Nếu như thời hiện đại chúng ta liên tưởng châu Phi với những khu vực cằn cõi, đói nghèo, tệ nạn thì có lẽ ta cũng đã mặc định châu Phi vào những thế kỉ trước cũng như nó ngay bây giờ.
Tuy nhiên có một sự thật là người giàu nhất thế giới tính tới thời điểm hiện tại gần như không ai vượt qua được ông ta lại chính là một người châu Phi- vị vua Mansa Musa.
Mansa Musa
Mansa Musa
Nhiều người nghĩ rằng châu Phi thời gian này giàu nhờ khai thác lượng tài nguyên khoáng sản cực kì to lớn của nó. Tuy nhiên, vào thế kỉ 13-16, việc có những máy móc để khai thác những mảnh đất cằn cõi ở châu Phi là điều không thể.

Vậy nhờ đâu mà châu Phi lại giàu?

Châu Phi giàu nhờ nô lệ!!!
Chuyện là vào thế kỉ 13-15, là thời kì hưng thịnh của đế quốc Ottoman- đối thủ truyền kiếp của các quốc gia Tây Âu. Và cũng chính nhờ cả Tây Âu và Ottoman mà châu Phi mới phát triển lớn mạnh đến vậy.

Ottoman:

Một vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc châu Phi chính là thuộc địa-chư hầu của đế quốc già này. Nhằm duy trì sự ảnh hưởng của mình, Ottoman cần có một lực lượng binh lính dàn trải khắp lãnh thổ vì vậy đế quốc này thường xuyên trao đổi vàng và người với các quốc gia châu Phi. Từ đó, các quốc gia ở khu vực Bắc Phi trở nên giàu có trong một khoảng thời gian quá nhanh mà chẳng phải tốn sức lực cho công nghiệp, nông nghiệp.

Tây Âu:

Vào thế kỉ 15-16, phong trao khám phá thế giới mới diễn ra, các quốc gia Tây Âu khao khát tìm kiếm thị trường mới nhằm cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Ottoman. Họ ra khơi với mong muốn tìm thấy châu Á ( một khu vực mà được người châu Âu miêu tả là có rất nhiều vàng và lụa gốm ).
Tất nhiên họ đã tìm được, có điều không phải là châu Á mà là Tây Phi.
Tây Phi địa hình tương đối dễ chịu với người châu Âu so với mặt bằng chung. Ngoài ra do ngăn cách với Bắc Phi bởi một vùng hoang mạc, sa mạc rộng lớn nên gần như không có sự đe doa quân sự đến khu vực này.
Phát hiện ra châu Mĩ:
Thế rồi, Tây Âu phát hiện ra châu Mĩ đây chính là đánh dấu cho sự bùng nổ sức mạnh của châu Phi. Châu Âu đã gần như quét sạch châu Mĩ bản địa bằng công nghệ và vi trùng. Những người còn lại chịu khuất phục trước các vị hoàng đế châu Âu dường như cũng không có kết quả tốt đẹp khi họ không thể chống lại được các cơn đại dịch mà châu Âu mang tới.
Hậu quả là không còn ai ngoài người châu Âu ở châu Mĩ, với dân số ít ỏi ấy châu Âu không thể khai thác hết tài nguên của châu Mĩ nên buộc lòng họ phải mua người dân của châu Phi và đem sang. Do có một thời gian khá lâu tiếp xúc với nhau nên người châu Phi gần như miễn nhiễm với những căn bệnh châu Âu này hay chí ít họ sẽ hồi phục sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn.
Thế là Tây Âu dùng vàng, hàng hóa trao đổi với nô lệ của các quốc gia Tây Phi. Không làm mà đòi có ăn thì... là ví dụ chính xác nhất cho châu Phi vào những thế kỉ sau đó. Bạn chẳng bỏ tí công sức, chất xám hay mạo hiểm nào để đổi lấy của cải mà thay vào đó bạn bắt dân của mình...
Phát hiện ra châu Á:
Thật ra thì từ những năm trước khi phát hiện ra châu Mĩ, người Tây Âu đã từng đặt chân sang Ấn Độ, tuy nhiên do quãng đường quá xa nên thường các chuyến đi này chỉ đến rồi về mà không có gì nổi bật.
Tới khi xác lập được vị trí buôn bán ở Nam Phi y như Tây Phi, các quốc gia Tây Âu mới lần lượt lấn sân vào trò chơi vương quyền ở châu lục này. Vậy là bỗng chốc Nam Phi trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, tiếp nhiên liệu cho hành trình sang châu Á.

Tổng kết:

Một châu lục có bốn mặt: Đông-Tây, Nam-Bắc thì ba trong bốn mặt ở châu Phi là những trung tâm của thế giới như Tây Phi là trung tâm giữa châu Âu-châu Mĩ, Nam Phi là nơi dừng chân của thuyền buôn Âu-Á, Bắc Phi là nơi trao đổi nô lệ với Ottoman.
Dự định: tập sau tôi sẽ kể về chính sách dùng nô lệ kiếm tiền này đã tác động lớn thế nào đến tương lai của châu Phi sau này mà mãi tới tận hôm này cũng chưa thể phục hồi.