Vladimir Nabokov was such a jerk - The Boston Globe

Vì chỉ đọc duy một cuốn Lolita và lượm lặt thông tin tổng hợp về ông và các tác phẩm còn lại qua nguồn trên mạng, nên cũng thật là tự cao khi tôi quyết định viết về Nabokov như thể tôi am tường từng cọng tóc lông chân của ông vậy. 
Tôi chọn Nabokov là vì ông là một trong những bậc thầy trí xảo đầu tiên về chủ đề mà vào sinh thời của ông, nó như một làn sương mờ mịt bị cuốn lấy bởi dòng xoáy lịch sử máu chảy đầu rơi. Bản thân chủ đề đã mờ mịt rồi thì thủ pháp của ông cũng phải biến thiên vạn hoá theo. Lấy độc trị độc luôn là cao kế của bậc kì tài. Để đi vào lòng địch và giả vờ là địch đã khó. Đã vậy còn phải hiểu địch tường tận để đảo lại đòn tấn công của hắn, biến hại thành vô hại, biến bất lợi thành lợi để cuối cùng phản địch từ trong lòng phản ra.
Nhưng nhiều lúc chính vì để có thể lấy độc trị độc thì bản thân ông cũng phải dính chàm. Nhưng một lần nữa, cái chàm của ông chính vẫn sẽ khác với địch vì dính chàm của địch là chủ động, còn của ông là bị động và quan trọng, và điều đó là một trọng điểm quyết định thiện ác của hai bên.
 Và cuối cùng, tôi thích Nabokov với tư cách là một nhân chứng trong sự vận động trên. Và…tôi thích nhiều chuyện.
 

Lolita vs Lolita’


Tên tuổi Nabokov luôn gắn liền chặt chẽ với tác phẩm Lo. Li. Ta. (1955). Cuốn sách đầy lời nhăng cuội ấy đã truyền cảm hứng cho bao nước phim lãng mạn lẫn những câu sến súa tuổi đôi mươi trong văn hoá đại chúng từ Âu tới Á. Nó vẽ ra một bức tranh ảo mộng cho những ông chú thích gặm cỏ non và những cô nàng bìm bịp đang phiếm hàng đến với nhau. Muốn tránh làm em gái mưa cũng khó lắm vì khoảng cách tuổi tác cũng sẽ phân ra hai thái cực để cuốn lấy nhau (trai gái, già trẻ, giàu nghèo, tình tiền). Trong một xã hội thích ông chú đẹp vì lụa, bạo vì tiền thì thêm chút lãng mạn là có gì là sai?
Dù có thể liên quan hay không thì con người thường hay thích đi đập phá cái đẹp. Nó có thể là sự ngứa mắt nhưng cũng có thể là sự khúc khích từ việc tạo dựng và chinh phục cái đẹp trong sự ngặt nghèo của hoàn cảnh, rồi sau khi vờn cho đã thì công cuộc ngấu nghiến nó mới thú vị. Giống kiểu muốn thịt ngon thì phải thả vườn hay thú săn ngon hơn thú nuôi.
Trong cái thời mà xã hội phụ hệ thống trị ở mọi khía cạnh, phụ nữ là thú săn. Không phải là không có lí do để cho chuyện dân gian truyền mồm thích tô xấu mấy anh nam và hoạ đẹp mấy chị nữ. Nữ luôn là mục tiêu cao cả của nam nên phải đẹp hơn gấp triệu lần. Nhưng trong cái thời đảo điên bởi làn sóng bình quyền, đực hay cái chỉ là vấn đề “có cu hay có lờ”, vì các anh thần thánh woof woof và các giai thượng thời trang đang dẫn đầu xu thế đĩ hoá mọi giống. Lằn ranh giữa nữ hoá và đĩ hoá mờ mịt còn hơn cả ngủ và đụ. Rõ ràng bằng mắt thường, bậc chinh phục Xerxes I, giàu, mạnh và to gấp đôi Leonidas nhưng một cảm giác không nói nên lời luôn gào thét rằng cha này chẳng khác mấy bà sồn sồn thoa son trét phấn. Hay là quả ảnh Moschino Toy Boy của một anh với nét mặt và cách ăn vận cực giống playboy Marlon Brando, nhưng cái không khí từ bố cục ảnh thì cứ như mời gọi đấng lang quân nào đó húp trọn.
Nhưng nói như vậy thì liên quan gì tới Nabokov? 
Trong một bài trước, tôi đã đề cập một cơ chế mang tên bastardise (lai căn). Giống 99% và chỉ khác mỗi 1% ngay tại trọng điểm, theo nghĩa tiêu cực.
Trong khi mấy em cỏ non và Long Xiên lên ngôi thì cũng phải đá vài ba cú dạo màn để dân chúng nó khỏi bàng hoàng trước xu thế tiềm năng knock out tất thảy các thể loại gay lọ hay sugar này nọ . Đối tượng của việc đập phá cái đẹp đã được đo ni đóng giày cho các thiên thần nhỏ, và tất nhiên phải nhá hàng. 
“Cha ơi!” là một tiếng gọi ríu rít như chim sẻ, nghe vui tai mà âm ấm trong lòng. Tôi nghe mà còn thích vì bản năng làm cha của tôi luôn réo lên rằng: “chẳng phải làm cha con kiếp này là nhờ duyên phận lỡ làng kiếp trước hay sao?”. Khái niệm Lolita ngậm kẹo đã có thể dừng lại trong sự thân mật kín đáo của những cuộc tình bên đường, nếu như những bậc tài hoa giới nhiều chuyện không dang rộng vòng tay với nó. Miếng mồi ngon thơm như thế thì ai mà cưỡng được. Phàm là bầy người thì ăn ngon là muôn đời nên tốt nhất ăn trước đã, tính sau đi. 
Cái gì cũng có mặt trái. Lolita dù mang ý nghĩa phản ấu dâm kín đáo của Nabokov nhưng lại có thể được hiểu là sự cổ suý ấu dâm. Nó khiến người đọc và người xem quên đi ý cốt lõi và tập trung vào cái da thịt bên ngoài. Tác động kép của Lolita đã có thể khác nếu như Nabokov đưa thêm gợi ý, nhưng nếu vậy thì còn đâu là nghệ thuật lớp lang và còn đâu là "lấy độc trị độc" nữa.
Cơ bản, Lolita là một tấm gương phản chiếu suy nghĩ của người đọc về vấn đề ông đang nói. Có người thấy nó kinh tởm, hoặc là một bi kịch lãng mạn, hoặc sự trừng phạt thích đáng cho những tên bệnh hoạn, hoặc là một bài học cho những bậc cha mẹ bảo vệ con cái tốt hơn. Vì vậy, để làm phong phú thêm series đó, tôi sẽ mổ xẻ những gì tôi tìm thấy trong Lolita. Tác phẩm như một nồi lẩu thập cẩm nên bản thân tôi còn phải tham khảo phân tích của nhiều người để viết bài này, huống chi những người vẫn còn đang lò mò không biết đường nào để bám.


Chuyện tình độc hại

gif mine movie MY EDIT lolita 1997 lolita 1997 dolores haze ...

PHANTOM THREAD is Paul Thomas Anderson's Twisted Love Story About ...







Tôi xin được dùng câu chuyện người đẹp và quái vật (Beauty & Beast - BB) để giải thích cuộc tình Lolita-Humbert. Dù có thể Nabokov không dùng tích này, nhưng nó vẫn có cái nền khá tốt để tôi có thể bám vào và thích nghi với cách viết loạn xà ngầu của ông. Sự lẫn lộn thật giả của Lolita thực sự nhức đầu.
Humbert Humbert nắm thế chủ động trong công cuộc tìm kiếm nàng Nymphet của đời mình. Cuộc hôn nhân đau khổ và chiến tranh triền miên ở Cựu Thế Giới đã khiến cho gã quý tộc rời bỏ thành bang tráng lệ của hắn để bắt đầu một cuộc sống mới tại Hoa Kỳ. 
Hoàng tử quái vật trong BB đã được Nabokov đảo lại một số chi tiết. Gã đẹp trai lại lịch thiệp, nhưng sâu bên trong gã là một con quái thú đang chực chờ phát nổ. Sự dị hợm bên ngoài nay thành sự hung tàn bên trong, sự đẹp đẽ bên trong giờ thành sự hào hoa bên ngoài. Khác với chàng hoàng tử ủ rũ chờ chết, gã hoàng tử này biết toà lâu đài của hắn chỉ toàn khổ đau và còn biết tìm một người đẹp có thể giải thoát hắn khỏi lời nguyền của nàng tiên Annabel. Khi có cơ hội, hắn chủ động rời nó để tiến tới khu làng của bao cư dân thân thiện và chất phác của Hoa Kỳ, nơi mà người đẹp hắn mong chờ đang ở đó.
Nhưng nỗ lực Humbert Humbert sẽ không bao giờ hoá giải được lời nguyền, vì lời nguyền đó đã được Nabokov chuyển hoá thành một sang chấn tâm lý, một khiếm khuyết trong suy nghĩ, và hơn hết, chính gã Humbert ấy đã tạo ra lời nguyền đó cho bản thân mình. Nàng Annabel của hắn đâu phải mụ phù thuỷ yêu đơn phương. Humbert và Annabel yêu nhau tha thiết. Nàng cũng còn quá nhỏ để đủ rảnh trả thù đời và khiến Humbert nhớ nàng mãi. Chỉ có gã ta mới bấu víu lấy kí ức về nàng như một cứu cánh của đời mình. 
Nabokov đã đảo những chi tiết trọng điểm của câu chuyện cổ tích lãng mạn này. Hoàng tử đẹp đẽ nhưng biến thái. Người đẹp ngây thơ nhưng táo bạo. Chủ đề cứu rỗi đời của kẻ sa cơ lỡ vận giờ thành sự ngập chìm trong hão huyền của bản thân. Và một kết cuộc cả chàng lẫn nàng đều chết trong sự chia li.
Những sự thay đổi này khá tinh vi và chúng cũng giúp tôi biết được xu hướng thích rải rác những tiểu tiết của Nabokov, một thứ mà cả ông và kẻ địch của mình đều chia sẻ. Để một người thường với tâm thế trong sáng có thể phát hiện những thứ này thì khá khó trong lần đọc đầu tiên. Trước đó, tôi còn ngờ rằng Lolita đang du di một cuộc tình độc hại và trái luân thường, nhưng bản thân Nabokov từng nói Lolita không nhằm để đi dạy đời và giá trị nhân sinh. Lời nhận xét đó ít nhất đã cho tôi vài manh mối để nhìn nhận lại tác phẩm đầy tranh cãi này.
Cũng như bài trước về thần thoại Hy Lạp, Nabokov viết Lolita không những muốn thoả sáng tạo nghệ thuật, mà còn muốn phản ánh một thực trạng xã hội phương Tây.
 

Humbert & Nabokov & Cựu Thế Giới

Vladimir Nabokov, Literary Refugee – Revista de Prensa
Gia đình Nabokov chụp năm 1907
Vladimir Vladimirovich Nabokov sinh 22 tháng 4 năm 1899 (lịch Gregorian) trong một gia đình quý tộc ở Nga. Các đời hai bên nội ngoại của gia đình ông nếu như không là doanh nhân lớn thì cũng là quan chức lớn có quan hệ với hoàng gia Nga và các nước Châu Âu. Gia thế lớn như vậy đã tạo điều kiện cho đứa con cả nhà Nabokov được nhận sự giáo dục bài bản của một tri thức tinh hoa.
Dù có vẻ hoang đường nhưng Nabokov, một người hay bày tỏ sự kì thị đồng tính trên truyền thông, lại có một người em trai và hai ông cậu bên nội ngoại là gay và một ông bố dám công khai ủng hộ quyền người đồng tính. Gia đình tinh hoa ấy của Nabokov có thể được xem là khá cấp tiến. Nhưng dù đồng điệu với sự cấp tiến như thế nào thì sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công, cả gia đình phải sống lưu vong ở Châu Âu. Sự pha trộn dòng máu của Humbert Humbert có lẽ đã phản ánh sự luân chuyển thường xuyên của gia đình, từ Đông Âu đến Tây Âu và cũng như tạo tiền đề cho Nabokov về sau này chọn Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của mình. 
Vladimir Nabokov’s immigrant identification card, 1940.CreditUnited States Customs and Immigration Service
Thẻ nhập cư Mỹ của Nabokov
Giọng Anh của Nabokov xuất phát từ quãng thời gian ông học đại học Trinity College ở Anh. Nhưng với vị trí địa lí gần gũi và lịch sử hợp tan dài đằng đẵng, gia đình gốc Nga của Nabokov quyết định chọn Đức là nơi định cư lâu dài nhất (1922-1937) và đây cũng là nơi gia đình ông bị khuấy động bởi biết bao làn sóng chính trị. Cha bị giết trong một vụ ám sát hụt, em trai Sergey qua đời trong trại tập trung Nazi, người vợ Vera ông lấy năm 1925 bị mất việc vì phong trào bài Do Thái. Vì tình hình căng thẳng ở Đức, ông và vợ di cư sang Pháp rồi may mắn thoát khỏi sự xâm lăng của Đức để tới Hoa Kỳ năm 1940.
Humbert Humbert khả năng cao là một đại diện của Nabokov trong Lolita vì gã cũng xuất thân từ một gia đình khá giả, được học hành đàng hoàng, mang phong thái lịch thiệp và bị dày vò bởi nơi hắn lớn lên. Nhưng Humbert chỉ là một phương tiện để Nabokov kể nhiều hơn một câu chuyện, nên Humbert và ông vẫn là hai con người khác nhau và khác ngay điểm trọng yếu. Trong khi Humbert ám ảnh về các nàng Nymphet, thì Nabokov lại đam mê với những con bướm. Một bên bị cái đẹp huyền bí sai khiến để níu kéo quá khứ đau thương, bên còn lại chỉ muốn phá tung cái kén để hướng về tương lai xán lạn.
 

Nàng Nymphet đến từ đâu?

Who Are the Nymphs in Greek Mythology?
Hylas and the Water Nymphs by Henrietta Rae
Phải có một lí do nào đó để Nabokov dùng từ Nymphet cho Lolita thay vì angel hay các từ dễ thương khác.
Cái tên Nymph dùng để chỉ các nàng tiên nữ nơi rừng núi, sông suối và biển cả trong thần thoại Hy Lạp. Các nàng rất đẹp, gợi dục và cực kì chủ động quyến rũ những người trần mắt thịt vô tình lạc vào địa phận của mình. Một số nàng có thể hành động vì tình yêu ngay từ lần nhìn đầu, nhưng đa phần các nàng không nghiêm túc lắm và hay vờn cho thoã nỗi buồn. Chứng nymphomaniac là từ các nàng này mà ra. Nếu như nghiêm túc thực sự thì các nàng cũng siêu thực dụng.
Odysseus and the Sirens by Léon Belly
Ai đọc truyện hẳn cũng biết mấy nàng Nymph ở biển và đại dương thuộc phân khúc nặng kí nhất. Khoả thân ngoài biển và cất tiếng hát lanh lảnh chỉ để đánh chìm tàu của mấy anh thuỷ thủ ngơ ngác. Trong đó phải nói tới phù thuỷ Circe (Kiếc-kê) luỵ trai vô cùng nhưng lại giết trai như ngoé. Các nàng Nymph ở trên bờ thì đỡ hơn chút nhưng cũng bạo dạn kéo cổ hội đồng cả baby boy của Hercules xuống ao. Vì để đảm bảo Humbert sống sót qua cơn hoạn nạn, các nàng Nymph trên bờ đã được dùng để tạo nên Lolita. Nhưng nàng Nymph này lại cũng khác các tiền bối của mình vì nàng là trẻ chưa dậy thì, thôi thì đặt cho nàng cái Nymphet cho dễ thương.
Lolita (1997) - Sprinklers Scene - YouTube
Sau khi trải qua một tình sóng gió với nàng Nymphet nơi biển cả Annabel, Humbert Humbert “bị” nàng trù cho đến điên dại và phải dong buồm ra khơi sang bến bờ bên kia để truy tìm một nàng Nymphet thay thế. Cuối cùng, Humbert tìm thấy được một nàng trong một khu vườn của nắng và hoa, đối nghịch với một đại dương ướt át, xô bồ và hiểm nguy. Nàng quá mới, mới tới nỗi gã sẵn sàng lấy mẹ nàng để đến với nàng và vẫn còn yêu nàng tha thiết ngay cả khi nàng đã không còn xinh đẹp.
Nàng Annabel vào độ tuổi trẻ thơ chả phải dạng vừa trong nghệ thuật quyến rũ. Humbert đã nói cả hai đã trao trinh tiết cho nhau trong khu vườn vào đêm. Dù thật hay giả, lời tường thuật của Humbert đã cho thấy khát khao được nhìn thấy sự dục tình ở nàng Nymphet của đời hắn. Để tìm đúng nàng Nymphet của Humbert là không dễ vì gã đã nói rằng đàn ông bình thường không thể phát hiện ra Nymphet trong một nhóm bé gái đồng trang lứa, và chỉ có những bậc nghệ sĩ vừa thông thái vừa khùng khùng thì mới chỉ ra được. Một dấu hiệu cho thấy Humbert, một tri thức học vấn đầy mình không hề bình thường về khía cạnh đáng lẽ phải bình thường ở một người đàn ông trưởng thành.
Lolita mà gã vô tình thấy cũng phảng phất sự gợi dục Nymphet này thông qua sự hiểu biết nhất định của cô bé về những cái va chạm khẽ khàng khiến Humbert phải điên lên. Nhưng để có thể khiến bản thân mình trở thành tình cuối, tình dai dẳng và dấu chấm hết cho cuộc đời gã đàn ông hủ bại này thì chắc chắn, Lolita phải có một cái gì đó khác các nàng Nymphet trước đây. 
Hoặc nói đúng hơn, chính Lolita mới là nàng Nymphet chính hiệu thứ hai (sau Annabel) lẫn cuối cùng của Humbert. Annabel giết đi khả năng phát triển tâm hồn của gã. Còn Lolita, cô đơn giản chỉ toát lên cái đặc điểm sơ khởi của các Nymph tiền bối, giết trai như ngoé theo đúng nghĩa đen. 
 

Lolita & America

World Of Sport on Twitter:

Nhưng dù có dựa trên Nymph thì Nabokov cũng thích ôm đồm nhiều thứ để kể chuyện. Lolita mang trong mình sự tinh ranh kiểu nông dân Mỹ. Nó không phải một thứ sâu sắc và cực kì đè nén của Châu Âu, mà khá bỗ bã trong nỗ lực cố gắng tỏ vẻ thành thục một thứ nghệ thuật nào đó. Nàng Annabel của hắn còn lâu mới có sự bạo dạn này của Lolita. Nàng dâm nhưng dâm khẽ khàng, còn Lolita dâm đến sỗ sàng và nhiều lúc có thể khiến các bậc quý tộc bị tụt hứng vì nó nhổ toẹt vào cái chủ nghĩa lãng mạn Âu lục do các ngài sáng tạo ra. 
Ngay trong đêm đầu tiên của cả hai, Humbert có thể đã bị một Lolita hổ báo chiếm thế chủ động. Cô nhóc 12 tuổi này làm thế nào mà có thể học được cái uyển chuyển của cuộc yêu như thế này, nhất là trong những năm 1940 hoang sơ của truyền thông Mỹ? Cũng vì vậy mà một số cho rằng Humbert đã lừa người đọc và đây là một cuộc hãm hiếp bởi gã ta, nhưng nếu đứng về góc nhìn Lolita là hiện thân của nước Mỹ, thì có thể nhận xét rằng cái yêu đàn áp nhưng vẫn còn man di và thiếu tinh tế của cô bé (như anh Drogo ấy) cũng có thể mang những khoái cảm đặc biệt cho tên quý tộc Humbert.
Nhưng sự nổi loạn của thiếu nữ tuổi teen không giới hạn ở chuyện đó. Lolita rất tomboy và cực kì khó kiểm soát. Cô bé có thể hit-run với Humbert và nói dối mẹ để bảo vệ gã ta, nhưng không hề khép nép như đám con gái được dạy dỗ, hay hục hặc với Humbert về những chuyện nhỏ nhặt, trêu đùa ong bướm với các cậu trai và còn dám bỏ trốn với một gã đàn ông lạ hoắc để thoát khỏi Humbert. Sự điên khùng như con thú của Lolita đã xoay Humbert như chong chóng và khiến hắn ức chế đến cuối đời.
Nhưng dù có khó chịu thì Humbert quý tộc vẫn quyết định rẽ đường đi riêng so với các đồng chí khác để níu kéo nàng đến cùng vì cái khí chất hoang dại đầy mới mẻ ấy mà hắn không bao giờ nhìn thấy ở Cựu Thế Giới. Nó khiến gã hạnh phục tột đỉnh nhưng cũng đau khổ vô vọng. Chuyến tàu roller coaster ấy thú vị hơn nhiều so với sự êm đềm tẻ nhạt của Châu Âu cổ kính. Đây cũng là lí do mà Nabokov chọn Hoa Kỳ, nơi mà biết bao giấc mơ hoang đường ở Châu Âu đã hoá thành hiện thực và bao kì diệu của thế giới đã được tạo ra.
Sự nhiều chuyện của Nabokov chưa dừng tại đây. Như đã nói ở phần trước, Humbert và Nabokov khác nhau ở một chi tiết nhưng trọng điểm để phân hai nhóm đối nghịch nhau. Bản thân Nabokov xuất thân quý tộc nên rất am hiểu những điều tinh tuý lẫn đống thứ suy đồi giới tinh hoa, nhưng ông không chọn trở thành một tay quý tộc như Humbert Humbert và sẵn sàng dùng những chiêu thức giới tinh hoa để chống lại những tên nâng tay nhấc chân đồi bại này. Nhưng nói đi nói lại, nếu dựa vào nền tảng đạo đức nội tại thì đôi lúc cũng khá mong manh trước làn sóng đảo điên, nên con người cũng cần có những biến cố đời mình trụ vững lòng tin. 
Nabokov, một người hay bị lên án là tên biến thái lại chính là nạn nhân của sự biến thái trên.
 

Uncle Ruka

VN, his mother and her brother, VN’s Uncle Ruka, Vyra, 1908. © The Vladimir Nabokov Literary Foundation.
Cậu Ruka, Nabokov và mẹ chụp năm 1908
VN and his Uncle Ruka, 1908. © The Vladimir Nabokov Literary Foundation.
Ruka và Nabokov chụp năm 1908













Nabokov có một ông cậu gay bên ngoại, không những giàu sụ mà còn yêu thương đứa cháu trai của mình, đó là Vasily Rukavishnikov hay Uncle Ruka. Ông cậu này sẵn sàng chiều chuộng đứa cháu thông minh của mình bằng vô vàn quà tặng và ngay cả sau khi chết, ông đã để lại toà biệt thự trên mảnh đất rộng hơn 2000 acre cho người chàng thanh niên 17 tuổi. Để hồi đáp sự nồng nhiệt từ người cậu này, Nabokov đã thoải mái để cho Uncle Ruka kề cạnh mình để thì thầm những lời đường ngọt và thực hiện vài cử chỉ của sự thương yêu. Sự gần gũi giữa hai cậu cháu hay hai người nam không dấy lên bất cứ sự nghi kị nào từ gia đình, kể cả khi cha và em trai ông có sự hiểu biết với đồng tính nam.
Đáng lẽ ra mối quan hệ này có thể dừng ở mức tình thân nhưng về sau này, khi mà nhìn lại một Nabokov trưởng thành và đã lấy vợ sinh con, khó mà không nói rằng ông có một sự ám ảnh kì lạ với chủ đề như ái nhi, đồng tính nam và loạn luân (về quan hệ vai vế lẫn huyết thống). Lolita là tác phẩm nổi tiếng nhất nhưng bên cạnh đó cũng có Look at the Harlequins và Bend Sinister mang hơi hướm như vậy. Chỉ có Uncle Ruka mới phù hợp với ba yếu tố kể trên. Tôi cho rằng đã có chuyện gì xảy ra quá mức giữa Nabokov và Ruka. Nếu đơn giản chỉ là vuốt ve và cưng nựng như người thân thì chúng quá bình thường trong thời kì mà khái niệm ái nhi vẫn còn chưa được nhìn nhận nghiêm túc (đồng tính còn lo chưa xong kìa) và hay bị đánh đồng với yêu thương trẻ con. Vậy thì chuyện gì có khả năng xảy ra? Child grooming để làm cái gì nào? Để sodomy chứ sao.

Trong suy nghĩ đàn ông

1. Vòng lặp victim-abuser 

Nhưng thực chất, tôi không thể loại trừ khả năng nạn nhân ấu dâm về sau sẽ trở thành một tên ấu dâm. Mỗi nạn nhân của ấu dâm sẽ có những phản ứng riêng. Không phải cứ là nạn nhân thì sẽ luôn ghét những thứ đã hành hạ mình, mà thậm chí những sự kiện trọng đại như thế lại khiến cho nạn nhân dần dần thích thú với những thứ độc hại, hoặc hình thành tính khổ lây - trả thù đời.
Không hẳn tất cả thiên hướng ấu dâm là bẩm sinh. Nhiều lúc nó cứ như 1. dạng ảnh hưởng mang phong cách ám thị hoặc 2. sang chấn tâm lý. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nó vẫn đúng trong trường hợp bản thân người bị ảnh hưởng quá ngây ngô về thế giới xung quanh mình và phải học hỏi thông qua cơ chế bắt chước (mirroring). Cái bản chất đầu tiên hoàn toàn có thể biến đổi nếu như có một cú sốc lớn giáng lên nó.
Ấu dâm và ái nhi là hai khái niệm rất mập mờ, hơn nữa tôi ghét dùng tình yêu để bạo biện cho hành vi đồi bại này nên tôi sẽ gom chúng thành ấu dâm. Chỉ tình dục và không có tình yêu. Đa phần những kẻ ấu dâm tôi biết chỉ hứng thú với vẻ ngoài trẻ con, và một khi những đứa trẻ đó lớn lên, chúng vứt lũ trẻ vào sọt rác.
Thứ tình dục không tình yêu này sẽ như thế nào với trẻ con đây? Nếu dùng logic khoái cảm->thích->lặp lại thì bản thân trẻ con cũng sẽ có khoái cảm, nếu như kẻ xâm hại biết cách để không gây đau đớn và thuyết phục nạn nhân hợp tác trong quá trình xâm hại. Còn những nạn nhân bị tra tấn và cưỡng ép thì tôi có nghiên cứu dưới đây để giải thích một phần. Tại sao là một phần vì nó không chia hai nhóm nạn nhân đồng thuận và cưỡng bức.
Một nghiên cứu với sample ngẫu nhiên 843 bệnh nhân của một trung tâm điều trị tâm lý ở London (1985-1990) cho thấy:

Table 1: Vòng lặp victim-to-victimiser ở phái nam

1. Đàn ông chiếm 88.6% (747/843) tổng số người trong sample ngẫu nhiên những người có vấn đề tâm lý nảy sinh từ xâm hại tình dục. Sự chênh lệch giới tính này không thể được sửa bằng cách chọn lượt sample khác.
Về tỉ lệ, trong nhóm 42 nạn nhân nữ, chỉ có 1 người là kẻ xâm hại tình dục (2%). Bên cạnh đó, trong nhóm 135 nạn nhân nam, có tận 79 người cũng là kẻ xâm hại tình dục (59%).
-> Nam thường dễ bị lệch lạc về tâm lý hơn nữ. Nạn nhân nam bị xâm hại có khả năng trở thành kẻ xâm hại cao hơn rất nhiều so với nạn nhân nữ.

2. 27/76 (36%) nạn nhân nam của ấu dâmkẻ ấu dâm, và chiếm 27/126 (21%) tổng số đàn ông ấu dâm.
Đàn ông ấu dâm chiếm 17% (126/747) trong tổng số đàn ông xâm hại tình dục.
-> dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng vẫn cho thấy những người đàn ông từng là nạn nhân của ấu dâm vẫn có khả năng trở thành kẻ ấu dâm.

3. 30% (14/47) nạn nhân nam của loạn luânđàn ông ấu dâm. Họ chiếm 11% (14/126) tổng số đàn ông ấu dâm, 8% (5/66) tổng số đàn ông loạn luân.

-> Trẻ từ age of consent đổ lên hoặc đàn ông trưởng thành bị người thân ruột thịt xâm hại cũng có nguy cơ trở thành kẻ ấu dâm.

4. 61% (46/76) nạn nhân nacủa ấu dâmkẻ xâm hại về loạn luân/ ấu dâm/ cả loạn luân-ấu dâm.
-> Một tỉ lệ hơi bị hãi hùng cho thấy các bé trai bị xâm hạinguy cơ khá lớn trở thành những kẻ ít nhất phạm phải vào 1 trong 2 taboo lớn, ấu dâm hoặc loạn luân, hoặc là phạm cả hai cùng lúc.

5. 51% (24/47) nạn nhân nam của loạn luân là kẻ phạm phải ít nhất 1 trong 2 taboo (B,C & D).
75% (9/12) nạn nhân nam của hành vi kép loạn luân-ấu dâm là kẻ phạm phải ít nhất 2 taboo (B,C & D).

 6. Số lượng đàn ông ấu dâm(126) lớn hơn gần gấp 2 lần so với đàn ông loạn luân (66). Ngoài ra, nạn nhân ấu dâm (76) cũng lớn hơn gấp 1,5 lần nạn nhân loạn luân (47). 

-> Đây cũng là nơi tôi hơi nghi về mối liên hệ cộng sinh giữa hai taboo này, và hơi nghiêng về giả thuyết ấu dâm dẫn tới loạn luân nhiều hơn là loạn luân dẫn tới ấu dâm.
Điều này cũng đi đúng hướng của thống kê của RAINN (2015): 93% nạn nhân ấu dâm biết kẻ xâm hại là ai và kẻ xâm hại thường là người thân quen của gia đình đứa trẻ. Người thân và họ hàng luôn là mục tiêu gần nhất trong tầm săn mồi của lũ pedo. Hơn nữa, vì là người thân nên việc xâm hại có thể được nguỵ trang bằng sự thân thiết.

7. Một giả thuyết thứ hai của tôi để lí giải cho quan hệ cộng sinh incest-pedo là thời điểm mà nạn nhân loạn luân bị xâm hại có thể tác động tới sự có hoặc không yếu tố ấu dâm. Các abuser của loạn luân cũng có xu hướng chọn đối tượng nhỏ tuổi hơn mình và vô tình người chúng xâm hại cùng khung tuổi của nạn nhân pedo. (Pedo không những 100% thích nhỏ hơn, mà còn ý thức được nạn nhân phải dưới age of consent một khoảng nhất định, thường là 3 tuổi).
Khoảng cách tuổi thường được xem là một khoảng cách quyền lực, và đây là nơi giao thoa của hai taboo này. Nếu tụi loạn luân muốn thoả sự thống trị hèn mọn dựa trên các tính chất bẩm sinh, khả năng cao chả thích thú gì mà chọn người lớn tuổi hơn mình.
Giống cách các adult boy luôn tự ti về bản thân trước người khác hoặc không vượt qua nổi thất bại, nên quay sang đàn áp những người thân không những yếu thế về mặt tự nhiên, mà còn rất khó để cắt đứt quan hệ với mình (cha-con, mẹ-con và anh chị-em), để thể hiện mình vẫn có đặc quyền để kiểm soát đời sống của ai đó. Rồi từ đó có thể nảy sinh hội chứng Stockholm và tạo nên mối quan hệ tình cảm độc hại.

2. Nam vs Nữ

Why the 2003 'Peter Pan' movie is the only one we'll ever need
Peter Pan 2003
Những kết luận tôi có thể rút ra từ nghiên cứu kết hợp với kinh nghiệm cá nhân của bản thân, cũng là một đàn ông trong độ tuổi 20-30. Nghiên cứu này chỉ nói về đàn ông ở phương Tây, nên có thể sẽ hơi ngạo mạn khi một thằng Đông Lào ba hoa cái mồm về họ.
Đàn ông Tây có vấn đề tâm lý nặng nề hơn phụ nữ Tây và thường chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài. Nếu không tự tìm kiếm thì biểu hiện bên ngoài của họ cũng đủ rõ để người khác nhìn ra và giúp đỡ. Họ có khả năng cao gây ra hậu quả lớn nếu như vấn đề tâm lý không được giải quyết sớm, nên giúp họ điều trị là quyết định không những nhân văn, mà còn là logic.
Dù Đông hay Tây, đàn ông thường cứng nhắc nên phải mất một thời gian rất lâu để thay đổi thói quen hồi nhỏ của mình. Phụ nữ lại linh hoạt hơn nên dễ giải quyết vấn đề tâm lí của mình hơn, cũng như tự điều chỉnh bản thân khá tốt với biến động bên ngoài và “lớn” nhanh hơn. Với logic này, đàn ông có xu hướng lưu giữ sở thích vô dụng hay không có giá trị thực tiễn từ thuở bé của mình dài lâu hơn phụ nữ. Những sở thích như chơi lego, cờ tướng, cờ vua, game, sưu tầm thẻ bài, mô hình đồ chơi, đọc comic, manga không có giá trị thực dụng cao, nhưng vẫn được các anh ngoài 30 thích lên thích xuống.
Để lí giải cho suy nghĩ này của tôi, tôi cho rằng đàn ông có sự tập trung tâm huyết tốt hơn phụ nữ ở các lĩnh vực mang tính kĩ thuật và đòi hỏi sự hiểu biết chuyên sâu. Phụ nữ có thể tỉ mỉ chi tiết nhưng cái sự chăm chút đó thường hay dùng cho những mục đích thực dụng hơn đàn ông, hoặc ít nhất thể hiện nó với cái tâm thế thực dụng. Cũng vì vậy mà cái tài của phụ nữ thường ở những lĩnh vực yêu cầu sự đa năng, dàn trải rộng và khả năng ứng biến cực nhạy, cốt để tăng khả năng sống sót trong một thế giới hỗn độn. Bản năng sống sót của phụ nữ thường cao hơn đàn ông, và tôi nghĩ đây là một tính năng bù trừ cho sự yếu đuối về cơ bắp của họ.
Phụ nữ chú trọng giá trị trên bề mặt nhiều nên sẽ thiếu động lực để đào sâu. Phái nữ là nơi tôi tìm thấy những cá thể sành sỏi đời nhất, nhưng bản thân tôi chưa tìm được người phụ nữ nào có sự trừu tượng hoá rất cao siêu những thứ đơn giản dưới góc nhìn thực dụng. Đào sâu kiểu triết gia đấy. Phụ nữ có thể bay bổng (tình yêu gà bông, đốt tiền mua đồ hiệu, chạy theo xu hướng như điên), nhưng nếu động tới lợi ích là nhảy xuống liền. Bởi vậy, các anh trai phải nên lấy vợ, vì chỉ có vợ mới đứng được dưới đất và lôi cái đầu ni lông của mấy anh xuống dưới bùn.
Còn đàn ông bay bổng bằng trí tưởng tượng siêu thực khỉ ho cò gáy nào đó và cực kì khó để kéo họ xuống, kể cả khi có sống vất vơ vất vưởng như thằng bụi đời hay ung thư giai đoạn cuối. Họ tin rằng đó chỉ là nhất thời và chắc chắn những gì họ tin sẽ đơm hoa kết trái. Sự chi li từng tí của đàn ông được thúc đẩy rất nhiều bởi đam mê rất cá nhân và đôi lúc thật là ngu ngốc và phi logic. Mà nó cũng đi đúng với cái hướng kim chỉ nam của bao anh tài: muốn đạt đỉnh cao thì bắt buộc phải có đam mê. Bởi vậy, chỉ có đàn ông mới chết như rạ vì ba cái lí do rất ất ơ. Ngoài ra, sự cứng đầu và bảo thủ của đàn ông còn được thể hiện ở xu hướng thích sưu tập, lưu trữ, bày biện những thứ vô dụng họ thích thành chiến tích.
Vì vậy, nếu muốn uốn nắn bản chất đàn ông, phải bắt đầu khoảng thời gian trước khi dậy thì của họ. Ông bà thường nói với tôi phải dạy con trai thật kĩ, kĩ hơn cả con gái và sẵn sàng dùng roi vọt nát đít cho chừa thói (tụi nó khoẻ như vâm). Vì nếu không uốn nắn vào những thời điểm ngây ngô, những thói xấu sẽ đi vào tuổi trưởng thành và rất khó để điều tiết.
Đến đây thì có thể dự đoán được, những ấn tượng sâu sắc hay chấn thương tâm lý thuở nhỏ sẽ được bảo toàn trong tâm trí đàn ông trong thời gian rất dài, và họ phải thể hiện cái tính chất của những ghi nhớ đó bằng hành động. Vai u bắp thịt đầy người thì ai sẽ có khả năng thành công cao về phương diện cưỡng bức? Đây là nguyên nhân cho việc đàn ông chiếm cỡ 90% số những tay  ấu dâm và nhân viên giữ trẻ bắt buộc phải là nữ. Một sự sexism rất cần thiết.

3. Nguồn cơn và hậu quả

Ấu dâm tình nguyện hay cưỡng bức là hai nguồn cơn phổ biến cho sự không bình thường ở những người đàn ông đáng lẽ phải bình thường nếu như được phát triển trong môi trường lành mạnh.
Có một nguồn cơn khác nữa được gợi ý trong chính Lolita. Tôi khá khâm phục Nabokov cho sự nghiên cứu kĩ càng của ông về chủ đề này. Mối tình ngắn ngủi nhưng cực kì sâu đậm giữa Humbert Humbert và Annabel đã khiến cho gã ta sống mãi trong kí ức thần tiên ấy đến độ không thể nào “lớn” nổi. Tâm trí hắn không khác gì một bé trai đang tìm kiếm một người bạn gái đồng trang lứa với mình. Vì vậy, tôi cho rằng kiểu thích trẻ con của Humbert vẫn khác cái kiểu thích của những tên đực rựa bẩm sinh say mê sắc đẹp trẻ con với tư cách một người lớn, và những kẻ muốn thoã cái ham muốn thống trị bằng sự chà đạp lên những sinh vật vô tội. Gã yêu như một đứa trẻ, nhưng vì cơ thể người lớn của gã luôn sản sinh ham muốn tình dục cao, nên ấu dâm sẽ là phương án tối ưu nhất cho gã Peter Pan lớn xác này.
Dù những gã bệnh hoạn không đủ gan để ấu dâm hay thậm chí là grooming, thì chúng sẽ thủ dâm bằng cách xem child pornography. Đây là một cách gián tiếp hãm hại những đứa trẻ khác thông qua cơ chế cung cầu. Thị trường ấu dâm là nơi duy nhất mà người trong phim phải bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần. Không những vậy, nó còn được livestream làm theo yêu cầu, phân ra nhiều cấp độ, và độ tuổi chỉ ngày càng bị hạ thấp.
Tụi này chỉ là nhóm siêu thiểu số trong số những phạm nhân gây hại xã hội nên thiến chúng để bảo vệ đa số là quyết định lí trí nhất của mọi cá nhân và cả những nhà lập pháp và hành pháp.
Lời cuối cho những ai đang nghĩ trong đầu rằng tôi ác quá thì xin ngoảnh đầu nhìn lại cái thời kì mà những vị vua anh minh sẵn sàng thiến hết lũ đàn ông chỉ vì họ làm việc ở hậu cung. Giữa thiến vì nghiệp vụ và thiến vì trẻ nhỏ thì cái nào nhân đạo hơn?
 ...sắp nướng soy boy Carroll giữa tuần sau  

Nguồn ảnh và tham khảo: