Sinh ra từ cái chết, Microsoft Power Platform, nền tảng ứng dụng mạnh mẽ
Khi windows form hay web form bị khai tử, chắc hẳn các lập trình viên chẳng còn xa lạ gì, nhưng điều đó liệu có phải là kết thúc cho...
Khi windows form hay web form bị khai tử, chắc hẳn các lập trình viên chẳng còn xa lạ gì, nhưng điều đó liệu có phải là kết thúc cho khơi nguyên của microsoft. Một đóm tro tàn ngày nào đã manh mún được vực dậy với một hệ sinh thái mới mang tên power platform.
Hãy cùng mình tìm hiểu quá trình hình thành của nền tảng công nghệ mới này của microsoft nhé.
Winform C# được mệnh danh là “Thanh mai trúc mã” của Microsoft
Thời đại của Winform được xác định từ cách đây rất lâu. Winform là công nghệ của Microsoft được ra đời vào tháng 1/2002, cho phép người dùng lập trình các ứng dụng Windows. Nhờ tính tiện ích của mình mà Winform đã được sử dụng để phát triển rất nhiều ứng dụng. Điều này tạo một nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển ngành công nghệ thông tin. Với khả năng chỉnh sửa theo yêu cầu và những ưu điểm lớn về tính bảo mật tuyệt đối. Tốc độ xử lý dữ liệu nhanh, bảo trì linh hoạt,… Winform là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn quản lý bằng phần mềm.
Tuy nhiên, để sử dụng phần mềm, Winform đòi hỏi người dùng phải cài ứng dụng vào máy tính cá nhân. Đây là một trở ngại đáng kể vì không ai có thể túc trực bên máy tính 24/24. Nhất là trong thời đại số hóa hiện nay, thông tin luôn được cập nhật từng phút từng giây. Chậm một khắc thôi là bạn đã để vụt mất cơ hội kinh doanh của mình vào tay của đối thủ.
Theo nhiều nguồn tin thì từ năm 2014, Winform đã bị Microsoft khai tử.
WebForm, bạn là ai? Sao bạn lại xuống đây vậy
Webform ra đời để có thể viết ứng dụng Web một cách nhanh chóng với rất nhiều tiện ích khi sử dụng:
Chỉ cần một đường link web với tài khoản được cấp sẵn, người dùng có thể đăng nhập vào phần mềm mọi lúc mọi nơi. Trên đa dạng thiết bị từ máy tính cá nhân đến laptop, điện thoại di động, máy tính bảng,… chỉ cần có kết nối internet.
Trước đây phần mềm giống như một bộ phận không tách rời với máy tính vì được cài đặt cố định. Giờ đây mọi thứ trở nên đơn giản với Webform. Người dùng chỉ cần đăng kí dịch vụ, nhận thông tin tài khoản, mở trình duyệt và bắt đầu công việc của mình. Chỉ cần máy tính có kết nối internet, bất cứ hệ thống quản lý nào bạn cũng có thể nắm rõ dù có nhiều chi nhánh.
Và một lợi ích rất dễ dàng nhìn thấy đó là bạn có thể cắt giảm được nhân lực và chi phí cho việc quản lý. Thay vì phải đầu tư máy tính cho mỗi chi nhánh phòng khám thì giờ đây bạn có thể giảm đến 70%. Đồng thời nhân lực cũng được cắt giảm đến con số tương đương. Khi mọi thứ được đưa lên hệ thống sẽ minh bạch và không có thất thoát. Bạn dễ dàng theo dõi quá trình kinh doanh để khắc phục những điểm chưa tốt, tăng chất lượng dịch vụ.
Nhưng rồi cuộc sống ngày càng được cải thiện, đời sống ngày càng ấm nó, webform dần dần cũng đang bị thay thế bởi vì:
- Không có kiến trúc project cố định được xác định trước để tạo ra các ứng dụng web cho khách hàng. Lập trình viên cần phải vận dụng một cách linh hoạt, để tạo nên các ứng dụng, điều này đòi hỏi một khả năng sáng tạo cao hơn bình thường.
– Không thể tự động thực hiện kiểm tra Unit Testing, vì khi kết thúc Code Behind Web Foms xử lý rất nhiều sự kiện.
– Web Forms ít có khả năng kiểm soát html
– Web Forms cũng không thật sự thân thiện với việc seo website.
– Ngoài ra Web Forms ít có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển song song giữa ASPX và các tập tin code behind.
Khi Single Page Application (SPA) hay mô hình MVC ra đời có lẽ đã gần như đặt dấu chấm than cho webform, thật chẳng còn gì buồn hơn. Chưa kể đến cái gọi là mai-cờ-rô-sơ-vịt hoành hành thì một công nghệ như webform lại càng ngồi xuống và khóc trong nỗi đau bị xa lánh và ruồng bỏ của cộng đồng xã hội.
Nhưng liệu Microsoft liệu có để cho những đứa con đầu lòng của họ lần lượt ra đi chăng. Không! gần đây thì có một thuật ngữ đang manh mún gieo những hạt giống trong cộng đồng lập trình đó là low-code (Lâu lâu mới code, ngu ngu mới chạy)
Low-code là ngôn ngữ hoặc môi trường giúp những người ít kinh nghiệm viết code tạo và phát triển phần mềm. Thay vì việc sử dụng thư viện và code back-end phức tạp, low-code sử dụng các mẫu trực quan và framework dạng kéo và thả để mở ra sự phát triển cho các nhà phần mềm không chuyên.
Lấy một phép ẩn dụ đơn giản để bạn có thể hiểu rõ hơn về low-code. Cũng giống như đồ nội thất đóng hộp phẳng, nó loại bỏ việc sử dụng các công cụ và kiến thức yêu cầu để tạo đồ nội thất từ đầu. Thay vào đó nó sử dụng các bộ phần được chuẩn bị trước, được thiết kế để có thể hoạt động với các công cụ đơn giản và hướng dẫn rõ ràng. Và low-code cũng làm điều tương tự để phát triển phần mềm.
Mặc dù low-code là thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng nó tồn tại lâu hơn bạn nghĩ. Hầu hết các công ty sử dụng phần mềm tùy chỉnh đã kết hợp một vài hình thức low-code hoặc thậm chí lớp no-code vào phần mềm của họ. Mọi thứ từ quản lý hàng tồn kho đơn giản đến thiết kế front-end cho dịch vụ khách hàng đều được cải thiện bởi low-code.
Bây giờ, low-code là một thuật ngữ phổ biến hơn. Framework xuất hiện cho phép các doanh nghiệp nhỏ và nhà giao dịch độc lập tạo nền tảng low-code giúp hoàn thành các công việc hàng ngày. Tương tự, với low-code, những doanh nhân ít kinh nghiệm phát triển các ứng dụng đơn giản mà không cần thuê bộ phận IT.
Bên cạnh thuật ngữ low-code, có lẽ bạn sẽ nghe đâu đó thêm về khái niệm no-code nữa. No-code có nghĩa là không cần code và là một dạng code được thiết kế hoàn toàn trực quan, dựa trên giao diện người dùng. Các nhà xây dựng trang web như Squarespace là một ví dụ về kiểu nền tảng này.
Có thể bạn chưa biết thì một số CMS hay một số trang web như Carrd, Template Stash, OnePager... giúp bạn xây dựng một website mà chẳng cần một dòng code nào, nhiệm vụ của bạn chỉ là kéo thả và customize giao diện tuỳ theo nhu cầu của bạn qua những widget hay control với những khung sườn có sẵn.
Đây chính là ý tưởng mà winform hay webform hay các bậc cha chú ngày xưa để lại. Thật đúng là sự sinh ra từ những đống tro tàn. Và Microsoft không ngồi yên để con mồi này tuột mất. Họ đưa ra cả một hệ sinh thái mới dựa trên ý tưởng low-code mang tên Microsoft Power Platform. Chi tiết về công nghệ này như thế nào thì mình xin hẹn các bạn ở bài viết sau nhé!
Hi vọng các bạn có thể theo dõi loạt bài viết này.
-- Ntech Developers
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất