Daily Stoic #50: Bàn tiệc cuộc sống
Trong cuộc sống hãy nhớ luôn cư xử như đang ở trên bàn tiệc.
Khi một thứ gì đó lướt qua và đến chỗ bạn, hay đưa tay và một cách từ tốn đón lấy nó.
Nếu đích đến của nó không phải là bạn? Đừng cố giành lấy, bởi nó vẫn chưa tới để cho bạn.
Đừng quá rạo rực vì ham muốn có nó, hãy chờ đợi đến khi nó đến và dừng lại trước mặt.
Hãy luôn cư xử như thế với trẻ nhỏ, bạn đời, mục tiêu và cả với của cải. Cứ thế và một ngày nào đó bạn sẽ xứng đáng với một bữa tiệc của những Vị Thần.

EPICTETUS, ENCHIRIDION, 15
Lần tới khi bạn thấy thứ gì bạn thèm muốn thì hãy nhớ đến những lời nói đầy hình ảnh của Epictetus về cách cư xử trên bàn tiệc. Bởi trong cuộc sống cũng như vậy. Hãy từ tốn, hãy điềm đạm, hãy kiên nhẫn bởi nó phản ánh con người và khí chất của bạn.

Khi bạn cảm thấy thèm muốn, phấn khích và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để có được nó thì cũng như khi trên bàn tiệc bạn vươn tay qua bàn để giật món ăn từ chỗ của người khác. Cảm giác khi nghĩ về điều này chắc chắn là một hành động tồi tệ, thấp hèn và không cần thiết. Chỉ việc lịch sự chờ đợi đến lượt.

Ta nên cảm thấy biết ơn và may mắn vì được dự bữa tiệc này trong khi nhiều người không có cơ hội đó. Thay vì tham muốn bất chấp về những thứ xa tầm với ta nên nhìn nhận lại những thứ mình đang có và từ tốn thưởng thức nó, tận hưởng khoảnh khắc của hiện tại bởi nó cũng sẽ sớm trở thành quá khứ còn xa hơn. Rốt cục tham muốn vô độ là tính cách sẽ giết chết chính chúng ta mà ăn uống là một ví dụ đơn giản nhưng cũng điển hình nhất.

Benjamin Franklin đã xếp Chừng mực trong ăn uống là đức tính đầu tiên và là nền tảng cho 12 đức tính còn lại xếp sau. Rèn luyện chừng mực tức là có thể kìm hãm được dục vọng của con người, từ đó có thể dễ dàng hơn đạt được những đức tính khác.

Bởi lòng tham là nguồn gốc của mọi tội lỗi.

Daily Stoic #51: Liệu nó có xứng đáng?
Bọn cướp, lũ biến thái, kẻ sát nhân và những tên bạo chúa – một tập hợp cho ta xem xét những cái mà được gọi là những thú vui.
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.34
Không bao giờ là hay ho khi phán xét người khác, nhưng cũng đáng để ta dành 1 giây để xem xét cách thức mà một cuộc sống được dành để nuông chiều theo những ý thích vô kỷ luật.
Nhà văn Anne Lamott đã từng bông đùa những đầy chiêm nghiệm: “Đã bao giờ ta tự hỏi Chúa nghĩ gì về tiền? Chỉ cần nhìn vào những người được Ngài trao nó“.
Vậy chúng ta, mỗi người nghĩ gì về tiền? Đó là cách ta có được nó, đang sử dụng nó và kế hoạch tương lai cho nó. Chúng ta không hề giống nhau.
Cũng như vậy, bạn nghĩ gì về đức hạnh? Những ngôi sao trẻ ồn ào ngoài kia nghĩ gì về thành công, về đạo đức? Những đứa trẻ mồ côi nghĩ gì về gia đình?
Và cuối cùng tất cả họ nghĩ gì về cuộc sống này? Họ nghĩ gì về hạnh phúc.
Đáp án cho câu trả lời của mỗi người cũng chính là con đường đưa đến tương lai, dẫn dắt đến vận mệnh của họ. Vấn đề ở đây là. Câu trả lời nào là xác đáng, đáp án nào sẽ đưa đến hạnh phúc sau cùng cho hầu hết chúng ta?
Có lẽ chẳng có câu trả lời nào là đúng cho tất cả hay thỏa đáng cho mọi người. Vậy điều nên làm ở đây là gì? Không ai làm thay bạn được.
Hãy luôn tự hỏi chính mình và hãy thành thật: những đam mê ta đang cố theo đuổi, những thành công ta đang cố đánh đổi, những của cải ta đang cố giành lấy… Con người mà ta đang cố trở thành.
Liệu nó có xứng đáng không?
Nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett có một điều đáng suy ngẫm, ông nói: “Tôi sẽ không mua cổ phiếu nào mà tôi không nghĩ là sẽ giữ nó trong ít nhất 10 năm tới“. Cũng như chúng ta nên lựa chọn trở thành người mà chúng ta sẽ là trong suốt 30. 50, 70 năm tới, cho đến khi ta dừng bước.
Liệu nó có xứng đáng không? Bạn có thực sự muốn như vậy không?

Daily Stoic #52: Không ham muốn
Hãy nhớ rằng không chỉ có ham muốn vật chất và địa vị sẽ khuất phục ta rồi sai khiến ta. Đó còn là ham muốn sự hòa bình, sự an nhàn, được ngao du và được học hành. Bởi không quan trọng bề ngoài nó là gì, mà là giá trị chúng ta gắn cho nó sẽ khuất phục ta biến ta trở thành một người khác. Và nơi đó trở ngại đang đón chờ.
EPICTETUS, DISCOURSES, 4.4.1–2; 15
Chắc rằng Epictetus không định nói hòa bình, an nhàn, ngao du đó đây hay sự học tập là xấu. Những khao khát cháy bỏng không dứt cũng vậy, bản thân nó không xấu những luôn ẩn chứa những biến chứng đầy nguy hiểm. Nó như con thú dữ đói khát ẩn chứa trong ta, đến một lúc nào đó nó sẽ sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích. Chúng ta phải kiểm soát được dục vọng của chính mình trước khi muốn tu rèn đạo đức.
Những tham muốn sẽ làm chúng ta bị tổn thương. Dù đó là ước muốn đi du học, ước muốn được thảnh thơi hay được đi vòng quanh thế giới bởi khi chúng ta khát khao theo đuổi một thứ gì đó chúng ta đã có chắc chắn 1 trong 2 lựa chọn là sự thất vọng nặng nề. Chúng ta không thể kiểm soát được hoàn toàn số phận, và vì khát vọng quá lớn sự thất vọng có thể khiến ta mất tự chủ và đánh mất mình.
Nhà Phật có câu: “Muốn tránh khổ đau, hãy tập buông bỏ”.
Hay Diogenes đã nói: “Quyền năng đặc biệt của các vị thần là họ không muốn gì cả, và của con người tốt nhất nên là muốn ít thôi”.
Việc không ham muốn gì khiến cho một người trở nên bất khả chiến bại bởi họ không có điểm yếu, không có gì nằm ngoài sự kiểm soát của họ cả. Làm sao bạn có thể sống thật và an yên với chính mình nếu như bạn ham muốn có được những thứ bạn không có, bởi bạn sẽ phải đánh đổi những thứ bạn đang có.
Đó cũng là đích đến của rèn luyện Khắc Kỷ vậy, không mong muốn gì có được những thứ bên ngoài, hãy trân trọng và thực hiện thật tốt công việc dựa trên những thứ ta đang có. Không ai có thể khiến ta đau khổ, không ai có thể chi phối ta để bắt ta làm những điều ta không muốn.
Khi bạn thuê một nhà tư vấn đầu tư thì đó không phải để quản lý tiền mà là để quản lý bạn.
Nick Murray
Khi đang nghĩ đến những mục tiêu và những điều bạn đang cố gắng phấn đấu trong cuộc đời. Đầu tiên hãy tự hỏi: “Tôi đang kiểm soát nó hay nó đang kiểm soát tôi?”.

Daily Stoic #53: Nói hay im lặng?
Cato đã thực hành kiểu phát biểu công khai có khả năng lay động quần chúng, tin rằng triết lý chính trị đúng đắn cần được chăm sóc kĩ càng. Nhưng chưa ai từng thấy ông tập luyện trước người khác cũng như chưa ai từng nghe ông diễn tập một bài phát biểu nào. Khi biết người ta trách ông bởi sự im lặng của mình, ông trả lời: “Tốt hơn hết là họ đừng đổ lỗi cho cuộc sống tôi đã chọn, tôi chỉ bắt đầu nói khi chắc chắn rằng những gì tôi sẽ nói tốt là hơn so với giữ im lặng
PLUTARCH, CATO THE YOUNGER, 4
Thật dễ để luôn có quyết định hành động, chỉ việc lao tới thôi. Những đề giữ cho bản thân luôn bình tĩnh, khoan thai thậm chí lặng im thì khó hơn rất nhiều, đó là cả một quá trình rèn luyện đầy ý chí. Rất khó để ngừng làm, ngừng nói hay ngừng nghĩ.
Khi Cato bắt đầu tham gia chính trường, rất nhiều kì vọng đặt lên ông về những thứ tuyệt với nhanh chóng đến. Họ chờ những bài diễn văn thay đổi cục diện, những lời lên án quyết liệt và ầm ĩ, những góc nhìn phân tích khôn ngoan. Ông hiểu những áp lực, những kì vọng này, sẽ là rất dễ dàng để đi tới đám đông và đáp ứng ngay những gì họ muốn.
Nhưng ông lựa chọn im lặng chờ đợi và chuẩn bị âm thầm. Bởi chính trị vô cùng khắc nghiệt, tàn khốc. Ông phân tích suy nghĩ của chính mình, đảm bảo mình sẽ không phản ứng vội vã về mặt cảm xúc hay ích kỉ, thờ ơ (lúc này Cato đang trong cuộc nội chiến chống lại hoàng đế Julius Ceasar). Sau đó ông chỉ thực sự bắt đầu nói thì ông dám chắc những điều đó đáng nói và đáng được nghe.
Để làm được điều này như đã nói cần một ý chí, bản lĩnh vô cùng vững vàng nhận thức đúng đắn. Nó đòi hỏi cần dừng lại và thành thực đánh giá bản thân mình. Chúng ta chỉ mất 2 năm học nói nhưng cần cả đời để học cách im lặng. Bạn có làm được không?

Daily Stoic #54: Hoàn cảnh đâu quan tâm đến bạn
Đừng nên cho hoàn cảnh quyền được kích động sự giận giữ trong bạn, bởi cuối cùng chính nó cũng đâu có quan tâm.
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 7.38
Một trích đoạn đáng chú ý trong cuốn Meditations của Marcus Aurelius được hình thành từ những câu trích dẫn ngắn của ông và cả từ các tác giả khác. Bởi ông không nhất thiết phải cố gắng tạo ra một tác phẩm gốc hoàn toàn, thay vào đó ông chắt lọc, thực hành và nhắc nhở bản thân mình về những điều quan trọng. Đôi khi đó là những điều mà ông đã học được từ người khác.
Câu nói trên đặc biệt bởi nó xuất phát từ vở kịch của Euripides. Trong đó người anh hùng Bellerophon đã nói: “Tại sao chúng ta lại thấy phiền toái thậm chí nổi điên với những lực lượng siêu nhiên? Tại sao chúng ta lại lấy những thứ to lớn bên ngoài làm vấn đề cá nhân cho mình?”
Sau tất cả thì những sự kiện bên ngoài đâu có tri giác, cảm xúc hay tư duy gì. Chúng không biết đến sự tồn tại của ta hay cảm xúc của ta, chúng đâu có quan tâm đến ta như ta đã và đang quan tâm đến chúng. Thật vô ích và đáng thất vọng.
Điều đó Marcus Aurelius luôn giữ để nhắc mình, tại sao mình phải quan tâm và cố tác động lên những thứ vô tri vô giác và hoạt động chẳng theo ý chí chủ quan hay quy luật nào. Bạn như một con mèo đang mải mê gầm gừ một chú chó nhồi bông suốt cả nửa ngày và bỏ qua mọi con chuột chạy quanh mặc sức tàn phá vậy. Có vẻ vô dụng và đáng thương.
Hãy thức tỉnh và đứng dậy đi làm những thứ có giá trị thực sự.

Daily Stoic #55: Tổn thương vì đâu mà có?
Hãy nhớ rằng chẳng có ai có khả năng gây tổn thương cho bạn mà là chính việc tin vào suy nghĩ rằng bạn đang bị tổn thương làm điều đó. Vì vậy khi có ai đó khơi dậy cơn giận dữ của bạn thì chính quan điểm của bạn mới có thể thực sự, trực tiếp tạo nên nó. Thay vì vậy hay giữ những phản ứng đầu tiên không bị cuốn đi bởi những ấn tượng đó, bởi với một chút thời gian và chủ động giữ khoảng cách bạn sẽ dễ dàng hơn để trở nên tự chủ.
EPICTETUS, ENCHIRIDION, 20
Tư duy Khắc Kỷ luôn nhắc chúng ta không ngừng rằng thực chất các sự kiện diễn ra trên đời không có cái nào mang sẵn tính chất tốt hoặc xấu, không bất cứ cái nào hết.
Khi một tỉ phú mất 1 triệu đô la trong 1 ngày do biến động của thị trường chứng khoán trong khi công ty đó không có gì thay đổi thì họ nên vui hay buồn, sự việc là tốt khi có cơ hội mua giá hời hay thật tệ khi mất nhiều tiền?
Bạn cảm thấy đau đớn khi mất đi người thân nhưng bạn có thấy đỡ hơn khi biết có những người chưa bao giờ được thấy bố mẹ họ.
Nói cách khác các tình huống đòi hỏi sự tham gia, đưa vào bối cảnh riêng biệt và phân loại của mỗi chúng ta như một chất xúc tác để hình thành nên tính chất tốt xấu của bản thân nó. Chất xúc tác mang tính chất quyết định. Phản ứng của tôi là tất cả những gì thực sự quyết định liệu tôi có bị tổn hại gì không. Lần đầu nghe điều này có vẻ thật ngô nghê và hơi tự kỷ ám thị nhưng bạn hãy thử.
Cá nhân tôi đã từng có một trải nghiệm vui về điều đó. Cùng là việc quẹt xe vì lỗi của tôi nhưng ở một trường hợp thì vô cùng rắc rối để cãi vã giải quyết đền bù và phân bua; trường hợp khác thì sau khi tôi xin lỗi họ chỉ cười xòa và quay lại hô vang: “Không sao bạn ơi, Việt Nam vô địch rồi” – đó là khi tôi đi chung vui sau trận chung kết thắng lợi của bóng đá nước nhà.
Họ tranh cãi đòi đền bù vì họ cảm thấy bị tổn thương, họ cười xòa vì họ không cảm thấy vậy mất mát gì cả. Vậy đấy.
Chúng ta cảm thấy sai trái và tức giận thì chúng đúng là vậy, chúng ta lên tiếng tranh cãi vì cảm thấy đang bị đối đầu thì cuộc đối đầu sẽ thực sự xảy ra từ khi bạn phản ứng.
Nhưng sẽ ra sao nếu chúng ta giữ chặt và thật khắt khe lựa chọn những nhãn “Tốt” và “Xấu” mà mình sẽ dán lên mọi thứ xung quanh? Thực tế cùng một con người, cùng một sự việc chúng ta sẽ nhìn nhận nó rất khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong đời. Đó là lí do vì sao khó có thứ gì thay thế được kinh nghiệm, thời gian lấy đi sức mạnh nhưng lại cho tuổi già sự khôn ngoan.
Để ý bạn thường thấy những người thông thái và trải nghiệm thường như thế nào? Họ chậm rãi, từ tốn, bình tĩnh, cẩn trọng và hiếm khi nổi nóng hay phản ứng chộp giật. Đó có lẽ là những yếu tố cấu thành sự khôn ngoan.
Tại sao bạn không phản ứng như vậy? Tại sao không đón lấy sự khôn ngoan ?

Daily Stoic #56: Khói bụi thời gian
Luôn giữ lại trong trí nhớ về những người đã từng bị thiêu đốt bởi sự tức giận hay phẫn nộ vì điều gì khác bên ngoài. Thậm chí về cả những người nổi danh nhất về thành tựu, bất hạnh, tội ác hay bất cứ đặc điểm nào – rồi hãy tự hỏi mình: Rồi họ đã đối mặt để tiếp tục như thế nào?
Những thứ còn lại của các thần thoại từng muốn trở thành huyền thoại chỉ là khói và bụi mà thôi.
MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 12.27
Trong các tác phẩm của Marcus Aurelius, ông liên tục chỉ ra những hoàng đế tại vị trước ông hầu như không còn được nhớ đến chỉ sau một vài năm kết nhiệm kỳ như thế nào. Với ông, đó là một sự nhắc nhở, sự thức tỉnh cho ông về dù anh có chinh phục được bao nhiêu, dù có áp đặt ý chí của anh lên thế giới nhiều như thế nào thì cũng giống như những lâu đài trên cát rồi sẽ bị khói bụi thời gian xóa sạch.
Điều tương tự cũng xảy đến với những người không kiểm soát được sự giận giữ, căm ghét hay ám ảnh về sự hoàn hảo. Họ cứ mãi mãi dấn thân đuổi theo những việc vô nghĩa mà không nhìn xuống chân mình để thấy nó đang đốt cháy chính họ.
Alexander Đại đế – được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà con người thời đó biết đến trước khi qua đời; và vì thế ông thường được xem là một trong những chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại – được chôn cất trên cùng mảnh đất với người nài ngựa của mình.
Cuối cùng tất cả chúng ta sẽ qua đời và rồi dần bị lãng quên. Chúng ta nên tận hưởng quãng thời gian ngắn ngủi trên Trái Đất – quãng thời gian mà chúng ta thực sự sống, không phải quá khứ, không phải tương lai, không phải Thiên Đường càng không phải kiếp sau.
Vậy tại sao lại phải làm nô lệ cho cảm xúc tiêu cực của ta, nô lệ cho phán xét của người đời để khiến chính mình chìm trong đau khổ và bất mãn ??
Series Daily Stoic                                        Based on Daily Stoic by Ryan Holiday