Từ những ngày mới tập tành thú vui đọc sách. Từ những ngày thấy dăm ba cuốn sách với cái tên cực cool ngầu chẳng hạn như làm giàu không khó, làm sao để giàu, học cách tư duy... Mình đã bắt đầu việc đọc sách bằng hàng loạt cuốn self-help. 
Tiêu chí lúc chọn mua sách lúc ấy của mình chỉ là tên hay, bìa đẹp và đôi khi còn là sách sale. Việc bỏ ra một số tiền khá lớn lên đến vài trăm nghìn đối với một đứa nhóc cuối cấp 2 là điều khá xa xỉ, vì vậy việc lựa chọn sách và phải đắn đo suy nghĩ làm sao để cuốn sách mua được phải đáng với số tiền mình bỏ ra .
Mình hăng say cắm đầu đọc một cách mù quáng, hết cuốn này đến cuốn khác và dần dần mình hình thành một suy nghĩ theo lối tư duy mà người ta vạch sẵn ấy. Tự dưng một ngày mình nhận ra mình đặt vấn đề một cách hết sức tiêu cực, mình tự phức tạp hoá mọi thứ lên và cuống cuồng mọi việc. Và, mình hoảng. Mình sợ những cuốn sách cuốn cách nghĩ của mình đi quá xa, và mình tự hỏi nếu hôm nay mình không phát hiện ra điều ấy thì mình sẽ như thế nào giữa cuộc đời đầy rẫy sự đáng sợ này. 
- Mình giải quyết như thế nào?
Việc đầu tiên mình có thể làm lúc ấy là tự lắc não, set up lại mọi thứ và bắt đầu với những cuốn sách nhẹ nhàng hơn để vẫn duy trì thói quen đọc sách mỗi ngày với mình. Có thể nói, cuốn “Chiến binh cầu vồng”, “Người đua diều” đã làm bạn cùng mình trong suốt thời gian đó. Một màu sắc nhẹ nhàng và mới lạ làm mình bớt nghĩ nhiều hơn về những thứ tiêu cực ngoài kia.
Mãi một thời gian sau, với kinh nghiệm nhiều năm chọn lựa và đọc nhiều, mình cũng đã biết cách lọc lựa những gì self-help thật sự có thể giúp bản thân mình. Mỗi cuốn sách một điểm hay riêng, nhưng mình phải biết cách đọc và biết cách biến nó thành những thứ hợp lý nhất mà không phải cái gì cũng tiếp thu một cách vô tội vạ.
Mình không biết là should hay shouln’t cho tất cả mỗi người nhưng với riêng cá nhân mình, self-help đã giúp mình rất nhiều trong những lúc bế tắt và cũng đồng thời hình thành cho mình một cách nhìn nhận vấn đề một cách trực quan hơn.