Một chút về lý do của bài viết:

Nhân tiện lúc những dòng suy nghĩ tiêu cực đang ám ảnh tôi về thất bại bước đầu mà tôi đón nhận trong một cuộc thi khởi nghiệp, tôi muốn viết ra đây những cảm xúc đó; từ đó rút ra bài học cho chính bản thân và đồng thời gửi gắm những thông điệp giá trị đối với những người có ý định từ bỏ.
Trong bài viết này, tôi sẽ không đi chuyên sâu về cách thức vận hành doanh nghiệp, khởi nghiệp hiệu quả hay bất cứ khía cạnh chuyên môn nào - mà thay vào đó với cách tiếp cận là thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia đối với những nhà khởi nghiệp trẻ. Bài viết chỉ đi sâu về khởi nghiệp cá nhân và nhóm - không đề cập đến mức độ công ti.

Một chút trải lòng:

Bắt đầu với ý tưởng về một sản phẩm tóc, ngay bây giờ tôi đang đối mặt với sự suy sụp về tinh thần, về việc theo đuổi hay từ bỏ... Thất bại đầu tiên của tôi là: chỉ làm đúng một phần nửa câu hỏi trắc nghiệm của một cuộc thi khởi nghiệp - một kết quả thấp nhất mà tôi nhận được qua các cuộc thi từ trước đến nay. Điều này gần như khép lại cánh cửa bước tiếp đối với cả tôi và cả cái dự án đầy hứa hẹn. Một chút về lý do thất bại. Tôi đã chủ quan tự tin rằng mình phải làm đúng ít nhất 75%. Và với kiến thức còn lơ tơ mơ của một sinh viên năm nhất, tôi thất bại toàn tập. Thất vọng, nảy ra ý định từ bỏ và khiển trách chê bai bản thân là những gì tôi làm sau đó.
Nhưng liệu chỉ vì thất bại đó - từ một bài trắc nghiệm của một cuộc thi, tôi khép lại dự án khởi nghiệp của mình? Câu trả lời là không, nếu bạn cũng có những thất bại đầu tiên trong việc chuẩn bị kiến thức khởi nghiệp, câu trả lời cũng là không! Tại sao vậy? Tôi sẽ đưa ra 2 phương án cho một dự án khởi nghiệp thất bại đó là từ bỏ hoặc tiếp tục. Hướng đi thứ nhất không có nghĩa là mắc phải sai lầm dẫn đến thất bại và rồi "chào thôi". Đối với tôi, lựa chọn này chỉ nên được cân nhắc khi bạn rơi vào trạng thái cố chấp theo đuổi một dự án nào đó không mang lại nhiều giá trị - khi mà bạn càng cố gắng lún sâu hơn, bạn càng phải đánh đổi nhiều, thậm chí khiến bạn ngày càng khủng hoảng hơn.
Còn nếu chỉ mới bắt đầu, bạn không được phép từ bỏ, mặc cho bất cứ giá nào. Thử nghĩ xem, bạn mới chập chững bước vào con đường khởi nghiệp như đứa trẻ đang tập đi. Chắc chắn rồi, chẳng có đứa nào mới đi vài bước mà biết chạy luôn. Hẳn phải ngã sấp mặt, khóc oe oe lên tới chục lần mới có thể đi được. Nếu những đứa trẻ này từ bỏ việc tập đi sau khi ngã một hai lần? Chúng có biết đi không? Cũng giống như bạn học một ngôn ngữ. Bạn tập tành nói những câu đầu tiên, người khác chê dở, bảo sai này sai kia và bạn dừng lại không học nữa. Rồi bạn có giỏi ngôn ngữ đó không? Trở lại với khởi nghiệp. Mục đích chính ở đây là gì? Đó là xây dựng cho bạn một nền tảng chung về kinh doanh, cho bạn những cái nhìn đầu tiên về thế giới thực tế. Bằng những cái "vấp ngã" đầu tiên, bạn sẽ từ từ quen dần với thất bại, từ đó khả năng "đứng dậy" sau những vấp ngã đó. Trong quá trình khởi nghiệp, bạn sẽ học được rất nhiều thứ từ việc triển khai ý tưởng kinh doanh, vận hành lean startup, thu hút vốn đầu tư v.v... những bài học này rất cần thiết khi bạn thực sự bước chân vào cuộc chiến của những "gã khổng lồ".
Tôi biết sau này sẽ còn nhiếu thất bại hơn nữa. Sẽ thất vọng hơn, sẽ chán nản hơn. Nên bây giờ tôi và nếu bạn cũng như tôi thì hãy tiếp tục đón nhận những thất bại ban đầu này và bước tiếp.

Một chút động lực và hy vọng:

Để trở thành một doanh nghiệp phát triển, bạn phải đi từ start-up không có lối tắt (nếu có thì bạn cũng sẽ đối mặt với thất bại và tiếp tục xuất phát tại điểm thành lập doanh nghiệp). Chẳng hạn như Mark Zuckerberg đã bị từ chối bởi 50 nhà đầu tư trước khi nhận được khoản đầu tư khởi nghiệp 500.000 đô la từ Peter Thiel. Facebook đã phát triển thành một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất thế giới, và Zuckerberg đã trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Hay ví dụ gần gũi hơn về tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Trong những năm đầu khởi nghiệp tại Nga, ông Vượng từng thất bại trong một số lĩnh vực kinh doanh, bao gồm:
- Buôn bán: Khi còn là sinh viên năm thứ 3 đại học, ông Vượng đã mở một cửa hàng buôn bán tại Moscow, nhưng đã thua lỗ.
- Nhà hàng: Sau khi kết hôn, ông Vượng mở một nhà hàng tại Kiev, nhưng cũng không thành công.
- Sản xuất áo gió: Ông Vượng đã thành công trong lĩnh vực này và kiếm được một số tiền kha khá, nhưng sau đó thị trường thay đổi và ông bị thua lỗ.

Và những bài học mà có lẽ ông đã học được qua những thất bài này là:

- Thất bại trong việc buôn bán đã dạy ông rằng cần phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi bắt đầu kinh doanh.
- Thất bại trong việc mở nhà hàng đã dạy ông rằng cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả.
- Thất bại trong việc sản xuất áo gió đã dạy ông rằng cần phải linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi của thị trường.

Nhắn nhủ:

What doesn't kill you makes you stronger: overcome failure and build resilience
What doesn't kill you makes you stronger: overcome failure and build resilience
- Thất bại là một phần của quá trình. Mọi người đều thất bại trong một số lĩnh vực của cuộc sống. Điều quan trọng là phải học hỏi từ những sai lầm của bạn và tiếp tục cố gắng.
- Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bạn. Nếu bạn có một ý tưởng tuyệt vời, hãy tiếp tục theo đuổi nó. Đừng để thất bại ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình.
- Học hỏi từ những người thành công khác. Có rất nhiều người đã thành công sau khi trải qua thất bại. Hãy học hỏi từ kinh nghiệm của họ để giúp bạn tránh mắc phải những sai lầm tương tự.
- Đừng sợ thất bại. Thất bại là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Hãy coi thất bại là một phần của quá trình và đừng để nó ngăn cản bạn đạt được thành công.
- Đừng đổ lỗi cho người khác: Khi thất bại, hãy tự trách mình và tìm cách khắc phục.
- Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ: Nếu bạn cảm thấy quá sức, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, chuyên gia,...