Lời tựa:   
               
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                                     
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.     
                                                   
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 59

Bạn thân mến!
Thư bạn đem đến cho tôi một niềm vui lớn - cho phép tôi sử dụng từ ngữ theo cách nói thông thường, chứ không phải theo ngữ nghĩa của chúng theo cách nói Stoic. Vì người trong trường phái Stoicism công nhận rằng niềm vui, sự thỏa mãn pleasure - là một thứ gì đó sai trái. Dù thường thì điều đó đúng, nhưng "pleasure" còn được dùng để chỉ một tâm trạng mừng rỡ vui vẻ. Tôi biết rằng nếu nghiêm chỉnh tuân theo trường phái của mình thì việc dùng "pleasure" để chỉ niềm vui sẽ là không thống nhất và có thể mang lại tai tiếng, nhưng niềm vui thực sự - joy - thực ra chỉ được dùng với những người thông thái, vì nó chỉ trạng thái hưng phấn của tâm trí hướng tới những thứ tốt đẹp thuần khiết và trong chính nó. Dù vậy, trong việc chuyện trò thường ngày chúng ta vẫn nói là ta mừng khôn xiết (overjoyed) nếu một người bạn trúng cử những vị trí quan trọng, hay người khác mới cưới vợ và vợ mới hạ sinh, những sự kiện không những không phải nguyên nhân để vui mừng, mà thường khi còn là đầu mối của đau khổ muộn phiền trong tương lai. Trong khi một trong những tính chất của niềm vui thực sự (joy) là nó không bao giờ chấm dứt hay chuyển sang trạng thái ngược lại. Vậy nên khi mà Virgil nói: "một niềm vui xấu xa của tâm trí", thực ra ông ta đang dùng một lối nói kiểu cách, nhưng không chính xác, vì không một niềm vui đích thực nào lại xấu xa. Ông ta chỉ dùng từ đó (joy) một cách không chính xác để chỉ một cảm giác thoải mái tiện nghi, và như vậy nhấn mạnh vào nó, vì những người mà ông ta đang nhắc đến đã vui mừng với những thứ có hại cho họ.
Nhưng, tôi không sai khi nói rằng tôi rất vui (pleasure) được nhận thư bạn. Vì ngay cả với người không được rèn luyện về tâm trí vẫn có thể cảm thấy vui sướng thực sự (joy) trước những thứ cao quý ngay thẳng (ý chỉ phẩm cách và hành động theo phẩm cách), tôi cũng sẽ gọi cảm xúc ấy là pleasure mà thôi, bởi vì thứ cảm xúc ấy ở họ khó kiểm soát và sẽ nhanh chóng thay đổi, và bởi nó xuất hiện từ niềm tin vào những thứ không thực sự tốt đẹp hay thường đi đến quá đà.
Nhưng để tôi trở lại với chủ đề chính, và nói cho bạn biết về điều gì ở lá thư của bạn khiến tôi hài lòng: câu chữ của bạn có sự kiểm soát. Bạn không bị cuốn đi bởi tài năng của mình; bạn không để cho những con chữ tuôn ra nhiều hơn nội dung bạn muốn truyền tải. Nhiều người bị cuốn vào sự quyến rũ của những câu chữ mượt mà khi viết và vì vậy để chúng tuôn ra một cách lan man và nhiều hơn những gì họ định viết. Điều đó không xảy ra với bạn: tất cả những gì bạn viết đều chính xác và phù hợp với nội dung. Bạn chỉ viết đủ, nhưng truyền đạt nhiều hơn thế. Điều đó thể hiện một thứ rất quan trọng: nó cho thấy tâm trí bạn không chứa thứ gì thừa thãi hay xáo rỗng.
Tuy nhiên, tôi cũng tìm thấy vài ẩn dụ, không phải những ẩn dụ mới mẻ táo bạo, mà là những ẩn dụ đã từng được sử dụng và công nhận. Tôi thấy những so sánh gợi hình, và nếu có ai nói với ta rằng không nên dùng từ ngữ tượng hình - vì chúng chỉ dành cho thơ ca, tôi nghĩ người đó thậm chí còn chưa cả đọc một ai trong số những tên tuổi xưa - những người còn viết một cách thuần khiết và chưa bị ảnh hưởng bởi cách nghĩ: phải viết làm sao để khiến người đọc trầm trồ. Họ thể hiện quan điểm của mình một cách đơn giản và theo cách tự nhiên của nó. Trong tác phẩm của họ có đầy những hình ảnh so sánh, thứ mà tôi nghĩ cần thiết cho tâm trí, không phải với lý do mà bọn nhà thơ dùng chúng, mà để bổ trợ cho những yếu kém trong việc tiếp nhận của chúng ta và để chủ đề trở nên gần gũi thực tế hơn cho cả người nói và người nghe.
Nhân tiện, tôi đang đọc Sextius, một con người nghiêm nghị sắc sảo. Ông ta viết bằng tiếng Hy Lạp, nhưng những tư tưởng đạo đức thì lại theo hướng La Mã. Tôi bị ấn tượng bởi hình ảnh ông ấy vẽ ra (bằng ngôn từ), của một đội quân diễu hành theo đội ngũ hình vuông, sẵn sàng chiến đấu, khi họ dự đoán rằng kẻ thù có thể tấn công bất cứ hướng nào. "Người thông thái cũng cần làm tương tự", ông ta nói. "Người thông thái cần để phẩm cách bao phủ xung quanh mình, để bất cứ khi nào vấn đề ập tới, ‘quân đội’ của ông ta cũng sẵn sàng và có thể đánh trả với không chút xáo trộn nào trước mệnh lệnh của thủ lĩnh". Đó là điều ta nhận thấy trong đội quân dưới trướng của những vị tướng vĩ đại, khi lệnh trên đưa ra được thực hiện bởi các đơn vị cùng một lúc với không một sai sót, hàng ngũ được chỉnh đốn một cách khoa học và cho phép tín hiệu từ một người có thể chuyển tải đến kỵ binh và bộ binh cùng một lúc. Chúng ta cần sự chuẩn mực ấy, ông ta nói; thực tế, chúng ta cần nó hơn cả quân đội. Vì trong khi quân lính thường sợ hãi kẻ thù một cách hơi thiếu lý trí, hướng mà họ nghĩ dễ bị tấn công nhất thường lại là hướng an toàn nhất; thì những sự thiếu khôn ngoan lại không có một hướng hay chỗ nào an toàn nào cho ta dựa vào. Những thứ để sợ hãi ở mọi hướng, từ trên xuống, dưới lên, và từ hai bên sườn, phía trước, phía sau. Run rẩy trước mọi thứ, tâm trí ta không có một sự chuẩn bị nào cả, mà chỉ biết hoảng sợ trước ngay cả những thứ đến để giúp nó. Nhưng thánh nhân thì được trui rèn để chống lại tất cả mọi sự đe dọa; ông ta luôn tỉnh táo, quyết đoán, và sẽ không đầu hàng trước bất cứ một sự tấn công nào, từ nghèo đói, nỗi đau mất mát, tiếng xấu, hay đau khổ. Không nao núng, ông ta sẽ vượt trên chúng, ngay cả khi ở giữa vòng vây.
Còn với chúng ta, rất nhiều thứ có thể trói buộc, hay làm ta mất hết sức mạnh. Ta đã tự đắm mình trong những thói xấu quá lâu đến nỗi không thể thoát khỏi chúng một cách dễ dàng. Ta không chỉ bị làm cho hư hỏng bởi chúng, mà còn dần nhuộm màu mình theo chúng. Nhưng thay vì chuyển hết từ cách nói hình tượng này sang cách khác (những từ như đắm mình, nhuộm màu), hãy để tôi chia sẻ với bạn câu hỏi thường quanh quẩn trong đầu tôi.

