Lời tựa:
                      
Như đã giới thiệu trong series, Seneca thực sự là nguồn cảm hứng Stoicism của mình. Đọc Seneca không chỉ là về triết học mà còn là một trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.
                
Với hy vọng giới thiệu Stoicism đến với các bạn trẻ Việt Nam, xin gửi tới các bạn bản dịch những bức thư quan trọng nhất trong cuốn "Moral Letters to Lucilius", tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.

Những bức thư đạo đức là tuyển tập các bức thư của triết gia Seneca về Chủ nghĩa Khắc Kỷ, nhằm trang bị cho con người hành trang để đối mặt và mỉm cười trước sóng gió của cuộc đời, đạt được sự bình thản trong tâm trí. Cuốn sách không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài.
                                                        
Do không phải anh dịch thuật, nên bản dịch này hoàn toàn tập trung vào việc truyền tải thông điệp và hy vọng có thể giúp bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với bản tiếng Anh, để có thể thấy cái hay cái đẹp trong việc sử dụng ngôn từ của Seneca (dù thực ra bản tiếng Anh cũng chỉ là một bản dịch). Một anh bạn người Ý của mình đã chia sẻ Seneca được đưa vào chương trình giảng dạy tại Ý như một bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ. Vì vậy, xin cam đoan tất cả những gì khiến bạn cảm thấy trúc trắc từ bản dịch là bởi khả năng hạn chế của mình, và rất mong nhận được đóng góp của các cao nhân để bản dịch được hoàn thiện hơn. 
Lưu ý: vì một số lý do như nội dung không còn quá sát và cần thiết với thời hiện tại, mình sẽ không dịch 4 bức số 58, 85, 92, và 95 nhé. Nếu bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì bản tiếng Anh có sẵn trên Wiki, hay có thể nhắn cho mình mình sẽ gửi bản pdf sách.

Bạn có thể đọc trước giới thiệu về Seneca ở đây:


Bức thư số 104

Bạn thân mến!
Tôi vừa trốn chạy khỏi La Mã, để đến với dinh thự ở Nomentum của mình. Bạn nghĩ lý do là gì? Để trốn khỏi thành phố? Không, thực ra tôi muốn trốn khỏi cơn sốt đã nhiễm vào cơ thể và bắt đầu trở nên tệ hơn. Thầy thuốc nói rằng nó bắt đầu với việc mạch đập rối loạn không đều. Vậy nên tôi đã lệnh cho hành lý xe ngựa phải lập tức sẵn sàng. Tôi khăng khăng đòi ra đi dù Paulina đã cố ngăn tôi lại. Tất cả những gì tôi có thể nói là lặp lại lời của người thầy cố vấn của tôi, Gallio, khi ông ta gặp phải một cơn sốt ở Hy Lạp. Ông ta ngay lập tức lên thuyền, và cương quyết cho rằng căn bệnh là tại địa điểm chứ không phải tại cơ thể ông ta.
Tôi nói với Paulina y như thế. Bà ấy vô cùng lo lắng về sức khỏe của tôi. Thực ra, chính vì nhận ra sự gắn bó đến gần như phụ thuộc của bà ấy mà tôi bắt đầu, bởi lo lắng cho bà ấy, mà quan tâm hơn đến sức khỏe của chính mình. Dù đúng là tuổi già đã khiến tôi có thể vững vàng hơn khi đối mặt với nhiều thứ, nhưng ở đây tôi lại đang mất đi lợi thế của nó. Tôi có cái suy nghĩ rằng bên trong cơ thể già cỗi này là một chàng trai trẻ cần được yêu thương chiều chuộng. Vì tôi không thể thuyết phục bà ấy hãy dũng cảm hơn trong tình yêu dành cho tôi, bà ấy lại có thể thuyết phục tôi biết yêu thương bản thân mình nhiều hơn.
Một người cần phải biết chấp nhận, bạn thấy đấy, những cảm xúc thiêng liêng. Có những thời điểm, vì chính tình yêu thương của người thân trong gia đình mà ta chiến đấu, để tiếp tục hơi thở đã trở nên yếu ớt, dù rất đau đớn, và thực sự chỉ có thể giữ nó trong trong miệng mình (ý chỉ không thể thở sâu, hơi thở đã rất mong manh). Người thông thái không nên sống bao lâu mà cuộc sống còn làm ông ấy thỏa mãn vui vẻ, mà nên sống bao lâu ông ấy cần phải sống (theo nghĩa hữu ích cho người xung quanh). Một người không quan tâm đến vợ hay bạn bè đủ để cố gắng kéo dài cuộc sống - mà chỉ khăng khăng đòi được chết - thì cũng chỉ là ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà thôi. Khi người thân mong muốn mình sống, thì tâm trí cần phải đặt ra yêu cầu này cho chính nó: ngay cả nếu một người không chỉ muốn chết mà còn bắt đầu làm vậy, thì anh ta cần phải dừng lại ngay và tiếp tục sống như một cách hy sinh cho người khác. Trở lại với cuộc sống vì người khác cũng là một tinh thần cao quý, như cách những con người vĩ đại thường làm. Nhưng, thêm vào đó, tôi nghĩ rằng thật tốt, và dễ dàng để cẩn trọng hơn ở tuổi già nếu bạn biết rằng việc ấy sẽ khiến những người mà bạn yêu thương hạnh phúc, nó có ích cho họ và là thứ họ mong muốn ở bạn. Bên cạnh đó, nó cũng là một niềm vui thuần khiết, một phần thưởng cho bạn, vì có điều gì ngọt ngào hơn việc vì biết rằng bản thân quan trọng thế nào với người bạn đời của mình mà bạn cũng trân trọng chính bản thân mình hơn? Vậy nên Paulina đã thành công trong việc đặt lên vai tôi trọng trách ấy, không phải chỉ với nỗi sợ của bà, mà còn khiến nỗi sợ ấy tác động đến chính tôi.
Nhưng, không dài dòng nữa, tôi cho rằng bạn sẽ muốn biết chuyến đi ấy cuối cùng đã diễn ra thế nào. Ngay khi tôi rời thành phố, rời bỏ sự ngột ngạt của nó, cùng với mùi khó chịu của những căn bếp khi chúng tuôn ra những làn hơi bụi độc hại, ngay lập tức tôi cảm nhận được sự thay đổi trong sức khỏe của mình. Bạn chắc sẽ không thể tưởng tượng được tôi đã cảm thấy khá hơn đến thế nào khi tới được ruộng nho. Giống như những con gia súc được thả ra đồng cỏ, tôi thực sự tấn công thức ăn của mình, ăn ngốn ăn ngấu. Kết quả là giờ tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh, không có một vấn đề nào về cả thể chất lẫn tâm trí. Vậy nên tôi lại có thể bắt đầu tập trung vào việc suy ngẫm và nghiên cứu.
Với việc ấy, địa điểm thực sự không có ảnh hưởng gì, nếu tâm trí có thể tự sắp xếp thời gian cho chính nó, và đặt ra những khoảng nghỉ ngơi ngay giữa những đợt cao điểm bận rộn nhất. Ngược lại, nếu bạn cứ phải chọn những nơi xa xôi hẻo lánh để tận hưởng sự thư nhàn, bạn sẽ luôn thấy có những thứ làm phiền bạn ở mọi nơi. Người ta nói rằng Socrates đã trả lời một người quen của ông ta, người than phiền rằng việc di chuyển không mang lại lợi ích gì cho ổng: "Bạn còn mong đợi gì, khi bạn luôn mang theo mình trên từng cây số". Họ (những người than phiền như thế) sẽ cảm thấy tốt hơn thế nào nếu họ có thể bỏ lại bản thân họ ở nhà! Những áp lực, lo toan, thất bại, sợ hãi của họ luôn thường trực. Có ích lợi gì với họ khi vượt qua biển cả, hay đến một thành phố hoàn toàn xa lạ? Nếu bạn muốn thoát khỏi những vấn đề của mình, điều bạn cần không phải là tìm đến một nơi mới, mà là thay đổi chính mình. Tưởng tượng bạn sẽ đặt chân đến Athens hay Rhodes. Chọn bất cứ thành phố nào bạn muốn. Liệu những khác lạ ở nơi đó có thể thay đổi bạn hay không? Bạn sẽ luôn mang theo suy nghĩ, tính cách của mình. Bạn vẫn cho rằng tài sản là tốt đẹp, và vì vậy luôn bị giày vò vì sự nghèo khổ của mình, trong khi sự nghèo khổ ấy cũng chỉ là một quan niệm sai lầm của chính bạn mà thôi. Không cần biết bạn sở hữu bao nhiêu, một sự thực đơn giản rằng có ai đó sở hữu nhiều hơn bạn là đủ để khiến bạn cảm thấy của cải của mình là không đáng kể, bởi chính xác khoảng chênh lệch giữa bạn và người đó. Rồi tiếp đến bạn cho rằng quyền cao chức trọng là tốt đẹp, và trở nên buồn rầu khi kẻ khác được bầu làm cố vấn cấp cao và một kẻ khác nữa thậm chí tái đắc cử. Bạn sẽ trở nên ghen tị bất cứ khi nào bạn đọc tên ai đó nhiều lần trong bảng chức vụ. Sự điên cuồng khao khát thành công của bạn sẽ lớn đến nỗi bạn luôn nghĩ không ai ở dưới mình, nếu vẫn còn dù chỉ một người ở trên bạn.

Đọc thêm:

Tiếp theo, bạn đi đến cho rằng cái chết là thứ tồi tệ nhất, mặc dù thứ tồi tệ nhất trong cái chết thực ra là thứ đến trước nó - nỗi sợ chết. Những lo sợ vô căn cứ cũng có thể khiến bạn hoảng loạn như những nguy hiểm thực sự có thể xảy ra, và bạn thấy mình thường xuyên chìm sâu trong nỗi ám ảnh. Có lợi ích gì trong việc
trốn chạy khỏi những thị trấn Argive
và tìm vào đúng giữa lòng quân địch (trích thơ Virgil)
Ngay sự yên bình cũng mang lại cho bạn nhiều lo sợ. Một khi tâm trí bạn không yên, bạn sẽ không đủ tự tin để kiểm soát ngay cả khi tình huống là hoàn toàn vô hại: vì đã quá quen với sự sợ hãi thiếu suy xét, tâm trí bạn hoàn toàn mất khả năng đảm bảo an toàn cho chính nó. Nó không thể tránh nguy hiểm mà lại quay lưng chạy trốn, dù cho khi quay lưng ta còn gặp nhiều nguy hiểm hơn.
Tiếp đến, bạn sẽ cho rằng sự ra đi của bất cứ ai bạn yêu mến đều là tai họa đau đớn nhất, dù thực ra phản ứng như thế thì cũng ngờ nghệch như việc than khóc chỉ vì lá sẽ rụng từ những hàng cây trang hoàng quanh nhà bạn. Hãy nghĩ đến tất cả những thứ làm bạn hạnh phúc như cách bạn nhìn một hàng cây xanh lá: hãy tận hưởng chúng khi chúng ở đó. Một vài chiếc lá sẽ rụng mỗi ngày, nhưng "mất mát" như thế thì có thể dễ dàng chịu đựng, vì lá rụng rồi lại mọc. Nhưng thực ra điều ấy cũng đâu khác biệt với những người bạn yêu mến và nghĩ đến họ như niềm hạnh phúc trong đời bạn. Họ có thể được thay thế, dù đúng là họ không thể tái sinh y hệt như cũ.
"Nhưng những sự thay thế ấy làm sao so sánh với họ". Vậy không lẽ bạn quên rằng ngay cả bạn cũng sẽ luôn đổi khác? Mỗi ngày đều khiến bạn thay đổi, thậm chí mỗi giờ; nhưng khi mà một người thân của bạn qua đời thì sự thay đổi ấy hiện ra rõ ràng và đột ngột, trong khi với trường hợp của chính bạn thì chúng không khiến bạn chú ý, bởi vì chúng không xảy ra bên ngoài. Người khác bị tước đi khỏi đời ta, nhưng đồng thời chính ta cũng bị lấy đi, dù không thể nhận thấy, khỏi chính mình. Hay đúng hơn, bạn không thể ý thức được những thay đổi ấy, và cũng không thể làm gì để cải thiện nó, nhưng bạn sẽ tự làm khó mình khi hy vọng một thứ và thất vọng vì thứ khác. Sự thông tuệ nằm trong khả năng kết hợp hai thứ: bạn không bao giờ nên hy vọng mà không nghi ngờ, cũng như không bao giờ nên chỉ nghi ngờ mà không hy vọng.
Vậy những chuyến đi thực ra có thể mang lại cho ta điều gì? Chúng không thể kiểm soát thói hưởng thụ, hay chấm dứt ham muốn, hay kiểm tra những cảm xúc bộc phát, làm giảm bớt những đợt tấn công hoang dã dữ dội của đam mê: tóm lại, chúng không giúp ta loại bỏ bất cứ một vấn đề nào trong tâm trí. Chúng cũng không thể mang lại cho ta những đánh giá đúng đắn, hay gạt đi những sai lầm; thay vào đó, chúng chỉ có thể cung cấp cho ta một sự thay đổi về khung cảnh, thứ có thể thu hút giác quan của ta trong giây phút, như cách vài món trang sức diêm dúa rẻ tiền thu hút đám trẻ. Nhưng ngoài ảnh hưởng ấy, những chuyến đi thực ra sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự bất ổn của một tâm trí không được vững vàng. Đúng như thế, chính sự di chuyển của cái xe cũng có thể khiến ta không thể yên ổn và trở nên dễ cáu kỉnh. Kết quả là những người đã rất nóng lòng đến thăm một vài địa điểm lại thậm chí còn sốt ruột hơn để được rời khỏi chúng, giống như chim chóc cứ luôn chuyền hết cành nọ sang cành khác, và thường bay đi còn nhanh hơn khi chúng đến. Việc di chuyển cho bạn biết những cung đường mới, nó sẽ chỉ cho bạn những ngọn núi với hình dạng kỳ lạ, những đồng bằng khác biệt, và những thung lũng với dòng suối chảy không ngừng. Nó sẽ cho phép bạn quan sát những thứ đặc biệt từ các dòng sông - như sông Nile đã dâng lên thế nào trong cơn lũ mùa hạ, sông Tigris đã biến mất rồi trở lại với dòng chảy mạnh mẽ thế nào sau khi di chuyển sâu dưới lòng đất, hay sông Meander cứ đổi hướng chảy vòng quanh và gần như là quay trở lại đầu nguồn trước khi đổ xuống - nhưng những thứ đó sẽ không cải thiện được bạn, bất kể là về tâm trí hay cơ thể.
Ta cần dành thời gian cho việc tự mình nghiên cứu cũng như học theo những người đã chứng đắc sự thông tuệ, để có thể nắm được những thứ đã được tìm ra và từ đó tiếp tục với những thứ mới mẻ hay chưa có lời giải. Đó là cách để tâm trí được giải phóng khỏi sự ràng buộc tồi tệ và có thể khẳng định tự do cho chính nó. Nhưng bao lâu bạn còn không chú tâm đến việc nắm chắc về những thứ cần tránh và những thứ nên theo đuổi, bao lâu bạn vẫn không hiểu đâu là công bình, đâu là bất công, thứ gì là thiêng liêng, thứ gì là tầm thường, bạn sẽ không thể thực sự có được lợi ích từ sự di chuyển, mà chỉ là đi lang thang hết nơi này đến nơi nọ mà thôi. Việc ấy sẽ không mang lại bất cứ lợi ích gì cho bạn, vì bạn vẫn mang theo những cảm xúc của mình, và cả những vấn đề trong cuộc sống. Thậm chí, tôi mong rằng chúng chỉ là đi theo bạn, vì như thế tức là còn có khoảng cách. Trong khi thực tế, bạn không ở trước chúng, mà cõng chúng ngay trên lưng mình: bất cứ nơi đâu bạn đến, bạn cũng bị đè nén bởi những thứ nặng nề khó chịu ấy.
Một người đang đau ốm không cần một nơi chốn để khỏi bệnh, mà anh ta cần thuốc thang. Nếu ai đó gẫy chân hay bong gân, anh ta sẽ không lên xe hay lên tàu để đi đến nơi khác; thay vào đó, anh ta sẽ gọi thầy thuốc để nắn chỗ gãy hay chỗ gân bị bong. Bạn có thấy điều tương tự đối với tâm trí không? Khi nó “bị gãy” hay “bị trật” ở nhiều điểm, liệu bạn có nghĩ nó có thể được chữa khỏi bằng cách thay đổi địa điểm xung quanh? Những vấn đề của ta quá trầm trọng để có thể sử dụng biện pháp ấy nhằm chữa trị. Việc di chuyển không khiến bất cứ ai trở thành thầy thuốc hay người diễn thuyết. Một người không thể học được kỹ năng chỉ từ việc đến một nơi nào đó. Liệu bạn có cho rằng sự thông tuệ, “kỹ năng” quan trọng nhất của con người, có thể được lĩnh hội trong các chuyến đi? Tin tôi đi, không có một chuyến đi nào có thể khiến bạn vượt thoát được những ham muốn, những cảm xúc mạnh mẽ không thể kiểm soát, hay nỗi sợ hãi. Vì nếu có thể, thì loài người đã lũ lượt kéo nhau đi hết nơi này nơi nọ. Bao lâu bạn còn tiếp tục để những vấn đề ấy ảnh hưởng đến tâm trí, thì có đi vòng quanh cả thế giới, chúng sẽ vẫn cứ giày vò tra tấn bạn. Liệu bạn có ngạc nhiên khi việc chạy trốn không thể giúp bạn? Vì thứ mà bạn đang chạy trốn là chính con người mình. Vậy nên điều cần làm là chỉnh đốn những vấn đề bên trong, loại bỏ tất cả gánh nặng lên tâm trí, và giữ ham muốn ở mức vừa phải. Chỉ khi gạt hết chúng khỏi tâm trí, bạn mới có thể có được sự thảnh thơi.
Nếu bạn muốn tận hưởng niềm vui của những chuyến đi, hãy suy xét những thứ đồng hành cùng bạn. Thói tham lam sẽ bám lấy bạn bao lâu mà những người gần bên bạn còn tham lam và xấu tính. Tính tự phụ sẽ vẫn bám lấy bạn bao lâu bạn còn đồng hành với những con người kiêu ngạo. Bạn sẽ không thể tránh khỏi bạo lực nếu coi một kẻ thích bạo hành là bạn của mình, và những kẻ dâm dật ở quanh bạn cũng sẽ dấy lên dục vọng trong bạn. Nếu bạn thực sự muốn gạt bỏ những thói xấu ấy, bạn cần phải cẩn thận tránh khỏi mọi biểu hiện hay dấu hiệu của chúng. Nếu một kẻ keo kiệt, một tên thích cám dỗ, một kẻ tàn ác, hay một kẻ lừa gạt ở gần bạn, chúng sẽ gây hại lớn cho bạn - nhưng thực ra, mầm mống của những thói xấu ấy ở chính trong bạn! Vậy nên hãy thay đổi chúng, lựa chọn những người tốt đẹp thông thái hơn. Hãy sống với những Cato, hay Laelius, hay Tubero; hoặc, nếu bạn ưa chuộng những người Hy Lạp, hãy dành thời gian cho Socrates hay Zeno. Nhóm đầu sẽ dạy bạn cách để đối mặt với cái chết khi cần thiết; nhóm sau, trước cả khi cần thiết. Hãy sống cùng Chrysippus hay Posidonius. Họ sẽ dạy bạn những kiến thức của con người và của đấng thiêng liêng; họ sẽ khuyên bạn đừng nên dành quá nhiều tâm huyết cho việc có thể ăn nói lưu loát và thu hút khán giả với lời lẽ kiểu cách mà thay vào đó hãy tôi luyện tâm trí bạn và khiến nó trở nên mạnh mẽ vững vàng hơn trong thử thách khó khăn.
Chỉ có một nơi trú ẩn cho cuộc đời đầy sóng gió và cuồng phong này: đó là vượt trên tất cả những thứ có thể đến trong tương lai, đứng hiên ngang vững vàng, sẵn sàng đón nhận mọi đợt tấn công của số mệnh một cách trực diện, không bao giờ trốn tránh hay quay đầu. Tự nhiên trang bị cho ta mọi thứ để có thể kiên tâm hướng về phía trước. Nó tạo nên một vài loài dũng mãnh, những loài khác khôn lanh, và những loài khác lại nhút nhát sợ sệt, nhưng nó tặng cho chúng ta sự tư hào về một sức mạnh thiêng liêng, thứ có thể chủ động tìm kiếm nơi mà nó thể hiện được sự cao quý của mình thay vì nơi mà nó có thể sống trong yên ổn; một sức mạnh, linh hồn rất gần, rất giống với linh hồn của vũ trụ, thứ nó đi theo và luôn cố gắng để có thể sánh ngang, bao lâu mà cơ thể con người này còn cho phép nó làm thế. Sức mạnh, linh hồn ấy tự nâng cấp chính nó, nó tự tin, đáng được ngợi ca, đáng được trân trọng. Nó là đấng tối cao so với mọi thứ khác và vượt trên tất cả. Chính vì vậy, nó không phải cam chịu bất cứ thứ gì (tầm thường hơn nó), hay bị bất cứ thứ gì kéo nó xuống, đè lên nó:
Cái chết và sự khổ đau: tạo thành hình dạng của nỗi sợ (trích thơ Virgil)
Những thứ ấy đâu thể mang lại chút sợ hãi nào, nếu một người có thể dũng cảm đối mặt với chúng và vượt qua bức màn vô minh mờ tối. Bạn biết không, rất nhiều thứ tưởng như sợ chết đi được trong đêm tối hóa ra lại đáng buồn cười khi ánh sáng ban ngày chiếu vào. "Cái chết và sự khổ đau: tạo thành hình dạng của nỗi sợ": nhà thơ của chúng ta, Virgil, đã rất đúng đắn khi cho chúng là đáng sợ không phải trong sự thật mà là trong "hình dạng", nghĩa là chúng chỉ có vẻ đáng sợ, nhưng không thật như vậy. Để tôi nhắc lại lần nữa: thứ gì trong chúng có thể thực sự khiến ta sợ hãi như sự đồn thổi của người đời? Tôi xin bạn, bạn của tôi, nói cho tôi: Tại sao ta phải sợ những công việc khó khăn cực nhọc, khi ta là một con người? Tại sao phải sợ chết, khi ta hiểu mình là một sinh vật với sự sống hữu hạn trong cõi đời này? 

Ta thường gặp những người nghĩ rằng thứ mà họ không thể làm thì chắc chắn là không thể, và họ cho rằng những thứ Stoicism truyền dạy là vượt trên khả năng của con người. Bản thân tôi có cái nhìn cao hơn rất nhiều với con người: tất cả đều có khả năng thực hiện những hành động như thế, chỉ là họ không đủ dũng khí mà thôi. Có ai từng thực sự nỗ lực mà vẫn phải thừa nhận rằng những hành động hay nhiệm vụ ấy là vượt trên khả năng của anh ta? Chẳng phải người ta thường lại thấy những thứ ấy dễ dàng hơn rất nhiều khi thực sự bắt tay vào thực hiện hay sao? Không phải sự khó khăn làm mất đi lòng tin trong ta, mà chính sự thiếu tự tin của ta khiến mọi thứ trở nên khó khăn.

Nếu bạn cần một hình mẫu, hãy nghĩ đến Socrates, một ông lão nhẫn nại kiên tâm. Ông ta chịu đựng tất cả những khó khăn đau khổ, nhưng không bao giờ bị áp đảo, bởi nghèo đói (thứ mà vợ con chỉ khiến nó càng nặng nề hơn cho ông ta) hay bởi những công việc chân tay ông phải thực hiện, bao gồm cả nghĩa vụ trong quân đội. Ông ta gặp những áp lực ngay trong nhà bởi vợ con, với một người vợ xấu tính mà ngoa miệng cùng đám trẻ không mấy sáng dạ, giống mẹ chúng hơn là cha chúng. Về thời thế bên ngoài, ông ta sống hoặc là trong thời kỳ chiến tranh hoặc là dưới chế độ độc tài, hoặc là trong sự tự do nhưng còn tàn bạo chết chóc hơn cả hai điều kiện ấy. Chỉ riêng chiến tranh đã kéo dài đến 27 năm. Sau khi nó kết thúc, chính quyền bị ảnh hưởng xấu bởi 30 tên độc tài, rất nhiều trong số chúng là kẻ thù trực tiếp của Socrates. Cuối cùng, Socrates bị kết tội với án nặng nhất. Họ kết ông ta tội báng bổ và làm mất giá trị của tôn giáo và hủy hoại lớp trẻ bằng cách xúi giục chúng không tin vào Chúa, vào cha ông chúng, và cả chính quyền. Sau đó là tù đày và chén thuốc độc. Tất cả những thứ ấy có rất ít ảnh hưởng đến tâm trí Socrates, đến nỗi chúng còn chẳng thể thay đổi nét mặt của ông. Thực sự là một tấm gương phi thường hiếm có. Đến tận giây phút cuối đời, không ai thấy ông ta có vẻ ít bình thản hân hoan hơn trước đó. Giữa những thay đổi có lẽ là to lớn nhất có thể đến với số mệnh một con người, ông ta vẫn vững vàng như kiềng ba chân.
Liệu bạn có cần một tấm gương thứ hai? Hãy nghĩ đến Cato, người mà số mệnh đã tấn công ông ta thậm chí còn mạnh mẽ khốc liệt và thường xuyên hơn. Trong mỗi sự kiện, và cuối cùng là cái chết, Cato cho thấy một con người dũng cảm có thể thách thức số mệnh bằng cả cách sống cũng như cái chết của mình. Ông ta dành cả đời hoặc là trong quân đội giữa những cuộc nội chiến hoặc là trong thời bình mà từ đó nội chiến phát sinh. Bạn sẽ phải thừa nhận rằng ông ta, cũng giống như Socrates, hiến dâng đời mình cho tự do giữa thời kỳ nô lệ - nếu không, chắc bạn phải nghĩ rằng Pompey, Caesar, và Crassus là những người thực sự ủng hộ tự do. Bất kể hệ thống chính trị có thay đổi thường xuyên đến thế nào, không ai từng thấy Cato thay đổi. Ông ta duy trì những phẩm cách trong mọi hoàn cảnh, dù đó là được bầu hay không được bầu vào vị trí quan trọng: một ủy viên trong nghị viện hay một pháp quan, hay trong bài diễn thuyết chính trị, trong quân đội, hay trước cái chết. Ngắn gọn, tại thời điểm khủng hoảng của dân tộc, với Caesar một bên, với mười quân đoàn ở điều kiện trang bị tốt nhất và có sự hỗ trợ của các đế quốc bên ngoài, và Pompey một bên, Cato sẵn sàng đứng một mình giữa họ. Khi một bề cánh có chiều hướng theo Caesar, và bên khác theo Pompey, Cato là người duy nhất nhận trách nhiệm lãnh đạo nền cộng hòa. Nếu bạn muốn có một bức tranh trong tâm trí để mường tượng hoàn cảnh khi ấy, hãy vẽ lên, một bên, là dân chúng, tất cả đều mong một sự giải phóng; một bên, những kẻ quyền lực và giá thế, trong nghị viện, cũng như giới kỵ sĩ, ở những vị trí trọng yếu nhất; và ở giữa hai phe, là chế độ cộng hòa, mà Cato đứng đầu. Bạn sẽ phải kinh ngạc, khi tôi nói với bạn rằng:
Trước con trai Atreus và Priam, vậy mà Achilles dám phẫn nộ với cả hai (trích thơ Virgil)
Giống như Achilles, với cả hai phía, Cato đều khinh thường mà chẳng hề bận tâm, và sức mạnh, cũng như sự tàn bạo của chúng đều chẳng đáng kể khi Cato thể hiện quan điểm của mình: "Nếu Caesar thắng lợi, ta sẽ chọn cái chết; nhưng nếu Pompey giành quyền kiểm soát, ta sẽ chịu đi đày". Vậy thì còn gì để Cato phải sợ hãi? Ông ấy đã định sẵn kết quả cho mình, bất kể khi chiến thắng hay thất bại, thì thứ kẻ thù có thể làm với ông ta cũng chỉ có thể khắc nghiệt đến như vậy mà thôi. Rồi ông ta tự kết thúc đời mình, như đúng lời nói trước đó.
Bạn thấy không, con người hoàn toàn có thể chịu đựng mọi gian khó: Cato dẫn đầu đoàn quân trong điều kiện chân trần xuyên qua sa mạc châu Phi. Bạn nhìn thấy họ có thể chịu đựng cơn khát cắt cổ: Cato kéo theo cả những thứ còn lại của trang bị nghèo nàn của họ, cùng đoàn quân thua trận qua ngọn đồi khô cằn chẳng thể làm ẩm ngay cả đôi môi con người, khi ông ta vẫn mặc nguyên giáp phục, và bất cứ khi nào nước được tìm thấy ông ta là người uống cuối cùng. Bạn thấy không, một người có thể vượt trên mọi thân phận và địa vị: Cato chơi bóng vào ngày ông ta thua cuộc bầu cử. Bạn thấy không, con người hoàn toàn có thể không sợ hãi trước những thế lực đe dọa mình: Cato thách thức cả Pompey và Caesar cùng một lúc, khi mà không một ai dám thách thức một trong hai người ấy mà không phải là để nịnh nọt và được đi theo phe cánh người còn lại. Bạn thấy không, con người có thể vượt trên cái chết, cũng như tù đày: Cato tự nhận lấy chúng, giữa thời buổi chiến tranh loạn lạc.

Một khi ta loại bỏ được sợi dây đang chằng quanh cổ mình, ta có thể đối mặt với những thử thách ấy một cách mạnh mẽ và kiên tâm. Để làm được như vậy, ta cần bắt đầu bằng việc từ bỏ mọi hưởng thụ tiện nghi; chúng làm ta trở nên yếu ớt và nhu nhược với rất nhiều đòi hỏi, và chúng khiến ta phụ thuộc vào số mệnh. Tiếp đó, ta cần phải từ bỏ của cải: vì của cải là văn kiện chứng minh sự nô lệ của con người. Ta nên từ bỏ toàn bộ vàng bạc và mọi thứ làm thành gánh nặng cho những ngôi nhà. Tự do thực sự không đến một cách miễn phí. Nếu bạn mong muốn đạt được nó, bạn phải coi thường tất cả mọi thứ khác.

Tạm biệt!
A Dreamer
*******

👉 ĐỂ HIỂU THÊM VỀ CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ THỰC HÀNH CÙNG SENECA, BẠN CÓ THỂ ĐẶT MUA BỘ SÁCH NGAY TẠI ĐÂY:

Bản tiếng Anh:
From Seneca to Lucilius
Greetings
1 I have run away to my villa at Nomentum.* Why, do you think?
To escape the city? No, I wanted to avoid a fever that was creeping
up and had already cast its hold on me. My doctor was saying that
it had started with a rapid and irregular pulse. So I gave orders for
my carriage to be made ready at once. I insisted on leaving in spite
of my dear Paulina’s attempts to stop me. All I could say was what
my mentor Gallio had said when he was on the point of starting to
have a fever in Greece.* He immediately boarded a ship, and kept
insisting that his sickness was due to the location and not to his body.
2 I told this to Paulina.* She is very anxious about my health. In fact,
realizing that her soul is completely bound up with mine, I am beginning,
in my concern for her, to be concerned about myself. Getting
on in years has made me more resolute in facing lots of things, but
here I am losing the benefi t of age. I have come to think that within
this old man there’s a young person who needs indulgence. Since I
can’t prevail on her to show more courage in loving me, she prevails
on me to love myself more carefully.
3 One has to give in, you see, to honorable feelings. Th ere are
times when, to honor a family member, one has to summon back
one’s dying breath, however painfully, and actually hold it in one’s
mouth. A good man should live not as long as it pleases him but
as long as he ought to. Th e person who does not think enough of
his wife or his friend to prolong his life—who insists on dying—is
thoroughly self-indulgent. When the interest of loved ones demands
it, the mind should require even this of itself: even if one not only
wants to die but has actually begun to do so, one should interrupt the
process and give oneself over to their needs. 4 Returning to life for
another’s sake is the mark of a lofty spirit, as great men have often
done. But, in addition, I think it is supremely kind to be especially
careful of your old age if you are aware that such behavior is pleasing,
useful, and desirable to any of your loved ones, highly enjoyable
though it is at that time to be more relaxed about one’s survival and more daring in one’s manner of living. 5 Besides, such self-care brings
with it great joy and rewards, for what can be more delightful than
being so dear to your wife that you consequently become dearer to
yourself? And so my Paulina succeeds in burdening me not only with
her fears but also with my own.
6 I suppose you are curious to know how my travel project has
worked out. As soon as I got away from the city’s heavy atmosphere
and the smell that smoking kitchens make when they discharge their
accumulation of noxious fumes and dust, I felt an immediate change
in my health. Can you imagine how much my strength increased
once I reached my vineyards? Like an animal let out to pasture, I really
attacked my food. Th e result is that I am fully myself again now,
without a trace of physical unsteadiness and mental weakness. I’m
beginning to concentrate completely on my studies.
7 For that, location is of no avail unless the mind makes time for
itself, keeping a place of retreat even amid busy moments. On the
contrary, if you’re always choosing remote spots in a quest for leisure,
you’ll fi nd something to distract you everywhere. We are told that
Socrates gave the following response to someone who complained
that travel had done him no good: “It serves you right—you’ve been
traveling with yourself!”* 8 How well some people would be doing if
they could get away from themselves! Th eir pressures and anxieties
and failings and terrors are all due to themselves. What good is it
to cross the sea and move to a new city? If you want to escape from
your troubles, what you need is not to be in a diff erent place but to
be a diff erent person. Imagine you have come to Athens or Rhodes.
Choose any city you like. Does the character of the place make any
diff erence? You’ll be taking your own character with you. 9 You’ll still
regard wealth as a good, and be tortured by what you falsely and most
unhappily believe to be your poverty. No matter how much you own,
the mere fact that someone has more will make you think that your
resources are insuffi cient by exactly the amount that his are greater.
You will go on regarding public offi ce as a good, and be upset when
one fellow is elected consul and another even reelected. You will be
jealous whenever you read someone’s name a number of times in the
offi cial records. Your craze for success will still be so great that you
think no one is behind you if anyone is ahead of you.
10 You’ll go on regarding death as the worst of all things, even though the worst thing about death is what precedes it—the fear.
You’ll be terrifi ed by mere apprehensions as well as by real dangers,
constantly troubled by phantoms. How will it help you
to have eluded
so many Argive towns, and steered your fl ight
right through the enemy’s midst?*
Peace itself will supply you with fears. Once your mind has yielded
to alarm, your confi dence will not hold even in situations that are
safe: having acquired the habit of thoughtless anxiety, it lacks the
capacity to secure its own safety. It does not shun danger but rather
takes fl ight, even though we are more exposed to dangers when we
don’t face them.
11 You’ll continue to regard the loss of anyone you love as a most
grievous blow, though all the while this will be as silly as weeping
because leaves are falling from the lovely trees that adorn your home.
Look on everything that pleases you the same way as you look at
verdant leaves:° enjoy them while they last. One or another of them
will fall as the days pass, but their loss is easy to bear, because leaves
grow again. It’s no diff erent with the loss of those you love and think
of as your life’s delight. Th ey can be replaced, even though they are
not reborn.
12 “But they will not be the same.” Even you yourself will not be
the same. Every day changes you, and every hour; but when other
people are snatched away the change is quite obvious, whereas in
your own case this escapes notice, because it is not happening on
the outside. Other people are taken from us, but at the same time
we are being stolen imperceptibly from ourselves. You will not be
conscious of these changes, nor will you be able to remedy the affl ictions,
but you will nonetheless make trouble for yourself by hoping
for some things and despairing of others. Wisdom lies in combining
the two: you should neither hope without doubting nor doubt
without hoping.
13 What has travel as such been able to do for anyone? It doesn’t
control pleasures, curb desires, check outbursts of temper, or mitigate
love’s wild assaults: in a word, it removes no troubles from the
mind. It does not bestow judgment or shake off error; all it does
is provide a change of scene to hold our attention for a moment, as some new trinket might entertain a child. 14 Apart from that,
travel exacerbates the instability of a mind that is already unhealthy.
Indeed, the very movement of the carriage makes us more restless
and irritable. Th e result is that people who had been passionate to
visit some spot are even more eager to leave it, just like birds that
fl y from one perch to another and are gone more swiftly than they
arrived. 15 Travel will acquaint you with other races, it will show you
mountains of strange shape, unfamiliar plains, and valleys watered by
inexhaustible streams. It will enable you to observe the peculiarities
of certain rivers—how the Nile rises in its summer fl ood, how the
Tigris vanishes and then reappears in full force after traveling some
distance underground, or how the Meander repeatedly winds around
(a theme that poets love to embellish) and often loops back nearly
into its own channel before fl owing on—yet it will not improve you,
either in body or in mind.
16 We need to spend our time on study and on the authorities of
wisdom in order to learn what has already been investigated and to
investigate what has not yet been discovered. Th is is the way for the
mind to be emancipated from its miserable enslavement and claimed
for freedom. But as long as you are ignorant of what to avoid and
what to pursue, and remain ignorant of the just, the unjust, the honorable,
and the dishonorable, you will not really be traveling but only
wandering. 17 Your rushing around will bring you no benefi t, since
you are traveling in company with your emotions, and your troubles
follow along. Indeed, I wish they were following you, because then
they would be further away! As it is, you are not staying ahead of
them but carrying them on your back: wherever you go, you are burdened
with the same burning discomforts.
A sick person does not need a place; he needs medical treatment.
18 If someone has broken a leg or dislocated a joint, he doesn’t get
on a carriage or a ship; he calls a doctor to set the fracture or relocate
the limb. Do you get the point? When the mind has been broken and
sprained in so many places, do you think it can be restored by changing
places? Your trouble is too grave to be cured by moving around.
19 Travel does not make one a doctor or an orator. One does not learn
a skill from one’s location. Do you suppose that wisdom, the greatest
of all skills, can be assembled on a journey? Believe me, there is
no journey that could deposit you beyond desires, beyond outbursts of temper, beyond your fears. If that were so, the human race would
have headed there in droves. So long as you carry around the reasons
for your troubles, wandering all over the world, those troubles will
continue to harass and torment you. 20 Are you puzzled that running
away is not helping you? What you are running from is with you.
You need to correct your fl aws, unload your burdens, and keep your
desires within a healthy limit. Expel all iniquity from your mind.
If you want to have pleasant travels, look to the company you keep.
Greed will cling to you as long as the people you spend time with are
greedy or mean. Conceit will stick to you as long as you spend your
time with arrogant types. You will not rid yourself of cruelty if you
make a torturer a close friend, and the company of adulterers will
only infl ame your lusts. 21 If you really want to be rid of your vices,
you must stay away from the patterns of those vices. If a miser, or
seducer, or sadist, or cheat were close to you, they would do you a lot
of harm—but in fact, these are already inside you! Make a conversion
to better models. Live with either of the Catos, or with Laelius,
or Tubero; or, if you prefer to cohabit with Greeks, spend your time
with Socrates or Zeno.* Th e former will teach you, if it is necessary,
how to die; the latter, how to die before it is necessary. 22 Live with
Chrysippus or Posidonius. Th ey will educate you in the knowledge of
things human and divine; they will tell you to work not so much at
speaking charmingly and captivating an audience with your words but
at toughening your mind and hardening it in the face of challenges.
Th ere is only one haven for this stormy and turbulent life of ours:
to rise above future events, to stand fi rm, ready to receive the blows of
fortune head-on, out in the open and unfl inching. 23 Nature brought
us forth to be resolute. It made some creatures fi erce, others cunning,
and others timid, but its gift to us was a proud and lofty spirit that
seeks where it may live most honorably rather than most safely; a
spirit that closely resembles that of the universe, which it follows and
strives to match, as far as that is permissible to the steps of mortal
beings.* Th is spirit advances itself, it is confi dent of being praised
and highly regarded. 24 It is master of everything and superior to
everything. Consequently, it should not submit to anything or fi nd
anything heavy enough to weigh a man down:
Death and distress: shapes fearsome in appearance.*
Not in the least fearsome, if one can fully face them and break
through the darkness. Many things that seem terrifying at night
turn out to be amusing in the daylight. “Death and distress: shapes
fearsome in appearance”: our poet Virgil put it very well when he
called them terrible not in fact but “in appearance,” meaning that
they seem terrible, but are not. 25 I repeat: what is as dreadful about
these things as is commonly attributed to them? I beg you, Lucilius,
to tell me: Why fear hard work, when one is a man? Why fear death,
when one is a human being? I frequently encounter people who
think that what they themselves cannot do is impossible, and who
say that our Stoic theories are beyond the capacities of human nature.
26 I myself have a much higher opinion of human beings: they are
actually capable of doing these things, but they are unwilling. Has
anyone who really made the eff ort ever found the task beyond him?
Hasn’t it always been found easier in the doing? It is not the diffi culty
of things that saps our confi dence, but our lack of confi dence that
creates the diffi culty.
27 If you need a model, take Socrates, a very patient old man.*
He suff ered all kinds of hardships, but he was overwhelmed neither
by poverty (which his domestic troubles made more onerous) nor by
the physical work he had to endure, including military service. He
was hard pressed at home, whether we think of his ill-mannered wife
with her shrewish tongue or his ineducable children, resembling their
mother rather than their father. Outside the home,° he lived either in
war or under tyranny or in a freedom that was more cruel than war
and tyrants.* 28 Th e war lasted for twenty-seven years. After it ended,
the state was subjected to the harm caused by the Th irty Tyrants,
many of whom were personally hostile to Socrates. Finally, he was
charged with the most serious off enses. He was accused of undermining
religion and corrupting the youth by inciting them against
the gods, their fathers, and the state. After this came prison and the
hemlock. All this had so little eff ect on Socrates’ mind that it did
not even alter his facial expression.* What remarkable and unique
distinction! Right up to the end, no one ever saw Socrates any more
or less cheerful than usual. Amid the extreme changes of fortune, he
was always unchanged.
29 Would you like a second model? Take the younger Cato,
against whom fortune’s assaults were more violent and more persistent.* At every juncture, and fi nally at his death, Cato showed that
a brave man can both live and die in defi ance of fortune. He spent
his entire life either as a soldier in the civil wars or in the peace° that
was already breeding civil war. You may say that he, just like Socrates,
pledged himself to liberty in the midst of slaves°—unless you happen
to think that Pompey, Caesar, and Crassus were the allies of freedom.
30 No matter how often the political world changed, no one ever
observed any change in Cato. He maintained the same character in
every circumstance, whether elected to offi ce or defeated, as a prosecutor
or in the province;* in his political speeches, in the army, in
death. In sum, at the moment of national crisis, with Caesar on one
side equipped with ten legions in peak condition and the support
of entire foreign nations, and with Pompey on the other, Cato was
ready to stand alone against them all. When one faction was leaning
to Caesar, and the other to Pompey, Cato was the only one who
took the part of the Republic. 31 If you would like to form a mental
image of that time, picture, on one side, the general populace—the
common people, all keyed up for revolution; on the other side, the
highest nobility and equestrians, all that were of the highest rank in
the state; and in between two remnants, the Republic, and Cato. You
will be amazed, I tell you, when you catch sight of
Atreus’s son and Priam, and the scourge of both, Achilles.*
32 Both sides meet with reproof, and both are stripped of their weapons,
when Cato states his view of both: namely, “If Caesar wins, I
will choose death; but if Pompey wins, I will go into exile.” What did
Cato have to fear? He had appointed for himself, whether in defeat
or in victory, outcomes as stern as his enemies could have appointed
at their most hostile. He died, then, by his own decree.
33 You see that human beings are able to endure toil: Cato led
an army on foot through the middle of the African deserts. You see
that they can put up with thirst: Cato dragging the remains of his
ill-equipped and defeated force over arid hills did not moisten his
lips while dressed in full armor, and whenever water was available he
was the last to drink.* You see that one can rise above status and distinction:
Cato played ball on the same day that he lost his election.*
You see that it is possible not to fear those with superior power: Cato challenged Pompey and Caesar at the same time, though no one else
dared to off end the one without gaining the favor of the other. You
see that one can rise above death as well as exile: Cato condemned
himself both to exile and to death, and in between to war.
34 Once we remove our necks from the yoke, we are capable of
facing these troubles with the same degree of fortitude. We must begin
by spurning pleasures; they weaken and emasculate us with their
many demands, and they make us demand much of fortune. Next, we
must spurn wealth: it is the recompense of slavery. We should give
up gold and silver and everything else that weighs down prosperous
houses. Liberty does not come for free. If you value it highly, you
must devalue everything else.
Farewell.

Bạn nào có tâm muốn ủng hộ mình, chỉ xin ủng hộ Spiderum là mình vui rồi :)

Trần Việt Anh - STK: 0451000364912 (Vietcombank chi nhánh Thành Công, Hà Nội)


Các bài viết khác của tác giả: