Chính trị: XHCN

Tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất phải kể đến là tác động tiêu cực vào tầng lớp chính trị. Giờ đây, buôn bán người đã hoàn toàn bị cấm cũng không có sự đô hộ của các quốc gia phương Tây. Các quốc gia châu Phi giờ đây phải tự đứng trên đôi chân của mình.
Tuy nhiên, hầu như các nhân tài đã trở thành nô lệ trong hàng trăm năm nên gần như không còn ai đủ sức gánh trọng trách dìu dắt châu lục này được nữa. Các quốc gia châu Phi đã chọn đi theo con đường XHCN, nếu là tôi tôi cũng sẽ chọn như vậy!
Tin mừng là có rất nhiều nước đã tham gia XHCN tuy nhiên những quốc gia này xét về vị thế trên trường quốc tế thì chẳng thấm là bao. Anh cả Liên Xô cũng đã có những chính sách giao thương hợp tác tuy nhiên tất cả đều không hiệu quả lắm vì giờ đây châu Phi không có ai để vận hành, tạo ra những cỗ máy làm công nghiệp nặng " yếu tố chính của XHCN ".
Còn nông nghiệp thì quả thật, châu Phi chẳng có thành tích gì nổi trội khi người người nhà nhà các châu lục khác chuyển sang canh tác, trồng trọt bằng những cổ máy khổng lồ thì châu Phi vẫn còn dựa vào sức người là chính.
Trong khi đó, kế Liên Xô lại là Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Việt Nam. Những quốc gia này vừa gần, tiết kiếm rất nhiều chi phí vận chuyển lại có chất lượng hàng hóa cao hơn nhiều so với châu Phi. Nên việc châu Phi bị cho ra rìa cũng là điều dễ hiểu, đỉnh diểm nhất chính là Liên Xô sụp đổ khiến cho châu Phi càng rơi vào thế bí khi hàng hóa của họ không thể cạnh tranh được với những nơi khác.
Thêm một yếu tố nữa là do có tận 200 quốc gia, ông nào cũng muốn khai thác công nghiệp nặng dẫu cho mỗi ông một thế mạnh khiến cho tình trạng đói nghèo, mất mùa diễn ra rất thường xuyên vì chẳng ai quan tâm tới nông nghiệp.
Kết:
Vậy là chỉ vừa chân ước chân ráo dấn thân vào XHCN thì châu Phi cũng tự làm chính mình lung lay, thiết nghĩ chính sách chia để trị của châu Âu quá thâm độc khi họ chẳng cần làm gì cũng đủ kiềm hãm châu Phi.

Chính trị: TBCN

Việc các quốc gia châu Phi đi theo con đường XHCN đã khiến cho TBCN đứng đầu là Mỹ không thể làm ngơ, các quốc gia phương Tây dùng nhiều biện pháp để hủy hoại, quấy nhiễu những chính quyền non trẻ này và phần thắng đã nghiêng về phương Tây sau khi Liên Xô sụp đổ, mất đi nguồn cung lương thực, công nghệ lớn nhất, nội bộ châu Phi dần lục đục trước sự kìm ép của TBCN. Dẫn đến việc xảy ra các cuộc đảo chính quy mô lớn, một lớn nữa biến châu Phi trở thành một nơi đầy máu và nước mắt.

Kinh tế:

Tuy nhiên, không thể nói rằng châu Phi sụp đổ hoàn toàn do mất đi Liên Xô cùng với sức ép của phương Tây. Nguyên nhân chính là do sự sai lầm trong cách quản lý nền kinh tế.
XHCN thời kì này thường tìm mọi cách tập trung quyền lực vào tay nhà nước, đồng nghĩa với việc sẽ không có những công ty tư nhân có thể bước vào những ngành công nghiệp nặng. Còn đối với công nghiệp nhẹ, thì nhà nước cũng gây khó dễ rất nhiều khi muốn mở một công ty người dân châu Phi phải mất vài năm để xin giấy phép.
Hậu quả của nó là làm triệt tiêu đi tinh thần khởi nghiệp của người dân khi hành trình xin giấy phép quá gian nan và mất thời gian.
Việc tập trung toàn bộ quyền lực, sức sống của một quốc gia vào tay những nhà cai trị kém cỏi đã đẩy châu Phi vào tình thế gian nan nhất trong lịch sử khi giờ đây chẳng ai muốn cố gắng hơn người khác vì ai cũng buộc chia phần như nhau. Triệt tiêu hoàn toàn sự cố gắng, thứ đã giết chết sự phát triển của một quốc gia.

Hậu quả của sai lầm quản lý là gì?

Việc sai lầm trong quản lý đã tạo nên làn sóng phản đối kết hợp với việc mất niềm tin vào XHCN khi thấy Liên Xô sụp đổ, những cuộc đảo chính với danh nghĩa làm cuộc sống trở nên tốt hơn đã xuất hiện. Nhưng chỉ sau một vài năm, những kẻ từng hô hào kia lại đi theo vết xe đổ của những thế hệ trước. Gây nên tình trạng đảo chính kéo dài.
Chính phủ thì mãi cứ lo nghĩ tới việc một ngày nào đó mình sẽ bị lật đổ thì tâm trạng nào để lo cho dân chúng nữa!!! Từ đó, tình trạng đói nghèo, thất học, bạo lực diễn ra thường xuyên. Kiền ba chân " chính trị, kinh tế, xã hội " đã hoàn toàn sụp đổ.