Share vài tricks trong cuốn sách mình đang đọc
Nói sơ mục lục tổng hợp các thủ thuật (tricks) về chủ đề sau:
– thuật tâm lý tiếp xúc người khắc tính
– cách đổi không thành có
– nhìn rõ tâm lý qua cử chỉ
– chế ngự mối quan hệ trong công việc
– điều khiển người khác
– ám thị
 



Giờ là vài tricks trong mấy chương đầu mình đọc được thấy hay chắc lọc ra nhé:
1. Phê bình thói quen
– dùng khi nào: khi có 1 số người trong công ty, tổ chức bạn không thích-> muốn tạo 1 trường sinh hoạt dễ chịu cho bản thân.
– nội dung: việc phá huỷ các thói quen khiến người ta làm rối loạn khả năng thực hiện tốt các hoạt động bình thường, thậm chí tự huỷ hoại bản thân.
– ví dụ:
Trong buổi họp, có 1 người bạn ta không ưa lắm, tên là A phát biểu.
Bạn phát hiện ra anh ta có thói quen vừa phát biểu vừa đung đưa tay 1 cách vô thức.
Khi đó bạn có thể góp ý với anh ta rằng:
“Anh A, bài phát biểu của anh rất tuyệt vời, nhưng tay anh có vẻ đung đưa hơi quá. Anh mà không đưa tay thì bài phát biểu của anh còn ấn tượng hơn nữa”.
=> lời góp ý nghe thoáng qua tưởng chừng là lời góp ý chân thành , nhưng đếu đối phương nghĩ “thật sao, vậy mình sẽ k đung đưa tay nữa” là ta đã đạt được mục đích. Vì khi đối phương ý thức với những hành động đó và không muốn nó xảy ra nữa thì đã vô tình phá vỡ nhịp điệu tự nhiên của bản thân, làm cho diễn đạt không còn mạch lạc.
– khuyến cáo: không nên dùng vì mục đích xấu =))
2. Kĩ thuật miroring – soi gương – dùng trong giao tiếp
Sỡ dĩ tên như vậy vì ta sẽ bắt chước hành động đối phương như soi gương
Có 2 kiểu:
+ bắc chước ngôn từ : tuy NHƯNG ta không lặp lại từng từ như vẹt mà là diễn lại CÙNG NỘI DUNG theo một CÁCH KHÁC
Ví dụ:
– em gái tôi sắp kết hôn rồi, tôi rất vui vì điều đó
-> không dùng: em gái anh sắp kết hôn rồi hả? Thật là vui
-> áp dụng miroring: ôi vui quá chúc mừng anh. Em gái đáng yêu của anh lập gia đình mới, chúng ta lại có thêm 1 gia đình tuyệt vời nữa!
+ bắt chước hành động: làm cho giống hành động người đối diện nhưng CHẬM hơn họ BA GIÂY
-> việc bắt chước chậm hơn khiến đối phương cảm thấy tự nhiên hơn
3. Cold reading và Hot reading: đọc vị người khác
– cold reading: là dạng đọc vị người khi ta chưa tìm hiểu, năm bắt được thông tin người đó từ trước
Kĩ thuật đơn giản nhất của cold reading là nói ngược
B1. Nói những gì quan sát được từ dung mạo đối phương.
B2. Truyền đạt cho họ điều cảm nhận ngược lại với dung mạo-> tạo ấn tượng tốt.
Ví dụ: trước mặt bạn là một tay trông rất dữ tợn
“Có thể mọi người hay nói anh hung dữ nhưng thực ra anh là con người hết sức tốt bụng nhỉ?”
Kĩ thuật này mấy bà thầy bói hay dùng nhở =)))
– hot reading: quan sát đồ dùng trên người họ từ đó xác định quan điểm sống của người đó để nói câu chuyện cho phù hợp
Ví dụ: à mà thôi, buổi sau nhé =)) mỏi tay quá
P.S: join nhóm sách của mình để cùng học thêm nhiều điều mới từ sách nhé =))
 
(bài viết được post trên facebook cá nhân ngày 10/06/2018)