Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                                          
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.  

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.  
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 71

Bạn thân mến!
Hết lần này đến lần khác bạn hỏi ý kiến của tôi về những vấn đề cụ thể, quên mất rằng chúng ta đang bị chia cách bởi cả một đại dương. Vì mỗi lời khuyên đều phụ thuộc vào thời điểm sự việc diễn ra cũng như hoàn cảnh của nó, bạn có thể nhận được lời khuyên của tôi cho một vấn đề khi mà chính việc làm ngược lại nó mới mang nhiều lợi ích hơn cho bạn. Vì lời khuyên chiếu theo sự kiện, và sự kiện thì luôn thay đổi - không, chúng thậm chí nhiều khi xoay chuyển nhanh đến chóng mặt. Vậy nên lời khuyên phải được đưa ra trong ngày người ta cần đến nó. Và ngay cả như vậy cũng đã rất chậm rồi: vì chúng nên được đưa ra “ngay tại trận”, như cách người đời vẫn thường nói.
Vậy, làm thế nào ta có thể tự tìm thấy lời khuyên cho mình? Để tôi giải thích cho bạn: mỗi khi bạn muốn biết cái gì đáng để mình làm/theo đuổi, cái gì đáng tránh/từ bỏ, hãy nhìn lại những thứ tốt đẹp tối thượng, và mục đích của cả cuộc đời bạn. Mọi thứ bạn làm cần phải giúp bạn hướng đến mục đích ấy. Không ai có thể ra quyết định đúng trong từng thời điểm nếu người đó chưa tự quyết lấy những mục đích của cuộc đời mình. Ngay cả khi mọi thứ màu sắc đã sẵn sàng, người họa sĩ cũng không thể vẽ những bức tranh nếu anh ta chưa quyết định mình sẽ vẽ gì. Lý do khiến ta cứ tiếp tục lầm lạc là vì ta chỉ tính toán cho từng phần, thay vì cả cuộc đời. Nếu bạn muốn bắn một mũi cung, bạn phải biết mục tiêu mà bạn muốn hướng tới: chỉ khi đó bạn mới có thể giương cung và ngắm bắn. Những kế hoạch của chúng ta thì cứ lung tung lộn xộn vì chúng không có (hay chưa được hướng tới) chung một điểm đích. Nếu một người không biết đâu là bến bờ anh ta muốn tiếp cận, không một hướng gió nào là thuận lợi.
Một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Seneca
Vận mệnh có quyền lực lớn trong việc quyết định đời ta - và đó là điều cần thiết, vì cũng bởi vận mệnh mà ta có được cuộc sống này. Nhưng nhiều khi người ta biết những thứ mà người ta không biết là mình biết. Cũng giống như việc ta thường mất công tìm kiếm một người gần ngay trước mắt, ta thường không nhận ra mục đích của cuộc đời và những điều tốt đẹp tối thượng dù nó luôn hiện hữu trước mắt ta. Những lời giải thích dài dòng không cho bạn biết thứ tốt đẹp tối thượng đó là gì: một người phải tự “chạm tay” vào nó, và không để nó bị chia nhỏ thành những thứ vô giá trị. Việc đi vào tiểu tiết có tác dụng gì, khi một người có thể nói một cách giản đơn: "Thứ cao cả tốt đẹp nhất là thứ cao quý, thiêng liêng và đáng kính trọng" (ý chỉ phẩm cách, được làm rõ hơn ở phần sau). Hay một cách khác đáng ngạc nhiên hơn: "Thứ tốt đẹp duy nhất là thứ cao quý thiêng liêng, những thứ khác tưởng như tốt đẹp nhưng thực ra chỉ là giả mạo và không có giá trị".
Nếu bạn thuyết phục bản thân mình như vậy, và thực sự đề cao/tôn sùng những phẩm cách - vì chỉ yêu thích nó là không đủ! - thì bất cứ thứ gì phẩm cách chạm vào đều trở nên tốt đẹp đối với bạn, bất kể nó có ấn tượng gì với người khác. Bạn sẽ đối mặt và khuất phục ngay cả những tra tấn khắc nghiệt nhất, nếu bạn chịu đựng chúng với một tâm trí bình thản hơn cả chính kẻ tra tấn bạn; sẽ vượt qua mọi đau ốm bệnh tật, nếu bạn không nguyền rủa số phận - hay nói cách khác, bạn không để bệnh tật chiến thắng ý chí của bản thân mình. Thậm chí, mọi thứ người ngoài cho là bất hạnh sẽ trở thành tốt đẹp, nếu bạn có thể vượt trên chúng. Một khi bạn đã rõ ràng về điểm này, rằng chỉ thứ gì cao quý thiêng liêng mới là tốt đẹp, thì mọi bất hạnh đều có thể được coi là tốt đẹp, nếu phẩm cách cho rằng bạn nên chọn đối mặt với chúng. 

Với quan điểm ấy, rất nhiều người cho rằng chúng tôi (Stoic) nói những thứ vượt quá khả năng của con người. Phải thôi, vì nguyên nhân là: họ chú trọng quá nhiều đến cơ thể của họ. Nếu họ có thể hướng sự quan tâm đến tâm trí, họ sẽ thấy Chúa mới là thước đo của con người.

Hãy tự tự giúp mình tỉnh ngộ, bạn của tôi, và bỏ lại sau lưng những trò chơi ngôn ngữ của mấy tay thông thái rởm tự nhận mình là triết gia, những người giảm giá trị của triết và biến nó thành trò đùa với những ý nghĩa mập mờ từ con chữ. Bằng cách dạy những thứ tiểu tiết ấy họ làm giảm giá trị của tâm trí; họ chia nhỏ và phung phí nó. Hãy học theo những người đã tìm ra giá trị thực sự của triết (yêu kính tri thức, và hướng tới cuộc sống tốt đẹp từ bên trong), chứ không phải những người dạy nó với mục đích khiến triết thành một thứ khó nhằn thay vì quan trọng. Socrates, người đã cho thấy triết nằm trong tầm với của con người, người xét nó trên quan điểm đạo đức, đã từng nói rằng đỉnh cao của sự thông tuệ là biết phân biệt giữa xấu và tốt. Ông ta nói:
Nếu ta có chút gì ảnh hưởng với bạn, thì hãy ghi nhớ và làm theo điều này, để bạn có thể có được hạnh phúc; và nếu ai đó nghĩ rằng bạn ngờ nghệch, hãy cứ để họ nghĩ vậy. Bất cứ ai muốn xúi giục bạn làm điều xấu: bạn sẽ không bị ảnh hưởng, nếu bạn luôn để phẩm cách định hướng cho từng suy nghĩ của mình. Nếu bạn muốn hạnh phúc, và thực sự muốn làm người tốt, hãy chấp nhận để bản thân bị coi thường.
Để có thể đạt được điều ấy, một người phải tự học cách coi thường mọi thứ bên ngoài. Anh ta phải coi mọi thứ tốt đẹp ở trên đời là ngang nhau, không có sự chênh lệch; vì không có gì thực sự tốt mà không cao quý (ý chỉ trong sự gắn liền với phẩm cách), và mọi thứ cao quý thì luôn cân bằng trong mọi hoàn cảnh.
"Ý ông là gì? Không lẽ việc Cato có được bầu làm pháp quan hay không không ảnh hưởng gì? Chẳng lẽ không có gì khác biệt nếu ông ta bị đánh bại bởi Pharsalus hay ông ta chiến thắng kẻ thù? Chẳng lẽ nếu ông ta không bị đánh bại nhưng quân đội của ông ta thua trận thì nó cũng được cho là tốt đẹp ngang với khi khi quân đội của ông ta chiến thắng, trở về quê hương, và thiết lập hòa bình?". Tại sao không cơ chứ? Phẩm cách, khi mà nó vượt trên khó khăn, thì cũng ngang bằng với việc nó có thể giữ mình trước những thành công; vì phẩm cách thì không thể thay đổi về cường độ: mọi phẩm cách đều cân bằng như thể chỉ có một kích cỡ duy nhất mà thôi.
"Nhưng Gnaeus Pompey sẽ thua ông ta; con người quý tộc, sản phẩm tốt nhất của chế độ Cộng hòa, và đội tiên phong của bè phái Pompey, những nghị sĩ trong quân đội - sẽ bị đập tan chỉ trong một lần giao chiến. Sự sụp đổ của một vương triều quá vĩ đại sẽ để lại các di chấn trên toàn thế giới: một phần của nó sẽ sụp đổ ở Ai Cập, phần khác ở châu Phi, và phần khác ở Tây Ban Nha. Chế độ Cộng hòa của chúng ta sẽ không thể có được dù chỉ là cái ân huệ bị giải tỏa trong một lần duy nhất". Tất cả những điều đó có thể xảy ra: Juba có thể sẽ không có chút lợi thế gì với hiểu biết của ông ta về địa thế, hoặc sự dũng cảm đến bảo thủ của quân đội của ông ta khi chiến đấu vì đức vua của họ; sự trung thành của những người Utica sẽ bị đánh bại bởi hiểm nguy; Scipio có thể sẽ không có được cái may mắn đã gắn với tên tuổi của ông ta ở châu Phi. (Lời người dịch: đoạn này mình đoán ý Seneca là về sự thay đổi khó lường của thời cuộc, từ đó cho thấy thành công hay thất bại khó ai có thể nói mạnh được. Người có phẩm cách, người thông thái vẫn có thể thất bại trên chiến trận, và kẻ tiểu nhân nếu gặp thời vẫn có thể lập nên cả đế chế). Nhưng vận mệnh đã dự đoán trước từ rất lâu rằng Cato sẽ không mảy may bị hại. "Nhưng ông ta đã bị đánh bại". Đúng, bạn có thể tính đó là một thất bại của Cato. Ông ta sẽ chấp nhận những trở ngại trên chiến trường một cách bình thản như cách ông ta đối mặt với những âm mưu ngăn cản ông ta trở thành pháp quan. Ngày ông ta thua trong cuộc bầu cử, ông ta đang nghỉ ngơi và chơi các trò chơi; đêm trước khi chết, ông ta đọc sách. Việc ông ta thắng hay thua khi tranh cử, hay sắp mất đi tính mạng và cuộc sống này, đều không ảnh hưởng gì, vì ông đã tự thuyết phục bản thân rằng bất cứ thứ gì xảy đến, ông ta cũng sẽ đối mặt với nó với một thái độ bình thản như nhau.

Và tại sao ông ta không nên chịu đựng những thay đổi của nền cộng hòa với thái độ dũng cảm và bình thản như thế cơ chứ? Có thứ gì tránh được rủi ro về những thay đổi? Không phải mặt đất, không phải bầu trời, không phải ngay cả cái kết cấu cơ bản nhất của vũ trụ. Dù được kiểm soát bởi Chúa, chúng cũng không thể giữ hiện trạng này mãi: rồi một ngày kia chúng sẽ phải rời bỏ vị trí. Mọi thứ đều vận hành theo một thời gian biểu nhất định: chúng cần phải được sinh ra, phát triển, rồi tiêu hủy. Những vì sao di chuyển trên bầu trời, hay những thứ có vẻ cố định dưới chân bạn (trong lòng đất), rồi một ngày cũng sẽ vỡ vụn và tan biến. Không gì là không có “tuổi già”; dù khoảng thời gian có thể khác nhau, do tự nhiên quyết định.
Bất cứ thứ gì tồn tại đều sẽ chấm dứt tồn tại, nhưng sẽ không hoàn toàn diệt vong, mà sẽ phân hủy. Với chúng ta, phân hủy là diệt vong, vì ta thường chỉ nhìn thấy những thứ trước mắt mình. Sự ngờ nghệch của chúng ta, chỉ chú trọng đến thân thể, và không nhìn thấy gì ngoài phạm vi ấy. Ta hoàn toàn có thể chấp nhận cái chết của bản thân hay của những người thân với lòng dũng cảm hơn nhiều nếu ta nhận ra rằng sống và chết, cũng giống mọi thứ khác, đến rồi đi theo thứ tự. Hợp rồi tan, tan rồi lại hợp, và bàn tay lành nghề của Chúa thì vẫn luôn kiểm soát và thực hiện quá trình này.
Vậy nên người thông thái sẽ nói những lời mà Marcus Cato đã nói, sau khi nhìn lại quá khứ của mình: "Tất cả loài người, giờ đây hay trong tương lai, đều sẽ phải chết; tất cả những đế chế từng thống trị thế giới đều sẽ biến mất vào dĩ vãng, rồi một ngày kia người ta sẽ hỏi chúng đã ở đâu, và chúng đã bị bao nhiêu thứ cuốn đi; một vài nơi vì chiến tranh, vài nơi khác bởi sự lười biếng trong hòa bình, hay bởi những thói xa hoa mang đầy tính hủy diệt - dù là với đế chế vững mạnh nhất. Tất cả những đồng bằng màu mỡ sẽ một ngày bị chôn vùi dưới một trận hồng thủy từ biển khơi, hay bị nhấn chìm xuống bởi những trận lún tạo nên những hang lớn. Vậy, tại sao ta phải phàn nàn? Tại sao ta phải buồn vì phải ra đi sớm hơn một chút so với cái kết của những thành phố hay của các thế hệ? Một tâm trí vững vàng cần phải phục tùng Chúa, không lưỡng lự khi chấp hành mọi mệnh lệnh của tự nhiên, vì tâm trí sau cái chết sẽ hoặc là được đưa đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, ngụ ở một nơi thanh bình và thiêng liêng hơn, hoặc nếu không, cũng ít nhất không phải chịu những tổn thương đau đớn cho chính nó, nó sẽ kết hợp với tự nhiên, và sẽ trở lại vũ trụ".
Vậy nên cuộc đời ngay thẳng đáng kính của Cato cũng không tốt đẹp hơn là cái chết của ông ta: phẩm cách không chấp nhận sự thêm thắt điều chỉnh nào. Socrates từng nói rằng chân lý và phẩm cách giống nhau. Cũng giống như chân lý, phẩm cách không thể tăng thêm. Nó luôn giữ được chuẩn mực và sự hoàn chỉnh của chính nó.
Bạn không cần phải ngạc nhiên, rằng những đức hạnh, những thứ thực sự tốt đẹp thì luôn ngang bằng, không chỉ những thứ mà một người cần phải cố gắng đạt đến, mà cả những thứ mà hoàn cảnh có thể đòi hỏi ở anh ta. Vì nếu bạn chấp nhận rằng có sự chênh lệch, ví dụ nếu bạn cho rằng việc chịu đựng một cách dũng cảm những tra tấn thì là một đức hạnh thấp hơn, thì khi đó bạn sẽ phải xếp nó là một thứ xấu. Bạn sẽ nói rằng Socrates bất hạnh vì bị tù đày, rằng Cato bất hạnh khi ông ta tự móc gan ruột từ vết thương với một lòng dũng cảm hơn cả khi chính ông ta tạo ra nó, rằng Regulus đáng hổ thẹn hơn tất cả bọn họ khi ông ta giữ lời với kẻ thù và chấp nhận trả giá cho điều ấy. Nhưng không ai, ngay cả kẻ nhu nhược hèn yếu nhất, dám nói như vậy. Bởi dù những kẻ đó từ chối cho rằng Regulus đã cảm thấy hạnh phúc trong hoàn cảnh ấy, họ cũng buộc phải từ chối rằng Regulus bất hạnh. Những người thuộc viện hàn lâm cũ thừa nhận rằng Regulus hạnh phúc dù cho ở giữa đau đớn, nhưng cho rằng đó không phải là thứ hạnh phúc toàn vẹn và hoàn hảo. Điều đó làm sao chúng ta có thể đồng ý cho được. Vì như vậy tức là họ cho rằng có những cấp bậc khác nhau của hạnh phúc và phẩm cách. Tuy nhiên, như ta đã biết, phẩm cách, những thứ tốt đẹp tối thượng thì không thể được điều chỉnh thêm vào hay bớt đi. Khi nào một người vẫn giữ được phẩm cách của mình, không để khó khăn làm tổn hại đến chúng, và dù cho cơ thể bị đày đọa, phẩm cách của ông ta vẫn sẽ không thay đổi. Vì phẩm cách trong trường hợp ấy là lòng dũng cảm, và nó được đánh thức bởi chính những nghịch cảnh.
Những chàng trai trẻ con nhà danh giá, khi được chứng kiến vẻ đẹp của những hành động danh dự, thường có được một sức mạnh tinh thần đủ để coi thường mọi điều bất ngờ xảy đến. Và chính sự thông tuệ cũng có thể cho ta cái tinh thần ấy. Nó khiến ta nhận thức được rằng chỉ những thứ cao quý, danh dự mới tốt đẹp; rằng chúng không thể bị làm cho giảm đi hay tăng lên, cũng như việc bạn không thể bẻ cong cái thước đo của người xây dựng và vẫn khăng khăng nói rằng nó thẳng. Mỗi thay đổi của bạn đều sẽ làm mất đi cái tính thẳng ấy. Vậy nên tôi sẽ nói điều tương tự với phẩm cách: nó thẳng, và không chấp nhận bất cứ một sự uốn cong nào. Khi một thứ là thẳng đứng, có gì có thể làm nó thẳng hơn không? Phẩm cách là thứ đánh giá mọi thứ khác, nhưng không thứ gì có thể đánh giá được phẩm cách. Nếu phẩm cách không thể làm cho thẳng hơn hoặc đúng hơn, thì không có gì nó làm mà đúng hơn thứ khác, vì chúng đều tuân theo tiêu chuẩn của phẩm cách. Vậy nên chúng ngang bằng.

"Gì cơ?", bạn nói. "Hưởng thụ bữa tối thịnh soạn lại được cho là không khác biệt với chịu đựng đau khổ". Điều đó làm bạn ngạc nhiên? Để tôi cho bạn kinh ngạc hơn nữa: hưởng thụ bữa tối linh đình có thể là xấu trong khi chịu đựng những tra tấn là tốt đẹp nếu hành động đầu được thực hiện trong sự ô nhục còn hành động sau theo phẩm cách. Những điều kiện vật chất không phải là thứ quyết định một việc là tốt hay xấu, mà đó là phẩm cách: bất cứ nơi đâu nó xuất hiện, mọi thứ khác đều có cùng một tiêu chuẩn và giá trị.

Ở điểm này, người nào "lấy bụng tiểu nhân soi dạ quân tử" sẽ khoa tay trước mặt tôi vì tôi đánh giá ngang bằng giữa người đưa ra hình phạt một cách ngay thẳng và người chịu đựng nó một cách dũng cảm; hoặc giữa một người ăn mừng thắng lợi và một người, không chịu đầu hàng về tinh thần, bị giải đi trước xe ngựa của người chiến thắng. Những người ấy nghĩ rằng bất cứ thứ gì họ không thể làm thì không ai có thể làm; họ định hình phẩm cách dựa trên những yếu kém của bản thân họ.
Tại sao bạn ngạc nhiên rằng bị thiêu cháy, thương tật, đánh đập, xiềng xích đều có thể là nguồn cảm hứng của sự hài lòng, nhiều khi của cả sự vui sướng? Khi một người bị chi phối bởi lối sống xa xỉ, việc tiết kiệm là một cực hình; khi một người lười biếng, công việc cũng chẳng khác gì một án phạt; kẻ quen ăn diện thương hại những người xuề xòa; và những kẻ lười biếng coi việc học như một cực hình. Tương tự, khi chúng ta quá yếu đuối (về tinh thần) trước thử thách ta sẽ nghĩ rằng nó quá khắc nghiệt và không thể chịu đựng nổi. Ta quên rằng rất nhiều người cảm thấy không thể sống thiếu rượu hoặc đó là cực hình khi bị gọi dậy lúc bình minh tờ mờ sáng. Những thứ ấy không hề khó khăn bởi tự nhiên, mà bởi chúng ta đã làm cho bản thân trở nên quá yếu đuối và ủy mị mà thôi.

Điều ta cần làm là rèn luyện tâm trí mình, để nó trở nên sáng suốt và vững vàng, khi đó ta mới có thể có được những đánh giá đúng đắn về khó khăn nghịch cảnh trong đời; nếu không ta sẽ tiếp tục cho rằng vấn đề là ở hoàn cảnh thay vì bản thân mình. Giống như những đồ vật mặc dù rất thẳng nhưng nhìn vẫn có vẻ như cong dưới nước. Không phải thứ bạn nhìn có vấn đề, mà là cách bạn nhìn chúng. Tâm trí chúng ta đã trở nên quá mù mờ để có thể nhìn nhận bản chất thật sự của mọi thứ bên ngoài.

Chỉ cho tôi một chàng trai trẻ thông minh và chưa bị làm hỏng bởi những xấu xa của cuộc đời, anh ta sẽ khẳng định rằng với anh ta, người may mắn hơn là người mà vai không trễ xuống dù phải chịu sức nặng đến mức nào, người có thể vượt trên vận mệnh. (Vì anh ta hiểu rằng) không chùn bước trong thời bình thì chả có gì mấy để ghi nhận! Thứ có thể khiến người ta cảm kích là khi một người có thể vượt lên khi mọi yếu tố bên ngoài đều ngăn trở; khi một chiến binh vẫn đứng hiên ngang khi xung quanh anh ta cả đồng đội cũng như kẻ thù đều đã gục ngã.
Điều gì khiến ta coi việc chịu đựng những tra tấn, những khó khăn là khó tiếp nhận và bất hạnh? Tôi tin là chỉ vì lý do này: tâm trí đã trở nên yếu hèn, dễ dàng chịu khuất phục và gục ngã. Điều đó không thể xảy ra với một người thông thái: ông ta sẽ đứng thẳng, hiên ngang trước mọi áp lực đè nén. Không gì có thể khuất phục được ông ta; không vận rủi nào có thể khiến ông ta nhụt chí. Trong mọi hoàn cảnh có thể xảy ra cho một con người, không một hoàn cảnh nào mà ông ta phàn nàn chỉ vì nó xảy đến với bản thân. Ông ta biết cội nguồn sức mạnh của mình; và biết rằng việc sống như một con người cũng đồng nghĩa với chấp nhận những khó khăn.
Tôi không đặt thánh nhân riêng biệt so với tất cả chúng ta, và cũng không giả định rằng ông ta hoàn toàn vô cảm trước đau đớn và buồn khổ, vô tâm như sắt đá, không có chút cảm giác gì của con người. Tôi luôn ghi nhớ rằng ông ta được tạo ra bởi hai phần. Một phần không lý trí, và phần đó sẽ chịu đựng đòn roi, thiêu đốt hay thương tật; phần còn lại là lý trí; là phần đưa ra những quyết định, ý kiến không thể suy chuyển, không sợ hãi và không thể bị khuất phục. Chính trong phần này những phẩm cách quý giá nhất của con người trú ngụ. Trước khi những phẩm cách ấy được hoàn thiện, tâm trí không vững vàng và luôn náo động; nhưng khi mà một người đã gắng sức và vẹn toàn được nó, tâm trí sẽ trở nên vững vàng và không thay đổi. Chính vì vậy mà người nào đã bắt đầu với con đường rèn luyện tâm trí nhưng vẫn đang tiếp tục leo lên đến đỉnh, thì ngay cả khi anh ta đã rất gần đỉnh nhưng chưa thực sự chạm được đến nó, sẽ vẫn có thể bị ảnh hưởng và mất đi sự tập trung của mình. Vì anh ta chưa thể hoàn toàn vượt qua được sự thiếu kiên định, anh ta vẫn đứng trên một bề mặt dốc dễ trơn trượt. Nhưng con người hạnh phúc, với phẩm cách toàn vẹn, hiểu được giá trị của mình, anh ta cảm thấy tự tin nhất khi sự dũng cảm của mình gặp phải những thử thách nghiệt ngã nhất, và khi anh ta không những chịu đựng mà còn chào đón chúng, những thứ người đời chỉ nghĩ đến đã sợ hãi, nếu như đó là cái giá anh ta phải trả để thực hiện những hành động phù hợp với phẩm cách của mình, và anh ta sẽ cảm thấy sung sướng hơn nhiều nếu người ta có thể nói về anh: "Thực sự đáng kính phục" thay vì "Thực sự may mắn".

Giờ tôi sẽ nói về thứ bạn đã chờ đợi. Bạn không nên cho rằng phẩm cách của con người có thể thắng được tự nhiên. Ngay cả thánh nhân cũng sẽ run rẩy, cảm thấy sự đau đớn, và tái nhợt, vì đó là những phản ứng tự nhiên của cơ thể. Vậy đâu là cội nguồn của những đau khổ, của sự xấu xa thực thụ? Để tôi nói cho bạn: Đó là khi những phản ứng ấy làm nhụt tâm trí, khi chúng khiến tâm trí trở nên hèn yếu và chấp nhận làm nô lệ cho chúng, khi chúng khiến nó hối tiếc về sự tồn tại của mình

Thánh nhân vượt qua vận rủi bằng lòng dũng cảm, trong khi nhiều người tự nhận rằng mình đã đạt đến bản lĩnh của sự thông tuệ lại thường hoảng loạn trước những đe dọa nhỏ nhặt nhất. Lúc ấy ta thấy rõ lỗi lầm là ở chính chúng ta, vì đòi hỏi những người còn đang trong quá trình rèn luyện có được bản lĩnh như thánh nhân. Tôi vẫn phải tự cổ vũ mình làm theo những thứ tôi ca ngợi; nhưng sự thúc đẩy ấy vẫn chưa được toàn vẹn. Ngay cả khi nó toàn vẹn, thì tôi cũng chưa thể có được sự chuẩn bị đủ vững, sự rèn luyện đủ lâu để khiến hành động của mình có thể tuân theo phẩm cách trong mọi hoàn cảnh khó khăn đau khổ. Cũng giống như có những loại len có thể dễ dàng nhuộm màu, trong khi có những loại đòi hỏi cả quá trình nhúng đi ngâm lại nhiều lần rất công phu; thì cũng có những bài học ta có thể lĩnh hội ngay trong lần đầu tiên, và những bài học ta phải học đi học lại nhiều lần. Bài học về phẩm cách là thứ tương tự như thế, nó đòi hỏi ta phải hàm thụ một cách hoàn toàn. Nó phải ngấm sâu vào trong tâm trí, không chỉ cho ta lớp màu trên bề mặt mà phải thấm thật sâu, nếu không nó sẽ không thể cho ta những thứ nó đã hứa hẹn.
Để nói về nó chỉ cần vài lời: phẩm cách là thứ tốt đẹp duy nhất, và không thứ gì có thể coi là tốt đẹp nếu không tuân theo phẩm cách; hơn thế nữa, phẩm cách được đặt ở phần tốt đẹp hơn trong chúng ta, phần lý trí.
Vậy phẩm cách thực sự là gì? Đó là những đánh giá sáng suốt và không suy chuyển, vì từ đó dẫn đến những sự thôi thúc của tâm trí; và vì vậy mà tất cả những thứ bên ngoài tác động tới tâm trí đều sẽ được làm rõ. Phẩm cách sẽ luôn thực hiện sự đánh giá ấy với mọi thứ, để tất cả những gì nó tán đồng đều sẽ trở thành tốt đẹp như nhau, và ngược lại. Những thứ có lợi cho cơ thể thì chắc chắn là tốt cho cơ thể, nhưng chúng không hoàn toàn tốt đẹp. Chúng chắc chắn có một giá trị nào đó, nhưng không phải là những giá trị đích thực; và chúng sẽ rất khác biệt, một vài thứ không quan trọng bằng hay những thứ khác. 
Ngay cả với những người đang trui rèn sự thông thái, ta cũng phải thừa nhận có những khác biệt. Quá trình rèn luyện của một người có thể khiến anh ta trở nên sẵn sàng đối mặt với vận mệnh, dù chưa thực sự kiên tâm vững vàng; và anh ta sẽ sớm nhìn xuống, bị làm lóa mắt bởi những hào quang của vận mệnh; người khác (ở mức cao hơn) thì đã trui rèn đến mức có thể nhìn thẳng vào vận mệnh, có lẽ anh ta đã đến được đỉnh và vì thế mà có được sự tự tin đến từ bên trong. Thứ gì không toàn vẹn thì không thể tránh khỏi có lúc sẽ sảy chân vấp ngã. Lúc này anh ta vươn lên, lúc khác anh ta trượt chân và tụt xuống. Nhưng khi rơi xuống, nếu anh ta không kiên tâm trong quá trình đầy khó khăn ấy: nếu anh ta cho phép mình nghỉ ngơi và xao lãng, chắc chắn anh ta sẽ tụt xuống sâu hơn nữa. Không ai có thể tiếp tục con đường đúng ở nơi mình đã bị rơi xuống cả.
Vậy nên, ta hãy tiếp tục vững bước, bạn của tôi, và kiên tâm với con đường mình đã chọn. Thử thách phía trước sẽ to lớn hơn những gì ta đã bỏ lại sau lưng. Nhưng tất cả những sự tiến triển đều đến từ quyết tâm của bản thân. Đó là điều tôi nhận ra trong chính con người mình: tôi quyết chí - toàn tâm toàn ý để tiến lên phía trước. Và tôi nhìn thấy bạn cũng được truyền cảm hứng; bạn đang khẩn trương cố gắng leo lên đến đỉnh cao tốt đẹp ấy. Hãy cùng nỗ lực hơn nữa, bạn của tôi! Chỉ khi đó cuộc đời mới đáng sống. Nếu không thì sẽ luôn có những thứ trì hoãn ta, những sự trì hoãn đáng hổ thẹn, khi ta luôn bị vây quanh bởi những thói xấu xa. Hãy để ta phấn đấu, khiến mỗi giây phút đều thực sự thuộc về mình - nhưng phải nhớ rằng chúng sẽ không bao giờ thuộc về ta nếu chính ta không thuộc về bản thân mình.
Còn phải chờ đến khi nào tôi mới có thể coi thường tất cả những hoàn cảnh tốt đẹp hay khó khăn của vận mệnh? Còn bao lâu tôi mới có thể kiểm soát những cảm xúc mạnh mẽ của bản thân, đủ lý trí để thực sự đánh giá chúng, và có thể vững vàng mà nói rằng: "Ta đã thực sự chiến thắng". Bạn hỏi tôi đã thắng ai? Không phải quân Ba Tư, không phải những bộ tộc xa xôi ở Medes, cũng chẳng phải bộ tộc chiến tranh vượt trên cả đế quốc Parthia - (những đội quân dũng mãnh nhất) - mà là sự hám lợi, sự tham vọng, và thứ có thể đánh bại cả những hoàng đế vĩ đại nhất - những kẻ mệnh danh là người chinh phục thế giới: nỗi sợ chết.
Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Over and over you consult me about specifi c matters, forgetting
that you and I are separated by a wide and empty sea. Given that
most advice depends on the situation, my response on some points is
bound to reach you just when the opposite counsel would be more to
your advantage. For advice is geared to events, and events are always
moving—no, hurtling—along. So advice should be formulated on
the day it is needed. And even that is too slow: let it be formulated
“on the spot,” as the saying goes.
How, then, is advice to be found? Let me explain. 2 Each time you
want to know what to pursue or what to avoid, look to your highest
good, the aim of your life as a whole. Everything we do ought to be in
accordance with that aim. Only one who has the entirety of his life in view is in a position to arrange life’s particulars. Even with paints all
at the ready, no one can render a likeness until he has decided what
he wants to paint. Th at’s our mistake: everyone deliberates over the
parts of life; no one over life as a whole. 3 If you want to shoot an
arrow, you must know what you are trying to hit: only then can you
direct the point and steady the shaft. Our counsels are all astray in
that they have no mark to aim at. If one doesn’t know what harbor
to make for, there can be no favoring wind.
Chance has a great deal of power in our lives—necessarily so,
since it is by chance that we are alive. 4 But sometimes people know
things without knowing they know them. Just as we often look
around for someone who is standing right next to us, so we generally
fail to recognize life’s goal and highest good even when it is before
us. Lengthy explanations will not inform you what the highest good
is: one must lay a fi nger on it, so to speak, and not let it be scattered
about. How is it relevant for me to go into all the details, when one
could simply say, “Th e highest good is that which is honorable.”* Or,
more surprisingly, “Th e sole good is that which is honorable; other
supposed goods are counterfeit coin.”
5 If you convince yourself of this, and fall deeply in love with
virtue—for merely loving it is not enough!—then whatever virtue
touches will be marvelously fortunate in your eyes, no matter how
it appears to others. You will subdue even torture, if you bear it with
no more concern than is felt by the torturer himself; even illness, if
you do not curse fortune—that is, if you don’t let the disease win.
Indeed, everything others regard as bad will turn out to be a good
if only you rise above it. Once you are clear on this point, that only
what is honorable is good, then everything that is uncomfortable in
itself will be counted as a good, as long as virtue renders it honorable.
6 Many people think that we Stoics promise more than the human
condition is capable of, and with reason: they are looking to their
bodies. Let them turn once again to the mind; then they will fi nd in
God the measure of humankind.*
Rouse yourself, most excellent Lucilius, and leave behind you that
grammar school, those pedant philosophers who reduce this most
amazing subject to words and syllables. By teaching the minutiae
they debase the mind; they fritter it away. Be like those who made
these discoveries, not like those who teach them with the aim of making philosophy seem diffi cult rather than great. 7 Socrates, he
who summoned all philosophy back toward ethics, used to say that
the very height of wisdom is in distinguishing between good and
bad. He said,
If I have any authority with you, then follow those, so that you
may be happy; and if someone thinks you are a fool, let him.
Whoever wants to may insult you or do you wrong: you will be
unaff ected, as long as virtue is on your side. If you want to be
happy, if you truly want to be a good man, then let yourself
be despised.*
In order to achieve this, one must oneself learn to despise all things.
One must level the fi eld among all things that are good; for there
is no good apart from what is honorable, and what is honorable is
equal in every instance.*
8 “What do you mean? Does it not matter whether Cato is elected
praetor or rejected?* Does it make no diff erence at all whether he is
defeated at Pharsalus or defeats his enemy? Is this good that he has
in remaining unconquerable when his side is defeated really equal to
the good he would have had if he had won the battle, returned to his
homeland, and established peace?” Why not? Virtue while defeating
adversity is just the same as it is while holding the line in the midst
of prosperity; yet virtue cannot be made larger or smaller: it has but
the one size.
9 “But Gnaeus Pompey will lose his army; the nobles, fairest
ornament of the Republic, and the fi rst line of Pompey’s faction—
senators in arms!—will be smashed in a single battle. Th e collapse
of so great a power will cast remnants across the whole world: part
of it will fall in Egypt, another part in Africa, a third in Spain. Our
poor Republic will not even be granted to have just the one downfall.”
10 All of that may happen: Juba may gain no advantage for his
knowledge of home terrain, or from the stubborn courage of his
commoners defending their king; the loyalty of the Uticans may
fail, broken down by adversity; Scipio may fall short of the luck his
name had hitherto enjoyed in Africa.* Yet provision was made long
ago that Cato should take no harm. 11 “But he was defeated.” Yes,
another setback for Cato. He will accept the obstacle to his victory
just as nobly as he accepted the obstacles to his praetorship. Th e day he lost the election, he played a game; the night he was to die, he read
a book.* It was all the same to him whether he lost the praetorship
or lost his life; for he had convinced himself that whatever happened,
he should endure it.
12 And really, why should he not endure the change in the Republic
both courageously and calmly? What is exempt from the risk
of change? Not the earth, not the sky, not the very fabric of the
universe. Th ough woven by God’s own agency, it will not keep to
its present order forever: a day will come that will knock it off its
course.* 13 All things proceed according to schedule: they must be
born, grow, die. Everything you see passing above us, all that seems
so solid beneath our feet, will crumble away; each thing has its own
senescence. Nature sends them all away, after diff erent spans yet to
the same place. Th at which is, will not be.
Not that it perishes; rather it is dissolved. 14 For us, being dissolved
is perishing, for we are looking at what is nearest to us. Our
dull wits are pledged to the service of our bodies, and look no further
than that. We would bear our own end and that of our loved ones
with greater courage if we perceived that life and death, like everything
else, come and go by turns. Compounds are dissolved, dissolute
elements compounded, and in this way does the eternal craftsmanship
of all-regulating God exert itself. 15 Th us like Marcus Cato our
thoughts will speed through time and say,
“All humankind, now and in the future, is doomed to die; all
cities that have ruled the world and all that have been trophies
of some other power will someday disappear from sight, wiped
out by varied forms of ruin. Wars will destroy some; others will
be swallowed up by desuetude, and peace that turns to idleness,
and that which is most ruinous to great resources—luxury. All
these fertile plains will someday be covered up by some sudden
incursion of the sea, or engulfed by subsidence of the earth
into an unexpected cavern. Why, then, should I complain? Why
should I be sad to go just a moment sooner than the end decreed
for nations and peoples? 16 A great spirit should obey God, not
hesitating to comply with every instruction of the world’s law.
Either it is being sent away to a better life, to dwell in greater and
more tranquil light amid the things of God, or at least it will be free of discomfort, being mingled again with nature, returning
to the universe.”
So Cato’s honorable life is not a greater good than his honorable
death: virtue does not admit of augmentation. Socrates used to say
that truth and virtue are the same thing. Just as truth does not increase,
virtue does not increase either. It keeps its measures; it has
its complement.*
17 You need not be surprised, then, that goods are equal to one
another, not only those that one should make a point of pursuing but
also those that one should take on if the situation warrants it. For if
you accept that there is inequality, even such that you would consider
the courageous endurance of torture to be one of the lesser goods,
then you will also be regarding it as a bad thing.* You will be saying
that Socrates was unfortunate in his prison, that Cato was unfortunate
when he reopened his wounds even more bravely than he made
them, that Regulus was more terribly affl icted than any of them, in
that he kept a promise even to his enemies and paid the penalty for
doing so. Yet no one, not even the most fainthearted, has dared to
say that: they say that Regulus was not happy yet insist that he was
not miserable either.* 18 Th e Old Academics admit that Regulus
was happy even amid such torments, but not to the full and perfect
extent of happiness.* Th is is completely unacceptable. If one is not
happy, one cannot have attained the highest good. Th e highest good
does not admit of any further degree of goodness, as long as there is
virtue in it; as long as adversity does not diminish that virtue; as long
as virtue remains intact even when the body is maimed. But it does
remain intact, for I understand “virtue” to refer to that brave, exalted
virtue which draws energy from whatever opposes it.
19 Young men of noble disposition, when struck by the beauty
of some honorable deed, frequently adopt an attitude of not caring
about any of the contingencies. But wisdom will confer that same
way of thinking without further ado. Wisdom will shower us° with
the conviction that what is honorable is the sole good, and that
the honorable cannot be either reduced or heightened, any more
than you can bend the straight line that is the accepted standard for
straightness. Any change you make in it is detrimental to straightness.
20 Th us we will say the same about virtue: it too is straight; it does not admit of curvature. Once a thing is vertical, what increase
can be made in it?°* Virtue takes the measure of everything; nothing
takes the measure of virtue. If virtue itself cannot be made any
more straight and right, then no one of the things it does is more
right than any other, for they necessarily conform to virtue’s standard.
Hence they are all equal.
21 “What’s this?” you say. “Reclining at dinner is equal to being
tortured?” Does this surprise you? Here is something that will
amaze you even more: reclining at dinner is bad and lying on the
rack is good if the one is done in a disgraceful manner and the other
honorably. It is not the material that makes them good or bad but
virtue: wherever that appears, everything is of the same measure and
the same value.*
22 At this point, the person who judges everyone’s spirit by his
own waves his hands in my face because I say there is equality of
goods between an honorable judge and an honorable defendant, and
equality of goods between the returning general in his victory parade
and the mentally unconquered captive that is trundled along in
front of his chariot. Such people think that whatever they cannot
do cannot be done; they form opinions about virtue based on their
own weakness.
23 Why are you surprised that being burned, wounded, struck
down, or shackled should be a source of satisfaction, sometimes even
of gladness? When one is devoted to luxurious living, frugality is a
punishment; when one is lazy, work is like a sentence; the fashionably
eff ete person pities the industrious one; the idler fi nds study a
torment. In just the same way, when we are all too weak for a task we
think of it as harsh and intolerable. We forget there are many people
who fi nd it burdensome to go without wine or to be awakened at
dawn. Th ese things are not diffi cult by nature, but we ourselves are
listless and feeble. 24 To take the measure of great challenges, one
must have a great mind: otherwise one will think the fault lies with
circumstances rather than with us. It is like certain objects which
despite being quite straight still give the appearance of being bent or
broken when lowered into the water.* It’s not only what you see that
matters; it’s how you see. Our minds are too clouded to see things
as they really are.
25 Give me a quick-witted youth who has not been corrupted;* he will say that in his view, the more fortunate person is the one whose
shoulders are unbowed as he bears every burden of adversity, the
person who rises superior to fortune. Not to fl inch in times of calm—
there’s nothing remarkable about that! What should excite wonder is
when someone rises up while all are downcast; when someone stands
while all are laid low.
26 What is it that is bad about torture or other events we regard
as unfavorable? Just this, I think: abasing one’s mind, bowing down,
yielding. None of these can happen to the man of wisdom: he stands
upright under any load. Nothing diminishes him; nothing he has to
endure displeases him. Among all the things that can happen to a
human being, there is not one that he complains of just because it
has happened to him. He knows his own strength; he knows that he
exists for the bearing of burdens.
27 I do not put the sage in a separate class from the rest of humankind,
and neither do I eliminate pain and grief from him as if
he were some sort of rock, not susceptible to any feeling. I keep in
mind that he is made up of two parts. One is nonrational, and it is
this that experiences the biting, the burning, the pain.* Th e other
part is rational; it is this that holds unshakable opinions and that is
fearless and unconquerable. In this latter resides the highest good
of humankind. Before that good is fi lled out, the mind is uncertain
and in turmoil; but when it has been perfected, the mind is stable
and unmoved. 28 For this reason, the person who has made a start,
the one who is committed to virtue but is still ascending the summit,
who even if he is drawing near to perfect goodness has yet to
apply the fi nishing touches, will sometimes slack off and allow his
concentration to falter. For he has not yet gotten past the uncertainties;
he is still on shaky ground. But the truly happy person, the
person of accomplished virtue, loves himself most when he has met
some challenge with exceptional courage. Trials that other people
fi nd frightening he not only endures but actually embraces, if they
are the price of some honorable obligation. Rather than “What good
fortune!” he would much prefer to hear “What good work!”
29 I come now to the point you have been expecting me to address.
Lest it should seem that this virtue of ours strays outside the
natural order, the wise person will tremble and feel pain and grow
pale. For all these are feelings of the body. Where, then, is the malady? Where is the real harm? I’ll tell you: it is when those responses
pull the mind down, when they induce it to confess itself a slave,
when they make it regret its own nature.* 30 Th e wise person vanquishes
misfortune through courage, but many who profess wisdom
are terrifi ed at times by the most trivial of threats. At this point the
fault is ours, for demanding the same from one who is making progress
as from the sage. I am still persuading myself of the principles
I extol; I am not fully convinced. And even if I were, I would not
have the lessons so well prepared, so well practiced, as to have them
spring to my defense in every tribulation. 31 Just as some dyes are
readily absorbed by the wool, others only after repeated soaking and
simmering, so there are some studies that show up well in our minds
as soon as we have learned them; this one, though, must permeate us
thoroughly. It must soak in, giving not just a tinge of color but a real
deep dye, or it cannot deliver on any of its promises.
32 To tell it requires but a few quick words: that virtue is the sole
good, and certainly that nothing is good without virtue; moreover,
that virtue itself is located in our better part, namely, the rational
part. What is this virtue? True and unshakable judgment, for from
this come the impulses of the mind; by this, every impression that
stimulates impulse is rendered perfectly clear.*
33 It will be consonant with this judgment to regard all things
that are associated with virtue as goods and as equal to one another.
Th e goods of the body are indeed good for bodies, but overall they
are not goods. Th ey will indeed have some value, but no true worth;
and they will diff er widely from one another, some being of lesser
degree and others greater. 34 Even among those who pursue wisdom,
we must admit there are diff erences. One person’s progress is such
that he dares to face up to fortune, but not steadily; he lowers his gaze
again when dazzled by the glare. Another has advanced to where he
can confront fortune directly, or perhaps he has even mounted to the
summit, his confi dence complete. 35 What is imperfect cannot but
stumble. Now they advance; now they slip backward or fall. But they
will indeed slip backward if they do not persevere in their struggle
and their progress: if they relax their eff orts, their faithful determination,
they must necessarily lose ground. No one abandons the cause
and then takes it up again at the same point.
36 Let us press on, then; let us persevere. Th e challenges that lie ahead are greater than those we have overcome already. But most of
progress consists in being willing to make progress.* Th is I recognize
in myself: I am willing—with my entire mind, I am willing. And I see
that you too are inspired; you are hurrying eagerly toward the most
beautiful of ends. Let us both make haste! Only then is life worth
living. Otherwise we are just marking time, and shamefully too, surrounded
by ugliness. Let us strive to make every moment belong to
us—but it never will belong to us until we belong to ourselves.
37 How long till I despise both bad fortune and good? How long
till I subdue every passion, subject them to my judgment, and cry,
“Victory is mine!” Do you ask who it is that I have conquered? Not
the Persians, not the most distant Medes, not some warlike tribe out
beyond the furthest Parthians but avarice, and ambition, and that
which conquers the conquerors of nations: the fear of death.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: