Ít nhiều trong số chúng ta ắt hẳn có suy nghĩ như vậy, đặc biệt là đối với ai đã từng biết đến chủ nghĩa hư vô. Bài viết này dựa trên sự hiểu biết của tác giả về mối quan hệ giữa ba học thuyết dây mơ rễ má là chủ nghĩa phi lý, chủ nghĩa hư vô và đặc biệt là chủ nghĩa hiện sinh nhằm tìm câu trả lời.

Khởi nguồn sơ khai, từ học thuyết đời ông nội, Chủ nghĩa phi lý ....

Một trong những bản tính lớn nhất của con người là tò mò. Tò mò là kết quả của việc ưa khám phá, tìm tòi cái mới lạ nhằm giúp hiểu rõ mọi thứ xung quanh ta hơn, tất cả là vì mục đích phục vụ cho việc sống và sống tốt của loài người. Và điều đó đã dẫn đến hai học thuyết đối đầu nhau : chủ nghĩa phi lý và chủ nghĩa duy lý.
Sisyphus, Biểu tượng cho sự tồn tại của sự phi lý
Sisyphus, Biểu tượng cho sự tồn tại của sự phi lý
Học thuyết này cho rằng mọi mục đích, mọi sự vật hiện tượng trên đời đã mang tính vô lý, phi lý. Vì thế thay vì cố gắng đi tìm sự hợp lý của sự vật hiện tượng một cách vô nghĩa, hãy cố gắng chấp nhận sự vô lý. Hay nói một cách khác, các nhà triết học theo trường phái phi lý từ thuở hồng hoang đã xem sự tồn tại của con người nhìn chung là một sự tồn tại phi lý.
Đến đây chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy rất thắc mắc, bởi vì điều này hoàn toàn mâu thuẫn với câu nói rất nổi tiếng của Hê-ghen, một câu nói được xem như kim chỉ nam trong triết học cũng như trong đời sống hàng ngày :
Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại — Hê-ghen
Thật ra, ta có hiểu một cách đơn giản là con người là một cá thể có cảm xúc,tức là sáng nắng chiều mưa, khi thế này khi thế khác; nên việc tìm sự "có lý" trong các mối quan hệ xã hội là một việc làm vô nghĩa.
Trong bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa ba học thuyết đã nói, đối với chủ nghĩa phi lý, duy lý và câu nói nổi tiếng của Hê-ghen, tác giả xin phép được trình bày cụ thể trong những bài viết khác.

... đến chủ nghĩa thống trị thời kì đen tối "Đêm trường trung cổ", học thuyết đời cha, Chủ nghĩa hư vô...

Thời kì trung cổ ở Châu Âu đúng thật sự là một thời kì đen tối và loạn lạc. Chiến tranh liên miên giữa các nước, giữa các phe phái quý tộc đã làm cuộc sống người dân trở nên nghèo đói, chưa kể đến căn bệnh dịch hạch kinh hoàng đã quét sạch 1/3 dân số thế giới.
Sống trong hoàn cảnh đói khổ, bệnh tật hoàn hành, chiến tranh liên miên, cái chết rình rập luôn ập tới bất cứ lúc nào; phải chăng đã khiến con người ta tự hỏi bản thân :"Sống để làm gì ?". Sống để làm gì, khi mà cuộc sống quá đau khổ; sống để làm gì, khi mà từ đời cha ông đã đúc kết mọi thứ trên đời đều vô lý.
Ngước nhìn lên bầu trời, có hằng hà sa số vì sao trên kia, Trái đất này thật sự quá nhỏ bé đến nỗi mọi sự tồn tại trên nó đều chả có nghĩa lý gì. Giàu nghèo, giỏi kém, mọi thành tựu rồi sẽ trôi qua và tan biến đi như chưa hề tồn tại giữa vụ trụ rộng lớn này.
Ngước nhìn lên bầu trời, có hằng hà sa số vì sao trên kia, Trái đất này thật sự quá nhỏ bé đến nỗi mọi sự tồn tại trên nó đều chả có nghĩa lý gì.
Ngước nhìn lên bầu trời, có hằng hà sa số vì sao trên kia, Trái đất này thật sự quá nhỏ bé đến nỗi mọi sự tồn tại trên nó đều chả có nghĩa lý gì.
Đây cũng chính là ý chính của chủ nghĩa hư vô, một chủ nghĩa rất hay bị hiểu nhầm. Bởi vì nó khiến cho con người mất đi động lực sống, cảm thấy bi quan bi thảm. Chủ nghĩa này rất hay bị những kẻ thất bại lấy làm lý do bao biện, và khiến cho những người chưa chắc chắn về mặt lý luận đi sai hướng.
Tương tự với chủ nghĩa phi lý, tác giả xin phép được làm rõ và làm hiểu đúng về chủ nghĩa hư vô thông qua các bài viết khác. Còn bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào mục đích đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Sống để làm gì".