Tại sao sự thiếu khôn ngoan lại có thể trói chặt ta đến thế? Đầu tiên, bởi vì ta đã không kháng cự một cách dũng cảm; và rồi cũng không cố gắng vượt qua nó bằng tất cả sức mạnh của mình. Thứ hai, bởi vì chúng ta cũng không thực sự tin tưởng những thứ mà thánh nhân đã tìm ra; vậy nên những lời của họ ta không khắc cốt ghi tâm. Chúng ta bỏ ra rất ít công sức cho nhiệm vụ khó khăn ấy. Làm sao một người có thể tích lũy một sức mạnh (và sự hiểu biết) đủ lớn để chống lại thói xấu nếu anh ta chỉ học lúc rảnh rỗi hay khoảng thời gian ít ỏi khi anh ta không gắn với chính những thói xấu ấy? Không một ai trong chúng ta đạt đến độ sâu cần thiết. Ta chỉ chạm nửa vời và nghĩ rằng vài ba phút dành cho triết là đủ và thậm chí hơn cả đủ với những người bận rộn như mình.

Một trong những trở ngại lớn nhất là việc ta dễ dàng và nhanh chóng thỏa mãn với chính mình. Nếu tìm thấy ai đó sẵn sàng nói chúng ta là những con người đức hạnh, có phẩm cách, biết lẽ phải và giản dị minh bạch, ta sẵn sàng chấp nhận những thứ đó. Không thỏa mãn với những khen ngợi bình thường, bất cứ một lời nịnh nọt nào, thậm chí đến mức đáng xấu hổ hướng về ta, ta cũng sẵn sàng chấp nhận như thể đó là sự thật. Khi kẻ khác khăng khăng rằng ta là một trong những người tuyệt vời và thông thái nhất, ta chấp nhận những lời nhận xét có cánh ấy, ngay cả khi ta biết rõ hắn là kẻ thường xuyên dối trá. Ta nuông chiều bản thân đến độ sẵn sàng chấp nhận sự tán dương về những phẩm cách mà ngược lại hoàn toàn với những hành động của mình. Một người được khen là ‘từ bi nhất’ ngay cả khi anh ta đang khăng khăng đòi hỏi sự trừng phạt cho những kẻ khác, ‘rộng lượng nhất’ trong khi tham gia vào một cuộc cướp giật, hay ‘chừng mực nhất’ giữa cuộc tiệc tùng say khướt và trụy lạc. Hậu quả là, ta không có chút mong muốn thay đổi, chỉ bởi đã có niềm tin vào sự xuất sắc và cao quý của mình.

Một lần, khi Alexander có cuộc thân chinh ở Ấn Độ, hồi đó mới chỉ là một bộ lạc man rợ ít biết đến cho cả những vùng lân cận, ngài dính một mũi tên. Đó là khi quân lính của ngài đang bao vây thành phố, và giữa cuộc tuần hành nhằm tìm kiếm điểm yếu nhất của tường thành. Trong một khoảng thời gian dài ngài kiên trì, dự định hoàn thành cuộc tuần hành; nhưng đến khi máu đã ngừng tuôn ra từ vết thương và rìa vết thương đóng vẩy, cơn đau trầm trọng thêm, và ngài bắt đầu mất đi cảm nhận ở chân khi vẫn đang trên ngựa. Bị ép phải xuống ngựa để chăm sóc vết thương, ngài nói: "Tất cả mọi người thề thốt rằng ta là con của thần Jupiter, nhưng vết thương này chỉ rõ sau cùng ta cũng chỉ là một con người". Chúng ta cũng nên có thái độ tương tự. Những lời xu nịnh khiến mỗi chúng ta trở thành một kẻ ngốc. Với hiểu biết của mình, hãy để ta nói cho họ: "Ngươi nói ta khôn ngoan, biết lẽ phải, nhưng ta tự thấy còn rất nhiều thứ mình ham muốn thực ra lại vô dụng, hay nhiều thứ ta ao ước lại có hại cho bản thân mình. Ta không cả biết điểm dừng khi ăn uống, thứ mà ngay lũ động vật cũng có thể nhận ra vì cảm nhận no của chúng. Cho đến nay, ta không cả biết sức chứa của chính dạ dày mình".
Giờ tôi sẽ nói cho bạn về cách để nhận ra sự thiếu khôn ngoan của mình. Người thông thái thì luôn tràn đầy sinh khí, vui vẻ và bình thản, không khi nào bị động; ông ta sống trong cùng một trạng thái với Chúa. Giờ xét tình trạng của bản thân mình. Nếu bạn không bao giờ thất vọng; nếu tâm trí bạn không bị ảnh hưởng bởi bất cứ một hy vọng nào vào tương lai; nếu trạng thái tâm lý của bạn luôn cân bằng và ổn định ngày cũng như đêm, sáng suốt, ngay thẳng và hài lòng với chính nó, thì bạn có thể chắc chắn rằng mình đã đạt tới sự toàn vẹn của đời người. Nhưng nếu bạn cứ cố tìm kiếm vui thú tiện nghi ở mọi nơi và mọi thứ bên ngoài, thì bạn có thể nhận ra mình còn cách xa sự thông tuệ đến mức nào, cũng như cách xa hạnh phúc thực thụ. Cái vui thuần khiết ấy là mục tiêu của bạn, nhưng bạn đang đi chệch đường: bạn nghĩ rằng bạn sẽ đạt được nó giữa giàu sang và danh vọng; nói cách khác, bạn tìm kiếm niềm vui đích thực giữa những lo toan! Bạn chạy theo những thứ đó vì tưởng rằng chúng sẽ mang lại hạnh phúc và tiện nghi, nhưng thực ra chúng là cội nguồn của đau khổ.
Bạn thấy đấy, ai cũng đang đi tìm niềm vui đích thực, nhưng họ còn không biết thứ đó là gì, để có thể nghĩ họ có thể tìm thấy chúng ở đâu. Có người thử tìm nó trong những bữa tiệc phè phỡn hoan lạc; người khác trong những cuộc bầu cử và sự tung hô của đám đông; người khác từ những cuộc tình; người khác nữa từ việc học và trau dồi những thứ vô giá trị, những thứ không chữa lành thói xấu xa sai trái. Tất cả bọn họ đều bị đánh lừa bởi sự cám dỗ nhất thời và bề mặt, như say sưa, thứ cho họ vài giờ trong trạng thái lâng lâng vui sướng, và khiến họ phải trả giá bằng cả ngày sau đó, hoặc như những sự tán dương, tiếng tung hô của hàng ngàn người, thứ khiến họ chìm trong lo lắng sợ hãi, để có được, và để duy trì.
Vậy nên, hãy nghĩ đến điều này: kết quả của thông tuệ là một niềm vui vĩnh cửu. Tâm trí sáng suốt thì luôn như ở trên tầng trời cao (không bao giờ bị ảnh hưởng bởi mây bão): mãi mãi thanh thản. Vậy nên bạn có lý do để mong muốn sự thông tuệ, vì nó sẽ khiến bạn có được thứ niềm vui ấy. Nhưng chúng chỉ có một cội rễ: khi bạn biết và luôn duy trì được phẩm cách của mình. Một người sẽ không thể có được nó nếu anh ta không dũng cảm, công bằng, và điều độ.
Bạn nói: "Ý ông là gì? Không phải là những người thiếu khôn ngoan vẫn vui vẻ đó sao?". Không khác cách mà những con sư tử vui mừng khi chúng săn được con mồi. Khi người ta chìm trong rượu chè và hoan lạc; khi thói xấu của họ dài hơn cả đêm dài; khi mà những thoải mái tiện nghi vượt quá giới hạn bắt đầu khiến cơ thể rệu rã; khi đó trong tuyệt vọng họ thét lên những lời thơ của Virgil:
Bạn biết không, giữa những thói vui suy đồi;
Ta sống nốt những đêm cuối cuộc đời (trích thơ Virgil)
Nuông chiều bản thân, những con người bệnh hoạn ấy sống hết đêm này đến đêm khác trong thú hoan lạc, như thể đó thực sự là những đêm cuối đời họ vậy.
Nhưng niềm vui thực sự, thứ có thể được thấy ở Chúa và những ai theo chân Người, thì không có lúc dừng và không có kết thúc. Nó chắc chắn sẽ phải kết thúc một lúc nào đó nếu cội nguồn của nó đến từ bên ngoài. Nhưng không ai có thể ban tặng thứ niềm vui này cho người khác, vậy nên không ai có thể quyết định việc ta có nó hay không. Thứ mà vận mệnh hay thần may mắn không ban cho, chúng không thể lấy đi của ta.
Tạm biệt!
A Dreamer
*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 From your letter I derived great pleasure—for you must allow me to use common parlance; you mustn’t recall my words to their Stoic meanings. It is our doctrine that pleasure is a fault. Be that as it may, “pleasure” is the word we generally use to refer to a glad feeling of the mind. 2 I know, say I, that if we make words adhere to our statutes, then pleasure is discreditable, while joy pertains only to the wise person, for it is the elevation of a mind toward goods that are real and its own.* Nonetheless, in our ordinary speech we often say that we are overjoyed that one person was elected consul, or that another was married or that his wife has given birth, events which, far from being causes for joy, are frequently the beginnings of future sorrow. For it is an attribute of joy that it never ceases or turns into its opposite. 3 Th us when our poet Virgil says “and evil joys of mind,”* he speaks elegantly, but not properly, for no joy is evil. He merely applied that term to pleasures, and expressed his meaning in that way, for the people referred to are happy with what is bad for them.
4 Still, I was not wrong to say that I derived great pleasure from your letter. For even though the untrained person may be rejoicing for an honorable reason, still I refer to his emotion as pleasure, be cause it is unruly and swift to revert to the opposite state, and because it is set in motion by belief in a false good and is uncontrolled and excessive.
But let me get back to my intended topic, and tell you what it was that pleased me in your letter: you have your words under control. You are not carried away by your own eloquence; you don’t let it go on longer than you intended. 5 Many people are drawn by the allure of some pleasing phrase into writing on some topic other than what they had set themselves. Th at doesn’t happen to you: everything you write is concise and suitable to the subject. You say only as much as you wish, and convey more than you say. Th is indicates something even more important: it shows that your mind too contains nothing superfl uous or overblown.
6 However, I do fi nd some metaphors, not risky ones but ones that have ventured out before. I fi nd imagery—and if anyone tells us not to use imagery, deeming it allowable only for poets, I think he must not have read even one of our older writers. For them, stylistic decorum was not yet the constant aim: they expressed themselves simply and in such a way as to get their point across. Th ey are full of analogies, which to my mind are necessary, not for the reason poets use them, but to provide support for our weakness and to make the subject real to both speaker and hearer.
7 As it happens, I have just now been reading Sextius, a stern man.* Th e words of his philosophy are Greek, but the values are Roman. I was struck by an image he devised, of an army that marches in square formation, ready for battle, when it is anticipated that enemies might attack from any direction. “Th e wise man ought to do the same,” he says. “He should station his virtues on every side so that whenever trouble arises, his garrison may be ready and may respond without disarray at a nod from their commander.” We see in the armies of a great general how all the troops obey the leader’s command at the same time, how the formation allows a signal given by one man to traverse the cavalry and the infantry simultaneously. We need that same alacrity, he says; in fact, we need it even more. 8 Armies often fear the enemy without reason; the march they thought most liable to attack is often the safest, but foolishness has no safety zone. It has something to fear from above and from below, and on either fl ank, up ahead and from the rear. Trembling at everything, it is prepared for nothing, and takes fright even at those who come to bring aid. But the wise man is fortifi ed against every incursion; he is determined, and will not retreat before the attack of poverty, of grief, of disrepute, or of pain. Undeterred, he will advance against them and even into their midst.
9 As for us, there are many things that bind us, many that sap our strength. We have languished a long time in our faults and cannot easily get free of them. It is not merely that we are tainted with them—we are steeped in them! But rather than slipping from one metaphor to the next, let me ask a question I often wonder about. Why does foolishness have such a tight hold on us? First, because we do not resist courageously; we do not work toward healing with all our strength. Second, because we do not suffi ciently believe the things that men of wisdom have discovered; we do not take them into our hearts. We expend but little eff ort on such a great endeavor. 10 How can anyone learn an amount suffi cient to combat his vices if he learns only in the spare time left over from cultivating those vices? Not one of us goes into any depth. We only hit the high points and think that a few minutes spent on philosophy is enough and more than enough for busy people.
11 What hinders us most of all is that we are quickly satisfied with ourselves. If we fi nd someone willing to say that we are good men, sensible and chaste, we readily acknowledge the description. We are not content with a modicum of praise: whatever shameless fl attery heaps onto us, we accept as if it were our due. When people insist that we are fi ne men, extremely wise men, we accept their account of us, even though we know them to be frequent and copious liars. We indulge ourselves to such a degree that we are willing to be praised for qualities that are the exact opposite of what we have just been doing. A man hears himself called “most merciful” even as he is exacting punishments, “most generous” in the midst of thieving, “most temperate” in the midst of drinking and debauchery. Consequently, we have no wish to change, just because we already believe we are the height of excellence.
12 Once, when Alexander* had taken to roaming about India, pillaging nations poorly known even to their neighbors, he was struck by an arrow. It was just as he was laying siege to some city, going about the walls to fi nd the weak points. For a long time he persevered, intent on fi nishing what he had begun; but once the fl ow of blood ceased and the wound crusted over, the pain increased, and he began to lose all feeling in the leg when he rode his horse. Forced to leave off , he remarked, “Everyone swears that I am a son of Jupiter, but this wound cries out that I am human.” 13 We should do the same. Flattery makes a fool of every one of us, according to our station: let us say to them, “You call me sensible, but I myself see how many things I desire that are useless, how many I covet that are harmful. I do not even know what limits to observe in eating and drinking, something the very animals recognize by their feeling of fullness. To this day, I do not know the capacity of my own stomach.”
14 Now I will tell you how you may know that you are not wise. Th e wise person is fi lled with joy, cheerful and calm, unalarmed; he lives on equal terms with gods. Now look at yourself. If you are never downcast; if your mind is not bothered by any hopes concerning the future; if your mental state is even and consistent night and day, upright and content with itself, then you have indeed attained the fullness of the human good. But if you seek pleasure in every direction and of every kind, then be aware that you are as far removed from wisdom as you are from joy. Joy is your aim, but you are off course: you think that you will get there amid riches and accolades; in
other words, you seek joy in the midst of anxiety! You go after those things on grounds that they will bestow happiness and pleasure, but in reality they are causes of pain.
15 Everyone you see is in pursuit of joy, but they do not know where great and lasting joy is to be had. One tries to get it from dinner parties and self-indulgence; another from elections and crowds of supporters; another from his girlfriend; another from pointless display of education and literary studies that do not heal what is amiss. All of them are deceived by specious and short-lived enticements, like drunkenness, that pays for a single hour’s cheery insanity with a long-lasting hangover, or like the applause and acclamation of a large following, that costs you great anxiety both to get and to retain.
16 So ponder this: the result of wisdom is steadiness of joy. Th e wise mind is like the superlunary heaven: eternally serene. Th us you have reason to desire wisdom if wisdom is always accompanied by joy. But this joy has only one source: a consciousness of the virtues. A person is not capable of joy unless he is brave, unless he is just, unless he is temperate.
17 You say, “What do you mean? Don’t foolish people rejoice?” No more than lions rejoice when they have caught their prey. When people have worn themselves out with wine and lust; when their vices outlast the night; when the pleasures they have consumed beyond the narrow limits of the body begin to suppurate; then in their misery they speak aloud that familiar line of Virgil:
For you know how we spent that night, our last,
amid deceiving joys.*
18 Indulging themselves, they spend every night amid deceiving joys, as if it were indeed their last. But the joy that attends on the gods and those who imitate the gods has no intermission and no end.* It would have an end if its source were from elsewhere; but it is not for anyone else to bestow, and for that reason it is not for anyone else to decide whether they shall have it. What fortune did not grant, fortune does not take away.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: