Lời tựa:

Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời. 
                      
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism. 

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.  
                     
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 22

Bạn thân mến!
Giờ đây, khi đã tự mình thừa nhận rằng cần phải từ bỏ những thứ mà bạn tưởng là quan trọng nhưng thực ra lại có hại cho bạn, bạn lại hỏi tôi phải thực hiện điều đó như thế nào. Có những thứ chỉ có thể nói ra khi gặp mặt. Một ông bác sĩ không thể viết trong thư giờ nào nên ăn, hay nên tắm, người bệnh cần phải tự cảm nhận nhu cầu cơ thể mình. Như một câu châm ngôn cổ: “Đấu sĩ tìm lời khuyên trên sàn đấu”, anh ta dựa theo sự chỉ dẫn từ chính việc quan sát đối thủ của mình, cử động của cánh tay hắn, hay thậm chí chỉ là một cái nghiêng mình. Với những lời răn đe hay lời khuyên mang tính khuổn khổ, mà ta có thể quy nạp về trường hợp tổng quát, ta có thể viết ra cho những người ở xa hay ngay cả cho thế hệ sau. Nhưng đi vào chi tiết từng tình huống (như câu hỏi của bạn: khi nào và bằng cách nào những thứ ấy nên được thực hiện), không ai có thể đưa ra lời khuyên từ xa: vì ta cần một sự linh hoạt theo thời điểm và hoàn cảnh. Bạn không những cần phải để bản thân mình có mặt ở từng thời điểm, mà còn phải ước lượng nó sẽ nối tiếp nhau như thế nào, để có thể nhìn ra cơ hội cho mình. Vậy nên hãy chú tâm vào mục đích của bạn, và nếu bạn nhìn thấy cơ hội, nắm lấy nó, và hành động kiên quyết với tất cả sức mạnh của bạn để giải thoát mình khỏi những nghĩa vụ xiềng xích mà bạn đang đeo cho mình.
Và đây là lời khuyên tôi có cho bạn. Nhớ lời tôi: “Bạn cần phải giải thoát bản thân mình: hoặc là rời bỏ cái cuộc đời bạn đang sống, hoặc là hoàn toàn khỏi cuộc đời”. Nhưng thực lòng tôi tin vẫn có cách và cơ hội để bạn thực hiện theo vế nhẹ nhàng hơn, tức là chỉ cần nới lỏng những nút thắt, thay vì buộc phải cắt đứt sợi dây. Nhưng hãy thực hiện nó với tinh thần là nếu cách ấy không được, bạn cần phải cắt dây. Bất kể bạn có sợ hãi đến thế nào, bạn chắc chắn không thể cứ bám riết lấy cái bờ vực ấy mãi mãi, vì sớm muộn bạn cũng sẽ rơi xuống mà thôi.
Từ giờ đến lúc đó, điều quan trọng nhất là tránh những phiền toái mới. Hãy hài lòng với những công việc bạn đã nhận về mình – hoặc, như bạn vẫn thường thanh minh cho bản thân, những công việc tìm đến với bạn. Đừng ôm đồm thứ gì vượt quá bổn phận của mình, nếu không, sự thanh minh ấy sẽ vô nghĩa đến nực cười, vì chắc chắn là chúng không thể tất cả cùng tìm đến bạn. Những thứ mà mọi người vẫn nói thường không đúng: “Tôi không thể làm khác được. Tôi không muốn chúng, nhưng nhìn xem, tôi phải nhận”. Không ai buộc phải theo đuổi giàu sang. Mọi thứ đều có những thời điểm chững lại. Vậy nên ngay cả khi bạn không cố cưỡng lại, bạn cũng không cần phải thuận theo dòng chảy mà ôm đồm công việc hay tích cóp của cải một cách không kiểm soát.
Bạn có phiền nếu tôi trích vài câu để củng cố lời khuyên của mình. Họ là những người có tiếng nói hơn tôi, thậm chí, tôi cũng tìm đến họ khi tôi cân nhắc hành động của mình. Hãy đọc bức thư của Epicurus bàn về vấn đề này. Đó là bức thư viết cho Idomeneus, bảo ông ta rời bỏ quyền lực vị trí của mình, và phải nhanh lên, trước khi một vài thế lực mạnh hơn gây trở ngại và ông ta sẽ không còn có thể từ chức một cách an toàn nữa. Epicurus viết rằng không nên làm liều mà cần phải chờ cơ hội – nhưng ngay khi mà thời cơ đến, phải chớp lấy nó. “Nếu bạn đang lên kế hoạch để từ bỏ, bạn không thể cho phép mình chợp mắt; và ngay cả khi tình thế là vô cùng nguy nan, tôi chắc rằng sự từ bỏ ấy là có lợi, với điều kiện chúng ta không thực hiện nó khi thời cơ chưa đến hoặc lưỡng lự khi nó thực sự xảy ra”.
Tôi chắc rằng bạn đang mong chờ một lời khuyên từ Stoicism. Đừng để những người xung quanh bạn phê phán họ là quá khắc nghiệt, bởi họ chọn thà cẩn thận thừa còn hơn dũng cảm ngu ngốc. Bạn có lẽ đã hy vọng họ sẽ bảo vệ mình bằng cách nói: “Thật hèn hạ khi chùn bước trước gánh nặng. Hãy vật lộn với đống nghĩa vụ mà bạn đã nhận lấy cho mình. Người mà trốn chạy khỏi vất vả, mất đi lòng dũng cảm một cách quá dễ dàng trước khó khăn, không thể là một người mạnh mẽ và sống một cuộc đời nhiệt huyết”. Chúng là những thứ họ sẽ nói với bạn, nhưng chỉ khi mà những công việc đó mang lại cho bạn một giá trị tương xứng, và chỉ đến khi mà bạn không phải thực hiện hoặc trải qua những thứ có thể nguy hại cho phẩm cách của mình. Bởi lẽ, bạn có thể chắc chắn rằng một người thông thái sẽ không phí phạm năng lực và tài trí của mình vào những việc xấu hoặc không mang lại lợi ích gì (cho ông ta và cho cộng đồng), và ông ta cũng sẽ không vùi đầu vào công việc chỉ vì muốn bận rộn mà thôi. Ông ta cũng sẽ không làm điều mà bạn mong ông ta sẽ làm, đó là để mình bị bị cuốn vào một sự nghiệp nhiều tham vọng, chịu đựng tất cả những thử thách nó mang lại. Ngay khi những nỗ lực của ông ta trở nên nặng nề, không chắc chắn, tiềm tàng hiểm họa (rằng ông ta bị điều khiển bởi toan tính của kẻ khác và không thể giữ được phẩm cách của mình), ông ta sẽ rời bỏ nó. Nhưng không phải là đoạn tuyệt nó, mà ông ta sẽ rút lui một cách từ tốn trong an toàn.
Quay lại với vấn đề, bạn có thể dễ dàng thoát khỏi những vấn đề kinh doanh, nếu bạn không quan tâm tới những thứ chúng mang lại. Những khoản lời chính là thứ ngăn trở ta và khiến ta dùng dằng với chúng. “Gì cơ, chẳng lẽ tôi phải từ bỏ những triển vọng ấy? Phải bỏ đi ngay khi vụ mùa đến? Tôi sẽ sống thế nào nếu không có kẻ hầu người hạ, không có kiệu rước đi, và nhà tôi thì hiu quạnh không một bóng khách khứa?”. Đó là những thứ mà người ta không cam lòng từ bỏ: họ đã gắn quá chặt với những lợi ích của một cuộc đời bất hạnh ngay cả khi họ nguyền rủa sự bất hạnh ấy của mình.
Họ phàn nàn về sự nghiệp của họ như cách họ phàn nàn về người yêu – tức là nếu bạn xem xét cẩn thận, bạn sẽ thấy họ không ghét chúng một chút nào dù cho họ vẫn tiếp tục phàn nàn về chúng. Để ý kỹ những người hay rên rỉ và dọa bỏ đi, và bạn sẽ thấy: tình trạng bị giam cầm của họ là do tự họ lựa chọn cho bản thân. Những thứ họ nói là đang khiến họ khốn khổ khốn nạn lại chính là những thứ họ đã mong muốn, và họ không thể sống mà thiếu chúng.
Vậy đấy bạn ạ, sự nô lệ chỉ định đoạt một vài số mệnh, nhưng rất nhiều người lại cố nắm chặt lấy cuộc đời nô lệ. Nhưng nếu bạn thực sự mong muốn giải thoát mình, và hướng đến sự tự do thật sự, nếu mong nguyện duy nhất của bạn trong việc tìm đến những sự khuyến khích động viên là để bạn có thể thực hiện nó để chấm dứt lo lắng vĩnh viễn, thì cả tập đoàn Stoic sẽ cổ vũ cho bạn. Tại sao lại không cơ chứ? Zeno, Chrysippuses, tất cả sẽ hối thúc bạn chọn một con đường bình dị mà thiêng liêng, và của chính bạn.
Nhưng nếu lý do khiến bạn đang ngoái lại sau lưng là để tính xem bạn có thể mang theo bao nhiêu thứ - hay khoản lợi tức về hưu của bạn là bao nhiêu, thì bạn sẽ không bao giờ tìm thấy sự giải thoát. Chừng nào bạn còn gắn với hành lý của mình, bạn sẽ không thể bơi về bến bờ an toàn. Giữ cái đầu của bạn trên mặt nước, và sống một cuộc đời tốt đẹp hơn thế đi. Cầu Chúa phù hộ bạn, nhưng không phải theo cái cách mà Ngài thực hiện với một số người, cho họ một dáng vẻ hiền lành tốt bụng nhưng lại để họ tìm đến với khổ ải. Vì "món quà" ấy, nó thiêu đốt, nó hành hạ kẻ được nhận, họ chỉ có một lý do để bào chữa: họ được ban những thứ mà họ yêu cầu.
Tôi mới vừa đóng bì thư, và giờ tôi lại phải mở nó ra một lần nữa, để chắc chắn rằng nó sẽ không ra đi từ đây với chút quà, tức là những câu nói cực chất. Một câu vừa hiện lên trong đầu tôi, thậm chí chính tôi còn không biết nên ca ngợi rằng nó quá chuẩn hay quá hay. Ai nói? Bạn hỏi. Vẫn là Epicurus thôi:
Mỗi người chúng ta ra đi như cái cách mà ta đến với cuộc sống này!
Cứ chọn bất cứ người nào bạn muốn, trẻ, già, hay trung niên: bạn sẽ thấy họ đều sợ chết như nhau, nhưng đồng thời cũng sống một cách hờ hững vô tâm như nhau. Không ai có chút thành tựu gì: chúng ta trì hoãn mọi thứ mà đáng ra chúng ta phải đảm đương cho tương lai.
Điều khiến tôi thích thú trong câu nói này là nó chế giễu những người già mà sống như trẻ thơ. “Mỗi người chúng ta, khi chết đi chẳng khác mấy lúc ta sinh ra”, ông ta nói. Sai, chúng ta thậm chí còn tồi tệ hơn. Lỗi là ở chính chúng ta, không phải ở tự nhiên. Tự nhiên nên đưa ra lời phàn nàn với con người: “Tại sao? Ta đưa ngươi đến với cuộc sống này với không một mong muốn, sợ hãi, không cả tin mê tín, không tráo trở, và không một thứ gì gây tai họa cho ngươi. Hãy ra đi như cách người đến”. 
Ai được chết với sự thanh thản như khi đến với thế giới đã đạt được thông tuệ. Nhưng không, chúng ta run cầm cập khi tai họa ập tới. Thở không ra hơi, mặt trắng bệch, nước mắt lã chã, một cách hoàn toàn vô ích. Dù có thể dễ dàng chạm tới sự thanh thản, chúng ta chọn cách không ngừng lo lắng. Điều gì có thể hổ thẹn hơn?
Nhưng đây là lý do: bởi khi chúng ta mất hoàn toàn những phẩm cách, ta coi việc mất cuộc sống là một vấn đề. Bởi vì ta không cảm nhận được lợi ích thực sự của bất kỳ giây phút nào của cuộc sống. Chúng ta chỉ biết tiêu xài chúng, và để chúng bay mất khỏi tầm tay. 

Không ai quan tâm mình sống tốt như thế nào, mà chỉ bao lâu – mặc dù sự thật là bất cứ ai cũng có cơ hội để sống tốt, nhưng không ai có thể sống quá lâu.

Tạm biệt!
A Dreamer

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 Now you understand that you have to get away from those seemingly important jobs that are so bad for you, but you ask how you can pull it off. Some things can only be pointed out in person. A doctor cannot appoint by letters the proper time for eating or bathing: he must feel the pulse. As the old saying goes, “The gladiator takes counsel in the ring”: he gets his instructions from watching his adversary’s expression, the movement of his hand, even a shift in his balance. 2 What is customarily done, what duty requires, can be dictated in the general case, and also written down: such advice is given not only to those who are away but even to posterity. But on the further question, when or in what way it should be done, no one can give advice at a distance: one must make the determination according to circumstances. 3 To note the occasion as it hastens by takes more than being there: you must also be vigilant. So keep an eye out for it, and if you see it, grab it, and act decisively and with all your strength to divest yourself of those responsibilities you have.
Here, in fact, is the advice I have to offer. Mark my words: you must get out—either out of that life or out of life itself! Yet at the same time I think you should walk softly, loosening this terrible knot you have tied rather than breaking the rope, with the proviso that if other means fail, you should indeed break it. No matter how timid you are, you surely would not choose to dangle forever over the cliff; it would be better to fall at once.
4 Meanwhile, the first priority is to avoid further encumbrances. Content yourself with the tasks you have already taken on—or, as you would have it, the tasks that have come your way. Don’t go out of your way to take on more, or you’ll lose your excuse; it will be obvious that they didn’t just come your way. Those things people are always saying are just not true: “I couldn’t help it. I didn’t want to, but what of that? I had to.” No one has to run after prosperity. There’s something to be said for stopping. Even if you aren’t actively resisting, you don’t have to push on in the direction fortune is carrying you.
5 Will you be annoyed if I bring in some experts to supplement my own advice? These are better counselors than I; indeed, I consult them myself when I am considering a course of action. Read the letter of Epicurus that concerns this issue. It is one written to Idomeneus, telling him to get away, as much as he can, and to hurry, before some stronger power comes to interfere and he no longer has the freedom to retire. 6 He adds that nothing should be attempted except at an opportune time—but that when the long-anticipated moment does arrive, one should spring up at once. “If you are planning escape,” he says, “you must never take naps”; and, “Even if circumstances are very difficult, I expect that retirement will be beneficial, provided we neither rush to it before it is time nor hang back from it when the time comes.”
7 I suppose you are now looking for a saying from the Stoics as well. Don’t let anyone around you criticize them for being rash: they are more cautious than they are bold. You are perhaps expecting them to tell you, “It is shameful to bend beneath a burden. Come to grips with the responsibility you have assumed. A man who flees from labor, whose courage does not increase with the very difficulty of the situation, is not a brave and energetic person.” 8 Those are the things they will say to you, but only as long as there is something gained by such perseverance, and as long as one does not have to do or undergo anything unworthy of a good man. Otherwise a person of character will not wear himself out with paltry and demeaning labor: he will
not engage in business just for the sake of being busy. Neither will he do what you are expecting him to do, that is, continue to be caught up in an ambitious career, enduring its trials. When his involvement begins to seem burdensome—uncertain—perilous—he will retreat from it. It is not that he will turn his back; rather, he will withdraw by degrees toward safety.
9 It is easy to escape from your job, dear Lucilius, if you have no regard for the rewards of the job. It is the rewards that hinder us and keep us at it. “What? Am I to abandon such great expectations? Am I to walk away just when the harvest is ripe? Shall I be stripped of my escort? Shall my sedan chair be unattended, my reception hall deserted?” These are the things people are unwilling to leave: they love the profits of misery even as they curse the miseries themselves.
10 They complain about their career in the same way as they complain about a girlfriend—which is to say that if you examine their true feelings, they don’t hate it at all but only have a quarrel with it. Scrutinize those who are whining and threatening to flee, and you will see: their detention is voluntary. The things they say are making them miserable are the very things they wanted, the things they cannot do without.
11 That’s how it is, Lucilius: slavery holds on to a few; many hold on to slavery. But if you mean to lay aside your slavery—if your desire for freedom is genuine—if your sole purpose in asking for encouragement is to do what you have to do without being worried about it forever, then the entire troop of Stoics will cheer you on. Why shouldn’t they? All the Zenos and Chrysippuses will urge you to choose the course that is moderate, that is honorable, that is your own.
12 But if the reason you are looking over your shoulder is to ascertain how much you will be able to take with you—that is, how large your retirement income will be—then you will never find release. As long as you hang on to the suitcase, you cannot swim to safety. Get your head above the water, and live a better life. May the gods bless you, but not in the way that they bless some people, with kindly visage according them great miseries. For such gifts—gifts that burn, that torture the receiver—they have but one excuse: they gave what was requested of them.
13 I was just sealing up this letter, and now I must open it up again, to make sure that it doesn’t leave here without its little ritual offering, but takes along some fine saying. One does occur to me; I hardly know whether it is more true or more eloquent. “Whose is it?” you ask. It belongs to Epicurus, for I am still drawing on other people’s coffers. 
14 Each of us leaves life as if he had just entered it. Take anyone you like, young, old, or somewhere in between: you will find them all equally fearful of death, equally ignorant of life. No one has any achievements: we put off for the future everything that belongs to us.
What pleases me most about this saying is that it reproaches the elderly for being infantile. 15 “Each of us leaves life just as he was born,” he says. Wrong: we are worse when we die than when we are born. The fault rests with us, not with our nature. Nature should register a complaint against us, saying, “What’s this? I brought you into the world with no desires, no fears, no superstitious credulity, no disloyalty, nor any of those other things that plague you. Just go out the way you came in!” 16 Anyone who dies with the same tranquility he had at birth has achieved wisdom. As it is, though, we tremble when danger approaches. The breathing grows labored—the face is drained of color—tears fall, and to no avail. We are at the very threshold of tranquility, and yet we worry. What could be more disgraceful? 17 But here’s why: because we are devoid of every good, we find the loss of life troublesome. For among us no part of life ever accrues to our benefit. We spend it all; it slips through our fingers. No one cares how well he lives but only how long—despite the fact that every one of us has the chance to live well, and no one can live long.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: