Thói quen thứ nhất: THÓI QUEN CHỦ ĐỘNG

Không ai có thể thuyết phục người khác thay đổi. Mỗi cánh cửa của sự thay đổi vốn chỉ có thể mở được từ bên trong bản thân mỗi người. Dù bằng lý lẽ hay sự lôi kéo tính cảm, bạn cũng không thể mở cánh cửa đó của người khác
Bản chất của con người được thể hiện ở 4 yếu tố: Thể xác, Trí tuệ, Tâm hồn và Tinh thần.
Thiện và ác có một sức mạnh kì lạ ẩn chứa bên trong mỗi con người; đó là sự tác động thầm lặng, vô thức và vô hình đối với cuộc đời họ. Đó chính là sự phản ánh bản chất thật của một con người, chứ không phải sự giả tạo của họ.
Chúng ta chỉ muốn nhìn thấy những gì chúng ta muốn nhìn thấy. (Chỉ đoán xét sự việc bằng con mắt của bản thân chúng ta chứ không phải bằng một cái nhìn khách quan)
Nếu muốn có sự thay đổi nhỏ trong nhận thức của mình thì chú ý đến thái độ, hành vi nhưng nếu muốn có sự thay đổi lớn, có ý nghĩa và mang tính đột phá thì chúng ta cần phải xem xét lại những mô thức (mô hình suy nghĩ) cơ bản do mình tạo ra.
Chúng ta có 2 vòng tròn lồng lên nhau là vòng tròn ảnh hưởng và vòng tròn quan tâm.
Vòng tròn ảnh hưởng là những gì chúng ta có thể tác động vào (chủ động). Vòng tròn quan tâm là những gì chúng ta quan tâm đến, nếu vòng tròn đó lớn hơn vòng tròn ảnh hưởng thì đó là những gì chúng ta ko thể tác động vào vì vậy đừng quan tâm gì đến vòng tròn bên ngoài vòng tròn ảnh hưởng. Tập trung vào vòng tròn ảnh hưởng, những cái mình có thể làm được để mở rông vòng tròn ảnh hưởng ra ngoài vòng tròn quan tâm.
Bản chất của người bị động là thoái thác trách nhiệm. Còn người chủ động luôn có thái độ chủ động với các đồng nghiệp khác (thay đổi góc nhìn về các đồng nghiệp) và rồi gia tăng vòng tròn ảnh hưởng. Người chủ động là những người khôn ngoan, được thúc đẩy bởi các giá trị, họ hiểu hiện thực và biết điều nào cần thiết. Quan điểm chủ động là bắt đầu từ bên trong
Kiểm tra vòng tròn quan tâm và vòng tròn ảnh hưởng: Vòng tròn quan tâm chứa đầy "có" còn vòng tròn ảnh hưởng chứa đầy "là". Hãy định hướng bản thân "là" ai, muốn gì.
Đừng để những thứ bên ngoài tác động và nằm trong vòng tròn ảnh hưởng của chúng ta. Chúng ta vẫn có thể hạnh phúc và chấp nhận những thứ hiện thời chúng ta chưa kiểm soát được để tập trung nỗ lực vào những thứ mà chúng ta có thể kiểm soát.
Sai lầm của quá khứ cũng nằm trong vòng tròn Quan tâm vì vậy chỉ có thừa nhận sai lầm đó để sửa chữa và rút ra bài học.
Thắng lợi ở phía bên kia của của thất bại
Phản ứng trước thất bại chính là việc thừa nhận sửa chữa nhưng sai lầm để chúng không còn ảnh hưởng đến ta và giúp ta trở nên mạnh mẽ hơn.
Ngay giữa trung tâm vòng tròn ảnh hưởng là khả năng cam kết và giữ lời của chúng ta.
Thông qua sự tự nhận thức và lương tâm, label được các điểm yếu và từ đó thừa nhận và sử dụng trí tưởng tượng và ý chí độc lập để hành động dựa trên nhận thức đó và đưa ra những lời hứa, đặt ra những mục tiêu và trung thực với chúng. Có 2 phương pháp để làm chủ cuộc sống đó là đưa ra lời hứa, giữ lời hứa và hai là đặt ra mục tiêu, giữ mục tiêu.

TÍNH CHỦ ĐỘNG VÀ CUỘC TRẮC NGHIỆM 30 NGÀY

Hãy thử nghiệm các nguyên tắc chủ động này trong vòng 30 ngày. Bạn chỉ cần áp dụng và quan sát kết quả trong vòng 1 tháng. Các nguyên tắc:
Hãy tập trung vào vòng tròn ảnh hưởng của mình. Đưa ra những cam kết nho nhỏ và thực hiện chúng.
Hãy là người hướng dẫn chứ không là người phán xét
Hãy làm gương chứ đừng chỉ trích. Đừng để mình sa vào thói quen lên án và trách móc người khác
Hãy đưa ra giải pháp, chứ không làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Đừng bàn cãi về điểm yếu người khác. Nhìn chúng với một ánh mắt thông cảm chứ không lên án. Vấn đề không phải ở chỗ họ không làm hay không nên làm một việc gì đó mà chính là ở sự lựa chọn phản ứng của bạn trước tình huống xảy ra và điều bạn nên làm.
Đừng biện hộ cho lỗi lầm của mình. Khi mắc sai lầm nên thừa nhận và sửa chữa rút ra bài học ngay lập tức.
Hãy tập trung vào chính mình và luôn là chính mình
Một vài dòng suy nghĩ của bản thân mình: Theo mình cái quan trọng nhất trong thói quen thứ nhất là phải hướng vào bên trong mình xem xét xem cái gì thực sự quan trọng, cái gì mình có thể tác động để thay đổi thì thay đổi. Đừng vội chỉ trích các vấn đề là do yếu tố bên ngoài mà hãy suy nghĩ kĩ rằng liệu rằng là đó có phải do bản thân mình hay là không.