... đến học thuyết đời cháu, học thuyết đại diện cho đời sống hiện nay, Chủ nghĩa hiện sinh.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là thời kì mà khoa học lên ngôi với hàng loạt sáng kiến, lý thuyết làm cho đời sống con người đổi thay, dần thoát ra khỏi sự u mê tăm tối; nhưng cũng là thời kì mà người dân các xứ thuộc địa bị đàn áp, bóc lột, bị phân biệt chủng tộc, là thời kì các nước chuẩn bị chiến tranh.
Đời sống vật chất tuy được cải thiện nhưng chỉ tập trung vào giới chủ, giới tư bản, đời sống của tầng lớp thấp vẫn còn rất khốn khổ, khiến cho nhiều người lại một lần nữa đặt lại câu hỏi "Sống để làm gì ?" hay chính xác hơn "Sống vì mục đích gì ?".
Theo một nhóm các nhà triết gia thời kì này như Søren Kierkegaard, Fyodor Dostoevsky, Jean-Paul Sartre, Friedrich Nietzsche, cần phải nhấn mạnh rằng tuy họ khác nhau về học thuyết, nhưng họ có chung quan điểm về xuất phát điểm của triết học là từ con người, một chủ thể không chỉ có tư duy, mà còn là chủ thể cảm xúc, cảm nhận và sống. Do đó, mọi mục đích trên đời bắt buộc phải hướng đến cảm xúc và cảm nhận sống của con người. Đây có thể xem như tiền đề cho chủ nghĩa hiện sinh.
Xin phép được trích dẫn lại nhận định của Søren Kierkegaard, người được xem như là ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh :
Mỗi con người cá nhân - chứ không phải xã hội hay tôn giáo - chịu trách nhiệm tự mình mang đến ý nghĩa cho cuộc sống và sống nó một cách say mê và chân thành, hay "đích thực".
Đến đây, thì có lẽ chúng ta đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi "Sống để làm gì ?". Liên hệ với điều Phật dạy :"Sướng khổ là do bản thân", sống là để sống, là để hướng đến các giá trị tinh thần, đạo đức và cảm xúc chứ không phải chỉ vì duy nhất một sự hợp lý cơ học nào.
Dẫu vậy, chúng ta vẫn không khỏi thắc mắc rằng, các thành tựu khoa học, vật chất đều là bắt nguồn từ các lý luận thuần lo-gic, toán học. Vậy cần sống như thế nào để dung hòa vừa phi lý, vừa duy lý ? Đấy là sống với một cái đầu lạnh, một trái tim nóng.
Điểm lại, ta có chủ nghĩa phi lý cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều vô nghĩa, đến chủ nghĩa hư vô cho rằng mọi sự tranh đấu đều là quá bé nhỏ, như không tồn tại giữa vũ trụ bao la, và thuyết hiện sinh đã giải quyết 2 chủ nghĩa trên khi cho rằng sống là để hướng đến cảm xúc và cảm nhận sống.