Cuốn sách gồm 20 chương riêng biệt, viết về những câu chuyện khám phá tâm lý và cách thức mọi người thường hay nghĩ về tiền bạc.
Tóm tắt: "Tâm lý học về tiền"
“Thiên tài là người có thể làm những việc bình thường trong khi xung quanh mọi người đều đang đánh mất lý trí” - Napoleon
“Thế giới vẫn đầy rẫy những điều hiển nhiên mà không ai trong bất kỳ tình huống nào có thể quan sát được” - Sherlock Holmes
1, Không ai điên rồ:  
Ai cũng đều có những trải nghiệm riêng, sinh ra ở những nơi những thời điểm khác nhau, lớn lên hình thành thế giới quan khác nhau. Điều đó giải thích vì sao mỗi người trong chúng ta đều có những quyết định liên quan đến tiền bạc là khác nhau. Nó ảnh hưởng bởi cảm xúc hơn là thông tin xác thực. (Do đó bán hàng thường là bán cảm xúc nhiều hơn, đánh vào cảm xúc sẽ bán được hàng).
2, May mắn và rủi ro: Không có điều gì là tốt hay xấu như vẻ bề ngoài của nó.
Ranh giới giữa “sự bạo dạn tuyền cảm hứng” và “liều lĩnh một cách ngu ngốc” có thể chỉ dày 1 mm và chỉ hữu hình sau khi mọi việc đã qua. Ranh giới giữa may mắn và rủi ro rất mong manh, và không có 1 công thức nào, quy luật nào tính toán ra đc điều đó.
3, Không bao giờ là đủ: 
Hạnh phúc, chỉ là những kết quả khi không có sự kì vọng.
4, Sự tích lũy gây chấn động: 
Mục tiêu nên là kiếm được lợi nhuận tốt mà bạn có thể nắm giữ và có thể lặp lại trong khoảng thời gian dài nhất.
5, Làm giàu và tư duy của sự giàu có:
Kiếm tiền và giữ tiền là 2 kỹ năng khác biệt, nếu phải tổng kết sự thành công về tiền bạc thì phải dùng từ “sinh tồn”. (Trong Phật Pháp thường có câu hơn nhau ở chữ “bền”).
Lập kế hoạch là việc quan trọng, nhưng phần quan trọng nhất của mỗi kế hoạch đó là lên kế hoạch cho trường hợp kế hoạch không đi theo đúng kế hoạch.
Lạc quan thường được định nghĩa như 1 niềm tin rằng mọi thứ sẽ diễn ra tốt đẹp, nhưng điều đó là chưa đủ. Sự lạc quan hợp lý là niềm tin rằng may mắn sẽ ủng hộ bạn, và qua thời gian mọi thứ sẽ cân bằng và cho kết quả thuận lợi ngay cả khi những gì xảy ra trong giai đoạn đó là tồi tệ, khiến bạn khổ sở.
Một người bình thường ở độ tuổi 20 mất gần như những kết nối synap có được lúc 2 tuổi, nhưng lại thông minh hơn nhiều so với độ tuổi đó. Sự phá huỷ để tạo ra tiến triển không chỉ có thể xảy ra, mà còn là cách thức hiệu quả để loại bỏ sự thừa thãi.
6, Sự kiện sau chót, bạn thắng rồi:
Tích lý cả trăm ngàn cái, chỉ cần 1 vài cái có giá trị, đúng thời điểm. Disney đã sản xuất hơn 400 bộ phim ngắn với mức đầu tư khủng nhưng không thu được tín hiệu tài chính tích cực, nhưng chỉ cần 83 phút của phim “Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn” năm 1938 với doanh thu 8 triệu đô la đã thay đổi tất cả, nợ được xoá, giữ chân được nhân viên, thưởng lớn, thuê xưởng sản xuất phim mới. Những thành công vang dội sau này của các bộ phim càng đem về cho Disney nhiều của cải hơn nhưng hầu hết không có nhiều sự khác biệt lắm. Điểm khác biệt là ở dấu mốc 1938.
Thiên tài là người có thể làm những việc bình thường trong khi xung quanh mọi người đều đang đánh mất lý trí. Phần lớn khi nhắc đến thành công của hình mẫu nào đó thì những chiến thắng lớn của họ đều đến từ 1 phần trăm nhỏ những hành động mà họ thực hiện. Việc quan trọng không phải bạn đúng hay sai mà quan trọng là bạn kiếm được bao nhiều khi đúng và mất mát bao nhiêu khi sai.
7, Tự do: (Số tiền lớn như thế nào mới khiến bạn hạnh phúc hơn --> Chương này hay)
Khả năng kiểm soát thời gian là khoản cổ tức cao nhất mà tiền bạc mang lại.
Dạng thức cao nhất của sự giàu có là khả năng thức dậy mỗi sáng và nói “tôi có thể làm bất cứ điều gì tôi muốn vào ngày hôm nay”. Mẫu số chung là kiểm soát được cuộc sống. Khả năng làm điều bạn muốn, khi bạn muốn, với người bạn muốn, trong khoảng thời gian bạn muốn, là vô giá. Đó chính là giá trị cổ tức cao nhất mà tiền bạc mang lại.
Thử đọc sách “Sự phát triển toàn diện ở Hoa Kỳ “ - 1981 - Angus Campbell. Ông có nói: Cảm giác kiểm soát được cuộc sống của bản thân là thước đo những cảm xúc tích cực của việc phát triển toàn diện có tính chính xác cao hơn bất cứ điều kiện khách quan nào trong cuộc sống mà ta đã xem xét”. Ở những năm 1950, công việc chủ yếu là chân tay, mức thu nhập thấp hơn, nhu cầu nhà ở sinh hoạt cũng thấp hơn. Ngày nay, thu nhập cao hơn nhiều, mức sống cũng cao hơn nhiều, yêu cầu về nhà ở sinh hoạt cũng cao hơn nhiều. Chỉ có quỹ thời gian là không thay đổi, thời gian làm việc linh hoạt hơn, yêu cầu đầu óc hơn nhưng lại mệt mỏi và kéo dài hơn, tưởng chừng như 24/7. Việc kiểm soát thời gian lại là mấu chốt tác động đến hạnh phúc! Chúng ta đang không cảm thấy hạnh phúc hơn, mặc dù đang giàu có hơn bao giờ hết. Cần làm gì với điều này? Thử đọc sách “30 bài học cuộc sống” - Karl Pillermer.
8, Nghịch lý người đàn ông trong xe ô tô: cái này hay này
Khi bạn nhìn một ai đó lái chiếc xe sang trọng, bạn hiếm khi nghĩ “chà, người lái chiếc xe kia thật là ngầu” . Thay vào đó bạn sẽ nghĩ “chà, nếu tôi có chiếc xe đó thì mọi người sẽ nghĩ rằng tôi ngầu lắm đây”. Vô thức hay không, đây là cách mà mọi người suy nghĩ.
==> Không một ai thấy ấn tượng với những món đồ thuộc sở hữu của bạn nhiều như bạn cả. ==> Nên việc mua sắm nhiều của cải, không "ngầu" như bạn nghĩ.
9, Của cải là thứ mà bạn không nhìn thấy.
Khi ai đó nói muốn trở thành triệu phú, nhưng điều họ thực sự mong muốn là họ muốn tiêu 1 triệu đô la thay vì tích góp đủ 1 triệu đô la. Những người giàu thực sự, điều chúng ta nhìn thấy là chiếc xe họ đi, ngôi nhà họ ở, trường học mà họ gửi gắm con cái và sẽ không thể nhìn thấy những tài khoản tiết kiệm, nghỉ hưu hay danh mục đầu tư của họ. Thật khó để học hỏi từ điều mà bạn không nhìn thấy.
10, Tiết kiệm tiền
Yếu tố duy nhất nằm trong tầm kiểm soát của bạn sẽ sản sinh ra một trong những điều quan trọng nhất. Thật tuyệt. Thế giới đã vượt qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970, không phải vì tìm được nhiều mỏ dầu lớn hơn mà là cách chúng ta sử dụng nó. Thế giới đã làm gia tăng “nguồn của cải năng lượng” của nó không phải bằng cách tăng số năng lượng vốn có, mà là giảm số năng lượng mà nó cần. Nghĩa là kể cả khi chưa đạt được mức thu nhập mong muốn thì chúng ta cũng có thể tiết kiệm bằng cắt giảm chi tiêu và sử dụng thật hiệu quả lượng tiền chúng ta chi ra.
Vượt qua 1 mức thu nhập nhất định thì điều bạn cần là bỏ qua cái tôi của mình. Bạn sẽ tiêu ít đi nếu bạn khao khát ít hơn, bạn khao khát ít hơn nêu bạn bớt quan tâm đến điều mà người khác nghĩ về bạn.
Đôi khi đơn giản chỉ là tiết kiệm, không vì mục đích gì khác. Tiết kiệm nó cho bạn sự lựa chọn và sự linh hoạt, khả năng chờ đợi và cơ hội để nắm lấy. Nó trao cho bạn thời gian để suy nghĩ, nó để bạn thay đổi kế hoạch theo ý muốn. Thế giới bây giờ là 1 thế giới siêu kết nối, mọi thứ được số hoá, tự động hoá và bạn ngày càng có nhiều đối thủ. Do đó sự thông minh sẽ không còn được chú trọng và thay vào đó là sự linh hoạt. Dành quyền kiểm soát thời gian và các lựa chọn đang trở thành 1 đơn vị tiền tệ giá trị nhất thế giới. Đó là lý do chúng ta càng phải tiết kiệm.
11, Hợp lý > Có lý: 
Đa phần là hợp lý còn hơn lý trí đến lạnh lùng.
12, Bất ngờ chưa:
Lịch sử nghiên cứu sự thay đổi, éo le thay lại được sử dụng như 1 tấm bản đồ cho tương lai. Hãy tưởng tượng vật lý sẽ càng khó nhằn hơn nhiều nếu các electron có cảm xúc. Điều mấu chốt của kinh tế học là mọi thứ thay đổi theo thời gian, bởi vì bàn tay vô hình ghét bất cừ điều gì quá tốt hoặc quá xấu kéo dài quá lâu.
Nếu coi lịch sử là 1 bản hướng dẫn thì bạn dễ dàng bỏ lỡ những sự kiện bên lề nhưng lại có tác dụng dịch chuyển cán cân nhiều nhất. Thử đọc cuốn sách “Fooled by randomness”- trò đùa của sự ngẫu nhiên. Những điều không thường xuyên xảy ra lại xảy ra thường xuyên.
Nghiên cứu lịch sử cho ta cái nhìn tổng quát. Các nhà sử học không phải là những nhà tiên tri.
13, Chừa chỗ cho sai lầm: 
Phần quan trọng nhất của mọi kế hoạch là lên kế hoạch phòng khi kế hoạch không diễn ra theo đúng kế hoạch. Tránh né những rủi ro không biết trước được là điều bất khả thi. Bạn không thể chuẩn bị cho điều mà bạn không thể tưởng tượng được.
14, Rồi bạn sẽ khác:
Việc lên kế hoạch dài hạn trên thực tế rất khó khăn bởi vì những mục tiêu và khao khát của mọi người có xu hướng thay đổi theo thời gian. Chúng ta nên chấp nhận sự thật rằng suy nghĩ của chúng ta sẽ thay đổi. Đọc thêm sách: “Thinking, Fast and Slow” - Tư duy nhanh và chậm
15, Không gì là miễn phí
Mọi thứ đều có giá của nó nhưng không phải giá nào cũng xuất hiện trên nhãn mác. Mọi công việc đều trông dễ dàng khi bạn không phải là người thực hiện nó. Mọi thứ đều khó khăn khi thực hành hơn là trên lý thuyết.
Bạn nghe nói “giữ cổ phiếu trong 1 khoảng thời gian dài”, đó là 1 lời khuyên tốt. Nhưng bạn có biết duy trì viễn cảnh lâu dài khi giá cổ phiếu đang xuống dốc nó khó đến mức nào không?
Khi đi đến rạp xem phim, chúng ta sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua vé xem những bộ phim hay và đều cho rằng mức phí đó đáng để chỉ trả, rất ít người cảm thấy mua vé vào rạp là 1 mức phạt. Tương tự trong đầu tư, hãy xem mức biến động như 1 mức phí đáng để chi trả thay vì xem nó là 1 khoản tiền phạt. Chúng ta hoàn toàn có thể chọn các dịch vụ khác, rẻ hơn, có khi là miễn phí mà vẫn có được niềm vui. Bởi không có gì đảm bảo rằng những chi phí theo cách trước đó sẽ luôn xứng đáng. Bởi vì rạp chiếu phim đôi khi mất điện, nơi đi du lịch đôi lúc trời đổ mưa.
16, Bạn và Tôi
Hãy cẩn trọng khi lắng nghe những tín hiệu tài chính đến từ những người chơi trò chơi khác với bạn.
17, Nét quyến rũ của chủ nghĩa bi quan:
Chủ nghĩa lạc quan nghe giống như 1 lời quảng cáo. Chủ nghĩa bi quan nghe giống như ai đó đang thực sự cố gắng giúp đỡ bạn vậy.
Chủ nghĩa bi quan không chỉ phổ biến hơn lạc quan, nó còn có sự hấp dẫn về mặt trí tuệ. Nếu thị trường chứng khoán tăng trưởng 1% thì rất ít câu hỏi đặt ra vì sao nó tăng, nhưng nếu thị trường sụt giảm 1% thì sẽ có rất nhiều câu hỏi để phân tích vì sao nó sụt giảm. Một phần vì sự tiến triển thì xảy ra quá chậm rãi đến mức không nhận ra, nhưng sự thụt lùi lại xảy ra quá nhanh đến mức không thể coi thường. Xét 1 ví dụ trong lĩnh vực y học. Sự phát triển của y học đã giúp cho tỷ lệ tử vong do bệnh tim giảm đi đáng kể. Nhưng nó không thu hút được nhiều sự chú ý bằng những mất mát trong 1 vụ máy bay rơi, 1 cơn bão hay thảm hoạ thiên nhiên khác. Mặc dù số người chết trong các vụ thảm hoạ đó không đáng là gì so với số người bị bệnh tim được cứu sống trong suốt 50 năm qua.
18, Khi bạn tin vào bất cứ điều gì:
Những câu chuyện giả tưởng đầy hấp dẫn, và lý do tại sao chuyện lại thường có sức mạnh lớn hơn số liệu thực tế. Bạn càng muốn điều gì đó thành sự thật, bạn càng dễ tin vào câu chuyện đánh giá quá mức tỷ lệ thành sự thật của điều đó.
Mỗi người đều có cái nhìn không hoàn chỉnh về thế giới. Nhưng chúng ta tạo nên 1 câu chuyện hoàn chỉnh để lấp đầy những khoảng trống đó. Ví dụ: 1 ông bố suốt ngày vùi đầu vào máy tính để làm việc và không thể chơi cùng với con gái nhỏ. Cô con gái nhỏ chỉ đơn giản phát biểu “mình muốn chơi với bố mà bố không muốn chơi với mình, vì thế mình buồn”. Vì cô bé mới biết có chút ít nên cô bé không biết rằng cô vừa tự kể cho mình 1 câu chuyện liền mạch về điều đang diễn ra dựa trên chút ít điều biết được. Tất cả chúng ta, dù ở độ tuổi nào, đều đang làm điều tương tự.
19, Tổng hợp lại
Thử mọi cách để tìm được sự khiêm nhường khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ và sự tha thứ khi chúng diễn ra theo chiều hướng xấu.
Tôn trọng sức mạnh của may mắn và rủi ro, tập trung vào những thứ bạn thực sự kiểm soát được.
Bớt cái tôi đi, tăng thêm của cải: Tiết kiệm tiền là khoảng trống giữa cái tôi và thu nhập của bạn và của cải là điều mà bạn không thấy được.
Quản lý tiền bạc của bạn theo cách mà bạn có thể ngủ ngon mỗi tối. Nếu bạn muốn làm tốt hơn với tư cách là 1 nhà đầu tư, thì điều tốt nhất bạn có thể làm là gia tăng chân trời thời gian của bạn.
Cảm thấy ổn khi quá nhiều thứ trở nên tồi tệ, bạn có thể sai lầm phân nửa thời gian mà vẫn kiếm được cả gia tài. Sử dụng tiền để có được sự kiểm soát thời gian.
Hãy tốt bụng và bớt khoe khoang, vì không ai thấy ấn tượng với những gì bạn có nhiều như chính bản thân bạn đâu. Cứ tiết kiếm và chẳng cần 1 lý do nào cả: Tiết kiệm cho chiếc xe, cho khoản đặt cọc, cho khoản ý tế khẩn cấp là quá đối bình thường. Tiết kiệm cho những thứ không tài nào dự đoán được mới là lý do tuyệt vời nhất để tiết kiệm.
Xác định giá của thành công và sẵn sàng chi trả nó (là mức phí, không phải mức phạt). Tôn thờ chỗ trống cho sai lầm. Tránh những quyết định cực đoan trong các quyết định tài chính.
Bạn nên yêu thích rủi ro vì bạn xứng đáng qua thời gian. Xác định trò chơi bạn đang chơi, để không bị tác động bởi những người đang chơi trò chơi khác.
20, Lời thú nhận
“Tôi không có ý định làm giàu, tôi chỉ muốn trở nên độc lập”
=> MÌNH CẢM THẤY, THÀNH CÔNG TRONG TÀI CHÍNH PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO SỰ MAY MẮN. RÕ THẤY RÕ BIẾT, CHẤP NHẬN RỦI RO. THỰC HÀNH TIẾT KIỆM VÀ MONG MUỐN KIẾM SOÁT ĐƯỢC CUỘC SỐNG!