Lời tựa:
 
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
            
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.
          
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. Sau khi hoàn thành mình sẽ tạo file pdf và chia sẻ free cho mọi người.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:



Bức thư số 14:

Bạn thân mến!
Tôi thừa nhận rằng con người bẩm sinh đã yêu quý cơ thể mình, và có bổn phận phải chăm sóc nó. Tôi cũng không tiêu cực đến độ phủ nhận tất cả những nuông chuộng bản thân. Thứ mà tôi muốn nhấn mạnh với bạn là: ta không nên là nô lệ của thân xác mình. Một người là nô lệ của cơ thể sẽ luôn cảm thấy sợ hãi làm đau nó, sẽ chỉ quan tâm đến nó, từ đó vô tình trở thành nô lệ của nhiều thứ khác nữa. Thay vào đó, chúng ta nên hành xử, không phải như thể cơ thể là lý do chính để chúng ta tồn tại, mà như thể nó chỉ là một thứ cần thiết cho cuộc sống. Thêm nữa, ai đó quá yêu cơ thể mình sẽ dễ bị làm cho khổ sở và thất vọng vì những lời dè bỉu chê bai. Và những phẩm cách sẽ trở nên rẻ rúng nếu một người quá coi trọng thân xác. 

Vì vậy, hãy cứ cẩn thận chăm sóc nó, nhưng khi mà hoàn cảnh thử thách lý trí, danh dự, hay lòng trung thành của bạn, hãy dũng cảm mà vứt thân xác mình vào biển lửa.

Dù vậy, ta cũng nên tránh, không chỉ những hiểm nguy mà ngay cả những sự thiếu tiện nghi dù là nhỏ nhất, và rút lui vào trong vòng an toàn, để có thể nghĩ thêm nhiều cách đối phó với những nỗi nguy nan có thể đến trong đời. Nếu tôi không nhầm, những thứ khiến ta sợ thường nằm trong ba nhóm sau: nghèo nàn, bệnh tật, và sự độc ác bạo hành từ những kẻ quyền thế. Trong ba nhóm ấy, có ảnh hưởng lớn nhất đến ta là nhóm cuối cùng, bởi vì nó thường đến với một loạt những tin đồn và những hành động dọa dẫm. Hai nhóm đầu, nghèo nàn và bệnh tật, thường đến trong im lặng, và chúng không có thứ gì có thể khủng bố các giác quan của ta. Nhưng những tai ác đến từ những kẻ cầm quyền thường được làm quá lên để khiến ta run sợ: chúng được gắn với lửa và kiếm, với xiềng xích, với những con vật hoang dã hung bạo. Tưởng tượng đến tù ngục, đến giá treo, đến những cái móc sắt, cái cọc đâm xuyên qua bụng lên đến miệng, hay chân tay bị giật đứt trong tứ mã phanh thây, hay những mảnh quần áo tàn tạ đầy những vết máu che đi những vết bỏng lửa, và những thứ khác mà sự tàn bạo của con người có thể bày ra. Không ngạc nhiên khi chúng khiến ta kinh sợ, vì chúng đến từ quá nhiều những cực hình và những dụng cụ tàn bạo. Sự tra tấn tỏ ra hiệu quả nhất là khi đống dụng cụ được trưng ra trước mặt nạn nhân. Tương tự như vậy, trong những thứ có thể khuất phục tâm trí, ảnh hưởng lớn thường đến từ những thứ có thể trưng ra trước mắt ta. Những tai họa khác không hề kém phần nghiêm trọng, như chết đói, chết khát, cơ thể mục rữa, cơn cồn ruột như lửa đốt, là không thể thấy được. Chúng không thể được mắt thấy tai nghe, trong khi trước những kẻ cầm quyền độc ác, cũng giống như chiến tranh, ta nhìn thấy những thứ bên ngoài như giáp trụ vũ khí và những cuộc hành quân đầy sức mạnh.
Chính vì vậy, hãy cố kiềm chế và tránh xúc phạm đến chúng. Một mặt, chúng ta thường sợ những kẻ cầm đầu đám đông, mặt khác, nếu chính quyền được định hình bằng cách nghị viện điều hành mọi thứ, ta cần tránh những người nắm quyền ở đó, hay những người được nó trao quyền cai quản dân chúng. Sẽ cần rất nhiều nỗ lực để kết bạn với tất cả bọn chúng, vì vậy dễ dàng hơn là đừng để ai trong số chúng trở thành kẻ thù của bạn

Nói cách khác, kẻ khôn sẽ không bao giờ làm gì khiến bọn cầm quyền giận dữ, mà sẽ tránh xa chúng, giống như cách thuyền trưởng hướng tàu ra xa khỏi tâm bão trên biển. Khi bạn hướng đến Sicily, bạn phải vượt qua eo biển. Kẻ lái tàu thiếu kinh nghiệm sẽ phớt lờ những nguy hiểm từ gió Nam (bởi gió Nam chính là nguyên nhân khiến biển Sicily động và tạo nên những con sóng bạc đầu), không men theo bờ biển bên trái mà lại theo hướng ngược lại, nơi gần với xoáy nước Charybdis. Nhưng người lái tàu dày dạn thì khác, họ sẽ hỏi han những ai thân thuộc với biển cả vùng này, về thủy triều, về cách đọc dấu hiệu đến từ những đám mây, và lúc nào cần đánh lái tránh xa những quãng trở gió có thể khiến lật tàu. Người khôn ngoan cũng sẽ làm tương tự như vậy. Ông ấy sẽ tránh những người quyền lực, những người có thể đe doạ hay làm hại ông, nhưng làm việc đó một cách vô cùng cẩn thận không để ai nhận thấy (là ông tránh những kẻ đó). Bởi đó cũng là một phần quan trọng: phải thận trọng mà tìm tới an toàn, vì việc lẩn tránh thường cũng là lý do để kết tội.

Vậy nên, hãy tìm lấy lối thoát an toàn cho bạn giữa đám đông. Đầu tiên, hãy hướng những mong muốn của bạn đến những thứ khác họ. Vì ở đâu có cạnh tranh, ở đó sẽ có xung đột. Sau đó, hãy đừng sở hữu thứ gì đáng để kẻ khác nhòm ngó, đặc biệt là những thứ trên người bạn. Nếu bạn để ý kỹ, gần như không một kẻ nào giết người chỉ để thấy máu chảy. Hầu hết mọi tội ác đều từ tính toán thay vì từ lòng căm thù đơn thuần. Nếu một người trần trụi, kẻ trộm sẽ bỏ qua anh ta. Vậy nên mới nói người nghèo cũng có cái yên bình của họ, ngay cả khi có những cuộc tập kích trong khu vực.


Tiếp đến, hãy luôn ghi nhớ trong đầu 3 thứ nên tránh, như các cụ đã dặn: sự căm thù, ghen tị và khinh miệt. Sự thông thái và hiểu biết sẽ chỉ cho bạn cách thức. Rất khó để cân bằng một thứ với những thứ còn lại: khi ta cố tránh làm người khác bực bội, chúng ta cũng phải cẩn thận tránh những khinh miệt. Ý tôi là, cũng giống như khi ta cố gắng kiềm chế không lấn át một ai, ta có thể tạo ra cảm giác rằng mình dễ bị lấn át. Với nhiều người, chính cái quyền lực nơi họ khiến người khác phải sợ sệt lại tạo ra những lý do cho chính họ để sợ sệt (mình đoán ý Seneca ở đây là khi có quyền lực, những người khác phải sợ bạn, nhưng chính bạn lại sợ việc mất đi quyền lực ấy từ cả những kẻ ở trên bạn lẫn những kẻ dưới nhăm nhe chiếm vị trí của bạn). Vậy nên hãy kiềm chế cả hai. Thực ra, được người khác sợ sệt cũng có hại như khi bị khinh thường.
Bởi vậy, hãy để ta có được cái an yên trong triết học. Giống như chiếc áo choàng của cha xứ, triết tạo cho bạn cảm giác thiêng liêng không thể xâm phạm, không chỉ đối với những người tốt mà thậm chí ngay với những người xấu trong cuộc sống mỗi ngày. Vì, tài hùng biện, hay bất cứ cách nào khác để lấy được lòng dân, cũng sẽ mang lại cho bạn những kẻ thù. Nhưng triết học, thứ kín đáo và yên bình giữa đời ồn ã, thứ chỉ quan tâm đến bản chất bên trong của mỗi người, không thể bị thù địch. Thực tế, nó được tôn vinh hơn bất cứ kiến thức nào khác, ngay cả với những người tồi tệ nhất. Sự khôn lỏi không mang lại sức mạnh thực sự, kể cả khi chúng có hội tụ lại nhằm chống những phẩm cách, và triết học sẽ mãi mãi được tôn sùng vì sự thiêng liêng của nó.
Tuy nhiên, ta cũng phải nhớ rằng triết học cần được rèn luyện một cách thầm lặng và có điều độ không phô trương. 
Cái gì? Bạn hỏi. Ông thực sự nghĩ Cato luyện nó một cách điều độ, Cato, người luôn lên tiếng trong cuộc nội chiến? Cato, người dám dũng cảm đặt mình giữa những tên cầm đầu độc ác và quyền lực nhất? Trong tình cảnh bất cứ người nào khác chỉ có thể lựa chọn hoặc là theo Pompey hay Ceacar, Cato đã dám đặt mình ở giữa và thách thức cả hai. Từ đó, một người chắc sẽ tự hỏi liệu thánh nhân hay những người thông thái có nên tham gia vào chính trường hay không.
Ông đang hướng tới điều gì, Cato? Cuộc chiến không phải vì tự do, vì nó đã đã không thể được lấy lại nữa rồi. Câu hỏi chỉ là ai trong 2 người họ, Ceasar hay Pompey, sẽ chiếm được La Mã mà thôi. Vậy, ông đâu có phận sự gì trong vấn đề này? Có gì khác biệt đối với ông nếu ai trong 2 người đó lên ngôi đâu. Có thể người tốt hơn sẽ thắng, nhưng chiến thắng ấy cũng chỉ đến từ một tình trạng đầu rơi máu chảy tệ hại hơn mà thôi.
Tôi đã nhắc đến Cato lúc cuối đời, nhưng ngay cả những năm tháng trước đó, thời cuộc cũng khiến ông ấy không thể có được quyền lực tối cao. Vậy, khi biết chắc rằng mình không thể có chiến thắng trọn vẹn, tại sao ông ấy vẫn đứng lên và nói những điều mình tin tưởng? Khi mà ông ấy đã có lúc được tôn thờ bởi dân chúng, nhưng lại bị khước từ bởi tòa án, từ những trò bẩn thỉu của chúng. Rồi lần khác bị đuổi khỏi nghị viện và bị nhốt vào tù.
Nhưng, chúng ta sẽ bàn về việc liệu người khôn ngoan có nên tham gia chính sự hay không sau. Lúc này, tôi muốn nhắc bạn nhớ đến những người Stoic đã từ bỏ chính sự và cống hiến cuộc đời họ cho việc tìm cách làm chủ cuộc đời và thiết lập những quy tắc sống cho mỗi người, mà không chống đối bất cứ một thế lực nào. Vì người khôn ngoan sẽ không làm xáo trộn nhịp điệu của cuộc sống, và ông ấy cũng sẽ không thu hút sự chú ý bởi những hành động kỳ quặc của mình.

Bạn thắc mắc: “Liệu những người áp dụng cuộc sống như thế có thực sự an toàn hay không?”. Tôi không thể hứa với bạn điều đó, cũng như tôi không thể khẳng định với bạn là người sống điều độ sẽ luôn khỏe mạnh; dù rõ ràng là việc sống điều độ sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn hơn. Lịch sử đã cho thấy, tàu bè vẫn luôn có thể chìm ngay gần bờ, vậy bạn nghĩ sao nếu ta đưa chúng ra giữa biển khơi? Tương tự như vậy, cuộc sống bận rộn sẽ nguy hiểm hơn thế nào, khi mà ngay cả một cuộc sống ẩn dật an nhàn cũng tiềm ẩn những hiểm họa trong nó? Ngay cả những người ngây thơ hiền lành nhất vẫn có thể bỏ mạng, ai có thể phủ nhận điều đó? Điều ta có thể khẳng định chỉ là những tên tội phạm thì chết nhiều hơn. Người xưa đã nói: “Giáp có dày đến đâu, vẫn có chỗ sơ hở" mà.


Vậy nên, kẻ khôn sẽ cân nhắc về mục đích nhiều hơn là kết quả. Việc quyết định làm hay không, bắt đầu một việc gì đó, nằm trong quyền quyết định của ta, trong khi kết quả còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác có thể đến trong quá trình thực hiện, hay ngay cả vận may thời cuộc, những thứ ta hoàn toàn không kiểm soát được. “Vô tình chết trong tay kẻ trộm thì đâu có gì để suy nghĩ”.


Để kết thúc bức thư này, để tôi “gửi vàng” cho bạn.
Kẻ biết hưởng thụ sự giàu sang nhất là kẻ ít cần đến nó nhất.
Ai đã nói vậy, bạn hỏi. Tôi cũng không chắc, hoặc là Epicurus, hoặc là Metrodorus, hay một ai đó từ trường phái của họ. Nhưng ai nói thực ra đâu quá quan trọng? Người đó nói cho tất cả chúng ta.
Ai cần đến tài sản sẽ luôn sợ hãi cho khối tài sản của mình. Nhưng không ai được tận hưởng thực sự khi vẫn còn lo lắng. Ai càng cố tích lũy, không ngừng bận rộn với những tính toán thiệt hơn được mất, sẽ quên mất việc hưởng thụ những lợi ích mà tài sản mang lại. Cứ mãi thu thập hóa đơn, cân đo đong đếm, lật sổ sách, và hắn vô tình biến mình thành thằng quản lý thay vì làm một ông chủ thực thụ.
Tạm biệt!

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

*******
Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I admit that a fondness for our body is innate in us; I admit that we are charged with the care of it. Nor do I hold that one ought not to make any allowances for the body. What I do hold is that one ought not to be its slave. One who is a slave to the body—who is excessively fearful on account of it—who refers all things to it—will be a slave to many. 2 We should behave, not as if the body were the proper reason for our lives, but as if it were merely a necessity for life. Excessive love for it troubles us with fears, burdens us with worries, exposes us to criticism. Honor is cheap to one who holds the body too dear. Take scrupulous care of it, but on condition that when required by reason, or self-respect, or loyalty, it is to be thrown into the fire.

3 Even so, let us avoid not only danger but also discomfort, as much as we can, and retreat into safety, constantly devising ways of keeping away the objects of fear. If I am not mistaken, those objects are of three kinds. We fear poverty; we fear disease; and we fear the violent deeds of those more powerful than ourselves. 4 Among all these, the one that has most impact on us is the threat from another’s power, for this arrives with a great deal of noise and activity. The natural evils I mentioned, poverty and disease, come on in silence; they have no terrors to strike our eyes or ears. But the evil of another makes a great show: it is encompassed with fire and sword, with chains, with packs of wild animals primed to leap upon our human vitals. 5 Imagine here the jail, the cross, the rack, the hook, the stake driven up through the middle of a person and coming out at the mouth, the limbs torn apart by chariots driven in different directions, the garment woven and smeared with flammable pitch, and everything else that savagery has devised. 6 It is no wonder, then, that our greatest fear is of this, since it comes in such great variety and with such frightening equipage. For just as the torturer is most effective when he sets many instruments of pain in view (for some who would have withstood the use of them are broken by the sight), so also among those things that subdue and dominate the mind, the greatest impact belongs to those that have something to display. Those other dangers are no less serious—hunger, I mean, and thirst; festering ulcers; fever burning right down in the gut—but they are unseen. Those have nothing to hold over our heads or before our eyes, while these overpower us, as great wars do, with their panoply and parade.
7 Let us therefore make an effort to avoid giving offense. At one time it is the populace we have to fear; at another, if the state is ruled in such a way that the senate has charge of most matters, the men of most influence there; at another, individuals in whom is vested the power of the people and over the people. To have all these as friends would require much effort: it is enough if we do not have them as enemies. Thus the wise person will never provoke the anger of those in power, but will steer clear of it, just as one steers clear of a storm at sea. 8 When you were headed for Sicily, you crossed the strait. The rash helmsman ignores the threatening South Wind (for it is the South Wind that whips up the Sicilian Sea into whitecaps) and does not set a course along the left-hand shore but along the other, where the eddy of Charybdis is quite near. But the more cautious helmsman inquires of those who are familiar with that locale what the tides are and how to read cloud patterns, and steers well away from the stretch that is notorious for choppy water. The wise person does the same. He avoids the power that will do him harm, being cautious all along not to be seen avoiding it. For this too is part of safety, to be circumspect in pursuing it, since evasive action amounts to condemnation. 
9 So let us look about for ways to be safe from the common crowd. First of all, let us not desire the same objects: strife arises among those who are in competition. Then, let us not possess anything it would be very profitable to steal, and let there be very little on your person that is worth taking. No one goes after human blood on its own account, or very few do. More act from calculation than from hatred. If a person is naked, the robber passes him by; the poor have peace, even where there is an ambush on the road.
10 Next, we should keep in mind three things that are to be avoided, as the old proverb says: hatred, envy, and contempt. Wisdom alone will show us how to do this. For it is difficult to balance one thing against another: in seeking to avoid resentment, we have to be careful not to incur contempt, lest while we refrain from trampling on others, we give the impression that we ourselves can be trampled upon. For many, the power to inspire fear in others has produced reasons to be afraid themselves. Let us refrain from both. Being considered superior is just as harmful as being despised.
11 Therefore let us take refuge in philosophy. These studies, like the stoles of priests, mark one as sacrosanct not only among the good but even among those who are bad in an ordinary way. For eloquence in the courts, or any other kind that stirs the multitude, produces rivals; but this quiet sort that is concerned only with its own business cannot be despised; in fact, it is honored above all arts, even among the worst people. Wickedness will never gain so much strength, nor conspire so much against the virtues, that the name of philosophy will cease to be revered as sacred. 
Yet philosophy itself must be practiced calmly and with moderation.
12 “What?” you say. “Do you think Marcus Cato practiced it with moderation, he who stayed a civil war with his word? He who took his stand amid the weapons of furious generals? He who, when some were giving off ense to Pompey, others to Caesar, challenged both at once?” 13 One could at this point dispute whether the wise man was obliged to engage in politics in that situation:
What are you up to, Cato? The contest is not for freedom; that was lost long ago. The question is whether Caesar or Pompey will possess the state. What have you to do with such a controversy? It is no business of yours to take sides in it. It is a master that is being chosen: what difference does it make to you who wins? It is possible that the better man will win, but it’s not possible to win without being the worse for it.
I have touched on Cato’s final stand, but even in his earlier years the times were never such as permit the wise to join in that plundering of the state. What did Cato achieve other than raising his voice—and raising it in vain—when he was on one occasion lifted on the hands of the crowd and so ejected from the Forum, all covered with spit and scandalous abuse? And on another occasion escorted out of the Senate and into a jail?
14 But we will investigate later on whether the wise person ought to devote any effort to public service. Meanwhile, I summon you to those Stoics who were cut out of politics and devoted themselves in retirement to the management of life and the establishment of laws for humankind, without offending any of the powerful. The wise person will not disturb the customs of the public, and neither will he draw public attention by a strange manner of living.

15 “What? Will one who adopts this plan be especially safe?” I cannot promise you that, any more than I can promise that a person of moderate habits will enjoy good health; and yet it is still the case that moderation promotes health. Ships have been known to sink in harbor—but what do you think happens in the middle of the ocean? How much more dangerous would it be to live a very busy and active life, if even a quiet life is not safe? Sometimes the innocent do perish—who denies it?—but more often the guilty. The skill remains, even when one is struck down through one’s armaments.

16 In a word, the wise person considers intention, rather than outcome, in every situation. The beginnings are in our power; the results are judged by fortune, to which I grant no jurisdiction over myself. “But fortune will bring some trouble, some adversity.” Death at the hands of a robber is not a condemnation.
17 Now you are stretching out your hand for the daily dole; I will fill you up with a golden one. And since I have mentioned gold, learn how the use and enjoyment of it may be made more pleasant for you:
He enjoys riches most who has least need of riches.
“Tell me the author,” you say. Just to show you how generous I am, I am determined to praise another’s material: it is Epicurus, or Metrodorus, or somebody from that shop. 18 And what does it matter who said it? He said it for everyone.
He who feels the need of wealth also fears for his wealth. But no one has enjoyment from so vexed a good. He is eager to add to it; and while he is thinking about its increase, he is forgetting about its use. He is collecting on his accounts—pounding the pavement of the forum - flipping through his ledger. He is not master but factotum.
Farewell.
A Dreamer

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: