness is abundant, constant, and his own.
9 A person who has good intentions and is making progress,
but who is still a long way from the summit, moves alternately upward
and downward: now he mounts to the sky; now he is brought
back down to earth. Novices devoid of training plummet downward
without end; they fall into the chaos of Epicurus, a boundless void.*
10 Th ere is yet a third contingent: those who are on the verge of wisdom.
Although they have not yet reached it, they have it in sight—
within striking distance, as it were. No longer are they buff eted by
the waves; no longer do they even feel an undertow. Th ough not yet
landed, they are already within the harbor.*
11 So, since there is so much distance between the highest and lowest stages of progress, with even the middle stage subject to variation
and the lowest at great risk of degeneracy, we ought not to
succumb to occupations. Th ey must be kept out: once they make it
through the door, they will bring others in as well. Let’s resist them
from the beginning: the start will not be better than the fi nish.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: