SUY NGHĨ “TÔI BIẾT RỒI” CẢN TRỞ BẠN NHƯ THẾ NÀO?
(Đây là bài viết đầu tiên của mình, nên nếu mình viết chưa được hay các bạn cứ đóng góp ý kiến cho mình nhé, cảm ơn các bạn) Sếp có...
(Đây là bài viết đầu tiên của mình, nên nếu mình viết chưa được hay các bạn cứ đóng góp ý kiến cho mình nhé, cảm ơn các bạn)
Sếp có kể cho mình nghe một câu chuyện như thế này:
“Vào buổi học đầu tiên, vị giáo sư nọ viết lên bảng vỏn vẹn 3 từ“TÔI BIẾT RỒI”, và lần lượt hỏi các sinh viên hiểu như thế nào về 3 từ này? Các sinh viên của ông bắt đầu xôn xao, bàn tán không ngừng. Họ lần lượt đứng lên và phát biểu quan điểm của mình. Có người cho rằng vị giáo sư ghi những từ này là có ý muốn “đuổi khéo” nhữngsinh viên tự cao, tự đại, vì nghĩ mình đã nắm rõ các kiến thức mà sẽ không tập trung. Cũng có người nghĩ rằng ông làm vậy đơn giản chỉ muốn khẳng định mình biết rõ các kiến thức mà ông sẽ truyền đạt cho sinh viên. Tuy nhiên, vị giáo sư vẫn chưa thấy hài lòng với những lý giải mà các sinh viên đưa ra. Đợi cho bạn sinh viên cuối cùng trình bày xong ý kiến của mình, giáo sư mới ôn tồn giải thích: “Tôi ghi ba từ này lên bảng là muốn các bạn hãy loại bỏ ngay tư duy “Tôi Biết Rồi” mà đại đa số các em đang mắc phải. Nói đơn giản thế này, trong suốt quá trình học tập, chắc chắn sẽ có những kiến thức mà các bạn đã biết, chắc chắn các bạn sẽ nghĩ “Những điều này tôi đã biết rồi, nghe làm gì nữa”, và sẽ không muốn lắng nghe nữa. Các bạn biết không, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có góc nhìn khác nhau, chẳng ai giống ai cả. Nếu bạn chịu chủ động lắng nghe và tiếp thu, tôi dám chắc rằng các bạn sẽ học được thêm những điều mới lạ qua góc nhìn của người khác. Còn nếu chỉ cứ ôm khư khư cái suy nghĩ biết rồi thì nghe làm gì nữa, thì không khác gì bạn đang tự kiềm hãm tư duy của chính mình trong một khuôn khổ gò bó, bí bức cả. Vì vậy, bài học đầu tiên mà tôi muốn dạy các bạn đó là hãy thay đổi tư duy “Tôi Biết Rồi” thành “Để xem có gì mới” thì các bạn mới có thể nhìn nhận mọi thứ dưới một lăng kính đa chiều hơn.”
Mình nghĩ rằng, bài học từ câu chuyện này chính là hãy tập thói quen nhìn nhận bao quát hơn. Vì chính tư duy “Tôi Biết Rồi” sẽ hạn chế việc chúng ta nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng trung lập, cũng như kiềm hãm khả năng sáng tạo của chúng ta rất nhiều. Bản chất của những thứ xung quanh chúng ta đều không thay đổi, nhưng nếu được nhìn nhận qua từng khía cạnh khác nhau, thì chúng sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Quan trọng nhất vẫn là biết nhìn nhận ý kiến của người khác, kết hợp với góc nhìn của chính bản thân chúng ta để nhìn được bao quát hơn vấn đề của sự vật. Như câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” vậy, mỗi ông thầy bói cứ ôm khư khư cái nhận định của mình về hình dạng con voi, chẳng ông nào chịu nhìn nhận ý kiến của ông nào, cuối cùng lại choảng nhau đến toạc máu đầu đó sao.
Hơn thế nữa, bản chất của việc sáng tạo đó là kết hợp những chất liệu cũ theo nhiều cách khác nhau, để tạo ra những cái hoàn toàn mới (theo Dave Trott). Việc nhìn nhận một vấn đề từ những chiều hướng khác nhau, sau đó so sánh, đối chiếu và tổng hợp chúng với góc nhìn của chúng ta sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn mới mẻ hơn về sự vật đó. Mình đọc ở đâu đó rằng, nếu ví cách bạn nhìn nhận vấn đề là một chiếc búa, thì vấn đề đó chỉ là một chiếc đinh và bạn chỉ có thể giải quyết chiếc đinh đó theo cách mà một chiếc búa có thể làm. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo cách nhìn của người khác, bạn không chỉ có mỗi chiếc búa, mà bạn còn có rất nhiều dụng cụ khác nhau nữa, bạn có thể tháo gỡ vấn đề theo nhiều cách khác nhau. Bạn thấy không, nếu biết cách nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác nhau, bạn có thể nghĩ ra nhiều thứ mà bạn không ngờ đến đấy.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất